ôn tap van hoc ki 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
trò đùa và ngược lại, điều tưởng như đùa ấy lại chính là sự thực. Từ đây, bản thân nhan đề tự nó đã gợi ra cảnh ngộ éo le, sự rẻ rúng của giá trị con người. Chuyện Tràng nhặt được vợ đã nói lên tình cảnh thê thảm và thân phận tủi nhục của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

4. Tình huống truyện:

- Tình huống truyện : Anh Tràng vừa nghèo, vừa xấu lại là dân ngụ cư thế mà lấy được vợ ngay giữa lúc đói khát, ranh giới giữa sự sống và cái chết hết sức mong manh.

-  Tình huống lạ, độc đáo : người như Tràng mà lấy được vợ, thậm chí có vợ theo ! Thời buổi đói khát này, người như Tràng nuôi thân chẳng xong mà dám lấy vợ ! Chẳng phải thế mà việc Tràng có vợ đã tạo ra sự lạ lùng, ngạc nhiên với tất cả mọi người trong xóm ngụ cư, với bà cụ Tứ, thậm chí đã có những thời điểm chính Tràng cũng chẳng thể nào tin được vào điều đó.

- Tình huống truyện không chỉ tạo ra một hoàn cảnh “có vấn đề” cho câu chuyện mà còn nén trong đó ý đồ nghệ thuật của nhà văn đồng thời gợi mở các khía cạnh giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

5. Nhân vật :

5.1 Tràng :

- Tràng là người lao động nghèo, xấu xí nhưng tốt bụng và cởi mở.

-  Là người khát khao hạnh phúc và có ý thức xây dựng, vun đắp cho hạnh phúc.

5.2 Thị (người “vợ nhặt”) :

- Như bao người khác là nạn nhân của nạn đói, “thị” nghèo khổ, rách rưới và tiều tụy.

- Những xô đẩy dữ dội của hoàn cảnh đã khiến người con gái ấy chao chát, đanh đá và có phần thô tục thay vì hiền thục, ý nhị. Chỉ vì miếng ăn mà thị chấp nhận làm “vợ nhặt”.

- Tuy nhiên, ở sâu thẳm bên trong con người này vẫn có một niềm khát khao mái ấm gia đình thực sự. Thị đã trở thành một con người hoàn toàn khác khi là một người vợ trong gia đình.

5.3 Bà cụ Tứ :

- Một người mẹ nghèo khổ, thương con.

- Một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha.

- Một con người lạc quan, có niềm tin về tương lai hạnh phúc tươi sáng.

(Chú ý phân tích diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ khi Tràng đưa vợ về nhà)

à Cả 3 nhân vật đã cho thấy niềm khát khao sống và hạnh phúc, cho thấy niềm tin và hi vọng vào một tương lai tươi sáng hơn ngay trong những thời khắc khó khăn nhất của cuộc sống, khi mà ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Qua các nhân vật này, nhà văn muốn thể hiện một tư tưởng : “Trong cái đói, cái khát ấy con người ta vẫn hướng về sự sống, khát khao sự sống”.

6. Giá trị hiện thực, nhân đạo:

   6.1. Giá trị hiện thực:Truyện đã dựng lại một cách chân thực những ngày tháng bi thảm trong lịch sử dân tộc, đó là khoảng thời gian diễn ra nạn đói năm 1945 :

+ Cái chết đeo bám, bủa vây khắp mọi nơi.

+ Dòng thác người đói vật vờ như những bóng ma.

+ Cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư từ lúc nào.

+ Âm thanh của tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết.

+ Xóm ngụ cư, với những khuôn mặt hốc hác, u tối.

+ Cái đói hiện lên trong từng nếp nhà rúm ró, xẹo xệch, rách nát.

+ Cái đói hiện hình trên khuôn mặt của chị vợ nhặt.

+ Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại.

   6.2. Giá trị nhân đạo:

+ Thái độ đồng cảm xót thương với số phận của người lao động nghèo khổ.

+ Lên án tội ác dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói khủng khiếp.

+ Trân trọng tấm lòng nhân hậu, niềm khao khát hạnh phúc bình dị những người lao động nghèo.

+ Dự báo cho những người nghèo khổ con đường đấu tranh để đổi đời,vươn tới tương lai tươi sáng.

7. Nghệ thuật:

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt.

- Xây dựng nhân vật : n/vật được khắc hoạ sinh động đặc biệt là ngòi bút miêu tả tâm lý nh.vật tinh tế.

