mười bốn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


thời bình là gì?

thời bình là điều mà chắc hẳn ai cũng đang hằng mơ. vì nó đáng để mơ tưởng đến mà, nhưng có mấy ai biết được thật sự mình đang mơ tưởng đến cái gì. họ chỉ mãi mong muốn, mong muốn một cách tham lam và hoang dã, chỉ để thoát khỏi cái đói khổ mỗi lúc mỗi nặng nề hơn.

thế nhưng hiện tại trước mắt lúc này, là những cái chỉ đâm hằn vào tâm trí con người ta một cách đau đớn và tàn nhẫn nhất.

bom đạn, cái thứ nguy hiểm sẽ cướp lấy mạng sống trong chớp mắt.

nắng, cái nắng gay gắt rọi thẳng vào tâm trí con người ta.

rét, cái buốt giá ăn sâu vào từng thớ da thịt.

đói, cái dày vò ăn mòn ngày qua ngày.

thật đáng để mơ nhỉ?

-

đế nỗ chậm rãi nâng mí mắt, anh vừa nhìn thấy bóng dáng thon gầy của người anh thương. hình bóng ấy có chút mơ hồ, nó lướt ngang qua tầm mắt anh, nhanh đến độ đế nỗ cũng chẳng kịp vươn tay kéo người ấy vào trong lòng. anh vụt mất người đó trong chớp mắt, mất đi thứ quý giá nhất của cuộc đời mình, và sau đó anh chìm vào một biển máu vô tận.

có vùng vẫy đến cỡ nào, thì đế nỗ cũng chỉ có chìm sâu hơn, đôi mắt anh nhoè đi vì cay, mùi máu nồng đậm xông vào trong khoang mũi, khắp nơi đều là máu.

nhưng chúng không phải máu của anh.

man mác nhớ về khung cảnh trước khi bầu trời tối sầm ngã đè lên mình, đế nỗ đã vùng vẫy trên khúc gỗ và gào thét tên lý vĩnh khâm qua bộ liên lạc nhưng chẳng có ai trả lời. chỉ còn những âm thanh rít gào dài đằng đẵng kéo nhau vào màn nhĩ của anh khiến đế nỗ thậm chí chẳng nghe rõ được nữa. bầu trời đổ sầm xuống, đất đá cùng khói bụi thi nhau chèn ép lấy không khí. phổi anh trở nên đặc nghẹt, nhưng không phải vì tim gan vỡ tung, mà là vì có tầm chục nam nhân nhảy đè lên ngực anh.

các đồng đội dưới trướng đội 3 của quán hanh, đã kịp thời trong tích tắc vài giây ngắn ngủi ấy thi nhau xếp chồng xếp lớp che chắn anh khỏi cơn mưa bom bão đạn. đế nỗ có thể cảm nhận được mặt đất rung chuyển, trước mắt toàn là bóng tối cùng hơi thở hấp hối của các đồng chí kia, nhưng có nhúc nhích cỡ nào cũng chẳng thể làm gì. chân trái anh đau nhói, đế nỗ thét lên đau đớn, chắc là chân đã bị chìa ra khỏi tháp người mất rồi. ngoài cái máu thịt bắn tung toé khắp sân tập ra thì đế nỗ đã hoàn toàn chẳng còn biết trời trăng gì nữa, và anh ngất đi.

nằm trên tấm ván xập xệ của trạm xá doanh trại, bên khoé mắt bầm tím của đế nỗ xuất hiện những dòng lệ long lanh, toàn bộ đội 3 đã hi sinh anh dũng. người đội trưởng hoàng quán hanh đã hi sinh khi ôm bom cùng hệ thống để bảo vệ căn cứ, còn toàn bộ đội do anh tạm thời phụ trách cũng đã vì bảo vệ mạng sống cho anh mà úp mặt tử trận. đớn lắm, cái cảm giác ấy còn đau đớn hơn cả là chính bản thân mình ốm đau bệnh tật, khi người khác mất đi mạng sống, chính vì mình.

