DA+LAMBA

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 7: Khám niêm mạc thú và những thay đổi bệnh lý:

a. Vị trí khám: niêm mạc mắt, mũi, miệng, âm hộ

b. Thay đổi bệnh lý

- Niêm mạc nhợt nhạt: do thiếu máu, mất máu do thương tích (vỡ gan, lách, dạ dày…), do ký sinh trùng, suy dinh dưỡng, bệnh mạn tính, thiếu máu truyền nhiễm…

- Niêm mạc đỏ ửng: do mạch máu xung huyết hoặc xuất huyết (nhiệt thán, dịch tả, thiếu máu truyền nhiễm ngựa, huyết ban…)

-Niêm mạc tím bầm:

+ Niêm mạc có màu tím xanh >> máu chứa nhiều CO2, HbCO2

+ Do rối loạn nghiêm trọng ở tiểu tuần hoàn, gây trở ngại quá trình trao đổi O2, CO2 ở phổi và mô bào (viêm cơ tim, bệnh ở van tim, viêm phổi nặng, phổi khí thủng, dạ cỏ chướng hơi).

- Niêm mạc có màu vàng hoàng đản:

+ Do trong máu có nhiều sắc tố mật(bilirubin).

+ Tắc ống dẫn mật do sỏi ống mật, viêm ống dẫn mật

+ Hồng cầu vỡ nhiều: Bilirubin tích lại trong máu nhiều, dưới da (do thú mắc các bênh truyên nhiễm phá vỡ hồng cầu, ký sinh trùng đường máu, bệnh viêm phổi, trúng độc

+ Gan bị tổn thương: viêm xơ hóa, ung thư >> chức năng gan bị rối loạn, Bilirubin tích lại trong máu, dưới da.

- Dử mắt (ghèn):

+ Do tế bào thượng bì bong tróc, chất tiết, mủ đọng lại trong mí mắt

+Thú thiếu vitamin A, bệnh truyền nhiễm (dịch tả heo, trâu bò >> viêm niêm mạc mắt; đậu gà).

+ Gia súc già thường có dử mắt

-Niêm mạc sưng: Do niêm mạc bị viêm, ứ máu, thấm ướt >> niêm mạc dày lên, thể tích lồi ra (dịch tả trâu, bò, viêm màng mũi thối loét…).

Câu 8: Trình bày phương pháp khám lông da:

8.1. Khám lông: thú khỏe mạnh >> lông bóng, mềm mại, đều, bám chắc vào da

- Lông thô và khô: lông dài ngắn không đều, dễ rụng, gãy, xơ xác. Do dinh dưỡng kém, vệ sinh chuồng trại kém, tú bị trụi lông có thể do chân lông bị xáo trộn bởi nhũng nguyên nhân nào đó hay bị ngộ độc (Hg), thiếu Cu, rối loạn Kích thích tố…

- Thay lông chậm: thường là triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa, thú hồi phục chậm.

- Rụng lông không đúng mùa thay lông: Do ký sinh trùng ngoài da, nấm gây rụng lông lốm đốm, từng đám hay toàn thân, bệnh ký sinh trùng đường ruột, đường máu. Thú bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, rối laojn thần kinh.

8.2. Khám da:

a. Màu sắc của da:

- Da nhợt nhạt: là triệu chứng thiếu máu. Tùy theo mức độ mà da có màu sắc khác nhau: trắng bệch, vàng trắng, trắng xám…

- Da nhợt nhạt cấp tính: khi gia súc mất nhiều máu trong một thời gian ngắn: chấn thương, vỡ lách, vỡ gan, vỡ dạ dày...

- Da nhợt nhạt mãn tính: gia súc bị suy dinh dưỡng; rối loạn tiêu hóa; rối loạn trao đổi chất, gia súc thiếu máu, bị bệnh truyền nhiễm mãn tính

- Da đỏ ửng:

+ Da đỏ do xung huyết: dễ thấy ở những vùng da mềm và mỏng (bệnh cấp tính: đóng dấu, tụ huyết trùng, viêm da, ký sinh trùng da…)

+ Đỏ ửng những lấm tấm xuất huyết từng đám: thường gặp ở nhũng vùng da mỏng( thú bị bệnh truyền nhiễm: dịch tả, phó thương hàn heo…).

