phan 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1:nhiệm vụ và đặc điểm chiến thuật của tàu TL

1. Nhiệm vụ:

- Tiêu diệt các nhóm tàu chiến đấu, các tàu đổ bộ, đoàn tàu vận tải có hộ tống của địch trong chống đổ bộ đường biển.

- Đánh phá giao thông trên biển của địch.

- Tiêu diệt các nhóm tàu tiến công của địch để bảo vệ cho các nhóm tàu đổ bộ, các đoàn tàu vận tải của ta ở ven bờ.

- Tiêu diệt các nhóm tàu thả, quét thuỷ lôi và các tàu hoạt động riêng lẻ khác của địch.

Ngoài những nhiệm vụ chủ yếu trên, tàu tên lửa còn được sử dụng để: trinh sát chiến thuật, chỉ thị mục tiêu, cảnh giới, tiến công các mục tiêu trên bờ, bến cảng của đối phương....

2. đặc điểm chiến thuật

Các tàu tên lửa của ta hiện nay được trang bị các tổ hợp tên lửa P15,P21, P22, có những đặc điểm chiến thuật sau :

Ưu điểm:

- Khả năng cơ động cao, có ưu thế về tốc độ so với các tàu vận tải và tàu đổ bộ (2-2,5 lần) và các tàu chiến đấu cỡ lớn (1,3 -1,5 lần) của đối phương. Điều đó đó cho phép tàu tên lửa nhanh chóng chiếm vị trí hoả lực có lợi để tiến công hay né tránh đòn tiến công của đối phương .

- Trang bị tên lửa tương đối mạnh, có khả năng bắn loạt tới 16 quả trên 1 hướng, cho phép tàu tên lửa có thể tiến công các mục tiêu có khả năng phòng không mạnh.

- Mớn nước nông, kích thước nhỏ; do vậy dễ sử dụng tàu tên lửa ở những khu vực địa hình và điều kiện hàng hải phức tạp, có thể neo đậu ở các vị trí sát vách đảo, cửa sông.., thuận lợi cho việc ngụy trang, giữ bí mật và tạo yếu tố bất ngờ khi tiến công tàu địch; đồng thời hạn chế khả năng bị phát hiện và sát thương do bom, tên lửa điều khiển của địch.

- Tên lửa P21, P22 có trần bay thấp (25-50-250 m), gây khó khăn cho địch phát hiện và chống trả. Ngoài ra các loại tên lửa của ta còn có khả năng chống nhiễu tương đối tốt do đầu tự dẫn có nhiều tần số và chế độ làm việc.

Nhược điểm :

- Khả năng đi biển và bán kính hoạt động hạn chế, chỉ sử dụng tên lửa trong điều kiện sóng nhỏ hơn cấp 4 –5.

- Khả năng phòng không của tàu tên lửa yếu, do đó cần có sự yểm trợ trên không cho tàu tên lửa trong hoạt động chiến đấu.

- Trang bị pháo nhỏ (nhất là đối với tàu 205) do vậy khó đánh trả cáctàu pháo của địch được trang bị các loại pháo 40 - 76mm trở lên.

- Tầm bắn của tên lửa P15 hạn chế (40 km), rất khó khăn khi chiến đấu với các tàu địch được trang bị tên lửa Harpoon (130 km). Trần bay của tên lửa P15cao(100-200-300 mét), do vậy dễ bị địch phát hiện sớm và chống trả.

Câu 2: Các phương pháp triển khai chiến thuật của biên đội tàu TL? Trình bày phương pháp triển khai chiến thuật so với địch vẽ hình

Biên đội tàu TL Triển khai chiến thuật của các nhóm đột kích tàu tên lửa và các nhóm bảo đảm có thể thực hiện bằng 2 phương pháp cơ bản:

- Triển khai chiến thuật so với địch.

- Triển khai chiến thuật so với tàu chuẩn (tàu CH):

* Triển khai chiến thuật so với địch :

- Điều kiện áp dụng: khi đến thời điểm triển khai chiến thuật, NCH đã có đầy đủ các số liệu về địch (như vị trí, các yếu tố vận động,...)do lực lượng trinh sát cung cấp

- Nội dung: nội dung chủ yếu của phương pháp này là các nhóm đột kích và nhóm bảo đảm chiếm lĩnh vị trí được chỉ định so với mục tiêu, đánh vào đúng thời gian đã định. [Các vị trí này được quy định bằng phương vị (mặt quạt phương vị) và khoảng cách (hoặc dải khoảng cách) so với địch] (vẽ hình 7-2).