anh nhắm chặt mắt, khoang miệng toàn là mùi máu tanh co giật theo từng cơn thét nghẹn ngào. người anh người em của anh đã vì chút khoe mẽ của anh mà rời bỏ cuộc sống khổ cực này rồi, mặc dù có thể quán hanh sẽ có một cuộc đời tươi sáng hơn, đỡ khổ cực hơn và hạnh phúc hơn cùng với anh tiêu tuấn..

khoan đã.. hắn còn có 2 người anh vẫn còn chưa biết sống chết thế nào. hắn đã ngất đi bao lâu rồi, người anh hắn trân trọng nhất vẫn sẽ mang nhiệt độ ấm áp ấy đến vỗ về hắn chứ? còn cả người anh bé hơn hắn kia, anh sẽ lại đến và mang nụ cười tươi tắn nhất đến với cái doanh trại chết người này mà đúng không?

không.. không thể thế được..

họ không thể lại bỏ hắn mà đi được, đã có quá nhiều người rời đi rồi.

đế nỗ vùng dậy bằng tất cả sức lực bình sinh còn sót lại, thì đúng lúc một nam nhân mở cánh cửa thép inh ỏi bước vào bên trong.

"sao dậy rồi?" - trịnh tại hiền như con nòng nọc tựa hẳn vào người to lớn kế bên,

"mày làm sao vậy em?" - từ anh hạo tay xách con trâu nặng kí trịnh tại hiền một hơi đi vào,

đế nỗ như chết lặng, vài giây trước anh còn đang cố gắng mường tượng ra toàn bộ gương mặt của người anh hắn tôn thờ, thế mà hai ba giây sau liền thấy gương mặt điển trai ấy đang bị quấn lấy bởi băng đầu cùng với cặp chân tay treo lủng lẳng.

"anh.. anh?"

"ừ?" - tại hiền buông cái nạng trên cẳng tay nguyên vẹn còn lại ra,

"anh c-còn à?"

"mày nói gì vậy cái thằng nhóc này? nó đứng đây sờ sờ ra mà còn hỏi nó sống hay chết" - từ anh hạo đẩy nhẹ quả đầu anh một cái thay cho cú cốc đầu thuờng ngày,

đế nỗ vẫn tròn xoe hai mắt nhìn tại hiền khó khăn ngồi xuống, sắp xếp lại cẳng chân tay tạm thời bị phế của mình rồi thở ra một hơi nhìn đế nỗ bằng cặp mắt đau đớn,

"anh làm sao vậy?" - đế nỗ đương nhiên có thể nhận ra được có điều gì đó bất thường,

"khoan hãy nói đến những chuyện đó, thằng bé chỉ vừa mới tỉnh lại thôi" – anh hạo rót lấy mấy cốc nước đưa đến bên hai thằng em bệnh nhân, sau đó tiếp lời, " thằng hiền cũng mới tỉnh lại sáng nay thôi, cũng chẳng ra làm sao nhưng mà cứ nằng nặc đòi anh dìu qua cho nó nhìn em một cái đấy"

"anh nói nhiều thế làm gì" - tiếng chậc của ai kia,

đế nỗ nhìn thấy cái kiểu chùi mũi khi thẹn thùng của thằng anh mình, nỗi sợ hãi khi nãy liền vơi đi không ít.

thế rồi từ anh hạo thật sự im thật, và căn phòng xếp xập xệ chứa 2 bệnh nhân 1 chàng lính bầm dập chìm vào im lặng. tại hiền dễ xấu hổ chả bao giờ lên tiếng, lý đế nỗ ít nói trời có sập nhiều khi cũng không mở miệng la hét, còn từ anh hạo thì ừ, chọc ghẹo đủ rồi nên tự mình biết ngậm miệng. anh em vậy đó coi có thương nhau không?

nhưng mà phải chi có thêm giọng cười cùng cái dáng vẻ lười nhác của quán hanh nữa thì trọn vẹn biết mấy nhỉ?

