#5: Diễn đạt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đối với diễn đạt thì mình nghĩ rằng sẽ có rất nhiều mắc phải vấn đề tương tự như này. Khi mà ý tưởng thì có nhưng lại không biết làm sao để diễn đạt chúng thật hay, thật cảm động để người đọc có thể hiểu được với nội dung và thông điệp mà tác giả truyền tải. Vì vậy hôm nay mình sẽ trả lời câu hỏi của bạn @lynnalexandra là: "Có ý tưởng nhưng không biết cách diễn đạt. Ghi một chữ lại xóa hết mười chữ. Chữ viết ra không đúng với ý muốn của mình." Vì mình là kiểu người đơn giản và không thích dông dài quá vào các thứ không cần thiết nên chúng ta sẽ bỏ qua những thứ như là: Diễn đạt là gì? Diễn đạt có vai trò gì? Có mấy cách để diễn đạt các ý ..v.v.. Và ở đây mình chỉ đơn thuần là chia sẻ các kinh nghiệm của bản thân mà thôi. Nên nếu muốn biết những thứ tương tự như ở trên thì bạn có thể tra Google nhé.

Mình nghĩ điều đầu tiên bạn cần làm là viết, đúng thế, hãy bật laptop, điện thoại hoặc mở sổ tay và tập để viết. Chắc là bây giờ bạn đang cảm thấy khó hiểu phải không? Rõ ràng là đã bảo viết không được vì không phù hợp ý mình rồi mà, sao họ lại còn bắt mình viết? Bạn đang hỏi vậy đúng chứ? Vì thế khi viết bạn hãy luôn nghĩ như thế này ở trong đầu: "Chỉ là viết thôi, không cần hay cũng được."

Đa số mọi người khi làm một thứ gì đó luôn mang trong mình ý muốn nó phải thật hoàn hảo. Khi viết truyện cũng thế, khi mà bạn viết một cái gì đó dĩ nhiên bạn sẽ muốn nó thật hoàn hảo đúng không? Nhưng hãy tiết chế cái hoàn hảo đó lại một chút. Bởi vì chẳng có gì hoàn hảo từ đầu cả, giống như việc bạn làm một bài kiểm tra vậy, ngay khi đặt bút xuống viết bạn dĩ nhiên mong được 10 điểm đúng chứ? Đó là điều mọi người đều mong muốn và hiển nhiên đó là một mong muốn tốt và mang lại lợi ích tích cực, nhưng bên cạnh đó cũng sẽ có mặt xấu không kém. Khi mà bạn quá mong muốn được điểm 10 sẽ phát sinh ra nhiều thứ khác như: Vì quá muốn điểm tốt mà học hành không chăm lo sức khỏe, học nhiều quá dẫn đến cận thị hoặc đơn giản là khi làm bài câu hỏi chỉ có một nhưng sau khi viết xong rồi bạn nghĩ rằng à, có cần cái này không? Có cần cái kia không? Sau đó lại viết vào và trở nên thừa. Chính cái thừa đó mà bạn mất điểm. Và khi viết truyện cũng thế, mong muốn mọi thứ trở nên hoàn hảo khiến bạn vô tình làm mọi thứ vượt quá mức ban đầu và tạo cho bạn cảm giác không hài lòng với mọi thứ mà bạn viết.

Quay lại với câu chuyện về bài kiểm tra, ví dụ như bài kiểm tra toán, khi mà bạn gặp một bài toán khó mà bạn chưa từng thấy trước đây (nó giống như cốt truyện mà bạn chưa từng viết trước đây) thì bằng tất cả những gì mà bạn biết, các cấu trúc, các hằng ..v.v.. (nó giống với những vốn từ của bạn) bạn sẽ giải dọc, giải ngang và đôi khi giải bậy bạ. Giải cho đến khi nào ra được đáp án hợp lý và chính xác nhất đúng không? Từ công thức này nhưng bạn lại liên tục thay đổi và biến đổi nó thành dạng này, dạng khác. Sao cho bài toán đúng và hợp lý nhất đúng chứ?

Tương tự, khi viết truyện cũng thế. Nếu như có ý tưởng thì bạn cứ việc viết, viết lung tung, tào lao, mây trăng, sao gió gì cũng được hoặc hãy chỉ viết lại ý tưởng của bạn một cách văn vẻ thôi cũng không sao.
Vào một lúc nào đó sau khi đọc lại những câu chữ mà bạn đã viết, bạn có thể thay đổi và chỉnh sửa lại chúng để khiến chúng trở nên tốt hơn từng ngày. Đó là cách mài dũa.

Và ngoài những tác dụng đó ra thì có một loại tác dụng phụ nữa. Tác dụng phụ này nó khá giống với tác dụng phụ của thuốc bạn thường uống ấy, có khi xuất hiện, có khi không. Và điều này nghe có vẻ hư cấu nhưng nó vẫn tồn tại. Đó là khi những cái chém gió của bạn lại là mấu chốt gợi cho bạn những ý tưởng lớn hơn nữa và đôi khi nó không hề liên quan đến chủ đề hay nội dung hay thể loại mà bạn đang viết.

