01 (HOÀN)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hoàng đế băng hà, kinh thành đổ lệ.

Từ nội điện ra đến sân chầu, người người khăn áo trắng toát, quỳ rạp, khóc lóc ỉ ôi.

Lạc Lạc mười hai tuổi, là y sinh nhỏ tuổi nhất Thái Y viện, chứng kiến người đứng đầu Thái Y viện, lão ngự y đi theo hoàng thượng nhiều năm đứng im lặng giống như một pho tượng bên cạnh thi hài lạnh ngắt, dáng vẻ tĩnh tại đến lạ thường, không rơi một giọt lệ.

Lão ngự y không quỳ rạp như mọi người mà cứ đứng thẳng tắp suốt ba ngày ba đêm, có những lúc trong đôi mắt già nua kia sẽ vô thức ánh lên một tầng nước mỏng, nhưng sau đó lại rất nhanh biến mất.

Các thái giám và cung nữ, thậm chí là có cả những phi tần đỏ mắt khuyên can lão ngự y tuổi cao sức yếu nên hồi phủ nghỉ ngơi, nhưng lão ngự y vẫn nhất quyết bỏ ngoài tai, cuối cùng chỉ biết thở dài, đành khép cửa lui xuống để lão ngự y tùy ý ở bên cạnh hoàng thượng, tiễn người nốt một đoạn đường.

Hết ba ngày ba đêm, cửa điện dần hé mở, trong cung lại được phen tá hỏa vì lão ngự y mái tóc bạc trắng đã không còn hơi thở trong tư thế quỳ gục đầu xuống bên cạnh thi hài của hoàng thượng.

Tang chồng tang, không khí dày đặc đau thương, nhưng sự việc thành ra như vậy cũng là điều dễ hiểu, hoàng thượng và lão ngự y từ thuở thiếu thời đã sống chết không rời.

Lạc Lạc còn nhỏ, không hiểu chuyện, vừa xếp củi, nhóm lửa, sắc thuốc, vừa thắc mắc với cung nữ ở Ngự Thiện Phòng, ngây ngô hỏi cung nữ chỉ hơn mình vài tuổi, vì sao lão ngự y nhất quyết muốn ở trong nội điện bên cạnh một thi hài lạnh ngắt đáng sợ như vậy chứ.

Cung nữ váy áo thướt tha, đảo mắt quan sát xung quanh, sau đó mới kéo Lạc Lạc lại gần, thì thầm vào tai Lạc Lạc.

- Lạc Lạc, ta nghe người già trong cung kể rằng, hoàng thượng và lão ngự y chính là hình với bóng, là tri kỷ không thể tách rời.

- Lão ngự y mười lăm tuổi tiến cung, lúc đó tuy mới chỉ là một tiểu thái y nhưng đã được hoàng thượng lúc đó đương còn là Đông cung thái tử cực kỳ coi trọng, sau này khi vừa lên ngôi, hoàng thượng đã lập tức sắc phong cho tiểu thái y trở thành ngự y, cũng là ngự y trẻ tuổi nhất trong lịch sử Thái Y viện.

Lạc Lạc nghe sao biết vậy, cũng không dám to gan làm phiền các vị trưởng bối, chỉ đành nương theo lời kể của cung nữ kia tự mình tưởng tượng ra đầu đuôi câu chuyện.

***

Ngày xuân lộc non đâm chồi, thiếu nữ nhà ai hoa hạnh vương đầy tóc, trẻ con áo quần xúng xính nô đùa đường lớn ngõ nhỏ, xe ngựa chạy qua lại trên phố, thương nhân buôn bán tấp nập.

Thái tử Lý Đế Nỗ một thân bạch y cưỡi hắc mã cùng đoàn tùy tùng phăng phăng lao về bãi săn phía Nam thành.

Tiết trời ấm áp, rất thích hợp để tổ chức một cuộc đi săn quy mô lớn.

Mặt trời lên cao, nắng chảy tràn trề khắp nhân gian, thái tử tính tình háo thắng mải đuổi theo con báo đốm nhanh nhẹn, bỏ xa đám binh lính và người hầu lạc vào một khoảng rừng trúc mọc xanh um.