"không đùa nữa, chuyện tang lễ của quán hanh bên đội anh đã lo hết rồi, trưa mai làm lễ truy điệu, đứa nào đi được thì đi" – anh hạo đứng dậy mở cửa đón bác sĩ vào phòng, "nhưng nhìn hai đứa mày thì thôi khỏi đi"

"còn anh tiêu tuấn sao anh?" - đế nỗ nghẹn ngào,

"mất xác" - từ anh hạo nghiến răng nhè nhẹ, "chúng nó quá tàn nhẫn, thằng bé cũng mất rồi"

"nên phía mình cũng chỉ có thể làm lễ viếng thôi, đặt mộ hai đứa nó cạnh nhau rồi"

đế nỗ im lặng gật đầu, sau đó ngước nhìn cuộn băng rướm máu đang bao bọc lấy toàn bộ đầu của tại hiền liền nhịn không được nhíu mày một cái,

"anh hạo, kỉ luật em đi" - đế nỗ mặc cho bác sĩ đang kiểm tra lại toàn bộ người mình mà mở miệng nói một câu,

"sao vậy? sao lại kỉ luật?" – hai thằng anh đồng loạt nhìn nhau,

"thì mọi chuyện như vậy là do em đề bạt kế hoạch tác chiến mà, chưa nghiên cứu địa hình, lực lượng địch kĩ lưỡng mà đã yêu cầu được thi hành nhiệm vụ, khiến toàn bộ lực lượng thiệt hại nặng nề như vậy"

"nỗ, nhìn anh" - tại hiền kiềm cái nhăn trán lại khẽ gọi, "trước khi mọi chuyện này diễn ra, anh biết chắc chắn em đã hiểu rõ hết những hậu quả mà chúng ta sẽ gánh phải, đúng không?"

đế nỗ lẳng lặng gật đầu, tại hiền liền tiếp tục, "và chắc chắn em cũng biết, nếu như không tác chiến như vậy, thì việc bị đánh úp còn kinh khủng hơn rất nhiều, sẽ còn ảnh hưởng cả dân làng lân cận"

"nếu như quân ta đã không thi hành bao vây trước thì việc ta bị chúng bao vây sẽ là sớm hay muộn mà thôi, kỉ luật cái gì chứ cái thằng nhóc này, mày làm sao vậy hả?"

"nếu là vì em đang lo cho tại dân thì anh hạo đã đánh điện tín cho làng rồi, người ngoài không được vào trạm xá của doanh trại nên anh ấy dặn thằng bé ở nhà, đừng có cuống cuồng lên cái kiểu khó coi này nữa"

nghe được cái gằn giọng từ tại hiền, đế nỗ liền mềm xèo xuống không tự trách bản thân nữa, hình ảnh nụ cười rạng rỡ của tại dân mỗi khi đón anh đi làm về bao lấy toàn bộ những nỗi đau đang chạy ngang chạy dọc trong tâm can anh, đế nỗ lại nhớ em rồi.

"còn hai người thì sao?"

"tụi anh? thằng khâm may sao lọt vào hố bẫy lá của tụi nó nên né được bom, nhưng mà dưới bẫy lá có kẽm gai, nên em ấy phải phẫu thuật, nhưng mà đang cười ha hả ở nhà rồi không sao hết" - từ anh hạo lắc đầu phì cười nhớ lại con mèo của hắn đã nũng nịu chịu đau thế nào, sau đó khi được hắn ôm trong lòng chở về nhà liền hoá trở lại thành con mèo hoang dã,

"anh thái dung ở dưới cảng hải quân, vẫn chưa tỉnh" - tại hiền chỉ phát ra một câu như thế, rồi xoa xoa lấy tim mình,

chậc, đau đớn thật chứ..

sao mà đã nghèo rồi mà còn mắc cái eo nghiệt ngã như vậy?

"anh đi trước qua nhà tang lễ, mấy đứa ở đây đến tầm khi nào tạm ổn anh đón tại dân lên đây chăm hai đứa được không?" - từ anh hạo đứng dậy tiễn bác sĩ ra cửa,

nhận được hai cái gật đầu, hắn thầm thở dài trong lòng, thầm nghĩ quả nhiên chỉ những bé chim non líu lo kia mới chịu nổi 2 cái thằng trầm ngâm này.

sau khi thằng cả rời đi, thằng giữa như liền buông xuống một bức tường phòng vệ. anh thở dài, toang đưa tay lên chống trán thì chợt dừng lại, sau đó gượng gạo thả tay rơi trên giường xếp. đế nỗ liếc mắt nhìn thấy cái ánh mắt khó hiểu vừa rồi của anh, lập tức hỏi tới,

"rốt cuộc lúc đó anh bị sao trong hầm bom?"

