Mở bài+dẫn dắt sóng, vợ chồng a phủ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

SÓNG                                     

                                Làm sao sống được mà không yêu

                                Không nhớ không thương một kẻ nào"

( Bài thơ tuổi nhỏ – Xuân Diệu)

Có lẽ đó là lý do tình yêu đôi lứa được đưa rất nhiều vào trong thơ ca và nghệ thuật, trở thành nguồn cảm hứng bất tận với nhiều thi nhân.Trên diễn đàn văn học, có không ít những nhà văn, nhà thơ từng viết về chủ đề tình yêu nhưng có lẽ xuất sắc nhất phải kể đến 2 cây bút thơ tình của nền văn học Việt Nam, đó là Xuân Diệu và Xuân Quỳnh. Nếu như Xuân Diệu từng làm mưa làm gió khi đặt tất cả dấu ấn tình yêu mãnh liệt của mình với "Biển" thì Xuân Quỳnh – một nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thể hiện tình cảm người con gái qua hình tượng sóng trong tác phẩm cùng tên. Bài thơ được coi là linh hồn của tập "Hoa dọc chiến hào", được tác giả viết vào năm 1967 nhân chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền.

·       Em trở về đúng nghĩa trái tim em

·       Là máu thịt đời thường ai chẳng có

·       Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa

·       Nhưng cũng yêu anh cả khi chết đi rồi"

Đó là lời thơ Xuân Quỳnh viết về niềm hạnh phúc đắm say của một người phụ nữ khi được yêu và hết lòng với người mình yêu trong "Tự hát". Trong vốn thơ Xuân Quỳnh, ta bắt gặp rất nhiều bài thơ viết về những trăn trở, suy tư thổn thức của nữ sĩ về tình yêu. Bên cạnh những dòng thơ dạt dào xúc cảm trong "Tự hát", "Sóng" được xem là một bài thơ ấn tượng mà nhà thơ dùng hình ảnh về con sóng nơi biển cả để gửi gắm những chiêm nghiệm về thế giới thần bí khó lý giải sâu thẳm bên trong tâm hồn người con gái.

VỢ CHỒNG A PHỦ

Tây Bắc là mảnh hồn thiêng của sông núi, là miền đất hứa có khả năng sản sinh ra những năng lượng dồi dào truyền cảm hứng nghệ thuật cho biết bao nhà văn, nhà thơ làm nên tên tuổi trên diễn đàn văn chương Việt Nam . "Người mẹ của hồn thơ" ấy đã phả hồn vào bao trang sách đẹp của Chế Lan Viên, đã lấp lánh "chất vàng mười" trong hình tượng trong người lái đò của cụ Nguyễn Tuân và thả vào trang viết của Tô Hoài những nét đẹp chân thực không thể phai mờ của con người lao động . Điều đó được tác giả thể hiện rõ nhất thông qua hình tượng nhân vật Mị với khao khát về cuộc sống tự do, hạnh phúc và sức sống tiềm tàng mãnh liệt mà không thế lực nào có thể dập tắt.

Nếu những nhà văn hiện thực phê phán chỉ thấy con người là nạn nhân bất hạnh của hoàn cảnh thì các nhà văn cách mạng bao giờ cũng phát thiện hiện ra sức mạnh phục sinh trong tâm hồn của những con người cùng khổ. Đến với "vợ chồng A phủ" của Tô Hoài, độc giả sẽ nhìn thấy nếu như có một hoàn cảnh làm tê liệt bóp chết sức sống của Mị thì chắc cũng có một hoàn cảnh giúp Mị hồi sinh tâm hôn mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#full