Phep BCDV

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phép biện chứng DV – p2  luận của nhận thức khoa học và thực tiễn

I. Khái quát lịch sử phát triển của PBC

1. Biện chứng và siêu hình

2.Khái quát lịch sử phát triển của PBC

a)      Phép biện chứng chất phác

Ø      PBC chất phác được hiểu như:

ü      Cách nhìn nhận thế giới theo quan niệm nhân duyên, vô ngã, vô thường (P.Thích Ca)

ü      Đấu tranh - chuyển hóa của các mặt đối lập (Th.Am dương); Sự vận động của vạn vật theo QL tương sinh, QL tương khắc (Th.Ngũ hành)

ü      Thống nhất, đấu tranh của các mặt đối lập; Sự vận động của vạn vật theo QL quân bình & QL phản phục (Lão Tử)

ü      Nghệ thuật tranh luận sáng tạo (Xôcrát - Platông)

ü      Cách xem xét sự vật trong mối liên hệ, trong sự VĐ, PT để nhận thức được lôgốt của sự vật. “Không ai 2 lần tắm trong cùng 1 dòng sông” (Hêraclit).

Ø      PBC chất phác mang tính tự phát và mộc mạc

ü      Tính tự phát: Chỉ là sự cảm nhận trực tiếp TG như một hệ thống chỉnh thể (mọi cái liên hệ, tác động lẫn nhau, luôn nằm trong quá trình sinh thành, biến hóa & diệt vong) mà chưa là hệ thống tri thức lý luận về sự VĐ, PT.

ü      Tính mộc mạc: Chỉ là những suy luận, phỏng đoán của trực giác hay dựa trên kinh nghiệm mà chưa được chứng minh bằng tri thức khoa học, nhưng về căn bản là đúng.

a)      “Những nhà triết học Hilạp đều là những nhà biện chứng tự phát bẩm sinh” [Angghen].

b)      “Trong triết học này (TH Hilạp cổ đại), tư duy biện chứng xuất hiện với tính chất thuần phác tự nhiên chưa bị khuấy đục bởi những trở ngại đáng yêu”, và “nếu về chi tiết, chủ nghĩa siêu hình là đúng hơn so với những người Hilạp, thì về toàn thể những người Hilạp lại đúng hơn so với chủ nghĩa siêu hình” [Angghen].

b)      Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức

Ø      Thể hiện trong TH của Căntơ, Phíchtơ, Senlinh & Hêghen

ü      Căntơ: Tư tưởng về sự thống nhất (thâm nhập) của các MĐL tạo thành động lực của sự VĐ, PT.

ü      Phíchtơ: Tư tưởng về mâu thuẫn là nguồn gốc của sự VĐ, PT; là bản tính của tư duy (tinh thần, nhận thức).

ü      Senlinh: Tư tưởng về MLH phổ biến; về sự đồng nhất, th.nhất, đ.tranh của các MĐL (l.lượng TT) trong GTN.

ü      Hêghen: Tư tưởng về MLH phổ biến & về SPT của cái tinh thần. PBC Hêghen:

a)      Là hệ thống LL về q.trình tự VĐ, PT của YNTĐ [nó tự VĐ trong chính nó (TD thuần túy), rồi nó tự tha hoá để biến nó thành cái khác nó (GTN), sau đó, nó tự khắc phục sự tha hóa đó để quay về với nó trong TTTĐ (XH)].

b)      Gồm: LL về tồn tại (bên ngoài, trực tiếp của YNTĐ, có thể nhận biết bằng cảm tính) thể hiện qua các p.trù: chất, lượng, độ; LL về bản chất (bên trong, gián tiếp, đầy sự đối lập, mâu thuẫn của YNTĐ, chỉ nhận biết bằng lý tính) thể hiện qua các p.trù: h.tượng–b.chất, n.nhiên–t.nhiên, n.dung–h.thức,...; LL về khái niệm (sự th.nhất giữa tồn tại & bản chất) thể hiện qua các p.trù: c.đ.nhất-c.đ.thù–c.p.biến, c.t.tượng–c.c.thể,…