"có bị gì đâu"

"anh trông còn khó coi hơn em"

"ừ, em muốn nói sao cũng được"

"anh thật sự định giấu em đúng không?" - đế nỗ dần mất khống chế,

"ngoan, ngồi im" – anh nâng mắt, "anh mày sắp chết rồi đấy vui không?"

đế nỗ tròn mắt lắng nghe câu nói còn nhẹ hơn lông ngỗng này, mạng sống con người lần nữa lại trở nên mong manh dễ vỡ, mà người đó lại còn là người hắn tôn thờ lên trên đầu.

hắn chẳng biết mở lời thế nào, cứ ngồi đó trầm mặc nhìn thẳng vào gương mặt chỉ còn lại 1/3 chỗ lòi ra khỏi chỗ băng quấn đầu. mặc dù mới vừa được bác sĩ sẵn tiện thay băng gạc bên trong một giường xếp khác được kéo chăn màn đầy đủ, đế nỗ vẫn có thể nhìn thấy máu tươi đang rướm ra ướt dần một mảng. hắn nhịn xuống, thầm nghiến răng nghiến lợi, thật sự tức chết cái con người này mà.

"anh không nói thì thôi, đừng có đem mấy chuyện này ra nói với vẻ dửng dưng như vậy"

người lớn hơn lặng im không đáp, thậm chí chỉ ngồi ngáp lấy một cái chán chường.

phải rất lâu sau đó, khi đế nỗ đã nghiêng mình chẳng thèm nhìn mặt thằng anh mình nữa, khi đế nỗ đã gần như thiếp đi, tại hiền mới mở miệng mấp máy, mặc dù chẳng biết đế nỗ còn thức hay không,

"anh vốn dĩ không muốn nói, cũng vì muốn anh thái dung không phải lo lắng" – anh dừng lại, chẳng biết nghĩ gì trong đầu mà nhẹ đặt tay lên hông đế nỗ vỗ vỗ, "xuất huyết nội sọ, người ta nói như vậy"

tại hiền đều đều vỗ hông em trai, sau đó khó khăn ôm lấy nạng, tự mình đứng dậy rời khỏi phòng bệnh.

tại hiền vừa rồi đi, đế nỗ liền không kiềm được mà run lẩy bẩy, nước mắt chực trào chảy dài xuống.

thôi xong rồi.

-

họ la ở nhà cũng đứng ngồi không yên. doanh trại cách nhà đến hơn một giờ đồng hồ đi xe bò, lại còn phải đi đường ẩn, đường nội bộ chứ chẳng phải đường làng, nói chung là đường lên quân khu vất vả lắm.

hôm nhận được điện tín, tại dân ngã luôn tại quầy thông tin ở nhà trực, bà con phải khiên về nhà mấy hôm sau mới tỉnh. ngoài quờ quạng lấy theo mấy thứ lắt nhắt để mang lên trạm xá, tại dân cũng chẳng biết nên đối mặt thế nào.

'đế nỗ còn sống không? đế nỗ có sao không? đế nỗ tỉnh lại chưa?..'

anh hạo đã hẹn em mấy hôm nữa sẽ đón em lên trại, tiện thể nhờ vả chăm sóc hai quân nhân đang liệt giường kia, vì anh hạo tối mặt tối mũi với chuyện trên cao, hoàn toàn không bớt thời gian để chăm bệnh được. tại dân nghĩ dù sao cũng là người trong nhà cả, đỡ được bao nhiêu hay bấy nhiêu, liền ngoan ngoãn gói ghém thêm chút đồ dùng cho đế nỗ và anh tại hiền.

