kì nghỉ hè của Phạm Khuê

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cuối cùng Phạm Khuê tôi đây đã được nghỉ hè. Hè được ở nhà là vậy nhưng bố mẹ tôi lại đi làm, mà vì là con một nên cả ngày tôi chỉ biết ra vườn chơi với mimi-em mèo nhà tôi nuôi.
Bố tôi chiều chiều về nhà hay đọc báo và uống nước chè nên ngày nào bên bưu điện cũng có nhân viên đạp xe qua nhà phát báo. Thường thì đi học nên tôi cũng không để ý, nhưng ở nhà rồi tôi mới biết, ngày ngày cứ chín giờ đúng lại có một anh chàng đạp chiếc xe đạp màu xanh đã sờn cùng cái giỏ đầy ắp báo giấy qua nhà tôi. Nhưng đấy không phải là điều tôi để ý kìa. Người con trai ấy hình như không phải người ở đây, nét mặt thanh tú cùng cặp kính đầy bôn-sê-vích, rồi người lúc nào cũng đóng bộ sơ mi và quần bò suông khiến anh chàng đó toát lên vẻ dân trai ngoại ô. Tôi cũng không lấy làm lạ, vì khu tôi sống có một trường đại học và kí túc xá của họ cũng ngay phố kế bên nhà tôi.
Ừ thì công nhận, tôi cũng khá ấn tượng với người con trai ấy, khuôn mặt ưa nhìn, thân hình dong dỏng cao, nom có vẻ mới năm nhất mà thôi.
.
Duy chỉ ngó từ cửa sổ nhưng hình bóng ấy để lại trong Phạm Khuê tôi vấn vương khá nhiều. Thôi thì đêm nay có thao thức chút cũng chả sao, vì mai vẫn là một ngày nghỉ mà.
Nghỉ hè nhưng tôi không muốn mất đi thói quen dậy sớm của mình một chút nào nên luôn đặt đồng hồ lúc bảy giờ, mọi hôm tôi còn lười biếng nằm trên giường gần chục phút vậy mà nay lại bật dậy vệ sinh cá nhân trong chốc lát đã xong. Nhanh nhanh chóng chóng xuống nấu bữa sáng cho bản thân. Lúc chín giờ, tôi một lần nữa nghe thấy tiếng của chàng trai kia.

"báo nè cậu ơi !!"

Vội tắt bếp, tôi từ nhà dưới lật đật chạy ra sân,

"a-anh phát báo ơi, cho hỏi anh tên gì vậy ạ..?"

Vậy mà tôi không kịp, người con trai ấy đạp xe đi mất rồi, dũng khí của tôi cũng từ đó mà bay biến đi đâu.
Với tính háu thắng của mình, ngày mai tôi nhất định sẽ đặt báo thức lúc sáu rưỡi.
Và đương nhiên Phạm Khuê này không dễ gục ngã tới vậy, hôm nay đúng tám giờ bốn lăm tôi đã ngồi ngay trước hiên nhà vuốt ve mimi và chờ đợi người ấy tới.
.
"tôi tên Bân, Tú Bân"

Cái tên ấy thực sự hợp với anh ấy quá thể...
Hôm nay khi tới gần, lại thêm một ấn tượng nữa được khắc sâu trong tâm trí tôi. Bàn tay anh Bân mảnh khảnh, thận trọng mà đưa tôi quyển báo, từng cử chỉ trông nâng niu vô cùng.
Dù gặp anh mới lần thứ hai nhưng tôi đã đếm không xuể bao lần thầm khen người ấy trong đầu mình.
.
Thế đấy, mấy ngày sau lúc nào anh Bân tới, tôi cũng đều lân la ra tám dăm câu ba điều. Nhà tôi ở khu khác so với các bạn nên khó mà gặp mấy đứa ấy, nên giờ anh Bân và tôi sáng nào cũng sẽ hỏi thăm nhau. Anh ở ngay kí túc xá phố bên, đường tới trường cũng đều phải ghé qua xóm tôi, và đương nhiên tôi cũng sẽ chớp thời cơ để chào anh, để vẫy tay, và đáp lại tôi sẽ luôn là một nụ cười sáng bừng giữa cái nắng cuối trưa, nhưng nụ cười ấy còn chói chang hơn cả.
.

