ON TAP DLCMDCSVN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ON TAP DLCMDCSVN

1. Cuoc khai thac thuoc dia cua Thuc Dan Phap va tac dong cua no den Viet Nam.

2. Qua trinh tim duong cuu nuoc va vai tro cua NAQ voi su ra doi cua DCSVN

3. Chinh cuong sach luoc van tat (3/2/1930) noi dung, y nghia.

4. Luan cuong chinh tri (10/1930) noi dung, y nghia

5. chu truong chuyen huong chi dao chien luoc 1939-1941

6. Duong loi khang chien chong thuc dan Phap

7. Noi dung chinh cuong Dang lao dong VN (2/1951)

8. Duong loi CM 2 mien 1954-1975

9. Thuc trang dat nuoc toi ki doi moi va chu truong doi moi cua Dang tai Dai Hoi Dang lan thu 6

(1986)

10. Chu truong CNH thoi ki doi moi, thanh tuu va han che

11.Qua trih hinh thanh tu duy cua Dang ve kinh te thi truong va cac quan diem phat trien KTTT thoi ki doi moi

12. Chu truogn xay dung he thong chuyen chinh vo san (1954-1989) va he thong chinhtri cua Dang (1989-nay)

13.Chu truong phat trien nen van hoa moi cua Dang trong thoi ki doi moi. Lien he voi tu tuong HCM ve xay dung nen van hoa moi XHCN

14. Chu truong giai quyet cac van de van hoa xa hoi. Lien he thuc te

15. Duong loi doi ngoai thoi ki doi moi va thuc hien hoi nhap kinh te quoc te cua Dang. Vai tro cua VN trong ASEAN va khu vuc chau A- Thai Binh Duong

                             BAI LAM

1. Cuoc khai thac thuoc dia cua Thuc Dan Phap va tac dong cua no den Viet Nam.

Sau khi hòan thành cuộc bình định , Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất với quy mô lớn , để bóc lột nhân dân Việt Nam , đặt cơ sở thống trị lâu dài .

I. CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT  CỦA THỰC DÂN PHÁP  1897-1914 :

Sau khi hòan thành cuộc bình định , Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất  với quy mô  lớn , để bóc lột nhân dân Việt Nam , đặt cơ sở thống trị lâu dài .

1. Tổ chức bộ máy nhà nước của thực dân Pháp :

* Mục tiêu của cuộc khai thác :

- Chia rẽ các dân tộc Đông Dương .

- Tăng cường áp bức, kìm kẹp  làm giàu cho tư bản Pháp .

-  Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp . 

* Tổ chức bộ máy  nhà nước của thực dân Pháp :

Năm 1887 Pháp lập Liên Bang Đông Dương  .

*Việt Nam bị chia làm ba xứ :

          +  Bắc Kỳ  là xứ  nửa bảo hộ   đứng đầu là Thống sứ Pháp .

          + Trung Kỳ  với chế độ bảo hộ , đứng đầu là Khâm Sứ Pháp .

          + Nam Kỳ  theo chế độ thuộc địa , đứng đầu là Thống đốc Pháp .

          Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh đứng đầu là viên quan người Pháp .

Dưới tỉnh là phủ , huyện , châu , dưới là làng xã do quan chức địa phương cai quản .

* Nhận xét  về hệ thống chính quyền của Pháp :

          + Chặt chẽ , với tay  xuống tận nông thôn .

          + Kết hợp giữa nhà nước thực dân  và phong kiến .

          + Chia Việt Nam thành ba quốc gia riêng biệt  là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ .

          + Tất cả đều  phục vụ cho lợi ích tư bản Pháp .

2. Chính sách kinh tế :vơ vét sức người , sức của ở Đông Dương .

* Nông nghiệp : cướp đoạt ruộng đất của nông dân , bóc lột nông dân bằng địa tô .

* Công nghiệp :

+ Khai thác mỏ ( than, kim loại…) để xuất khẩu .

+ Xây dựng cơ sở sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, xay lúa…

* Thương nghiệp : độc chiếm thị trườngViệt Nam ,về nguyên liệu và thu thuế .