- Ngôn ngữ : Bình dị, đời thường nhưng có chắt lọc kỹ lưỡng, có sức gợi và đậm chất Bắc Bộ.

8.Chủ đề :

Qua truyện “Vợ nhặt”, Kim Lân muốn khẳng định : trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, ngay cả khi cái chết liền kề, những người dân lao động nghèo khổ, lương thiện vẫn yêu thương, đùm bọc lấy nhau, vẫn khát khao mái ấm hạnh phúc gia đình và hy vọng vào một cuộc sống mới tốt đẹp hơn

MỘT SỐ VÀ ĐÁP ÁN TIÊU BIỂU

Đề 1: Tinh thần nhân đạo của ngòi bút của Kim Lân qua truyện ngắn Vợ nhặt

Đề 2: Phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Vợ nhặt

Đề 3: Anh/chị hãy nêu tóm tắt tình huống “nhặt vợ” trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân, từ đó nhận xét về thái độ của nhà văn đối với con người và thực trạng xã hội đương thời được bộc lộ qua tình huống truyện độc đáo này.

Đề 4: Phân tích tâm trạng của bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt.

Đề 5: Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống của các nhân vật: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt.

Đề 6: Phân tích nhân vật và diễn biến tâm trạng các nhân vật Tràng, người đàn bà “vợ nhặt”, bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt để làm nổi bật giá trị hiện thực sâu sắc và ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm.

Gợi ý

Đề 1.

    Tinh thần nhân đạo qua truyện ngắn Vợ nhặt.

    A. Yêu cầu:

    1. Phân tích Vợ nhặt để chỉ ra được những biểu hiện của tinh thần nhân đạo ở ngòi bút Kim Lân.

    2. Thấy được tấm lòng, cái nhìn ấm áp, tin tưởng của nhà văn với cuộc đời, với con người.

    B. Nội dung chính cần có:

    1. Giới thiệu khái quát:     

    - Kim Lân (1920) là cây bút đặc sắc của văn học Việt Nam hiện đại về phong tục và đời sống làng quê. Kim Lân chỉ viết một thể loại: truyện ngắn, một đề tài: làng quê. Nhưng ông có những đóng góp đáng kể cho truyện ngắn ở đề tài này.

    - Vợ nhặt thực chất là một chương trong tiểu thuyết Xóm ngụ c (1946), được Kim Lân viết lại sau hoà bình, in trong tập Con chó xấu xí. Vợ nhặt hấp dẫn người ta vì lòng nhân ái, tình thương giữa con người với con người trong hoàn cảnh khốn cùng.

    2. Tinh thần nhân đạo của Kim Lân qua Vợ nhặt.

    a) Nhà văn thể hiện được những tình cảm đẹp đẽ, hồn nhiên, nhân hậu của những người lao động.                  

    - Ngay trong cái đói chết người - con người vẫn đến với nhau bằng lòng vị tha cao cả, tình người ấm áp (thái độ của Tràng với người đàn bà, sự cảm thông an ủi của bà cụ Tứ với cô con dâu)

    - Trong hoàn cảnh khốn cùng nhất, người ta vẫn cư xử với nhau thật lễ nghĩa (Tràng mời mẹ ngồi lên giường để thưa chuyện vợ con. Bà cụ Tứ phàn nàn không có dăm ba mâm mời họ hàng làng xóm).

    b) Nhà văn phát hiện lòng lạc quan yêu đời, khát khao hạnh phúc của người lao động.

    - Giữa cái đói, cái chết bám chặt lấy con người, Tràng lấy vợ. Họ không chết. Trụ lại được và còn vượt lên chuẩn bị cho cuộc sống tương lai. Thật là một sức sống không ngờ.

    - Lòng lạc quan yêu đời luôn tiềm ẩn trong những người lao động bình dị, trong bất kì hoàn cảnh nào, dù kề bên cái chết, những người lao động vẫn khát khao hạnh phúc, hướng tới tương lai (phân tích không khí sôi động của xóm ngụ cư khi Tràng về nhà cùng người đàn bà lạ. Tâm trạng phởn phơ khác thường của Tràng, câu chuyện của 3 mẹ con trong ngày đói chết mà toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này…)

    c) Kim Lân tố cáo tội ác của giai cấp thống trị đẩy con người vào tình trạng khốn cùng

    - Nạn đói khủng khiếp đã bao phủ lên khắp các làng quê một không khí ảm đạm, chết chóc, thê lương (người chết nằm còng queo như ngả rạ. Tiếng quạ thê thiết trên bầu trời. Tiếng hờ khóc ngời chết dưới mặt đất.)