Chắc mới năm nhất nên anh Bân chưa quen ai nhiều, tôi sợ anh buồn nên mới rủ anh chiều chiều đi tản bộ.
Lâu dần cũng trở thành thói quen, cứ năm rưỡi chiều khi trời đã thôi nắng gắt, tôi lại ngồi ngoài hiên đợi anh đạp xe qua, và rồi anh sẽ mặc kệ chiếc xe đạp sờn cũ của mình ngay trước cửa nhà tôi, sau đó chúng tôi sẽ lại rảo bước tới vườn hoa gần nhà.  Chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện giữa tiếng cười nói của đám con nít, tiếng của các ông các bà chơi cầu, tiếng xe cộ cót két vội vã về nhà. Tôi thầm cảm ơn sự hoạt bát của mình, vì đâu dễ khi chúng tôi mới quen chưa được một tháng đã nói chuyện tự nhiên như vậy chứ. Dần dà tôi còn biết quê quán của anh, gia đình của anh, dù là con út trong nhà, được cưng chiều nhưng ngay khi lên Hà Nội, anh Bân đã tìm việc làm thêm. Anh nói anh muốn trải nghiệm, tôi nhìn mà cảm thán trước sự đặc biệt của anh so với mấy chàng trai út lông bông luôn có con xe số đi lạch cạch làm ồn khắp xóm.
.
Có lẽ gần đây mấy nhà kia chán cái thứ vui sách báo rồi nên mỗi lần đạp qua nhà tôi, giỏ xe anh Bân chỉ còn lác đác hai ba quyển. Hoặc có thể anh đi đường khác để phát cho mấy nhà kia trước, tôi đoán phỏng vậy vì giờ anh toàn tới lúc chín giờ hai mươi.
Ngồi chơi với mimi ở hiên gần nửa tiếng trời đầy chán nản, khi anh ghé tôi hân hoan thấy rõ.
Tôi cũng không nhớ mình đã kiếm đâu ra cái gác-ba-ga trong ngóc ngách nhà mà đòi lắp thêm vào xe anh Bân. Tôi kêu anh rằng sau này kiểu gì cũng sẽ cần tới nó, nên tiện anh vào ngồi nói chuyện với tôi, tôi bù cho anh cái ba-ga.

"nếu em muốn thì anh ở lại với em, không cần phải lắp thêm cái này làm gì cho nhọc"

"nhỡ sau này anh chở thêm ai thì sao"

"có thì cũng chỉ có lẽ là em thôi"

Anh Bân vừa dứt lời, trong lòng tôi đã râm ran nóng, tay cầm vít còn hơi run run, chả nhẽ, cảm giác bị nói trúng tim đen là như vậy hay sao.
Thoáng cái còn có một tháng nữa là hết kì nghỉ của tôi rồi, vừa loay hoay với đám ốc vít tôi vừa nghĩ mà lòng hụt hẫng. Bưu điện luôn phát báo vào buổi sáng, tôi với anh vì vậy mà cũng sẽ ít gặp nhau, rồi chẳng mấy chốc sẽ không nói chuyện nhiều. Nếu có dịp tản bộ buổi chiều thì đều là tôi lân la rủ rê anh vào buổi sáng, ấy vậy mà vào năm học, không có buổi sáng quí giá ấy nữa chắc Phạm Khuê đây chả tha thiết chuyện gì.
Bố mẹ tôi thi thoảng thấy anh đi dạo cùng tôi nơi đầu phố và chiếc xe đạp luôn dựng trước cửa cũng lấy làm lạ mà hỏi han, nhưng trông anh Bân có vẻ hiền lành, nên họ cũng yên tâm khi cả hè ngày nào tôi cũng giao lưu với ảnh. Song đúng thật tôi nghĩ nhiều quá rồi.
Xong xuôi, anh Bân nói chuyện một hồi với tôi rồi dắt xe ra đầu đường, nhưng trong tôi cứ có gì không thoải mái. Không phải là lời cảm ơn từ anh, cũng không phải vấn đề về chi phí, và tôi cũng không biết khi nào mình đã chạy nhanh rồi ú ớ gọi anh lại.

"em ở nhà chả có ai chơi cùng, chi bằng giờ em chở anh đi phát báo rồi mình đi ăn xôi chè nghe anh?"