Câu 3: xác định vị trí triển khai chiến thuật và vị trí hỏa lực của biên đội tàu TL?

1. vị trí TKCT biên đội tàu TL

- Khái niệm: vị trí triển khai chiến thuật tàu tên lửa là vị trí mà ở đó các TCT, các nhóm bảo đảm bắt đầu vận động để xây dựng đội hình chiến đấu, chiếm các vị trí hỏa lực và các vị trí chiến đấu của mình.

- Yêu cầu của vị trí TKCT: phải bảo đảm cho các TCT có thể nhanh chóng cơ động chiếm được vị trí hỏa lực có lợi trong thời gian đã định trước, xây dựng đội hình phóng tên lửa và gây khó khăn cho địch né tránh đòn tiến công bằng tên lửa của các tàu tên lửa.

- Cách chọn vị trí TKCT

Vị trí TKCT được xác định bằng góc mạn mục tiêu và khoảng cách đến chúng:

Thông thường: + GK= 00¸600P(T).

+ D (P15³ 300 ¸ 400 liên); ( P21,22³ 500 ¸ 550 liên); (Uran:....)

2. Vị trí hỏa lực biên đội tàu tên lửa

- Khái niệm: Vị trí hỏa lực tàu tên lửa là khu vực mà ở đó tàu tên lửa vận động trên hướng chiến đấu và tiến hành phóng tên lửa

- Yêu cầu

Phương vị của vị trí hỏa lực phải bảo đảm sao cho thuận lợi cho tàu tên lửa cơ động và phóng tên lửa, an toàn chúng và tránh được nhiễu lẫn nhau.thông thường GK= 00¸ 600P(T)

Khoảng cách của vị tríhỏa lực phải nằm trong tầm đi xa nhất mà tên lửa có thể bay (tra bảng) và ngoài tầm pháo và tên lửa phòng không đa năng của địch.

Phải có vị trí hoả lực chính và vị trí hoả lực dự bị.

- Cách chọn

Vị trí hoả lực của tàu tên lửa được xác định bằng góc mạn của mục tiêu GK và khoảng cách đến chúng.

+ Về góc mạn của mục tiêu GK :

Có thể phóng tên lửa ở bất kỳ góc mạn nào của mục tiêu, song nên chọn vị trí hoả lực ở các góc mạn nhọn và góc mạn trung bình của mục tiêu là tốt nhất. ơỷ các góc mạn này địch khó phát huy hết các phương tiện hoả lực phòng không đế đánh trả các loạt tên lửa có cánh của ta và gây khó khăn cho địch né tránh các đòn tiến công của các tàu tên lửa.

+ Về khoảng cách đến mục tiêu .

¨ Khi bắn bằng thông số của radar tàu D:

- Tàu trang bị P15:- Các mục tiêu lớn (KT,HV): D= 120 ¸ 170liên

205- Các mục tiêu nhỏ: D= 90¸ 120liên

- Tàu trang bị P21,22:- Các mục tiêu lớn (KT,HV): D= 230 ¸240liên

1241RE- Các mục tiêu nhỏ: D= 130 ¸ 170liên

- Tàu trang bị Uran: - Các mục tiêu lớn (KT,HV): D= ... ¸ ....liên

205- Các mục tiêu nhỏ: D= ...¸ ....liên

¨ Khi bắn bằng chỉ thị mục tiêu:không lớn hơn tầm đi xa nhất của tên lửa

- D- P15£ 40 km ¸ 215 liên

- D- P21,22£ 80 km ¸ 430 liên.

- D- PUran.........£ liên.

 Câu 4: nhiệm vụ và đặc điểm chiến thuật của tàu ngư lôi? Khi chọn mục tiêu tiến công của tàu ngư lôi cần chú ý những vấn đề gì?

1. Nhiệm vụ

Căn cứ vào khả năng cơ động và tầm hoạt động, tàu ngư lôi có thể độc lập hoặc hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác của hải quân, nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau :

- Đánh phá vận chuyển trên biển của địch.