    - Số phận con người bị đẩy vào tình trạng khốn cùng, bị rẻ rúng như đồ vật (có thể nhặt được), thậm chí bị đẩy xuống hàng súc vật (ăn cả thứ cám heo)

    d) Nhà văn đã đứng hẳn về phía người lao động bênh vực, bảo vệ họ, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho họ   

    - Thương yêu con người, Kim Lân không chỉ tố cáo tội ác của kẻ thù chà đạp lên quyền sống của con người mà còn đứng ra bênh vực, bảo vệ nhân phẩm cho họ (chú ý sự thay đổi tính cách của các nhân vật ở cuối tác phẩm và dụng ý của nhà văn).

    - Nhà văn tin tưởng, hi vọng vào một tương lai tươi sáng cho cuộc đời của những người lao động (thời điểm mở đầu và kết thúc câu chuyện, hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng cuối tác phẩm)

    3. Đánh giá chung:                               

    - Tinh thần nhân đạo của Kim Lân là điểm tựa vững chắc cho tình huống truyện độc đáo nhưng cũng đầy bấp bênh cuả Vợ nhặt. Nó chứng tỏ Kim Lân vừa có tài vừa có tâm, vừa có tay nghề vững, vừa có lòng nhân ái cao cả.

    - Vợ nhặt cho thấy cách nhìn đời, nhìn ngời ấm áp nhân hậu của Kim Lân, niềm tin của ông với những khát vọng chân chính của con người. Tất cả những điều đó cùng với một nghệ thuật truyện ngắn già dặn làm cho Vợ nhặt trở thành một thành tựu đáng kể của nền văn học Cách mạng.

    Đề 2. Giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn Vợ nhặt.

    1. Giới thiệu ngắn về tác giả, tác phẩm:

    - Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân và của văn học Việt Nam sau 1945. Truyện được in trong tập Con chó xấu xí (1962).

    - Vợ nhặt có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Thông qua tình huống "nhặt vợ" ngồ ngộ mà đầy thương tâm, tác giả đã cho ta thấy được nhiều điều về cuộc sống tối tăm của những người lao động trong nạn đói 1945 cũng như khát vọng sống mãnh liệt và ý thức về nhân phẩm rất cao của họ.

    2. Giải thích khái niệm:

    Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của con người, sự nâng niu, trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của nó.

    3. Phân tích giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm với các biểu hiện chính:

    a) Tác phẩm bộc lộ niềm xót xa, thương cảm đối với cuộc sống bi đát của ngời dân nghèo trong nạn đói, qua đó tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân, phát xít đối với nhân dân ta(điểm qua các chi tiết miêu tả xóm ngụ cư trong nạn đói: những xác chết gây gây, những khuôn mặt u ám, những dáng ngồi ủ rũ, những nỗi lo âu...).

    b) Tác phẩm đi sâu khám phá và nâng niu trân trọng khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống của con người. Cần làm rõ:

    - Những khao khát hạnh phúc của Tràng (cái "tặc lỡi" có phần liều lĩnh, cảm giác mới mẻ "mơn man khắp da thịt", những sắc thái khác nhau của tiếng cười, sự "tiêu hoang" (mua hai hào dầu thắp), cảm giác êm ái lửng lơ sau đêm tân hôn...).

    - Ý thức bám lấy sự sống rất mạnh mẽ ở nhân vật "vợ nhặt" (chấp nhận "theo không" Tràng, bỏ qua ý thức về danh dự).

    - Ý thức vun đắp cho cuộc sống ở các nhân vật (bà cụ Tứ bàn về việc đan phên ngăn phòng, việc nuôi gà; mẹ chồng, nàng dâu thu dọn cửa nhà quang quẻ...).

    - Niềm hy vọng về một cuộc đổi đời của các nhân vật (hình ảnh lá cờ đỏ vấn vương trong tâm trí Tràng...).

    c) Tác phẩm thể hiện lòng tin sâu sắc vào phẩm giá, vào lòng nhân hậu của con người. Cần làm rõ:

    - Cái đẹp tiềm ẩn của Tràng: sự thông cảm, lòng thương người, sự hào phóng, chu đáo (đãi người đàn bà bốn bát bánh đúc, mua cho chị ta cái thúng con, cùng chị đánh một bữa thật no nê), tình nghĩa và thái độ trách nhiệm...