Ø      PBC duy tâm là PBC tư duy, mang tính tư biện

ü      PBCDT vừa là một hệ thống lý luận khá hoàn chỉnh về sự ph.triển (hệ thống các ng.lý, q.luật, ph.trù chuyển hóa lẫn nhau phản ánh mối liên hệ & sự VĐ, PT diễn ra trong TG tinh thần) vừa là một phương pháp tư duy triết học phổ biến; PBCDT đã hoàn thành cuộc cách mạng về phương pháp, nhưng cuộc cách mạng đó xảy ra ở tận trên trời, chứ không phải xảy ra dưới trần gian, trong cuộc sống hiện thực, do đó nó “không tránh khỏi tính chất gò ép, giả tạo, hư cấu, tóm lại là bị xuyên tạc”.

ü      “Tính chất thần bí mà PBC đã mắc phải ở trong tay Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức những hình thái VĐ chung của PBC. Ở Hêghen, PBC bị lộn đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát hiện được cái nhân hợp lý của nó ở đằng sau cái vỏ thần bí của nó” [Angghen].

c)      Phép biện chứng duy vật

Ø      Mác & Angghen cải tạo “hạt nhân hợp lý” của PBCDT Hêghen theo tinh thần THDV của Phoiơbắc, xây dựng PBCDV

ü      “PBC là KH về sự liên hệ phổ biến”; “PBC … là môn KH về những q.luật phổ biến của sự vận động và sự ph.triển của TN của XH loài người và của tư duy” [Angghen].

ü      “PBC, tức là học thuyết về sự ph.triển dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của CN, nhận thức này phản ánh vật chất luôn ph.triển không ngừng” [Lênin].

ü      PBCDV là một hệ thống các ng.lý, q.luật, ph.trù chuyển hóa lẫn nhau phản ánh mối liên hệ & sự VĐ, PT của TG vật chất.

ü      PBCDV bao gồm BC khách quan + BC chủ quan. Nó vừa là TGQ DVBC vừa là PPL BCDV, vừa là Lôgích BC vừa là nhận thức luận BCDV.

Ø      PBCDV là đỉnh cao của tư duy nhân lọai, nó mang tính tự giác, tính khoa học & cách mạng triệt để.

II. Nội dung cơ bản của PBC DV

1. Các nguyên lý cơ bản

q     Nguyên lý là gì?

ü      NL là những luận điểm xuất phát (tư tưởng chủ đạo) của học thuyết (lý luận) mà tính chân lý của nó là hiển nhiên (không thể hay không cần phải chứng minh) nhưng không mâu thuẫn với thực tiễn & nhận thức về lĩnh vực mà học thuyết đó phản ánh.

ü      NL được khái quát từ kết quả hoạt động thực tiễn – nhận thức lâu dài của CN.

ü      NL là cơ sở lý luận của học thuyết, là công cụ tinh thần để nhận thức (lý giải – tiên đoán) & cải tạo TG.

ü      Có NL của khoa học (công lý, tiên đề, quy luật nền tảng) & NL của triết học.

ü      Nguyên tắc là những yêu cầu nền tảng đòi hỏi chủ thể phải tuân thủ đúng trình tự nhằm đạt mục đích đề ra một cách tối ưu.

ü      Ý nghĩa PPL của nguyên lý thể hiện qua các nguyên tắc tương ứng.

q     Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

ü      Mối liên hệ & mối liên hệ phổ biến

q     MLH là sự tác động (ràng buộc, thâm nhập…) lẫn nhau, mà sự thay đổi cái này sẽ tất yếu kéo theo sự thay đổi cái kia (Sự tách biệt là sự tác động qua lại nhưng sự thay đổi cái này sẽ không tất yếu kéo theo sự thay đổi cái kia) ® Các SV trong TG vừa tách biệt vừa liên hệ: TG là một hệ thống thống nhất mọi yếu tố, bộ phận của nó.

q     MLH mang tính khách quan, phổ biến & đa dạng (MLH b.trong & MLH b.ngòai; MLH trong TN, MLH trong XH & MLH trong TD; MLH riêng, MLH chung & MLH phổ biến).