Tại đây, mối lương duyên đã kết nối hai người với nhau chỉ trong một khoảnh khắc.

Nam hài tử ngồi co ro bên cạnh một khóm trúc, khóc nỉ non, từng vệt nắng xuyên qua tán lá chiếu xuống mặt đất, thỉnh thoảng lại có cơn gió nhẹ thổi qua, khung cảnh vừa có chút kỳ lạ cũng vừa có chút hữu tình.

Lý Đế Nỗ giữ chặt dây cương, ngồi trên lưng ngựa dõng dạc nói to.

- Ngươi là ai, sao lại xuất hiện ở đây?

Nam hài tử mắt đỏ hoe, hít thở không thông, ngẩng đầu nhìn chăm chăm Lý Đế Nỗ, chẳng chịu thua kém đáp lời.

- Ngươi là ai, cưỡi ngựa qua đây có việc gì?

Lý Đế Nỗ cười vang, cưỡi ngựa tiến đến gần quan sát y phục màu vàng nhạt và miếng ngọc bội màu lam treo trên đai lưng nam hài tử, hắn âm thầm đánh giá, đứa trẻ này chắc chắn thuộc dòng dõi danh gia vọng tộc.

Xem ra tiểu thiếu gia nhà ai ham chơi quá mức, không muốn an nhàn trong phủ lại muốn chạy trốn ra ngoài khám phá thế giới, kết quả nửa đường đi lạc, nỗi sợ gặm nhấm tâm trí, nên bây giờ mới khổ sở ngồi ôm mặt khóc ở nơi hoang vu hẻo lánh này.

- Mau đứng dậy, ta đưa ngươi về nhà.

Nam hài tử nghe vậy, lập tức trở nên cảnh giác, từ từ lui về phía sau, lại lén lút rút dao nhỏ để trong chiếc giỏ đựng đầy lá tươi, cẩn thận giấu dưới ống tay áo dài.

Hành động chậm chạp và vụng về lại có chút buồn cười của trẻ con, Lý Đế Nỗ mới nhìn thoáng qua đã dễ dàng phát hiện.

- Nếu ta định làm gì ngươi thì ngươi đã không rút được con dao đó ra rồi.

- Trong rừng không an toàn, mau đứng dậy ta đưa ngươi về, không lẽ ngươi định ngồi đây khóc lóc vật vã cả ngày chờ phụ thân ngươi đến nhặt xác sao?

- To gan, phụ thân ta là ngự y đứng đầu Thái Y viện, là cận thần của thái hậu, ta là nhị thiếu gia phủ họ La, người dám động vào ta, nếu để phụ thân ta biết nhất định sẽ sai người bắt giam và đánh chết ngươi.

Lý Đế Nỗ nghe xong một màn giới thiệu khí thế bừng bừng, không hề cảm thấy bị xúc phạm hay khó chịu, ngược lại còn cho rằng nam hài tử này khá thú vị.

Ý cười trong mắt càng lúc càng nồng đậm, hắn tung người xuống ngựa quan sát xung quanh, trong đầu cũng đang tìm cách giải quyết nam hài tử bướng bỉnh này.

- Ngươi bị thương ở cổ tay?

Lý Đế Nỗ sửng sốt, lúc này hắn mới phát hiện trên cơ thể mình xuất hiện một vết thương đang rỉ máu, có lẽ là vừa nãy vội vã bắn cung đã bị đầu mũi tên sượt qua tạo thành một vệt xước dài dọc cổ tay.

Lý Đế Nỗ tinh thông võ nghệ, vết thương do binh đao chỉ như côn trùng đốt, hiển nhiên không hề làm khó hắn, thế nhưng nam hài tử kia lại thực sự nghiêm túc coi đây là một căn bệnh nan y, nếu không kịp thời cứu chữa sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

- Chỉ là vết thương nhỏ không cần để tâm.

- Không được, vết thương chảy máu nếu không kịp thời xử lý sẽ rất dễ nhiễm trùng.

- Mau ngồi xuống để ta băng bó cho ngươi.