- Da tím bầm: xanh tím nếu thú có da trắng (triệu chứng của sự rối loạn tuần hoàn, hô hấp nặng).

- Da có màu vàng hoàng đản: dưới da thú trong máu có nhiều Bilirubin

b. Nhiệt độ của da:

-Kiểm tra trực tiếp bằng tay: dùng mặt ngoài của của tay

Vị trí: Ngựa: tai, cuối sống mũi, mé cổ, mé bụng, 4 chân: Trâu bò dê cừu: mũi , gốc sừng, mé ngực, 4 chân; Heo: mũi tai và 4 chân; gia cầm: mào, cẳng

-Dùng nhiệt kế: đo thân nhiệt thông qua niêm mạc miệng, hậu môn, âm hộ( thú cái)

Một số lưu ý:

Nhiệt độ da nơi lông dày cao hơn vùng da thưa lông

Mũi tai nóng hơn đuôi chân

Gia súc làm việc nhiệt độ nosnh hơn gia súc vùng đứng yên

c. Mùi của da: một số bệnh làm thay đổi mùi đặc trưng của da

- Ure niệu, vỡ bàng quang: da có mùi nước tiểu

- Bò bị Xeton huyết: da có mùi Chloroforme

- Mùi thối: da có đốm hoại tử

- Mùi tanh hôi: thú bị bạch lỵ, phó thương hàn

- Độ ẩm của da: do sự phân tiết của tuyến mồ hôi, co thể xếp theo thứ tự: Ngựa >  bò > dê > cừu > heo > chó > mèo > gia cầm (không có mùi hôi).

Câu 9: Một số bệnh lý có liên quan đến độ tăng giảm nhiệt độ da:

- Nhiệt độ cao hơn bình thường: do huyết quản căng rộng>>máu đến nhiều(thú sốt cao, gia súc hưng phấn, đau đớn kịch liệt, trâu bò làm việc dưới nắng gắt).

- Nhiệt độ thấp hơn bình thường: tuần hoàn bị trở ngại (thú bị tê liệt sau khi sinh, chứng xeton huyết, thú mất nhiều máu, rối loạn thần kinh).

- Nhệt độ lạnh cục bộ: thủy thũng, tê liệt tại chỗ, 4 chân lạnh >> suy tim >> máu không chảy đến.

- Chỗ nóng, chỗ lạnh đối xứng nhau: gặp ở chứng đau bụng trên ngựa.

Câu 10: Một số bệnh lý liên quan đến độ phân tiết mồ hôi trên thú:

a. Mồ hôi ra nhiều: toàn thân và cục bộ

- Toàn thân: thường gặp trong các bệnh :

+ Bệnh gây khó thở nghiêm trọng: viêm phổi, khí thủng

+ Bệnh gây đau đớn kịch liệt : đau bụng ngựa, viêm móng

+ Bệnh gây co giật liên tục: uốn ván

+ Bệnh gây rối loạn tuần hoàn nặng

+ Cảm nóng, cảm nắng

+ Tiêm nhiều adrenalin, acetylcholin

+ Hạ sốt trong các bệnh sốt cao.

- Cục bộ: do tổn thương đầu mút dây thần kinh, tủy sống; phản ứng từng phần vì các khí quan tương ứng bị vỡ ( vỡ dạ dày, ruột ở ngựa)

- Mồ hôi lạnh và nhầy: lúc bị choáng, trúng độc, vỡ dạ dày, quá sợ, sắp chết…

- Mồ hôi lẫn máu: do máu chảy vào tuyến mồ hôi >> xuất huyết (bệnh huyết ban, bệnh truyền nhiễm).

- Mồ hôi ít: cơ thể mất nước (bệnh gây nôn mửa, tiêu chảy nặng, vỡ bàng quang, sốt cao).