- Tiêu diệt các tàu mặt nước, các phương tiện đổ bộ của địch tại khu vực đổi tàu, khu vực đổ bộ… trong chiến dịch chống đổ bộ đường biển.

- Bảo vệ giao thông ven biển và các đội tàu đổ bộ của ta khỏi bị tàu mặt nước địch tiến công.

Ngoài ra, tàu ngư lôi còn được sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ: trinh sát chiến thuật, bảo đảm chiến đấu cho biên đội tàu mặt nước cũng như các lực lượng khác của hải quân, tuần tiễu, thả các chướng ngại thuỷ lôi tiến công và phòng thủ, đưa các nhóm trinh sát và phá hoại lên bờ của địch…

2. Đặc điểm chiến thuật của tàu ngư lôi

Tàu ngư lôi là một bộ phận trong thành phần của lực lượng đột kích Hải quân Việt nam, bao gồm các kiểu 206 M và 206ME ( trang bị ngư lôi 53- VA).

*Ưu điểm

- Kích thước nhỏ, khả năng cơ động cao…, có thể phát hiện các tàu lớn của địch ở cự ly lớn hơn (khoảng 30 - 40%) so với cự ly mà tàu địch có thể phát hiệùn nó. Điều đó cho phép tàu ngư lôi hoạt động bí mật và bất ngờ, hạn chế khả năng bị sát thương bởi tên lửa và bom điều khiển của tàu và máy bay địch.

- Có thể sử dụng tập trung nhiều tàu ngư lôi trên một hướng để tiến công mục tiêu nên có thể vượt qua sự đánh trả của địch, nâng cao hiệu quả sử dụng ngư lôi

- Có thể thả thuỷ lôi phòng thủ và tiến công.

- Có thể phối hợp chiến đấu với tàu tên lửa, tàu pháo và các đơn vị tên lửa -pháo bờ khi tiến công mục tiêu trên biển.

- Có khả năng trú đậu ở những khu vực có độ sâu nhỏ, dễ phân tán và ngụy trang khi có nguy cơ bị địch đánh phá.

* Nhược điểm

- Tầm bắn ngư lôi nhỏ, nên khi tàu ngư lôi tiến vào chiếm vị trí phóng lôi phải thường nằm trong vùng tầm bắn có hiệu quả của vũ khí tàu địch, do đó dễ bị sát thương.

- Trang bị pháo cỡ nhỏ nên khó đánh trả tàu pháo địch.

- Khả năng phòng không yếu, đòi hỏi phải bảo đảm phòng không cho tàu ngư lôi khi hoạt động chiến đấu.

- Sức chịu đựng sóng gió kém nên khó hoạt động khi thời tiết xấu.

3. khi sử dụng chiến đấu tàu ngư lôi cần chú ý

Khả năng cơ động và kích thước của mục tiêu đánh. Vì 2 yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn tới việc sử dụng ngư lôi tự dẫn, nếu kích thước của mục tiêu nhỏ và khả năng cơ động cao thì hiệu quả chiến đấu sẽ không cao.ngược lại kích thước mục tiêu lớn và khả năng cơ động thấp thì sẽ đạt được xác suất tiêu diệt mục tiêu lớn. Vì ngư lôi chủ yếu đánh vào phần chìm của mục tiêu mà mục tiêu càng lớn thì phần chìm càng sâu, tiếng ồn càng lớn khả năng cơ động kém.

Câu 5: vị trí triển khai chiến thuật, vị trí xuất phát tiến công và vị rí phóng ngư lôi tự dẫn của biên đội tàu ngư lôi?

1.vị trí triển khai chiến thuật của biên đội tàu ngư lôi

* Khái niệm

Vị trí TKCT của biên đội tàu ngư lôi là vị trí chuyển biên đội từ đội hình hành quân (hoặc đội hình tìm kiếm) sang đội hình chiến đấu

* Yêu cầu:

Khi chọn hình thức cơ động và vị trí triển khai của biên đội tàu ngư lôi phải tính toán sao cho luôn giữ được thông tin chặt chẽ giữa các nhóm đột kích (TCT) và các nhóm bảo đảm của biên đội, đồng thời phải ở ngoài vùng sát thương của vũ khí địch.(đây cũng là yêu cầu của biên đội tàu ngư lôi trong TKCT)

* Cách chọn vị trí TKCT tàu ngư lôi

Vị trí triển khai chiến thuật của biên đội tàu ngư lôi được xác định bằng góc mạn của mục tiêu (GK) và cự ly đến mục tiêu (D) .