Lý Đế Nỗ đột nhiên cảm thấy người này tuổi còn nhỏ nhưng trí tuệ không hề tầm thường, hắn nghe lời nam hài tử, phẩy vạt áo ngồi khoanh chân đối diện với khuôn mặt loang lổ nước mắt lại lấm lem bùn đất, nhìn ở khoảng cách gần thật khiến người ta sinh lòng yêu mến mà tự nguyện muốn chở che.

Nam hài tử lấy lá tươi trong giỏ cho vào miệng nhai nát rồi nhè ra đắp lên vết thương, tiếp đến rút từ trong ngực áo một mảnh lụa trắng rồi quấn quanh cổ tay Lý Đế Nỗ, từ đầu đến cuối mọi động tác đều vô cùng thuần thục, hoàn thành xong còn nâng cổ tay Lý Đế Nỗ lên ngắm nghía một hồi mới chịu đặt xuống.

Nước mắt ngắn dài được gió hong khô để lộ ra một khuôn mặt mềm mại và vô cùng đáng yêu, nam hài tử bất chợt ngước mắt nhìn Lý Đế Nỗ sau đó nở nụ cười, sáng tươi còn hơn cả nắng chiếu trên y phục màu vàng nhạt, lấp lánh như dát bạc.

Mà nụ cười trong veo này cùng sự gần gũi tự nhiên vừa rồi giống như một chiếc gậy đánh thẳng vào tâm trí Lý Đế Nỗ, trái tim trong lồng ngực hình như cũng đập mạnh hơn bình thường, cảm giác kỳ lạ xuất hiện trong một hoàn cảnh kỳ lạ, Lý Đế Nỗ tạm thời chưa lý giải được.

Thấy vết thương đã được xử lý cẩn thận, Lý Đế Nỗ có chút bất ngờ lại có chút nể phục, bèn cất tiếng hỏi.

- Ngươi năm nay bao nhiêu tuổi?

Nam hài tử thu dọn đồ đạc, đeo giỏ tre sau lưng chuẩn bị đứng dậy, trả lời.

- Ta mười tuổi.

- Những đứa trẻ tầm tuổi ngươi chỉ biết đọc chữ và chơi trốn tìm, sao ngươi có thể...

Lý Đế Nỗ đưa cổ tay lên xoay xoay trước mặt nam hài tử.

- Ngươi quên ta là con trai của ngự y bên cạnh thái hậu sao?

- Từ nhỏ, thay vì đánh cờ, ngâm thơ hay luyện kiếm ta đã hứng thú với y học và các dược liệu quý, có chút khác biệt với những bằng hữu cùng tuổi.

Nam hài tử rũ bỏ lá cây và bùn đất vương trên y phục, kiểm tra ngọc bội treo bên hông sau đó ngập ngừng nói tiếp.

- Vừa... vừa nãy ngươi nói sẽ đưa ta ra khỏi đây, là thật hay muốn lừa ta?

- Phụ thân ta mời sư phụ về dạy võ, thân thể ta yếu ớt, một động tác cũng không thực hiện nổi, sư phụ tức giận phạt đòn rất đau.

- Vậy nên... ta đã nghĩ cách trốn ra khỏi phủ, đi theo gia nhân vào rừng kiếm lá thuốc quý đem về khoe phụ thân, coi như lấy công chuộc tội.

Lý Đế Nỗ nửa muốn lập tức bế nam hài tử này vào cung gửi tới Thái Y viện làm y sinh sau đó sắp xếp chỗ ở ngay bên cạnh mình, nửa lại đắn đo nam hài tử này còn quá nhỏ, đưa vào cung một thời gian chắc chắn sẽ bị vấy bẩn bởi những mưu mô thâm sâu khó lường. Lần đầu tiên vị thái tử nổi tiếng băng lãnh như sương, dưới một người trên vạn người, lại bởi vì một đứa trẻ xa lạ, miệng còn hơi sữa, mà trở nên băn khoăn như vậy.

Có lẽ đây chính là duyên phận...

Ngày ấy, trúc xanh, máu đỏ, y phục vàng, đẹp tựa bức tranh.