tại dân theo thói quen lại đến nhà trực thông tin kiểm tra điện tín, nhưng chẳng có tin gì mới cả, bèn thất thểu quay ngược trở về.

trời nắng gắt, chẳng có lấy một ngọn gió mát mẻ nào, tại dân xiêu xiêu vẹo vẹo lướt qua làng xóm khô héo như thường ngày. đàn gà của gia đình khá giả nào đó chạy quanh cái ao nước cạn kiệt, còn vài ba chú chim thì lại rả rít trên bầu trời như đòi mạng. tại dân mắt nhắm mắt mở chẳng rõ tình hình hiện tại sống chết của tất cả mọi người, nhưng em cũng nhận ra rằng nếu như ngay cả đế nỗ và anh tại hiền đều nằm trong trạm xá như anh hạo đã nói thì chắc hẳn thiệt hại phải lớn lắm. đế nỗ vốn dĩ đã là tượng đài trong lòng em, còn anh tại hiền thì không cần phải nói rồi, tượng đài của sư phụ em đấy còn gì.

hai người tưởng chừng như là mạnh mẽ và kiên cường nhất, thì đương nhiên chịu thiệt hại nặng nề vô cùng, chỉ e là người chịu sự dày vò nặng nề nhất mà phải trả bằng tính mạng lại là một cặp đôi yêu đời vô cùng nhưng tại dân vẫn chưa hay chuyện. theo tại dân thì em không có quyền được dấn thân vào dây chuyền chết người này, ai bảo gì thì em làm nấy, ai nói gì em sẽ nghe nấy, chứ em sẽ không tuyệt nhiên tự mình nhờ vào chút quan hệ có được mà can thiệp. tại dân vốn dĩ rất ngoan mà.

dọn dẹp xong trong nhà nghỉ, tại dân lại liền nghe thấy tiếng trống khua chiêng ầm ĩ ngoài ngõ. mới đầu còn thấy ngượng vì quá gây sự chú ý, nhưng ở đây riết cứ vài ba tuần lại nghe thấy tiếng hô hoáng vài lần liền quen. tại dân để cửa mở sẵn, rồi lại đi vào trong lau bàn ghế của anh thái dung, vừa đặt người ngồi xuống ghế bố liền nghe tiếng xã trưởng,

"con trai, ta đến rồi đây"

"tại dân chào bố ạ" - cậu lại quỳ xuống đất lạy bố một vái, đây cũng là thói quen mà dưỡng thành, "hôm nay bố lại đến ạ?"

"vĩnh khâm dặn ta lấy xe đến đón con lên quân khu, thằng bé không dặn con sao?" – ông xoa đầu đỡ đứa con út đứng lên,

"dạ thưa không ạ, tại dân phiền bố đến đây vất vả rồi"

"có gì đâu mà, sẵn tiện kiểm tra làng mình xem thế nào ấy mà, ta có việc đi trước, con ăn uống đã rồi hẵng đi, cứ gọi thằng bé bên ngoài vào hầu nhé" - cứ hễ nhìn tại dân là lòng ông nhẹ nhõm đi rất nhiều, "cảm ơn con"

tại dân ngoan ngoãn gật đầu, tiễn ông ra cửa rồi dặn người ở mang đồ đạc cần dùng để lên xe trước, còn mình thì mang đồ ăn bố đã mang đến chia nhỏ ra gói vào từng chiếc lá. em giữ cho mình một mẩu, đưa một mẩu cho người ở, còn lại cất vào trong để dành cho hai bệnh nhân tẩm bổ.

ngồi trên chiếc xe bò có ba chiếc bánh xe làm bệ đỡ cho khung xe bằng sắt, âm thanh kin kít của kim loại va chạm khó chịu chui vào màng nhĩ, tại dân cũng từng nhịp lắc lư theo nhịp độ ấy. ôm chặt lấy miếng vải được may thành chiếc túi nhỏ, tại dân thầm cầu nguyện cho bản thân mình sẽ lại không ngã quỵ khi được nhìn thấy đế nỗ còn sống trước mắt mình.