- Chọn góc mạn mục tiêuGK

Nên chọn trong phạm vi mặt quạt phía trước với Gk = 40­­0 +- 600 để cho các NĐK và các NBĐ chiếm vị trí có lợi trong thời gian ngắn nhất

- Chọn cự li D

Khi biên đội tàu ngư lôi hành quân tiếp cận khu vực chiến đấu trong đội hình chung, triển khai chiến thuật được bắt đầu ở vị trí thường cách địch khoảng 200 liên.ở cự ly này, đảm bảo cho biên đội tàu ngư lôi chuyển sang đội hình chiến đấu ở ngoài tầm quan sát của Radar địch và bảo đảm bí mật khi vận động chiếm lĩnh vị trí xuất phát tiến công.

2. Vị trí xuất phát tiến công

-. Khái niệm:

Vị trí xuất phát tiến công của tàu ngư lôi là vị trí các nhóm đột kích (TCT) bắt đầu cơ động vào chiếm vị trí phóng ngư lôi.

- .Yêu cầu đối với vị trí xuất phát tiến công

- Ngoài tầm phát hiện của radar, vũ khí pháo và tên lửa đa năng của địch.

- Nằm trong tầm phát hiện của các phương tiện quan sát trên tàu ta.

-. Cách chọn vị trí xuất phát tiến công:

Vị trí xuất phát tiến công của biên đội tàu ngư lôi được xác định bằng góc mạn của mục tiêu và khoảng cáchđến chúng.

- Về khoảng cách : Để thỏa mãn các yêu cầu trên, vị trí xuất phát tiến công thường chọn ở D³ 120¸130 liên(căn cứ vào tầm phát hiện lẫn nhau của tàu ta và tàu địch)

- Góc mạn mục tiêu : GK = 00 ữ 600 P(T).

- Góc kẹp phương vị giữa các vị trí XPTC có thể ³ 30o( 30o - 90o) nhằm bao vây được địch ở nhiều phía mà không gây khó khăn cho các TCT của ta khi vận động.

3. vị trí phóng ngư lôi tự dẫn

yêu cầu;

- Bảo đảm xác suất trúng mục tiêu cần tiêu diệt cao (0,7 ¸ 0,8), dù trong loạt phóng chỉ có 1 quả ngư lôi.

- Khi vận động chiếm vị trí phóng, các tàu ngư lôi ít bị thiệt hại nhất do hoả lực của địch chống trả.

Cách chọn:

Trong trường hợp chung, vị trí phóng ngư lôi tự dẫn có lợi là :

- Góc mạn mục tiêu:Gk = 300¸ 15000 P(T).

- Cự ly : Không lớn hơn tầm phóng xa nhất của ngư lôi (11km- 59liên).

Câu 6: nhiệm vụ và đặc điểm chiến thuật của tàu pháo?

1. nhiệm vụ

- Tiêu diệt các tàu mặt nước địch có trang bị pháo và ngư lôi để bảo vệ đoàn tàu vận tải, đoàn đổ bộ của ta trên đường hành quân.

- Tiêu diệt các tàu vận tải đi lẻ và các tàu trong thành phần đoàn tàu vận tải của địch.

- Tiêu diệt các tàu vận tải, tàu đổ bộ, tàu chi viện hoả lực, tàu quét thuỷ lôi trong chống đổ bộ đường biển.

- Tiêu diệt các tàu cảnh giới, nhóm tàu (tàu) tác chiến điện tử của địch khi bảo đảm cho hoạt động chiến đấu của tàu tên lửa.

* Ngoài ra, do tính đa năng của nó, tàu pháo còn được sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ khác như :

-Tìm và tiêu diệt tàu ngầm địch, thả thuỷ lôi, tiến hành hoả lực chuẩn bị và hoả lực chi viện cho đổ bộ đường biển, trinh sát, phòng vệ cho biên đội tàu mặt nước họat động chiến đấu.