Lý Đế Nỗ nhớ mãi không quên nam hài tử mười tuổi viền mắt long lanh ngập nước khi một mình đi lạc trong rừng trúc, nhưng lại nhiệt tình và thành thục cứu chữa vết thương cho một kẻ xa lạ không biết tốt xấu cũng chưa từng gặp gỡ.

- Ngoan, theo ta về, phụ thân ngươi sẽ không phạt ngươi, sư phụ ngươi càng không thể phạt ngươi.

- Ngươi là ai, sao ta có thể tin ngươi?

- Ngươi chỉ cần ngoan ngoãn đi theo ta, những chuyện khác không cần lo lắng.

Lý Đế Nỗ túm vai nam hài tử nhấc bổng lên lưng ngựa, đặt nam hài tử ngồi lọt thỏm trong lòng mình, nam hài tử hoảng hốt giãy giụa khiến ngựa chiến khó chịu tung vó hí vang, Lý Đế Nỗ buộc phải điểm huyệt để nam hài tử ngồi bất động suốt cả đoạn đường.

Trên người Lý Đế Nỗ lưu trầm hương Bạch Liên Hoa thoang thoảng dịu ngọt, nam hài tử chẳng mấy chốc đã bị mê hoặc liền nhắm mắt ngả đầu vào ngực hắn ngủ ngon lành.

Trời tối hẳn, trăng treo cao tròn vành vạnh, Lý Đế Nỗ nắm hờ dây cương thong thả cưỡi ngựa ra đến bìa rừng.

Với tài trí của Lý Đế Nỗ, hắn hoàn toàn định hướng tốt và rất nhanh chóng tìm được đường để quay trở về điểm tập kết doanh trại, nhưng hắn nhiều lần chần chừ, cuối cùng hai người một ngựa tản bộ khắp cánh rừng, gió thổi lao xao, côn trùng xì xào, an nhiên thư thái.

Búi tóc nho nhỏ của nam hài tử thắt mảnh dây lụa cùng màu với y phục, thỉnh thoảng phe phẩy lại vô tình cọ vào cằm vào cổ hắn, tựa như cọ vào tim hắn, ma sát hồi lâu sinh ra nhiệt ấm, vừa ngứa ngứa cũng vừa dễ chịu.

Cận vệ và binh lính vừa trông thấy Lý Đế Nỗ từ đằng xa đã lập tức quỳ xuống hành lễ, đồng loạt hô to.

- Thái tử điện hạ.

Nam hài tử ngồi trên lưng ngựa bị làm phiền bởi nhiều tiếng động, vẻ mặt biểu lộ rõ sự không hài lòng, còn tự nhiên than vãn vài câu, xem chừng vẫn nghĩ mình đang nằm ngủ trong thư phòng bị gia nhân ngoài sân vô tình đánh thức.

- A Thành, mới sáng sớm đã xảy ra chuyện gì vậy? Ta muốn ngủ thêm một chút nữa.

- Phụ thân đã vào cung chưa?

- Sư phụ đã đến chưa?

- A Thành, ngươi bảo bọn họ nhỏ giọng một chút, thật là phiền phức.

Cận vệ tiến đến sau lưng Lý Đế Nỗ, ánh mắt nhìn nam hài tử xa lạ kia tràn đầy nghi hoặc.

- Điện hạ, tiểu tử này là...

- Là tiểu thái y ta mới thu nhận.

Lý Đế Nỗ giải huyệt, nam hài tử đột nhiên bừng tỉnh, tròn mắt ngó nghiêng xung quanh.

Mặt trời xuống núi, mặt trăng ngự trị, đuốc lửa bập bùng, lán lều đông đúc.

Sau lưng truyền đến một thanh âm quen thuộc, nam hài tử vội vã ngoảnh đầu chỉ thấy khuôn mặt người kia bừng sáng, như hoa như ngọc, một thân hắc bào thêu hình rồng uốn lượn, tóc búi cài trâm, uy nghiêm, tuyệt mỹ, khiến người đối diện mất hết khả năng tư duy.

- Điện hạ, tiểu thái y đã tỉnh rồi, vậy sáng sớm mai chúng ta hồi cung thôi.

Nam hài tử vẫn ngơ ngác, chưa thực sự hiểu tình huống đang diễn ra, cái miệng nhỏ lắp bắp mãi không thành câu hoàn chỉnh.