ü      MLHPB là MLH giữa các mặt (thuộc tính) đối lập tồn tại trong mọi SV, mọi lĩnh vực;

ü      MLHPB mang tính khách quan & phổ biến; Nó chi phối tổng quát sự VĐ, PT của mọi SV, quá trình xảy ra trong TG; và là đối tượng nghiên cứu của PBC, nó được nhận thức trong các (cặp) phạm trù (MĐL-MĐL; C-L; CC-CM; CR-CC; NN-KQ; ND-HT; BC-HT; KN-HT; TN-NN).

Ø      Nội dung nguyên lý

ü      Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn MLH ràng buộc lẫn nhau.

ü      Trong muôn vàn MLH chi phối sự tồn tại của chúng có những MLH phổ biến.

ü      MLH phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách tổng quát quá trình VĐ, PT của mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong thế giới.  

ü      Nguyên lý về sự phát triển

Ø      Sự vận động & sự phát triển

ü      Vận động là sự thay đổi nói chung.

ü      Phát triển là một khuynh hướng VĐ tổng hợp của một hệ thống SV, trong đó:

ü      Sự VĐ có thay đổi những quy định về chất (kết cấu - tổ chức) theo xu hướng tiến bộ giữ vai trò chủ đạo,

ü      Sự VĐ có thay đổi những quy định về chất theo xu hướng thoái bộ giữ vai trò phụ đạo,

ü      Sự VĐ có thay đổi những quy định về lượng theo xu hướng ổn định giữ vai trò phụ đạo (cần thiết cho xu hướng chủ đạo, thống trị).

ü      Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện, do mâu thuẫn trong bản thân SV gây ra.

ü      “Hai quan điểm cơ bản… về sự phát triển (sự tiến hóa): sự phát triển coi như là giảm đi và tăng lên, như lập lại; và phát triển coi như sự thống nhất của các mặt đối lập. Quan điểm thứ nhất thì chết cứng, nghèo nàn, khô khan. Quan điểm thứ hai là sinh động. Chỉ có quan điểm thứ hai mới cho ta chìa khóa của ‘sự tự vận động’, của tất thảy mọi cái đang tồn tại”; chỉ có nó mới cho ta chìa khóa của những ‘bước nhảy vọt’, của ‘sự gián đoạn của tính tiệm tiến’, của ‘sự chuyển hóa thành mặt đối lập’, của sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh ra cái mới” [Lênin].

ü      Phát triển như sự chuyển hóa giữa: các MĐL, C & L; CC & CM; CR & CC; NN & KQ; ND & HT; BC & HT; KN & HT; TN & NN.

ü      Phát triển là qúa trình tự thân củathế giới vật chất, mang tính khách quan, phổ biến & đa dạng:

ü      PT trong GTN vô sinh;

ü      PT trong GTN hữu sinh;

ü      PT trong XH;

ü      PT trong TD

Ø      Nội dung nguyên lý

ü      Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều không ngừng vận động & phát triển.

ü      Phát triển mang tính khách quan - phổ biến, là khuynh hướng vận động tổng hợp tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện của một hệ thống vật chất, do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra và hướng theo xu thế phủ định của phủ định.

2. Các qui luật cơ bản

q     Quy luật là gì?

ü      QL là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, chung, lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng và chi phối mọi sự VĐ, PT của chúng.

ü      QL là sự phản ánh những mối liên hệ khách quan, bản chất… của hiện thực khách quan (GTN, XH) và tư duy CN.

ü      QL là cốt lõi lý thuyết KH, là đối tượng nghiên cứu của mọi KH.

ü      QL là công cụ tinh thần để nhận thức (lý giải – tiên đóan) & cải tạo thế giới. Dựa trên nội dung QL xây dựng các quy tắc, phương pháp.

ü      Muốn thành công phải hiểu đúng QL & làm theo QL.

ü      QL tự nhiên + QL xã hội + QL tư duy.