* Giao thông vận tải :được xây dựng để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

* Đặt nhiều loại thuế , bắt phu.

* Nhận xét :

+ Nền kinh tế Việt Nam lạc hậu, phụ thuộc .

+ Tài nguyên thiên  nhiên  bị khai thác triệt để .

+ Nông nghiệp giậm chân tại chỗ .

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt , thiếu hẳn công nghiệp nặng .

3. Chính sách văn hóa , giáo dục :

* Giai đọan đầu , duy trì nền Hán học cũ .

* 1905  cải cách giáo dục , mở trường đào tạo   người Việt phục vụ cho  cai trị  của Pháp.

+ Ấu học  ở xã thôn học chữ Hán và chữ Quốc ngữ .

+ Tiểu học ở phủ, huyện học chữ Hán ,chữ Quốc ngữ và chữ Pháp .

+ Trung học ở tỉnh  học chữ Hán , chữ Quốc Ngữ , chữ Pháp bắt buộc .

Nhận xét :

+ Hạn chế phát triển giáo dục.

+ Duy trì “văn hóa làng” theo hướng “bần cùng hóa” và “ngu   dân hóa”

+ Duy trì thói hư tật xấu.

II. NHỮNG BIẾN CHUYỂN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM .

Dưới tác động của khai thác thuộc địa  xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi :

1. Ở nông thôn  có hai giai cấp cũ :

-Giai cấp địa chủ phong kiến làm tay sai cho Pháp, ngày càng  đông .

-Giai cấp nông dân cực khổ ,làm tá điền, làm phu đồn điền,  làm công nhân ; có ý thức  dân tộc , tham gia các cuộc đấu tranh .

2. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đô thị Việt Nam ra đời  và phát triển ,nên xuất hiện tầng lớp mới  là tiểu tư sản thành thị  , tư sản và công nhân

+ Tầng lớp tư sản : chủ hãng buôn bán nhỏ ; chưa hưởng ứng các cuộc vận động cách mạng .

+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị : chủ xưởng thủ công nhỏ , viên chức, sinh viên ; có ý thức  dân tộc , tích cực tham gia các cuộc vận động cứu nước  đầu thế kỷ XX.

+ Đội ngũ công nhân xuất thân từ nông dân bị bóc lột ,có tinh thần đấu tranh .

3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc :

- Tư tưởng dân chủ tư sản  do ảnh hưởng của cuộc Duy Tân ở Nhật bản truyền vào Việt Nam qua sách báo của Trung Quốc .

2. Qua trinh tim duong cuu nuoc va vai tro cua NAQ voi su ra doi cua DCSVN

QUÁ TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC

Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19-5-1890, quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Lúc nhỏ có tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành. Lớn lên giữa lúc nước mất nhà tan, đau xót trước cảnh lầm than của đồng bào. Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc.

Ngày 5-6-1911. Nguyễn Tất Thành rời đất nước ra đi tìm đường cứu nước, xem các nước làm thế nào rồi trở về giúp đồng bào. Trên lộ trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã trải qua những bước ngoặt lớn.

Một là: Nhận ra hạn chế của các nhà yêu nước đương thời. Nguyễn Ái Quốc rất khâm phục tinh thần yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám, nhưng không đồng ý đi theo con đường của một người nào. Trong khi nhiều người còn ngưỡng mộ cách mạng tư sản, Người đã vượt qua sự hạn chế tầm nhìn của họ, đi tìm con đường cứu nước khác.

Hai là: Tìm ra chỗ hạn chế của cách mạng dân chủ tư sản là những cuộc cách mạng không giải phóng được công nông và quần chúng lao động.

Một cuộc khảo sát có một không hai ở Mỹ, Anh và Pháp đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhận ra là ở đâu cũng có hai loại người: người giàu và người nghèo, người áp bức và người bị áp bức. Càng ngày Người càng hiểu sâu sắc bản chất của chủ nghĩa đế quốc.