Câu 11: Kiểm tra đàn tính của da:

- Đàn tính của da giảm khi:

+ Gia súc già yếu, suy dinh dưỡng

+ Da bị viêm, bị ghẻ lâu dài, bị lao.

+ Tổ chức dưới da bị bệnh làm da teo lại, tổ chức dưới da tăng sinh.

+ Cơ thể mất nước, mất máu( thương tích, xuất huyết nội, sau khi sinh).

- Cách kiểm tra: nắm một dúm da bên cổ, lưng, sườn dúm lại rồi buông ra >> xem độ đàn hồi của da.

Câu 12. Nêu một số dạng bệnh lý của da:

- Chứng dày da (paraketatosis):

+ Xảy ra cục bộ hay toàn thân

+ Tế bào dính vào nhau

+ Thường thấy do khẩu phần thiếu kẽm hoặc quá nhiều canxi

- Viêm da: (Dermatitis): Thường do vi trùng, nấm, ký sinh trùng, hóa chất (Td, As), dinh dưỡng (thiếu vitamin nhóm B).

- Nổi loét: do mụn vỡ,  hoại tử, viêm

- Vết thương do dập nát hay loét: do cọ xát(mõm hông, đầu gối…)

- Vết sẹo: vết tích của vết loét >> đã lành

- Những mảnh vảy ngoài da: phía dưới là các mụn mủ, những vết thương…

Câu 13. Nêu vị trí và các dạng bệnh lý của hạch lâm ba:

a. Vị trí:

- Trâu bò: hạch dưới hàm, trước vai, trước đùi, trên vú. Bệnh sờ được hạch cổ, hạch trên lỗ tai, hạch hầu.

- Ngựa: hạch dưới hàm, trên đùi. Bệnh sờ nắn được hạch trên tai, hạch cổ, hạch trước vai.

- Heo, mèo, chó: hạch trong bẹn

b. Các dạng bệnh lý:

- Hạch sưng cấp tính: hạch nóng, đau cứng. Các thùy nổi rõ, di động kém, mặt hạch trơn, do viêm nhiễm vi trùng hay độc tố nơi vùng hạch phân bố (viêm cấp tính niêm mạc mũi >> sưng hạch dưới hàm). Dễ thấy trong các bệnh: tị thư cấp tính, viêm phổi-màng phổi truyền nhiễm, tụ huyết trùng)

- Hạch có mủ: do viêm cấp tính. Hạch sưng to, nóng, đỏ, đau >> phần giữa mềm >> sờ thấy bùng nhùng, lông rụng >> vỡ, hoặc chọc thấy mủ (bệnh lao hạch, tị thư, viêm hạch truyền nhiễm ở ngựa).

- Hạch tăng sinh và biến dạng (sưng mãn tính): sờ bên ngoài thấy hạch sưng to, cứng, ấn không đau, bề mặt hạch không đều, không di động. thường gặp ở bệnh máu trắng, lao hạch, bệnh xạ khuẩn.

Câu 14. Nêu ý nghĩa, các yếu tố ảnh hưởng, vị trí, cách kiểm tra

a)      Ý nghĩa :

Nhiệt độ cơ thể phản ánh tình trạng sức khỏe diễn biến bệnh kết quả điều trị

Phân biệt bệnh là cấp tính hay mãn tính

Cần cho chẩn đoán bệnh

b)     Các yếu tố ảnh hưởng:

- Trong một điều kiện chăn nuôi: thú non > gia súc trưởng thành, già; thú cái > thú đực; cái mang thai > cái không mang thai.

- Nhiệt độ thú thấp buổi sáng (1- 5h) và cao vào buổi chiều (13 -16h)  ( >=0,80C)

- Trời nắng gắt, nhiệt độ thú cao hơn bình thường 1-30C.

- Sau khi ăn nhiệt độ cao hơn bình thường (cường độ trao đổi chất tăng).