Và tôi biết anh Bân sẽ lại cười ngại từ chối, nhưng với lí lẽ của tôi thì anh cũng sẽ lại đồng ý như bao lần trước thôi.
Nhà cuối cùng tôi chở anh đi phát báo là một căn nhà cấp bốn ở Mã Mây. Anh bảo xa nhưng tôi đạp thoắng cái đã hết xấp báo, có lẽ là bởi tôi cứ bồi hồi mãi trong lòng nên đạp nhanh hơn. Tú Bân ở sau cứ năn nỉ để anh chở nhưng tôi đâu mệt, và cũng bởi chỉ thích món xôi chè ở riêng Bát Đàn nên tôi cũng mặc kệ mà chở anh tới đó.
Trong mơ tưởng của Phạm Khuê tôi đây, tôi luôn muốn được ăn xôi chè với người tôi quí và yêu. Thứ xôi vò thơm đỗ ăn cùng chè đặc sánh đầy ngọt ngào đã trở thành một thức quà yêu thích của tôi mỗi chiều tan học, và tôi muốn anh-một người con trai ngoại thành ấy phải biết tới nơi này. Tôi gọi cho mình xôi chè hoa cau và cho anh xôi chè bà cốt. Tôi thì khoái hoa cau hơn nhưng nom anh hôm nay hơi đau họng, ăn xíu gừng của bà cốt chắc sẽ ổn. Tôi không chắc anh Bân có phải người hảo ngọt không vì món này khá gắt cho những người ăn nhạt. May thay anh Bân lại là một người khá hảo ngọt nên lúc ăn, biểu cảm của anh từ bất ngờ vì ngon tới cảm thán vì thích thú.
Anh Bân và tôi sau đó đều rảnh rỗi, nên tôi kêu anh chở mình đi một vòng phố cổ và sẽ chỉ cho anh những nơi mà tôi đã có biết bao kỉ niệm, hoặc những nơi mà anh nhất định phải ghé qua một lần.
Tới ngã tư rẽ trái sang phố Lãn Ông, đó chính là trường cấp một của tôi, ngày ngày đi học ở đây, lúc nào tôi cũng ngửi được hương mùi thuốc Bắc, vậy nên dần dà, đó lại là mùi hương yêu thích của tôi, nó ấm áp như xoa dịu lấy tâm hồn con người. Con phố với tán lá che hết nắng của những cây cổ thụ, cùng dãy nhà nâu trầm, bên trong thì đầy các tủ gỗ dựng san sát nhau của các thầy thuốc. Nhờ vậy mà trường cấp một của tôi luôn nổi bật ở giữa với màu vàng ấm cúng. Trường tôi vẫn giữ nguyên nét kiến trúc Trung Hoa từ năm nào tôi cũng không rõ, và mẹ với bác tôi cũng đã học ở đây vậy nên nơi này lại càng thêm thân thương, đặc biệt đối với chính Phạm Khuê tôi. Và anh-người con trai đang đứng bên cạnh tôi vẫn không hết  bất ngờ trước ngôi trường mà tôi đã theo học, anh bảo ngoại ô có nhiều trường đẹp, rộng vậy mà chưa nơi nào cho anh cảm giác thích thú như khi thấy trường tiểu học của tôi cả. Tôi cũng chỉ cười hì hì, rồi kể anh vài câu chuyện lúc tôi còn bé tí, lúc mà tôi với đám bạn chơi đuổi bắt trong sân trường hay lúc chúng tôi ra vẻ trước mấy đứa học sinh khác khi được các thầy cô nhờ vào phòng hội đồng lấy đồ.