Từ một ví dụ có thật, đó là mình, vào một hôm không mưa, không nắng à nói chung là mình nằm trong phòng nên cũng không biết 😀. Mình đang ngồi chém gió trong truyện của mình. Truyện mình đang viết là thể loại thanh xuân vườn trường, nhưng hôm đó do không thể viết được chữ nào vì không đúng ý mình nên mình đã chém gió khá nhiều, và chẳng hiểu tại sao trong cái chuyện tình cảm gà bông trung học thì nữ chính lại bỏ nam chính bay sang Hàn Quốc để stan idol và trên đường bay sang Hàn lại gặp lại cả người yêu cũ =)))

Nghe có vẻ buồn cười nhỉ? Nhưng nhờ những chém gió như thế mà đã gợi ý cho mình ý tưởng cho một oneshort mới và đó là một câu chuyện buồn phản ánh giá trị về lời hứa của những người trẻ tuổi và cách mà người lớn đối diện với những thứ có vẻ lớn lao nhưng nhỏ bé. Các bạn có thể thấy đó, tất cả mọi thứ đều có thể khi mà bạn viết, ngay cả chém gió.

Và một thứ quan trọng không kém nữa mà hầu như #1, #2, #3,... của tụi mình đều đã nói đến rồi đó là hãy đọc thật nhiều. Vài người thường xuyên than thở rằng họ không có sách để đọc nên họ không thể chúng nhưng thật ra học hỏi không có giới hạn, nhất là với văn chương. Ở đâu mà chả có chữ để đọc? Là đọc nhiều chứ không phải là đọc sách nhiều nên không biết là đọc gì miễn ở đó là câu chữ thì bạn có thể đọc. Có thể là sách lịch sử, review phim, những tờ báo cũ hay thậm chí đọc văn nghị luận cũng được.

Dù vậy khi đọc các bạn cũng nên biết chọn lọc một chút khi đọc để tránh gặp phải những thứ không phù hợp với mục đích của mình. Khi đọc một thứ gì đó chắc chắn rằng bạn cũng sẽ ghi nhớ và tiếp thu một phần nhỏ trong thứ mà bạn vừa đọc đến. Khi bạn đọc nhiều thì bạn sẽ học hỏi nhiều hơn, biết nhiều hơn về các cách và lối diễn đạt khác nhau. Và từ đó tự tạo cho mình một lối diễn đạt riêng cho mình. Trau dồi là điều thiết yếu đối với một tác giả.

Việc nắm bắt cảm xúc cũng là một điều quan trọng không kém. Bạn không thể nào hiểu hết được nhân vật và cảm xúc của nhân vật nếu như không thể nắm bắt được nó. Nhiều tác giả chỉ viết mà không thực sự đã trải qua nó mà họ chỉ đơn thuần là tưởng tượng ra thôi, nên đôi khi sẽ rất khó nắm bắt được cảm xúc của nhân vật dẫn đến không diễn đạt hết nội tâm nhân vật. Và điều này thực sự là rất khó nên mình chỉ đơn giản dành vài lời khuyên cho bạn như thế này: Bạn nên ra ngoài nhiều hơn, đi đến nhiều chỗ hơn, lắng nghe, chú ý và quan sát nhiều hơn. Mắt thấy, tai nghe sẽ tạo ra sự đồng cảm nhiều hơn là tưởng tượng. Bạn nên tự trải nghiệm những thứ mà mình đã viết. Điều này thì bạn hãy làm nếu có thể bởi vì truyện mà, không phải cái gì cũng thử được. Nhỡ đâu nhân vật của mình tự sát thì mình cũng thế à? Đâu có được, đúng không? Nhưng nếu có thể thì hãy trải nghiệm, đây là cách tốt nhất để nắm bắt nhân vật.

Và cuối cùng, bạn nên tạo nên bầu không khí để thúc đầy cảm xúc, đối với mình thì mình thường dùng âm nhạc. Mình cố gắng nghe và chọn bài hát phù hợp nhất với mạch truyện lúc đó và vừa nghe, vừa viết. Thực sự thì nó rất hiệu quả, thật đấy. Không phải tự nhiên mà lại có nhạc phim đâu. Ngoài ra thì bạn có thể xem phim, đọc sách, chơi các trò chơi cảm giác mạnh :v ..v.v.. để thúc đẩy các cảm xúc khi viết truyện.

Đó là những kinh nghiệm nho nhỏ mà mình có được về cách diễn đạt và muốn chia sẻ. Mình biết rằng kinh nghiệm thì vô số, mỗi người mỗi khác, viết nhiều thì biết nhiều nên đây không phải là tất cả. Vì thế nếu các bạn có kinh nghiệm gì đó thì hãy cùng chia sẻ với chúng mình nhé. Còn về cách diễn đạt nếu như bạn có gì đó thắc mắc thì hãy bình luận hỏi hoặc đặt vấn đề ở mục đầu tiên. Chúng mình nhất định sẽ vận dụng hết những hiểu biết của bản thân để giải đáp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net