Ôn tập ĐỘng vật Học

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

NỘI DUNG ÔN TẬP ĐỘNG VẬT HỌC

 

I)            Động vật nguyên sinh

1.     Trình bày đặc điểm cấu tạo các cơ quan tử thực hiện hoạt động vận chuyển, hoạt động tiêu hóa, cân bằng nội môi của ĐVNS

2.     Trình bày những đặc điểm cơ bản của Trùng chân giả, Trùng roi, Trùng tơ

3.     Vẽ sơ đồ giải thích chu kỳ sinh sản phát triển của Lê dạng trùng, Cầu trùng, Trùng sốt rét

II)        Thân lỗ

1. Phân tích những đặc điểm cấu tạo và sinh học chứng tỏ các động vật Thân lỗ có vị trí trung gian giữa động vật đơn bào và động vật đa bào

III) Ruột khoang

1.     Trình bày đặc điểm cấu tạo cơ bản của ngành Ruột túi. Đặc điểm chính của các lớp trong ngành

IV) Giun dẹp

1.     Trình bày đặc điểm cấu tạo cơ thể của động vật ngành Giun dẹp

2.     Phân tích những đặc điểm chứng tỏ các động vật ngành Giun dẹp thích nghi với lối sống ký sinh

3.     Trình bày những đặc điểm chính của lớp Sán 2 chủ. Vẽ sơ đồ và giải thích chu kỳ sinh sản phát triển của Sán lá ruột lợn hoặc Sán lá gan

4.     Trình bày những đặc điểm chính của lớp Sán dây. Vẽ sơ đồ và giải thích chu kỳ sinh sản phát triển của Sán dây điển hình

V) Giun tròn

     1. Trình bày những đặc điểm cấu tạo cơ thể của ngành Giun tròn

2. Vẽ sơ đồ và giải thích chu kì sinh sản phát triển của Giun đũa ruột lợn

3. Cho ví dụ và giải thích chu kì phát triển của nhóm Giun tròn sinh học

4. Cho ví dụ và giải thích chu kì phát triển của nhóm Giun tròn địa học

VI) Giun đốt

1.     Phân tích những đặc điểm cấu tạo chứng tỏ các động vật Giun đốt có sự tiến hóa cao hơn so với Giun tròn và Giun dẹp

2.     Trình bày đặc điểm cấu tạo hệ vận chuyển và hệ thần kinh của các động vật ngành Giun đốt

3.     Trình bày đặc điểm cấu tạo và vai trò của các dạng xoang cơ thể ở động vật (Vẽ sơ đồ minh họa)

VII) Thân mềm

1.     Trình bày những đặc điểm cấu tạo cơ bản của ngành Thân mềm

2.     Trình bày những đặc điểm cơ bản của các lớp: Chân bụng, Hai vỏ, Chân đầu

VIII) Động vật không xương sống

1.     Trình bày đặc điểm cấu tạo các dạng thận của động vật không xương sống. Mỗi dạng thận đó có ở những ngành nào

IX) Chân khớp

1.     Trình bày đặc điểm cấu tạo hệ cơ quan hô hấp và thần kinh-giác quan của các động vật ngành chân khớp

2.     Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài và xoang cơ thể của ngành Chân khớp. Ý nghĩa sinh học của các đặc điểm cấu tạo đó

3.     Trình bày đặc điểm cấu tạo hệ cơ quan tuần hoàn và vận chuyển của các động vật ngành chân khớp

4.     Phân tích các đặc điểm cấu tạo và sinh học chứng tỏ côn trùng thích nghi với đời sống ở cạn

5.     Trình bày các đặc điểm cấu tạo cơ bản của các động vật lớp Côn trùng. Tầm quan trọng thực tiễn của lớp

6.     Trình bày các đặc điểm cấu tạo cơ bản của các động vật lớp Hình nhện. Tầm quan trọng thực tiễn của lớp

7.     Trình bày những đặc điểm cấu tạo cơ bản của các động vật thuộc lớp Giáp xác. Tầm quan trọng thực tiễn của lớp

 X) Ngành dây sống

1. Phân tích những đặc điểm đặc trưng của các động vật dây sống. Đặc điểm cấu tạo cơ bản của động vật Có bao (Tunicata), động vật Không sọ (Acrania)

XI) Động vật có xương sống

1.     Phân tích đặc điểm cấu tạo các dạng hệ cơ quan Tuần hoàn máu, hệ bài tiết của động vật có xương sống

2.     Phân tích đặc điểm cấu tạo các dạng hệ cơ quan hô hấp, hệ cơ quan vận chuyển của động vật có xương sống (dạng ở nước và dạng ở cạn)

3.     Phân tích những đặc điểm thể hiện sự tiến hóa trong cấu tạo hệ tuần hoàn của động vật có xương sống

1.     Lớp cá

-         Phân tích những đặc điểm chứng tỏ sự thích nghi với đời sống ở nước của các động vật thuộc Liên lớp cá

-         Trình bày những đặc điểm hình thái – cấu tạo ngoài, cơ quan hô hấp và tuần hoàn máu của các động vật liên lớp cá

2.     Lớp Lưỡng cư (Lưỡng thê)

-         Phân tích những đặc điểm cấu tạo và sinh học chứng tỏ Lưỡng thê thích nghi với lối sống ở hai môi trường: Nước và Cạn

-         Trình bày các đặc điểm hình thái – cấu tạo ngoài, cơ quan vận chuyển và hô hấp của các động vật thuộc lớp Lưỡng thê

3.     Lớp Bò sát

-         Phân tích những đặc điểm cấu tạo và sinh học chứng tỏ Bò sát thích ứng hoàn toàn với đời sống ở cạn

4.     Lớp chim

-         Trình bày những đặc điểm hình thái – cấu tạo ngoài, hệ cơ - xương của các động vật lớp chim

-         Trình bày những đặc điểm cấu tạo hệ cơ quan hô hấp và tuần hoàn của lớp Chim

-         Phân tích những đặc điểm chứng tỏ sự thích nghi với đời sống bay lượn của Lớp Chim

-         Trình bày những đặc điểm cơ bản của các phân lớp của lớp Chim. Kể tên 1 số đại diện của mỗi phân lớp

5.     Lớp thú

-         Trình bày những đặc điểm cấu tạo cơ bản của các hệ cơ quan bài tiết, tuần hoàn, tiêu hóa và sinh dục của Lớp Thú

-         Trình bày những đặc điểm cơ bản của các phân lớp của lớp Thú. Kể tên 1 số đại diện của mỗi phân lớp

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

Ẩn QC