Rẽ qua Mã Mây, đi thẳng qua phía Hồ Gươm, rồi lại rẽ vào Hàng Trống và đi thẳng tới phố Nhà Thờ, trốn trong một góc khuất nhỏ cạnh Nhà Thờ Lớn đó là trường cấp hai của Phạm Khuê tôi này. Nơi đây cũng đặc biệt với tôi lắm, chắc tại nó chứa đựng bao hoài niệm của tuổi mới lớn, khi tôi còn là một đứa trẻ con còn hôi sữa tới khi dậy thì và ra dáng một cậu thiếu niên. Ngày ấy, tôi cũng thầm thích một bạn trong lớp, nhưng vì định kiến nên khi tôi dũng cảm thổ lộ, tôi đã bị cậu bạn kia dè bỉu, xa lánh. Từ đó, tôi không dám mở lòng thêm một lần nữa.
Nói xong, tôi quay sang nhìn anh, tôi không biết anh nghĩ sao về câu chuyện đơn phương hồi cấp hai của tôi, rằng liệu anh có giống cậu bạn ấy, hay anh vẫn sẽ ủng hộ một người như tôi.
Tôi nói với anh tôi sợ mở lòng thêm một lần nữa, nhưng chắc giờ tôi cũng nên vượt qua nỗi sợ ấy thôi, tôi nghĩ mình đã tìm được chốn yên bình rồi.
Vừa hay đồng hồ điểm mười hai giờ đúng, tiếng chuông Nhà Thờ lại ngân vang như bao ngày và âm thanh ấy dường như cũng kéo anh Bân ra khỏi thế giới riêng của mình.

"muộn rồi, mình về thôi nhỉ?"

Tôi gật đầu và leo lên chiếc yên sau hay còn là chiếc ba-ga mà vừa rồi tôi nằng nặc lắp vào xe đạp của anh.
Sau chuyến đi thăm phố cổ Hà Nội của anh Bân, tôi không chắc anh có hiểu thêm gì về thủ đô nghìn năm văn hiến này hay không nhưng tôi nghĩ chắc anh đã hiểu thêm nhiều về tôi rồi.
.
Hôm qua lúc đi quanh phố cổ và hàn huyên về mấy chuyện thuở nhỏ của mình với anh Bân, tôi có vu vơ nói thích ăn bỏng gậy mà bây giờ đây, ngay trước mặt tôi lại là hình ảnh người con trai cười tươi rói, tay cầm một túi bỏng, kêu tặng tôi vì tôi bảo lâu không ăn nên thèm. Tôi thấy mình xây xẩm cả người, sao con người ấy có thể phớt nhẹ sự ngọt ngào trên người như thứ ăn vặt chiều chiều của tôi thế nhỉ?
Bỏng gậy khó mua lắm, phải ai rành hoặc kiên trì mới biết được khi nào các cô bán hàng đẩy chiếc xe với cơ man các loại bỏng đi ngang qua phố để mà chạy theo.
Tôi cảm ơn anh rối rít vì sự nhiệt tình ấy và chúng tôi cũng đứng nói chuyện cùng nhau một hồi lâu. Cũng không chắc đã bao lâu nhưng độ khoảng tới trưa rồi nên anh Bân chào tôi và quay xe đạp về phía kí túc, nhưng phải chăng tôi cứ có gì đó chưa thoả mãn, bây giờ anh mà đạp xe về, tôi cứ thấy thiếu thiếu trong lòng: 

"bố mẹ em nấu dành cơm quá trời, hôm nay anh không có tiết học, anh ở lại ăn cơm với em nhé?"

Thế là tôi kéo tay anh Bân đi thẳng vào nhà dưới, hâm lại đồ ăn rồi bê ra bàn.

"cảm ơn Khuê, xíu anh-"

"không, không đâu ạ, anh ăn với em là em vui rồi"

Tôi thừa biết cái tính của anh Bân rằng anh định nói gì, thôi thì nếu anh đã vậy, xíu vào phụ tôi tráng mấy cái bát là ổn rồi.
Cũng chỉ là cơm nhà đơn giản bố mẹ tôi nấu hàng ngày nhưng mà hôm nay tôi ăn thấy ngon đến lạ, nom anh Bân cũng hợp khẩu vị nên bữa cơm này rõ là vui vẻ, chúng tôi cứ nói mãi mà chưa hết chuyện.
Xong xuôi, tôi và anh lại xắn tay vào dọn dẹp. Ban đầu tôi định bụng mình sẽ là người rửa bát nhưng anh Bân bảo anh không biết vị trí bát đũa nhà tôi ra sao nên kêu tôi tráng sẽ tiện hơn.
Chúng tôi không ngủ trưa mấy mà chủ yếu là nói chuyện và anh Bân sau đó thì đọc vài cuốn truyện của Nguyễn Nhật Ánh mà anh mượn tôi khi thấy chúng nằm ở một góc kệ. Tới đầu giờ chiều, vì còn bài tập cho ngày mai, anh liền phải về kí túc xá để hoàn thành và tôi cũng vui vẻ ra mở cửa cho anh, cũng không quên nói với anh khi anh đã đạp được một đoạn,