2. Đặc điểm chiến thuật của tàu pháo

a-ưu điểm

- Tính cơ động cao, khả năng chịu đựng sóng gió tốt, (các tàu pháo của ta hiện nay có thể đi biển và sử dụng pháo ở điều kiện sóng gió cấp 6-7).

- Các tổ hợp pháo sẵn sàng chiến đấu cao, (sau 1-2 phút có thể CĐ được).

- Cơ số đạn lớn, có thể giải quyết nhiệm vụ kế tiếp mà không cần bổ sung

- Hiệu quả bắn ít phụ thuộc vào nhiễu điện tử của đối phương.

- Tính đa năng trong giải quyết nhiệm vụ cho phép tàu pháo có thể đánh các mục tiêu trên biển, trên không, trên bờ.

- Không có vùng cấm, vùng chết nên dễ hiệp đồng với các lực lượng khác và có thể đánh ở những khoảng cách gần khi gặp địch bất ngờ.

b- Nhược điểm

- Khả năng phòng không và tác chiến điện tửyếu.

- Tầm bắn của pháo hạn chế, do vậy khó sử dụng tàu pháo đánh đòn đầu tiên vào tàu địch có trang bị tên lửa chống tàu.

- Cần phải ngừng bắn để làmnguội nòng pháo khi bắn liên tục .

Câu 7: các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn khoảng cách và phương vị của vị trí hỏa lực tàu pháo khi tiến công mục tiêu trên biển?

1.Chọn khoảng cách của vị trí hỏa lực

Khi chọn khoảng cách của VTHL tàu pháo, phải tính đến các yếu tố sau :

- Nhiệm vụ được giao và hiệu quả giải quyết nhiệm vụ.

- Giới hạn khoảng cách bắn và so sánh khả năng sát thương (khả năng phá hủy vỏ thép) của pháo ta và pháo địch theo khoảng cách .

- Giới hạn khoảng cách nhìn thấy cột nước do đạn rơi và khoảng cách quan sát được mục tiêu bằng Rađa và kính ngắm quang học.

- Khả năng sử dụng các loại vũ khí khác của tàu và các lực lượng khác.

- Phân bố đạn rơi giữa mạn tàu và boong tàu mục tiêu.

Ngoài ra, phải căn cứ vào thời tiết, sóng gió và trình độ sử dụng vũ khí của pháo thủ để chọn khoảng cách cho thích hợp.

2. Chọn phương vị của vthl tàu pháo phải tính đến các yếu tố

4Hướng và tính chất hoạt động của các lực lượng khác

4Đặc điểm hàng hải khu vực.

4Vị trí tương đối so với nguồn chiếu sáng.

4 Vị trí tương đối so với hướng gio, sóngự

4 Vị trí tương đối so với bờ 

Câu 8: các phương pháp tìm kiếm tàu ngầm địch của nhóm tàu mặt nước chống ngầm? Trình bày phương pháp tìm kiếm tàu ngầm địch ở khu vực biển quy định? hình vẽ minh họa

1. Các phương pháp tìm kiếm tàu ngầm địch

Tìm kiếm TN, các tàu MNCN có thể tiến hành bằờng các phương pháp:

Tìm kiếm TN ở khu vực quy định.

Tìm kiếm TN trên tuyến.

Tìm kiếm TN theo hiệu gọi.

a. Tìm kiếm tàu ngầm ở khu vực chỉ định (qui định)

* Khái niệm:

Tìm kiếm tàu ngầm trong khu vực biển được chỉ định được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch phòng chống ngầm của căn cứ hải quân theo từng thời kỳ để phát hiện tàu ngầm địch khi chúng hoạt động trong các khu vực của căn cứ.

Ngoài ra còn được sử dụng để bảo vệ cho các đoàn tàu chiến đấu, vận tải đổ bộ khi hành quân trên biển, bảo đảm phòng ngầm cho tàu ngầm ta triển khai hoặc trở về căn cứ.

Kích thước của khu vực tìm kiếm, thời gian tìm kiếm và thành phần lực lượng tàu chống ngầm, thứ tựvà phương pháp tìm kiếm ở khu vực đó do người chỉ huy nhóm tìm- diệt xác định.