- Điện... điện hạ.

Cận vệ đứng phía sau Lý Đế Nỗ, tay đặt trên vỏ kiếm, ngữ điệu đanh thép.

- Tiểu thái y nếu đã tỉnh rồi còn không mau hành lễ với thái tử điện hạ.

Nam hài tử bị một câu nói của cận vệ dọa cho hồn xiêu phách lạc, mở to mắt nhìn thẳng vào Lý Đế Nỗ, chân tay cũng bắt đầu trở nên run rẩy, cuống quýt bò lồm cồm từ trên giường xuống dưới đất.

- Tiểu thần tham kiến thái tử điện hạ, điện hạ anh minh, không chấp nhặt tiểu thần.

Sau này, có giai thoại kể rằng, La nhị thiếu gia phủ họ La được hưởng phúc đức từ nhỏ, lại được thần phật che chở, năm đó một phen thoát chết, đứng trước mặt thái tử đương triều, hiểu biết hạn hẹp, mạch lạc khoe khoang phụ thân ta là ngự y đứng đầu Thái Y viện, là cận thần của thái hậu.

Đụng ai không đụng, lại nhắm trúng Đông cung thái tử Lý Đế Nỗ, cao cao tại thượng.

Lý Đế Nỗ đưa nam hài tử về phủ, trước khi nam hài tử rời đi còn ý tứ hỏi đầy đủ tên họ.

Nam hài tử ngồi khép nép sát trong góc xe ngựa, chân tay mềm nhũn, vẻ mặt dường như vẫn chưa hết bàng hoàng, thậm chí còn không dám thở mạnh.

- Khởi bẩm thái... thái tử điện hạ, tiểu thần họ La, tên... tên Tại Dân, La... La Tại Dân.

Lý Đế Nỗ ung dung phất tay áo, ánh mắt kiêu ngạo thường ngày nay lại pha thêm chút dịu dàng mà chính hắn cũng không hề hay biết, bật cười thành tiếng.

- La Tại Dân, tên hay lắm.

Tin dữ, tin lành, đồn gần, đồn xa, tất cả trên dưới phủ họ La quỳ rạp trước cổng phủ đa tạ ơn cứu mạng và ân tình của thái tử điện hạ.

Phụ thân của La Tại Dân tuy sức khỏe suy giảm, bớt mấy phần minh mẫn, song vẫn dập đầu ba cái trước bánh xe ngựa, cảm tạ thái tử điện hạ đã tha tội chết cho hài tử ngu xuẩn nhà mình vì đã chót dại mạo phạm đến ngài.

- Thái tử điện hạ, tiểu thần xin... xin cáo lui.

- Ngươi đi đi.

- Đa... đa tạ thái tử điện hạ.

La Tại Dân vén rèm nhung, rụt rè bước xuống từ chiếc xe ngựa sang trọng của Lý Đế Nỗ trước sự chứng kiến của phụ thân, các vị phu nhân và huynh đệ cùng vô số gia nhân trong phủ, còn có cận vệ và rất nhiều binh lính trong cung.

Trước khi xe ngựa lăn bánh, La Tại Dân cung kính hành lễ lần cuối với Lý Đế Nỗ đang ngồi khuất sau tấm rèm dày mượt.

- Thái tử điện hạ xin nhận của tiểu thần một lạy, đời này kiếp này, tiểu thần nguyện làm trâu làm ngựa phụng mệnh thái tử điện hạ.

Khóe môi nhếch lên, Lý Đế Nỗ khẽ chạm vào mảnh lụa thơm mùi thảo mộc đang bao quanh cổ tay, do vận động mạnh nên máu đỏ tươi thấm qua lớp vải trắng tựa như đóa thược dược xuyên thủng nền tuyết, đâm trồi sức sống mãnh liệt.

- Ngươi ở yên trong phủ đọc sách, nghiên cứu dược liệu cho tốt, về sau Thái Y viện ắt có việc dùng đến ngươi.

Năm ấy, Đông cung thái tử Lý Đế Nỗ mười lăm tuổi, La nhị thiếu gia La Tại Dân tròn mười tuổi.