"trưa em ở nhà một mình chán lắm, dăm ba bữa anh lại qua em ăn hen"

Đáp lại tôi là cái gật nhẹ và đôi mắt híp cười, tất cả làm tôi ngây ra một lúc dưới ánh nắng gay gắt của chiều hạ. Tôi cứ đứng vậy mà nhìn bóng anh khuất dần. Mấy ngày sau, nhất là mấy ngày anh không có ca học chiều, chúng tôi lại lân la, hò hẹn ăn trưa, từ đó mà anh Bân với tôi chia sẻ nhiều điều về tuổi thơ, về nơi anh sống, hay cả về sở thích.
.
Hôm nay Phạm Khuê này không ăn trưa với anh Bân được vì nay anh bận quá trời bận, chỗ bưu điện cũng chia ca làm nên từ sáng tới giờ tôi chưa được gặp anh. Tôi bắt đầu nhớ nhớ nhung nhung, bài tập hè thì tôi làm xong lâu rồi nên ở nhà không có việc gì để bận tâm. Thế là tôi lại đi bận tâm mấy chuyện đâu đâu làm rầu rĩ cả tâm trí. Rằng, liệu anh có bị ốm không, hay anh đang ôn cuối kì hoặc tệ nhất đó là anh không còn muốn chơi với tôi nữa. Càng ngồi nghĩ tôi lại càng thấy tủi thân, tôi nghĩ về những tháng năm cấp hai, về mấy bác hàng xóm, mấy đứa trẻ ở vườn hoa, vì sao mọi người lại từ chối một con người khao khát yêu và được yêu như tôi chứ. Đang đắm chìm trong sự tự ti của bản thân, bỗng tôi nghe tiếng gọi tên mình, ngẩng lên thì hình bóng tôi nhung nhớ bấy giờ đã xuất hiện.
Anh Bân bảo tôi tối nay trăng rằm nên sáng lắm, vì anh biết tôi thích ngắm trăng nên cố làm xong bài và qua nhà rủ tôi đi dạo.

Chúng tôi vẫn quen thuộc mà bước tới công viên gần đó, giữa công viên có một chiếc hồ nhỏ. Anh với tôi ngồi trên thảm cỏ và ngắm nhìn ánh trăng rọi xuống mặt hồ, tôi không biết trong anh có ẩn ý gì về đêm trăng này hay không, liệu nó có phải lời tỏ tình như bên nước Nhật xa xôi hay chỉ là lời rủ rê bình thường.
Dưới sự ồn ào của lũ ve hè, tôi và anh vẫn mặc kệ mà ngồi dưới tán cây xanh ngắm trăng. Khung cảnh hữu tình với hình ảnh lãng mạn như trong mấy bài phân tích thơ mà cô tôi bắt học, lòng tôi giờ như một vị thi sĩ, tôi muốn lấy giấy, lấy bút ra mà sáng tác. Vì bởi tôi đang có vô vàn nguồn cảm hứng, trên bầu trời, ngay trước mắt và cả bên cạnh mình. Nhưng không mang theo mình thứ gì, tôi mới dùng cớ ấy mà với lấy tay anh Bân, rồi lấy ngón trỏ của mình là bút, vờ vẽ vẽ, viết viết lên tay anh. Anh Bân đang yên bình ngắm trăng nhưng hành động đó của tôi mà khiến anh khẽ giật mình.

"Khuê làm gì thế?"
.
Ừ thì sáng tác xong một nửa rồi nhưng dường như cứ còn có khúc mắc gì đấy khó nói, như đã được giấu kín trong lòng tôi lâu nay, như thể nếu không gỡ chúng, đoạn thơ tuyệt mĩ kia sẽ chẳng bao giờ được hoàn thành và tôi, sẽ không bao giờ muốn những điều giở giang như vậy. Thế nên, tôi thở dài và lại hít sâu, cây bút dừng lại trên mảnh giấy hay là tay tôi đã nắm trọn tay anh, tôi quay sang nhìn anh, nhìn vào đôi mắt màu nâu đang mở to về phía mình.