Đây là hình thức tìm cơ bản của tàu mặt nước chống ngầm với mục đích phát hiện TN hoặc xác nhận ở khu vực đó có TN địch hoạt động hay không.

* Phương pháp: Tìm kiếm trong khu vực qui định, các tàu chống ngầm thường áp dụng một trong các phương pháp sau :

# Sục sạo song song liên tục kế tiếp và không kế tiếp

Là ph/pháp tìm kiếm trong khu vực bằng các tuyến đi song song theo từng dải, chiều rộng của mỗi dải bằng chiều rộng của dải tìm kiếm của cả nhóm tàu (BD = BDTK )

Đây là phương pháp cơ bản nhất và được áp dụng rộng rãi trong tìm kiếm tàu ngầm trên khu vực(Hình 10-1).

# Sục sạo song song cắt nhau (theo thứ tự và“xoắn dây thừng)

Là phương pháp tìm kiếm trên khu vực đã định bằng các tuyến đi song song và vuông góc với nhau (hoặc cắt nhau một góc nào đó). Phương pháp tìm kiếm này có ưu điểm là gây khó khăn cho tàu ngầm địch né tránh(Hình 10-2).

# Sục sạo không có qui luật

Là phương pháp sục sạo khu vực mà nhóm tìm diệt vận động tìm kiếm trong khu vực đó không theo một qui luật nào.

Ưu điểm: ph/pháp này gây khó khăn cho tàu ngầm địch né tránh, nhưng phức tạp cho việc vận động của tàu ta, đòi hỏi phải tính toán một cách tỉ mỉ. 

Câu 9: các nguyên nhân mất tiếp xúc và các phương pháp khôi phục tiếp xúc với tàu ngầm địch khi bị mất tiếp xúc? Trình bày phương pháp “mặt quạt khoảng cách”? Vẽ hình minh họa.

Một số nguyên nhân mất tiếp xúc.

- Các tàu không giữ đúng vị trí của mình trong đội hình.

- Tàu ngầm lọt vào vùng “chết” của trạm radar thủy âm.

- Tàu ngầm đi vào hành lang giữa các tàu duy trì tiếp xúc và các tàu khác.

- Tàu ngầm sử dụng các phương tiện chống theo dõi.

- Do có sự cố của máy thuỷ âm

- Sự tác động của các yếu tố địa lý, thuỷ văn …

Các phương pháp khôi phục tiếp xúc(với tàu ngầm điêzen )

(Khi tàu chống ngầm có trang bị máy thuỷ âm (sona) cố định .

Aựp dụng một trong 2 phương pháp sau

Phương pháp "hình quạt -D"

* Phương pháp "Vòng tròn – D’

* Phương pháp "hình quạt -D"

- Điều kiện áp dụng:

Được dùng để khôi phục tiếp xúc với tàu ngầm biết rõ hướng lẩn tránh của tàu ngầm và tốc độ né tránh của tàu ngầm < 15Mự/h.

- Phương pháp :

4Sau khi mất tiếp xúc, theo lệnh của CHT nhóm tìm-diệt các tàu nhanh chóng chuyển từ đội hình bám sát sang đội hình tìm kiếm hàng ngang dày (kín)

4Dãn cách các tàu DT-T = 1,5 - 2,0 dTCN.

4Mệnh lệnh: “ Mặt quạt – trọng tâm, 90 -18” (hướng đi 900, vận tốc 18M/h).

4Thời gian tìm :

: vận tốc lẩn tránh tàu ngầm địch

: vận tốc của tàu chống ngầm khi sử dụng khôi phục tiếp xúc

: thời gian trễ được tính từ thời điểm mất tiếp xúc

Đến khi nhóm tìm diệt xây dựng xong đội hình

Bắt đầu tìm kiếm

4.Vẽ hình 

Câu 10: những yêu cầu cơ bản đối với tàu quét thủy lôi? Các phương tiện phòng chống thủy lôi trang bị trên tàu quét thủy lôi?

1. Yêu cầu

Để giải quyết tốt những nhiệm vụ trên, tàu quét thuỷ lôi phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Có sức đi liên tục, sức chịu

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net