sáng hôm ấy sau khi tỉnh lại, tại dân chỉ còn lại một mình trên giường của nhà nghỉ, đế nỗ đã trở về quân khu mất rồi. xung quanh đều được dọn dẹp sạch sẽ, cả nhà nghỉ cũng được quét dọn tươm tất, sân vườn cùng quần áo dơ cũng đã được phơi lên bên sào. mọi thứ lại đâu vào đấy hệt như chưa từng có cuộc khoái lạc nào từ đêm hôm trước cả.

buồn thì chắc hẳn tại dân buồn đến da diết, cứ chẳng được bên nhau bao lâu lại phải rời xa nhau mất, mà có khi là rời xa cả đời đấy cũng nên. vì vậy mà tại dân luôn ép mình phải vào trong khuôn khổ phải chịu đựng và chấp nhận những cuộc chia li sắp đến, để rồi đó dần dà mỗi ngày đều có thể tự tập luyện một mình.

cứ sau mỗi trận đánh đường xá người dân đều loạn lạc không thôi, bom mìn nổ banh trời khiến mấy cái cây khô chẳng còn đứng nổi nữa, đường làng vốn dĩ đã xấu, nay còn chẳng nhìn ra được cái ngõ để đi. người dân thì thôi rồi, qua khe cửa, tại dân nhìn thấy họ la hét chạy vòng quanh khóc lóc, người bồng con kể khổ, người xách mấy tấm chiếu cuộn cám thóc chạy lấy người, kẻ bỏ gia giữa chợ tự mình tẩu thoát... cũng may đường lên quân khu là đường nội bộ, chứ nếu như họ nhìn thấy có cả một chiếc xe bò đi ngang kiểu này là nhảy ùm lên cấu xé giành lấy thức ăn mất.

kể cả con người cũng đáng sợ như vậy.

đường xá khó đi, thời tiết khó chịu, gần hai tiếng đồng hồ đi xe liền bị ép buộc lênh đênh đến hơn 5 tiếng mới đến nơi. tại dân mệt lả tựa đầu vào đồ che mưa treo trên đầu ngẩng mặt ngủ, còn tay tuyệt nhiên ôm chặt lấy thức ăn dự trữ cho tình yêu của mình. chợp mắt được một lúc liền được người ở khẽ gọ lên thành xe lay tỉnh, em choáng váng ôm hết đồ đạc xuống, nheo mắt ngán ngẩm nhìn cổng trạm xá một cái rồi thở dài đi vào trong.

"tại dân, đến rồi à?" – là từ anh hạo đã chờ sẵn em từ sớm,

"tại dân chào anh hai ạ"

"em có muốn ghé sang viếng trước không, cũng gần đây thôi"

"có ạ, tại dân đại diện con út nhà họ lý đi ạ"

"ngoan lắm, đi theo anh"

từ anh hạo dáng vẻ hốc hác hẳn, dưới đôi mắt xếch là hai bọng quầng thâm đặc sệt, đã mấy đêm liền hắn thức trắng để trực cả hầu hạ quân khu rồi, từ cả 4 anh em thay phiên nhau gánh vác, nay chỉ còn mỗi hắn là đi đứng đàng hoàng, hắn đành buộc mình phải chịu đựng. tại dân ngước mắt khẽ nhìn, tấm vai vững vàng của hắn nay cũng đã ỉu xìu xuống, chẳng còn sức lực nào nữa.

"anh ơi"

"em muốn hỏi tình hình hiện tại à?"

hắn nhìn thấy quả đầu nhỏ bên cạnh gật nhè nhẹ, bèn nói, "chuyện nội bộ, có những điều anh cũng không nói được, nhưng đại khái thì em cũng thấy rồi, còn mỗi anh là chạy nhảy được thôi đây"

"mình sẽ đi viếng các chiến sĩ tử trận phải không ạ? em có cần choàng khăn không ạ?" - tại dân tự biết chuyển chủ đề, nào ngờ lại hỏi ngay câu này,

"ừ-ừ.. tại dân này" - hắn đảo mắt, dắt tại dân đến trước hai bia mộ lớn nhất trong dãy bia vừa được xây, "mục đích anh dẫn em đến là viếng hai đứa này.."

tại dân rời mắt khỏi nút thắt sau đầu, ngước mặt lên đối diện với hai dòng chữ to đùng hiện trên bia sứ, đồng tử em co lại, to dần rồi ướt nhoè.