"này"

"anh đây"

"em thích Bân"

Tôi vừa nói xong câu ấy, mặt tôi đỏ lựng nhưng người con trai đối diện còn đỏ hơn.
Anh Bân vẫn giữ nguyên tay chúng tôi như vậy, chỉ là anh lặng lẽ quay mặt đi. Tôi không giấu đâu được sự ngại ngùng của bản thân, cả người tôi râm ran sự hồi hộp đến khó chịu, không khí ngày lại thêm ngượng ngùng. Đã một lúc lâu và anh vẫn ngoảnh đi chỗ khác với đôi tai đỏ ửng. Tôi vội buông khỏi bàn tay đã vã mồ hôi kia rồi cười trừ,

"em xin lỗi" 

Tôi không muốn chấm dứt tình bạn này, nhưng nếu không nói ra, tôi cũng sẽ mãi chẳng yên lòng, dù sao thì, vì đã nói ra nên bài thơ của tôi vẫn có đoạn kết, tuy đó lại là cái kết buồn.

"thôi muộn rồi, ba mẹ em ngóng, em về trước nhé"

Anh có ngỏ ý đưa về nhưng Phạm Khuê tôi dứt khoát đứng dậy. Được một đoạn, tôi ngoái lại về phía người con trai ấy, mong rằng được một lần tình cờ chạm gặp ánh mắt của anh. Anh vẫn trầm mặc mà hướng lên ánh trăng, chắc anh cũng nặng lòng lắm, tôi lại hy vọng nhiều quá rồi.
Từ trước tới nay, tôi như một cái gai trong mắt mấy bác hàng xóm và mấy đứa nhỏ nhà bên, họ coi tôi là một đứa kì quoặc, lập dị, nhưng bản thân tôi cũng chỉ là một cậu thanh niên mười bảy tuổi khát khao được yêu thương thôi mà. Giờ đây, trên con đường về nhà hiu hắt, trong tôi cứ nghĩ về một ngày anh Bân cũng sẽ dần lảng tránh mình, có lẽ tôi đã bồng bột mà quên mất định kiến trong xã hội khắc nghiệt kia, để rồi lỡ nói ra lòng mình và có thể tối nay cũng là buổi cuối cùng tôi và anh trò chuyện.
.
Mấy ngày sau tôi chả còn mặt mũi mà gặp anh Bân. Sáng nào tôi cũng sẽ nằm lì trên giường, không thì sẽ chơi đàn ghi-ta trong phòng, nhưng tuy vậy vẫn chẳng thể ngăn mình liếc qua cửa sổ lúc chín giờ hơn. Người con trai ấy vẫn hằng ngày phát báo, duy chỉ là hôm nay có khác chút. Anh đặt báo vào hòm, rồi đứng trước cửa cỡ năm mười phút và lại quay đầu đạp xe đi.
Trong lòng chúng tôi dường như ngầm hiểu, bởi có lẽ tôi quá vội vàng và xã hội này cũng quá bất công, việc giữa hai người như chúng tôi là không thể. Những năm tháng hè tuổi mười bảy của tôi cứ thế mà trôi, chỉ còn hai tuần nữa tôi sẽ bắt đầu năm học mới, và rồi, tôi với anh Bân cũng chẳng còn thể gặp nhau hoài.
.
Cũng một tuần kể từ đêm trăng hôm ấy, giờ đây, chắc khoảng tầm chín rưỡi, tôi ngồi chơi với mimi ngoài hiên nhà, tận hưởng những ánh nắng vàng ươm buổi sáng cuối cùng của kì nghỉ hè. Đinh ninh anh đã qua nhà tôi phát báo từ lâu nên tôi mới nhẹ nhõm mà ngồi đây như vậy.
Nghe tiếng leng keng của chiếc chuông nhỏ quen thuộc, tiếng cót két của một chiếc xe đạp gỉ sét, tôi bất giác ngẩng lên và âm thanh ấy bỗng dừng lại. Anh Bân ở ngay trước mắt tôi, nở nụ cười ngại ngùng như ngày đầu gặp gỡ.
Tôi với anh lại tản bộ ra công viên gần đó, không tránh được không gian thẹn thùng giữa đôi bên, chúng tôi đành im lặng cả đoạn đường.
Ngồi trên chiếc ghế gỗ nơi công viên đầy hoa, tôi không dám nhìn vào mắt người con trai ấy, mà chỉ mong anh hãy chủ động mở lời trước.