    - Sự biến đổi của người "vợ nhặt" sau khi theo Tràng về nhà: vẻ chao chát, chỏng lỏn ban đầu biến mất, thay vào đó là sự hiền hậu, đúng mực, sự mau mắn trong việc làm, sự ý tứ trong cách cư xử...

    - Tấm lòng nhân hậu của bà cụ Tứ: thương con rất mực, cảm thông với tình cảnh của nàng dâu, trăn trở về bổn phận làm mẹ, cố tạo niềm vui trong gia đình giữa cảnh sống thê thảm...

    4. Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm:

         Điểm đáng nói nhất về giá trị nhân đạo của tác phẩm này là niềm tin tởng sâu sắc vào con người lao động, vào bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của họ. Tình cảm nhân đạo ở đây rõ ràng có nét mới mẻ so với tình cảm nhân đạo được thể hiện trong nhiều tác phẩm của văn học hiện thực trước cách mạng.

Đề 3. Các ý chính:

    1. Tóm tắt tình huống truyện: có thể tóm tắt theo nhiều cách nhưng nhất thiết phải nêu được các ý sau:

    1.1. Vốn là một anh chàng dân ngụ cư, xấu trai, ế ẩm lại nghèo, thế mà Tràng đã "nhặt" được vợ một cách ngẫu nhiên quá dễ dàng chỉ bằng mấy câu hát, mấy lời bông đùa "tầm phơ tầm phào", mấy bát bánh đúc riêu cua...

    1.2. Tràng lại "nhặt" được vợ trong một hoàn cảnh trớ trêu: giữa lúc nạn đói khủng khiếp đang xảy ra, đe doạ cuộc sống của mọi người. Bản thân Tràng làm lụng nuôi thân mình và mẹ già đã khó, nay lại "đèo bòng" thêm một người vợ "nhặt". Trước tình cảnh ấy, việc Tràng "nhặt" được vợ không biết là nên mừng hay nên lo, là may hay là rủi...?

    Đó thực sự là một tình huống nghệ thuật độc đáo.

    2. Nhận xét, phân tích thái độ của tác giả bộc lộ qua tình huống truyện

    2.1. Kim Lân đã thể hiện thái độ cảm thông sâu sắc và tấm lòng trân trọng chân tình đối với người lao động. Ông thực sự xót xa, ái ngại trớc cảnh con người bị rẻ rúng, đói khổ và cái chết bủa vây. Hơn thế, ông còn khẳng định được những phẩm chất đáng chân trọng của những người lao động như Tràng, mẹ Tràng... Dù trong hoàn cảnh sống ngặt nghèo, tối tăm đến thế nào họ vẫn khát khao có một tổ ấm gia đình để được thương yêu, chia sẻ và có trách nhiệm với nhau; họ vẫn hy vọng vào một cái gì tốt đẹp hơn ở tương lai. (Đây là cái nhìn nhân đạo của Kim Lân).

    2.2. Nhà văn còn thể hiện một thái độ phê phán sâu sắc đối với thực trạng xã hội bây giờ. Đó là thực trạng xã hội - trong đó trực tiếp là bọn phát xít Nhật và thực dân Pháp - đã đẩy con người đến bước đường cùng, đến chỗ liều lĩnh; cái giá của con người thật rẻ mạt, người ta có thể "nhặt" được một cách dễ dàng giữa đường giữa chợ. Cảnh chết chóc, đói khát diễn ra như một cơn ác mộng kinh hoàng... (Đây là cái nhìn hiện thực của Kim Lân).

Đề 4: Phân tích tâm trạng của bà cụ Tứ trong truyện ngắn“Vợ nhặt” của Kim Lân.

Bà cụ Tứ vốn là một nông dân từng trải, trung hậu. Cụ hiểu rõ hoàn cảnh của gia đình mình; Con trai mình trong những ngày tháng bị cái đói hành hạ ghê ghớm.

Khi trông thấy người đàn bà ở trong nhà với con mình, bà cụ Tứ vô cùng ngạc nhiên “Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong nhà nhỉ? (…) Sao lại chào mình bằng u (…) Ai thế nhỉ? (…) Ô hay, thế là thế nào nhỉ?”. Đến lúc biết được người đàn bà kia chính là vợ của con trai mình, tâm trạng của bà cụ diễn biến khá phức tạp, phong phú.