ü      QL riêng + QL chung + QL phổ biến.

q     QL thống nhất & đấu tranh của các mặt đối lập

ü      Mặt đối lập; thống nhất, đấu tranh, ch.hóa các MĐL

q     Mặt đối lập

q     SV - tập hợp các yếu tố (thuộc tính) tương tác với nhau/với môi trường ® vài yếu tố biến đổi trái ngược nhau.

q     Những yếu tố trái ngược nhau (bên cạnh những yếu tố khác hay giống nhau) tạo nên cơ sở của các MĐL trong SV.

q     MĐL tồn tại khách quan & phổ biến.

q     Thống nhất của các MĐL

q     Các MĐL không tách rời nhau - MĐL này lấy MĐL kia làm điều kiện, tiền đề cho sự tồn tại của mình;

q     Các MĐL đồng nhất nhau - yếu tố giống nhau trong SV;

q     Các MĐL tác động ngang nhau - sự thay đổi trong MĐL này tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi trong MĐL kia.

q     Đấu tranh của các MĐL

q     Dù tồn tại thống nhất, song các MĐL luôn đấu tranh - tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau.

q     Hình thức & mức độ đấu tranh của các MĐL rất đa dạng, trong đó, thủ tiêu lẫn nhau là một hình thức đặc biệt.

q     Chuyển hóa của các MĐL (Giải quyết MTBC)

q     STN mang tính tương đối gắn liền với sự ổn định của SV; SĐT mang tính tuyệt đối gắn liền với sự thay đổi của SV;

q     MTBC phát triển « STN chuyển từ mức độ trừu tượng sang cụ thể; SĐT chuyển từ mức bình lặng sang quyết liệt ® xuất hiện các khả năng chuyển hóa của các MĐL.

q     Điều kiện kh.quan hội đủ®một trong các khả năng đó biến thành hiện thực, các MĐL chuyển hóa (MT được giải quyết - các MĐL tự phủ định mình để biến thành cái khác):

q     MĐL này ch.hóa thành MĐL kia ở một trình độ mới.

q     Cả hai MĐL cùng ch.hóa thành cái thứ 3 nào đó.

q     MTBC (sự thống nhất & đấu tranh của các MĐL) tồn tại khách quan, phổ biến & đa dạng (MTBT-MTBN; MTCB-MTKCB; MTCY-MTTY; MTTN-MTXH-MTTD), là nguồn gốc, động lực của mọi sự VĐ, PT xảy ra trong TG.

ü      Nội dung quy luật

q     Các MTBC khác nhau tác động không giống nhau đến quá trình VĐ & PT của sự vật;

q     Mỗi MTBC đều trải qua các giai đoạn - sinh thành (xuất hiện), hiện hữu (sự thống nhất-đấu tranh) & giải quyết (sự chuyển hóa) của các MĐL;

q     MT được giải quyết, cái cũ mất đi, cái mới ra đời với những MTBC mới hay thay đổi vai trò tác động của các MTBC cũ;

q     MTBC là nguồn gốc của mọi sự VĐ & PT; do đó, VĐ & PT trong thế giới vật chất mang tính tự thân.

q     QL ch.hóa từ th.đổi về lượng dẫn đến th.đổi về chất & ng.lại

ü      Chất, lượng, độ, điểm nút, bước nhảy

q     Chất - tính quy định vốn có của SV, đặc trưng cho sự vật là nó, giúp phân biệt nó với SV khác.

q     Lượng - tính quy định vốn có của SV, biểu thị quy mô, tốc độ VĐ, PT của SV cũng như của các thuộc tính (chất) của nó.

q     Độ - giới hạn mà trong đó sự thay đổi về L chưa làm C thay đổi căn bản.

q     Điểm nút - mốc (giới hạn) mà sự thay đổi về L vượt qua nó sẽ làm C thay đổi căn bản.

q     Bước nhảy - sự chuyển hóa về C do những thay đổi về L trước đó gây ra; BN là giai đoạn cơ bản trong tiến trình PT của SV, nó tồn tại khách quan, phổ biến, đa dạng (BN toàn bộ/BN cục bộ; BN đột biến/BN dần dần; BN tự nhiên/BN xã hội/BN tư duy).