Hắn mỉm cười, thầm nghĩ.

Nhất tiếu khuynh nhân thành.

Lý Đế Nỗ hô vang.

- Hồi cung.

***

Năm năm sau...

- Thái hậu nương nương, thái tử đã tới rồi, thái tử đang đợi ngoài điện.

- Cho gọi thái tử vào.

- Vâng thưa thái hậu nương nương.

Thái hậu đặt chén trà sứ trắng xuống mặt bàn phủ gấm, dùng khăn tay chấm chấm khóe miệng, chờ thái tử xuất hiện. 

- Nhi thần tham kiến thái nãi nãi.

Lý Đế Nỗ cúi đầu, chờ đợi ý chỉ của thái hậu.

- Thái tử, ngươi lại đây.

Thái hậu vẫy tay với hắn, những nếp nhăn trên khóe mắt tụ sâu, đáy mắt rộ lên ý cười.

- Ai gia rất vui mừng khi nhìn thấy con ngày một khôn lớn trưởng thành. Thái tử, con phải giữ gìn sức khỏe cho tốt, không nên luyện võ quá khuya, lễ đăng cơ sắp đến rồi.

Vị nội quan tóc hoa râm theo hầu bên cạnh thái hậu nhiều năm đột nhiên quỳ xuống trước mặt cả hai, từ tốn lên tiếng.

- Thái hậu dạo gần đây luôn thức khuya dậy sớm, người rất lo lắng cho lễ đăng cơ sắp tới của thái tử điện hạ.

- Hôm nay thái hậu cho gọi thái tử điện hạ đến Từ Ninh cung là muốn dặn dò thái tử điện hạ một số việc quan trọng, thái hậu và Từ Ninh cung sẽ luôn là hậu phương vững chắc của thái tử điện hạ.

- Thái tử điện hạ tư chất thông minh, văn võ song toàn, sau khi kế vị nhất định sẽ trở thành một bậc quân vương tài giỏi.

Thái hậu nhìn xa xăm, trầm lặng một hồi, ngón tay đeo chỉ giáp sáo khảm ngọc phất khăn nói với vị nội quan đang quỳ phía trước.

- Vĩnh Nương, ngươi mau đứng lên.

- Ngươi đã đi theo ta nhiều năm như vậy... vẫn luôn nhanh mồm nhanh miệng, chút tâm tư nhỏ này không nhất thiết phải giãi bày cho thái tử điện hạ.

- Thái tử, con cũng đừng trách bà già này lắm lời nhiều chuyện, ta chỉ là rất lo cho con.

Lý Đế Nỗ xúc động, vội vàng quỳ xuống.

- Thái nãi nãi, là nhi thần bất tài luôn để thái nãi nãi phải bận lòng, nhi thần thật hổ thẹn.

Lý Đế Nỗ cảm nhận gánh nặng của cả một triều đại đang đè lên đầu, lên vai, lên tim hắn. Sau khi trở thành hoàng đế, hắn không thể sống cho riêng mình, hắn phải sống vì lợi ích muôn dân.

Lý Đế Nỗ rời khỏi Từ Ninh cung, thái hậu tuổi cao sức yếu, người cần phải nghỉ ngơi, không thể trò chuyện với hắn quá lâu.

Thời gian hãy còn sớm, Lý Đế Nỗ tản bộ ra Mộc Liên đình ngồi hóng gió, thưởng mây.

Thuở nhỏ, hắn từng đứng ngoài cửa Càn Thanh cung lén nhìn phụ hoàng khoác long bào ngồi trên ngai vàng vừa cao vừa rộng.

Khi ấy, hắn chỉ muốn nhanh chóng học thông viết thạo để có thể cùng phụ hoàng phê duyệt tấu chương và bàn chuyện chính sự.

Hắn luôn cảm thấy phụ hoàng dũng mãnh vô song, uy quyền, nghiêm nghị, nếu không có phụ hoàng chắc chắn đất nước sẽ rơi vào cảnh loạn lạc, muôn dân phải sống trong cảnh lầm than.