Trước hết, nghĩ đến cảnh túng thiếu, đói khát của gia đình mình cụ Tứ thấy tủi thân, tủi phận. Cụ ý thức rất rõ lấy vợ cho con trai lẽ ra phải thế này, thế nọ; nhưng cái khó bó cái khôn nên chỉ còn cách nghĩ ngợi tủi thân, tủi phận. Rồi cụ thương con đẻ, thương đến cả con dâu. Cụ biết duyên cớ vì đâu người ta phải theo con mình (“Bà lão nhìn người đàn bà lòng đầy thương xót”, và cụ nói với vợ chồng Tràng “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá”).

Việc Tràng “nhặt” được vợ vừa là nỗi buồn rầu lo lắng, vừa là niềm vui mừng của bà lão tội nghiệp này. Mừng vì người con thô lậu, quê kệch đã có vợ. Lo vì đúng lúc đói khát, chết chóc này, liệu lấy gì mà nuôi nhau. Tuy vậy, dẫu sao niềm vui vẫn nhiều hơn. Bà lão “tươi tỉnh khác hẳn ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn quét tước nhà cửa”. Đến bữa ăn, bà cụ Tứ nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này. Cụ cố giấu cái lo, động viên các con “nhà ta thì còn nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông trời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì con cái chúng mày về sau”.

Nhưng “nghĩ ngợi mãi”, “bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt chảy xuống ròng ròng”. Bởi bà cụ nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út, nghĩ đến cuộc đời khổ cực của mình, nghĩ đến tương lai của con trai và con dâu… và chẳng thể thoát ra khỏi không khí chết chóc đang bủa vây xung quanh.

Qua diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ. Chúng ta có thể nhận thấy biệt tài phát hiện và miêu tả tâm lí một cách chân thật và sắc sảo của Kim Lân. Điều này có tác dụng to lớn, khắc hoạ rõ nét chủ đề của tác phẩm: cho dù phải sống trong một tình thế hết sức bi đát, bà cụ Tứ nói riêng và những người lao động nói chung vẫn hướng tới tương lai, vẫn khao khát một mái ấm gia đình.

 Đề 5. Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống ở các nhân vật: Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân).

    1. Giới thiệu chung

    - Kim Lân từng sáng tác trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhưng chỉ sau 1945, ông mới thực sự có vị trí trong nền văn học Việt Nam. Ông viết không nhiều, nhưng đã đạt được những thành công đáng kể, đặc biệt là về đề tài nông thôn.

    - Vợ nhặt của Kim Lân (in trong tập Con chó xấu xí - 1962) là tác phẩm đặc sắc viết về nạn đói khủng khiếp năm ất Dậu. Trên cái nền tăm tối ấy, nhà văn đã miêu tả cảnh ngộ của những con người nghèo khổ ở xóm ngụ cư với cái nhìn nhân hậu, phát hiện ở họ vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống.

    2. Phân tích cụ thể

    Vợ nhặt tái hiện một bức trang cuộc sống rất bi thảm. Nạn đói hoành hành dữ dội. Người chết như ngả rạ. Người sống thì lay lắt bên bờ vực thẳm. Thế nhưng, qua các nhân vật chính trong tác phẩm, tác giả lại cho ta thấy rằng: ngay trong hoàn cảnh khốn cùng, những con người này vẫn không mất đi những nét đẹp vốn có của họ.

    a) Tràng

    - Thái độ của Tràng đối với người đàn bà xa lạ đói rách là biểu hiện của tình người đẹp đẽ trong một hoàn cảnh đói nghèo, cùng quẫn: cưu mang người cùng cảnh ngộ (chi tiết Tràng mời người đàn bà một bữa bánh đúc rồi chấp nhận việc chị ta theo mình về nhà dù cảm thấy hơi "chợn"); nảy sinh những tình cảm mới mẻ, những cảm giác lạ lùng (các chi tiết: trên đường về, Tràng đã nhận thấy tình nghĩa đối với người đàn bà đi bên, bối rối trước nỗi buồn của chị ta…).

    - Sau tình huống nhặt vợ, niềm hi vọng vào cuộc sống đã thể hiện rõ rệt ở Tràng: vui sướng trước hạnh phúc bất ngờ (phân tích ý nghĩa chi tiết mua dầu để thắp, ý nghĩa những cái cười của Tràng: bật cười, cười tươi…); gắn bó hơn với gia đình, nghĩ về trách nhiệm của bản thân (thấm thía cảm động, vui sướng phấn chấn, thấy mình nên người và nhận ra bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này…); nghĩ tới sự đổi thay của cuộc sống dù chưa ý thức đầy đủ (thoáng trong đầu óc Tràng hình ảnh đoàn người đói kéo nhau đi trên đê với lá cờ đỏ phấp phới…).

    b) Người vợ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net