"hoàng quán hanh" – "tiêu đức tuấn"

"vĩnh viễn ghi ơn - đời đời ghi công"

em ôm đồ ngồi thụp xuống đất ôm mặt khóc, tiếng khóc em vang vọng cả sân vườn, khiến cho nỗi đau mất mát còn nặng trĩu thêm trong lòng người ta. thì ra những buổi luyện tập cũng công cốc, vì khi tự mình nhìn thấy mạng sống lấp lửng như vậy mới lẽ ra rằng ừ, sống đó chết đó, mai đây ai biết ra sao.

từ anh hạo chống hông cúi gằm mặt, đáng lẽ ra anh phải báo trước cho tại dân, để em ấy chứng kiến quá nhiều cửa ải bi thương như vậy thật sự quá tàn nhẫn.

một người dân bình thường chỉ có bán mặt cho đất bán lưng cho trời, cuộc sống họ sẽ chỉ mãi quanh quẩn nhà lá, đồng áng nắng gắt và nhà thu thuế. nỗi đau mà họ gánh chịu sẽ chỉ hiện diện trước mắt rằng liệu ăn uống qua ngày thế nào, việc kiếm tiền ra sao, hết.

đó chính là điểm khác biệt đối với người chiến sĩ.

họ cầm súng trên tay, vác trách nhiệm và mạng sống người dân trên vai, cái chết đối với họ là chuyện thường ngày trong thấy ở huyện, nếu như không phải chính họ, thì cũng là người anh người em cùng quân khu ngã xuống đất. cái chết là lẽ thuờng tình, quan trọng ai là người bị bắt lấy mà thôi. vì vậy mà chính cái kiên cường bất khuất vì nước quên thân ấy mà thế gian này mới có thể mong mỏi đến cái ấm no sau này.

nếu như nói rằng họ cũng chỉ là những người làm nông bị bắt buộc ra cầm súng, thì đúng như vậy. nhưng nếu như không có những tấm gương ấy, lấy đâu hạnh phúc ra mà sống đây?

để có thể bước qua một đời tươi sáng hơn, thì nhiều đời khác phải buộc mình nằm xuống.

cuộc sống đói khổ nghiệt ngã như vậy.

lúc ấy tại trạm xá, lý đế nỗ vừa ăn cơm trưa liền muốn đứng dậy tập đi lại. nhờ có tháp người nên đế nỗ không bị xây xát mấy, chỉ có duy nhất chân trái tan xương nát thịt, và não chịu dư chấn gần nhất của bom rải từ máy bay của chúng. bác sĩ dặn rằng tập vật lí trị liệu là cách tốt nhất, và cũng là khó khăn nhất vì cần rất nhiều sự kiên cường và kiên nhẫn để chịu đựng, và phải đặt mục tiêu lớn nhất để cho nỗ lực càng lớn thì sẽ càng mau lành.

mục tiêu của anh ngoài việc không khiến cho tại dân phải lo lắng vất vả còn có để đi sang phòng bệnh thăm tại hiền. hôm ấy sau khi anh rời khỏi phòng bệnh bỏ lại đế nỗ tự mình khóc lóc, tại hiền liền mất hút, chẳng sang thăm hay ăn uống cùng nữa. mặc dù tay phải chân trái của anh cũng chỉ còn một nửa, tại hiền vẫn đã cố gắng chống nạng tập đi cho quen dần cảm giác, thêm nữa anh cũng chẳng để bỏ thằng em trai cưng một mình được. sau hôm ấy, tại hiền đã đấu tranh với các bác sĩ để thực hiện ca phẫu thuật não để ngăn máu tràn cũng như là hút tuỷ cắt xương sống. mặc dù khả năng sống sót cũng chả cao bao nhiêu nhưng anh muốn bản thân mình có thể sống lâu thêm một chút, và sau hơn năm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net