            STT     Gia súc            oC                    STT     Gia súc            oC

            1          Trâu                 37 – 38,5         6          Bò                   37,5 – 39,5

            2          Dê, cừu           38,5 – 40         7          Heo                 38,4 – 40

            3          Chó                 37,5 – 39         8          Mèo                 38 – 39,5

            4          Thỏ                  38,5 – 39,5      9          Gà                   40 - 42

            5          Vịt                   41 – 43            10        Ngựa, lừa        37,5 – 38,5

c) Cách kiểm tra:

- Dùng nhiệt kế: vẩy mạnh cho cột thủy ngân tụt xuống dưới khắc cuối cùng, hoặc điều khiển nút tự động( nhiệt kế điện tử).

- Sát trùng >> bôi vaselin/ xavon.

- Gia súc đo ở trực tràng, âm đạo (con cái): nhiệt độ trực tràng < nhiệt độ máu: 0,5-10C; nhiệt độ âm đạo < nhiệt độ trực tràng: 0,2-0,50C; lúc mang thai nhiệt độ tăng 0,50C

- Gia cầm: đo ở nách cánh

- Đo hai lần/ngày: sáng 7-9h; chiều 4-6h

- Gia súc lớn: để ngập 2/3 vào trực tràng, gia súc nhỏ: cho vào 1/ 3 – 1/ 2 >> giữ 5 phút

Câu 15: Sốt, phân loại sốt, rối loạn thường gặp, thân nhiệt thấp hơn bình thường:

a. Sốt:

- Khi nhiệt độ cơ thể lên cao quá mức bình thường mà không do nguyên nhân sinh lý thì được gọi là sốt . Là phản ứng toàn thân, làm rối loạn chức năng điều tiết nhiệt >> nhiệt độ cao hơn bình thường

- Chất gây sốt: protein hay những sản phẩm phân giải của nó

b. Phân loại sốt:

-Theo mức độ sốt:

            + Sốt nhẹ: nhiệt độ hơn bình thường 0,5 - 1oC: bệnh nhẹ

            + Sốt trung bình: nhiệt độ hơn bình thường 1 - 20C: viêm họng, viêm phế quản

            + Sốt cao: nhiệt độ hơn bình thường 2 - 3oC: truyền nhiễm, nội khoa…

+ Sốt rất cao: nhiệt độ hơn bình thường > 30C: bệnh truyền nhiễm cấp tính.

-Theo thời gian sốt:

+ Sốt cấp tính: sốt 2 tuần > 1 tháng: nhiệt thán, viêm phổi-phế quản truyền nhiêm

+ Sốt bán cấp: sốt kéo dài đến 1,5 tháng: tị thư, huyết ban, viêm phổi-phế quản

+ Sốt mãn tính: vài tháng > hàng năm: lao, tị thư mãn, tiên mao trùng mãn.

+ Sốt đoãn kỳ: vào giờ đến vài ngày, do tiêm huyết thanh, rối loạn tiêu hóa...

-Theo đường biểu diễn sốt:

+ Sốt định kỳ: có 3 giai đoạn: sốt liên miên, sốt lên xuống, sốt cách quãng

+ Sốt bất định hình: sốt không theo một quy luật nhất định

c. Thời kỳ sốt:

- Thời kỳ thân nhiệt tăng

- Thời kì sốt đứng

- Kỳ hạ sốt

d. Rối loạn thường gặp:

- Run

- Rối loạn tiêu hóa

- Rối loạn hệ tim mạch

- Rối loạn hô hấp

- Hệ tiết niệu thay đổi

- Hệ thần kinh: thú uể oải, lờ đờ, hệ thần kinh ở trạng thái ức chế

- Máu: bạch cầu trung tính tăng

e. Thân nhiệt thấp hơn bình thường:

- Nhiệt độ thấp hơn bình thường 10C: bại liệt sau khi đẻ, xeton huyết, trúng độc, mất nhiều máu, thiếu máu nặng, viêm màng não tủy, u não…

- Nhiệt độ <= 240C gia súc chết

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#dad