Ngày 6-7-1911, Nguyễn Tất Thành đến cảng Mácxây, thấy nhiều phụ nữ nghèo khổ. Nguyễn Tất Thành nói với người bạn “Tại sao người Pháp không “khai hóa” đồng bào của họ trước khi đi “khai hóa” chúng ta?”.

Làm thuê trên chiếc tàu đi vòng quanh châu Phi, tận mắt trông thấy những cảnh khổ cực, chết chóc của người da đen dưới roi vọt của bọn thực dân, Nguyễn Tất Thành nghĩ: Đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu.

Giữa tháng 12-1912, Nguyễn Tất Thành tới nước Mỹ, Người dành một phần thời gian để lao động kiếm sống, còn phần lớn thời gian dành cho học tập, nghiên cứu Cách mạng tư sản Mỹ năm 1776. Khi thăm pho tượng Thần Tự do, Nguyễn Tất Thành không để ý đến ánh hào quang quanh đầu tượng mà xúc động trước cảnh những nô lệ da đen dưới chân tượng.

Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành từ Mỹ sang Anh và cuối năm 1917 trở lại Pháp.

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) giết hại biết bao sinh mạng, phá huỷ vô vàn của cải. Qua đó Nguyễn Ái Quốc càng hiểu thêm bản chất của chủ nghĩa tư bản.

Quá trình nghiên cứu, xem xét Cách mạng tư sản Mỹ (1776) và Cách mạng tư sản Pháp (1789) đã giúp Nguyễn Ái Quốc học hỏi được nhiều điều. Tuy vậy, Người vẫn đánh giá những cuộc cách mạng tư sản là “những cuộc cách mạng không đến nơi”.

Chiến tranh kết thúc, các nước thắng trận họp Hội nghị hoà bình ở Vécxây (Pháp) để chia phần. Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị bản yêu sách 8 điểm. Trong khi chờ đợi giải quyết vấn đề dân tộc tự quyết, Người chỉ đề cập những yêu sách “tối thiểu” và “cấp thiết”. Tổng thống Mỹ Uynxơn (Wilson), tác giả chương trình 14 điểm với chiêu bài dân tộc tự quyết cũng có mặt ở Hội nghị. Nhưng những yêu sách dù khiêm tốn của Người không được Hội nghị đáp ứng.

Sự kiện này đã giúp Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ “chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp bợm lớn...”. Những lời tuyên bố tự do của nhà chính trị tư sản trong lúc chiến tranh thực ra chỉ là những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc. Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình. Đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một đảng tiến bộ hồi bấy giờ, Người có dịp tiếp xúc, hoạt động với nhiều nhà chính trị nổi tiếng ở Pháp. Nguyễn Ái Quốc tìm hiểu và hoạt động trong phong trào công nhân, liên lạc và cùng hoạt động với nhiều nhà cách mạng ở nhiều thuộc địa Pháp.

Ba là: Đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga, đi theo Quốc tế Cộng sản.

Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thắng 1ợi là sự kiện chính trị lớn nhất của thế kỷ XX, mở ra thời đại mới trong lịch sử loài người, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, thời đại thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười đặt ra sự lựa chọn mới đối với những người cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc cho một số ít người hay cho đại đa số người? Độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa tư bản hay độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội?

Khi được biết thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc ngưỡng mộ cuộc cách mạng đó, kính phục Lênin. Người đã tham gia nhiều cuộc vận động ủng hộ nhân dân Nga bảo vệ thành quả cách mạng. Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) ra đời, có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng thế giới. Năm 1920, cuộc đấu tranh giữa hai con đường diễn ra quyết liệt trong nhiều đảng công nhân và ngày trong Đảng Xã hội Pháp: tiếp tục theo Quốc tế thứ hai tức là tiếp tục con đường cải lương hay đi theo Quốc tế thứ ba, con đường cách mạng.

Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Luận cương đã giải đáp trúng những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc đang trăn trở tìm hiểu, giúp Người thấy rõ con đường thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc, nhận rõ lập trường của Lênin và Quốc tế thứ ba khác hẳn với những lời tuyên bố suông của Quốc tế thứ hai. Luận cương của Lênin đã có ảnh hưởng quyết định đến lập trường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tán thành Quốc tế thứ ba, đặt cách mạng giải phóng dân tộc trong quỹ đạo cách mạng vô sản, trở thành một trong những nhà sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

Qua mười năm sống và làm việc ở những nước tư bản phát triển, Nguyễn Ái Quốc không choáng ngợp trước sự giàu có của giai cấp tư sản mà lại nhận thấy chế độ tư bản có nhiều khuyết tật. Người khẳng định dứt khoát chủ nghĩa tư bản không cứu được nước, không cứu được dân. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhanh chóng nhận ra chân lý thời đại: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.

Khác với các nhà yêu nước đương thời, Nguyễn Ái Quốc có một phương pháp nghiên cứu độc lập, tự chủ, sáng tạo, đem lý luận đối chiếu với thực tiễn, lấy mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội làm tiêu chuẩn đánh giá các học thuyết, tiếp thu kinh nghiệm cách mạng thế giới có chọn lọc.

Tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc đã được thể hiện nổi bật trong việc vận dụng học thuyết Mác - Lênin, vạch ra đường lối cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta.

2- Truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin và chuẩn bị thành lập Đảng.

a) Tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp, liên kết cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa với cách mạng vô sản ở các nước đế quốc

Trở thành người Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc bắt tay vào truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về nước. Quá trình đó cũng là quá trình Người từng bước vạch đường lối chiến luợc cho cách mạng Việt Nam.

Tháng 4-1921, khi còn ở Pháp, trong bài báo Đông Dương, Người phê phán sai lầm của một số đảng Cộng sản ở các nước tư bản phát triển “chưa quan tâm đến vấn đề thuộc địa''. Tháng 5 năm đó cũng trong bài báo Đông Dương, Người cho rằng “chế độ cộng sản có áp dụng được ở châu Á nói chung và ở Đông Dương nói riêng”. Người dự đoán “ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”

Tháng 7-1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sĩ cách mạng ở nhiều nước thuộc địa Pháp lập Hội liên hiệp thuộc địa. Tuyên ngôn của Hội do Người khởi thảo đã nêu bật tư tưởng tự lực tự cường: “Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”.

Hội đã ra tờ báo “Người cùng khổ” (Le Paria). Trong truyền đơn cổ động mọi người mua báo, Nguyễn Ái Quốc đã phát triển lời kêu gọi đoàn kết quốc tế của Mác và Lênin: “Lao động tất cả các nước đoàn kết lại!”, Báo “Người cùng khổ” đã tạo “một luồng gió mới thổi đến nhân dân các nước bị áp bức”, “đã làm cho nước Pháp chân chính biết rõ những việc xảy ra trong các thuộc địa”, “đã thức tỉnh đồng bào chúng ta”, “khiến cho đồng bào chúng ta nhận rõ nước Pháp, nước Pháp tự do, bình đẳng, bác ái!”. Ngoài việc viết bài cho báo “Người cùng khổ”, Nguyễn Ái Quốc còn viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân. Người đã dự Đại hội lần thứ nhất và thứ hai của Đảng Cộng sản Pháp. Người tiếp tục chỉ ra sai lầm của Đảng Cộng sản Pháp về vấn đề thuộc địa.

Trong thời gian này, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu viết tác phẩm nổi tiếng Bản án chế độ thực đân Pháp nhằm vạch trần bản chất chủ nghĩa đế quốc và kêu gọi “Dân bản xứ không cam chịu nhục được mãi, phải vùng lên”. Người nêu lên mối quan hệ giữa cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc qua hình ảnh chủ nghĩa đế quốc là một con đỉa hai vòi. Muốn giết con đỉa ấy người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp có giá trị lớn về mặt lý luận, thực tiễn, đồng thời có giá trị về văn học.

Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc phê phán vua Khải Định khi ông ta sang Pháp dự hội chợ thuộc địa. Qua truyện ngắn “Lời than vãn của Bà Trưng Trắc”, vở kịch “Con rồng tre”, Người lên án ông ta là “đớn hèn, bất lực và ngu dốt”, cam tâm làm tôi tớ cho thực dân Pháp.

Giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Pêtơrôgrát (Liên Xô). Ở đó, Người có điều kiện học tập, nghiên cứu sâu sắc hơn chủ nghĩa Mác - Lênin. Người phát triển thêm những quan điểm chính trị của mình đã hình thành ở Pháp. Người tiếp tục tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc. Qua bài Hành hình kiểu Linsơ, Người coi tội ác đó “chiếm vị trí vinh dự trong toàn bộ những tội ác của nền văn minh Mỹ”, Người vạch

trần “chính sách thực đân trá hình” của đế quốc Anh muốn chiếm cả Trung Quốc, phê phán đế quốc Ý đồng lõa với đế quốc Pháp đàn áp phong trào cách mạng ở Bắc Phi.

Tháng 10-1923, Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội lần thứ nhất Quốc tế Nông dân. Đại hội bầu Người vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân và Ban Chấp hành cử Người làm uỷ viên Đoàn chủ tịch. Năm 1924, Người dự các Đại hội của Thanh niên, Phụ nữ quốc tế Công hội đỏ và Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản. Người tiếp tục phê bình thiếu sót của nhiều đảng Cộng sản ở Tây Âu về vấn đề thuộc địa và thẳng thắn nêu thiếu sót đó của cả Quốc tế Cộng sản.

Người rất chú ý nghiên cứu chế độ mới ở Liên Xô. Người nhận rõ lúc này dù thiếu thốn, nhân đân Liên Xô đã đành cho trẻ em những “cái gì tốt nhất”, nhà nước hết sức chăm lo việc giáo dục và y tế cho nhân dân. Người viết nhiều bài báo nêu cao công lao vĩ đại, đạo đức cao cả của Lênin.

Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) làm nhiệm vụ đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản và trực tiếp chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Người cùng với một số nhà cách mạng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, do ông Liêu Trọng Khải (Trung Quốc) làm Hội trưởng và Người làm Bí thư.

b) Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

Tháng 6-1925, từ nhóm cách mạng đầu tiên, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, nhằm tập hợp những thanh niên yêu nước Việt Nam có xu hướng cộng sản chủ nghĩa, chuẩn bị thành lập Đảng. Người mở những lớp huấn luyện cán bộ và ra tờ báo Thanh niên. Phần lớn những thanh niên đã được huấn luyện trở về nước hoạt động và số còn lại sang Liên Xô tiếp tục học tập. Hội đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối cứu nước của Nguyễn Ái Quốc vào công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân.

Năm 1928, Hội đề ra chủ trương “vô sản hoá”, đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền. Chủ trương này có tác dụng rèn luyện những người trí thức tiểu tư sản về lập trường giai cấp công nhân và bước đầu kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

Hội kết nạp ngày càng nhiều hội viên, năm 1928 có 300 hội viên, năm 1929 có 1.700 hội viên, nếu kể cả hội viên dự bị thì có gần 3.000 người. Từ năm 1926 đến năm 1929, Hội có cơ sở ở nhiều trung tâm kinh tế, chính trị trong cả nước, trở thành lực lượng chính trị yêu nước lớn mạnh nhất đất nước, hoàn thành ý định của người sáng lập hội là chuẩn bị tiền đề cho việc thành lập Đảng Cộng sản.

c) Phác thảo đường lối cứu nước

Nguyễn Ái Quốc phác thảo đường lối cứu nước từ năm 1921 và thể hiện tập trung trong tập bài giảng ở lớp chính trị tại Quảng Châu, năm 1927 được in thành sách lấy tên là “Đường Cách mệnh”. Nội dung cơ bản của tác phẩm như sau:

Một là: Chỉ có cách mạng vô sản là cách mạng triệt để, vì lợi ích của đại đa số dân chúng.

Nguyễn Ái Quốc giới thiệu những cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, từ Cách mạng tư sản Mỹ năm 1776 đến Cách mạng tư sản Pháp năm 1789, từ Công xã Paris năm 1871 đến Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và sau khi so sánh cách mạng tư sản với cách mạng vô sản, Người khẳng định: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#trang