Sau này hắn mới hiểu, ngai vàng không chỉ vừa cao vừa rộng mà còn vừa cô đơn vừa lạnh lẽo, hậu cung cả ngàn giai lệ song cũng chẳng thể khỏa lấp được nỗi niềm sâu lắng của bậc đế vương. 

Lý Đế Nỗ bồi hồi rút mảnh lụa trắng từ trong ngực áo, lặng lẽ ngắm nhìn.

Vết máu đã khô, sậm như màu đất, hắn không sai người mang đi giặt mà âm thầm cất vào ngực áo suốt năm năm.

Nhiều lúc hắn nghĩ, mình đã bị nam hài tử lanh lợi kia dùng độc tình cổ.

Vị trí thái tử phi bao năm qua vẫn luôn để trống, rất nhiều người có ý định ngồi lên, nhưng không ai có thể ngồi lên được.

Bởi vì Đông cung thái tử không hề muốn lập thái tử phi.

Trong năm năm, Lý Đế Nỗ chưa một lần gặp lại nam hài tử họ La.

Hiện tại, nam hài tử đã mười lăm tuổi, hình dáng có lẽ cũng thay đổi nhiều rồi.

Đoạn tương tư này ảm đạm như mưa bụi đầu xuân, nhất quyết không nên níu giữ, triệt để chấm dứt đi thôi.

Y phục nhuộm sắc đào, mảnh ngọc bội treo bên hông uyển chuyển theo từng cử động, dáng người thanh mảnh, cổ tay thon dài, bước chân thoăn thoắt giống như thỏ nhỏ tinh anh.

Lý Đế Nỗ nắm chặt mảnh lụa trong lòng bàn tay, đột nhiên không giữ được bình tĩnh liền gấp gáp đứng dậy tiến lên hai bước.

Từ góc độ của hắn chỉ thấy được một nửa khuôn mặt của thiếu niên đang theo sau tỳ nữ trên tay cầm lệnh bài khắc ba chữ Từ Ninh cung.

Lý Đế Nỗ lặng người, không nói nên lời, năm năm tựa nước chảy hoa trôi, nam hài tử đáng yêu như một con mèo nhỏ trong ký ức của hắn chắc chắn đã trở thành một vị công tử dung mạo phi phàm.

Thời khắc chiều tà ngả bóng, y phục màu đào lần nữa thấp thoáng trước mắt hắn.

Lý Đế Nỗ lập tức hạ lệnh, sai cận vệ gọi thiếu niên vào trong đình.

Thiếu niên vận y phục nhã nhặn, có chút bối rối đi theo cận vệ, hai tay đan chặt trịnh trọng để trước bụng.

- Tiểu thần La Tại Dân tham kiến thái tử điện hạ.

Ngay khi nghe thấy cái tên kia, Lý Đế Nỗ rùng mình, toàn thân lạnh buốt.

- Ngươi là ngự y của Từ Ninh cung?

- Ta chưa từng nghe qua Thái Y viện có ngự y nào trẻ tuổi như vậy.

Thiếu niên vẫn cúi thấp, cử chỉ nghiêm trang.

- Khởi bẩm thái tử điện hạ, phụ thân tiểu thần là ngự y bên cạnh thái hậu, mấy tháng nay phụ thân nhiễm phong hàn nên không tiện rời khỏi phủ, tiểu thần thay phụ thân vào cung bắt mạch và kê thuốc cho thái hậu.

- Tiểu thần không phải người của Thái Y viện, càng không dám nhận tước danh ngự y.

Bàn tay nắm chặt mảnh lụa hồi nãy dần thả lỏng, thanh âm của Lý Đế Nỗ khàn khàn, nhưng lời nói truyền đến tai thiếu niên lại rất rõ ràng.

- Chăm lo cho sức khỏe của thái hậu là chuyện rất quan trọng, phụ thân ngươi lại có thể toàn tâm toàn ý giao cho ngươi, vậy chứng tỏ tư chất ngươi không tệ.

- Xem ra ngươi là đứa trẻ rất biết nghe lời, năm xưa ta chỉ dặn dò một câu... hiện tại đã xuất chúng thế này.

Đôi môi run rẩy, lời nào nên nói, lời nào không nên nói, thiếu niên suy

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

Ẩn QC