"chuyện hôm trước, anh chưa kịp trả lời em"

Bấy giờ, tôi mới nhẹ ngẩng đầu lên đôi chút, đưa mắt nhìn thẳng ra mấy bông hoa trắng phía đối diện, tôi không đáp lại anh mà chỉ cười nhẹ.

"Khuê"

"dạ?"

"anh cũng thích em lắm"

Tôi không còn tin vào tai mình nữa, tôi cũng không để tâm tới sự ngại ngùng kia nữa mà quay phắt sang mặt anh, và một lần nữa, bắt gặp ánh mắt đầy chân tình mà anh gửi trọn cho tôi. Tôi chưa mường tượng tới viễn cảnh anh Bân sẽ nói câu nói ấy, câu nói mà đêm nào tôi cũng thao thức nghĩ về, tôi cũng chưa nghĩ tới việc anh cũng sẽ không ghê sợ hay xa lánh tôi như mấy đứa trẻ con trong xóm, hay miệt thị tôi như xã hội khắc nghiệt ngoài kia. Mà giờ đây tôi chỉ nghĩ có lẽ rằng, hai tâm hồn chúng tôi sinh ra là để thấu hiểu nhau, đồng cảm nhau, sinh ra để gặp nhau và dành cho nhau.
Phạm Khuê tôi há hốc miệng bất ngờ, tay tôi run lẩy bẩy, lắp bắp nói,

"thế, thế hai bọn mình thích nhau ạ?"

Tôi cũng không biết mình đang nói gì hay hành động gì nữa, nhưng chỉ biết rằng, âm thanh trong trẻo giờ đây tôi nghe được chính là tiếng cười khúc khích của anh trong không gian tĩnh lặng. Anh Bân cười cười rồi đưa hai tay nâng mặt tôi lên, để mắt tôi nhìn thẳng vào đôi mắt nâu sáng đầy nét rạng rỡ kia và, anh Bân hôn tôi rồi.

"thế bọn mình là người yêu nhau nhá?"

Trò chuyện với anh nhiều lần, nhưng dường như đây là lần đầu tôi được nghe giọng điệu và nét mặt hồ hởi kia của anh, cũng là bởi, anh của mọi ngày luôn đi cùng chiếc xe đạp và sấp báo, từng cử chỉ, lời nói đầy nhẹ nhàng mà thấm nhuần kinh nghiệm sống, vậy nên tôi đâu tin anh là con út khi lần đầu tâm sự kia chứ.
Giờ đây anh cứ cười hì hì như một đứa con nít, mí mắt cong cong, nét mặt thì đầy tí tởn. Anh Bân vẫn ôm lấy hai bên má tôi, mắt long lanh đợi chờ tôi sẽ đáp lại. Tôi vẫn chưa trở về được thực tại, lòng tôi nhộn nhạo bao cảm xúc khó tả và bạt ngàn câu chữ khó nói nhưng chắc chắn tôi sẽ không để bỏ lỡ khoảnh khắc mà mình luôn mong đợi bấy lâu nay,

"vâng, vâng ạ"

Khuôn mặt tôi cúi nhẹ trong hai bàn tay anh để trốn đi vẻ mặt ngại ngùng của mình, nhưng có lẽ anh Bân chẳng để tôi yên. Anh ôm chầm tôi vào lòng rồi thủ thỉ,

"cảm ơn em"

Chúng tôi cứ ngồi vậy được một lúc, khi nắng đã lên tới đỉnh đầu, đầy oi ả, tôi với anh mới rảo bước về nhà.
.
Tuần sau là tuần đầu tiên tôi quay lại với trường lớp, bạn bè. Đúng thật, vì ca học của tôi bị lệch so với anh nên chúng tôi gặp nhau ít hơn. Anh Bân bảo tháng sau anh có thể thay đổi lịch làm để tôi và anh dễ dàng gặp nhau hơn, tôi

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net