ü      Nội dung quy luật

q     Mọi SV đều được đặc trưng bằng sự th.nhất giữa C & L.

q     SV bắt đầu VĐ, PT bằng sự th.đổi về L (liên tục, tiệm tiến); nếu L th.đổi trong độ, chưa vượt quá điểm nút thì C không th.đổi căn bản; khi L th.đổi vượt qua độ, quá điểm nút thì C sẽ th.đổi căn bản, bước nhảy xảy ra.

q     Bước nhảy làm cho C th.đổi (gián đoạn, đột biến) – C (SV) cũ mất đi, C (SV) mới ra đời; C mới gây ra sự th.đổi về L (làm th.đổi quy mô tồn tại, tốc độ, nhịp điệu VĐ, PT của SV).

q     Sự th.đổi về L gây ra sự th.đổi về C; sự th.đổi về C gây ra sự th.đổi về L là phương thức VĐ, PT của mọi SV trong thế giới; PT vừa mang tính liên tục vừa mang tính gián đoạn.

q     QL phủ định của phủ định

ü      Phủ định biện chứng, phủ định của phủ định

q     PĐBC - mắt khâu của q.trình tự PT của SV đưa đến sự ra đời của CM tiến bộ hơn so với CC bị PĐ (PĐBC cũng là sự khẳng định). PĐBC (gắn liền với giải quyết mâu thuẫn & bước nhảy về chất) mang tính khách quan-nội tại, tính kế thừa–tiến lên.

q     PĐCPĐ - sự xác lập lại CC (KĐ lại cái đã bị PĐ) ở một trình độ cao hơn trong q.trình PT của SV [CC, bị PĐ trong lần PĐ1 đưa đến sự ra đời của CM; CM này chứa sự PĐ mình trong lần PĐ sau đó; Lần PĐ nào làm xuất hiện CM (cái được KĐ) nhưng trong CM này có lặp lại (yếu tố) CC (đã bị PĐ) của lần PĐ1 ở một trình độ cao hơn thì được gọi là PĐCPĐ]. PĐCPĐ mang tính chu kỳ hở.

q     Qua nhiều lần PĐBC (có PĐCPĐ), SV loại dần cái tiêu cực, tích lũy dần cái tích cực, làm cho CM ra đời quay về với CC, cái KĐ quay trở lại với cái bị PĐ ở trình độ cao; PT diễn ra theo khuynh hướng xoắn ốc tiến lên.

ü      Nội dung quy luật

q     Mọi SV đều liên hệ lẫn nhau & luôn VĐ, PT; PT là một chuỗi các lần PĐBC có gắn liền với việc giải quyết mâu thuẫn & bước nhảy về chất xảy ra bên trong SV.

q     Là vòng khâu liên hệ giữa cái mới với cái cũ [cái mới (cái được KĐ) ra đời trên cơ sở loại bỏ những yếu tố tiêu cực, đồng thời lưu giữ, cải tạo những yếu tố tích cực của cái cũ (cái bị PĐ)]; PĐBC mang tính khách quan-nội tại, kế thừa –tiến lên.

q     Qua một số lần PĐBC xuất hiện PĐCPĐ, xác lập lại cái cũ (KĐ lại cái đã bị PĐ) ở một trình độ cao hơn; PĐCPĐ mang tính tính chu kỳ hở.

q     PĐCPĐ vạch ra khuynh hướng PT xoắn ốc tiến lên của mọi SV trong TG.

3. Các cặp phạm trù

q     Phạm trù là gì?

ü      PT là hình thức tư duy phản ánh một cách trừu tượng & khái quát nhất một mặt, một thuộc tính cơ bản nhất của một lĩnh vực hay toàn bộ hiện thực nói chung.

ü      PT được hình thành từ trong quá trình hoạt động thực tiễn – nhận thức của CN.

ü      PT là “bậc thang”, “nút mạng” của quá trình nhận thức (triết học & khoa học…);

ü      PT là công cụ tinh thần để nhận thức (lý giải, tiên đóan) & cải tạo TG. PT luôn phát triển (vừa là kết quả, vừa là điểm tựa cho hoạt động thực tiễn - nhận thức CN).

ü      Có PT khoa học (tính khu biệt) & PT triết học (tính đặc biệt - từng cặp & dùng trong mọi KH).

q     Cái riêng & cái chung (c.đơn nhất, c.đặc thù & c.phổ biến)

ü      Khái niệm

q     CR - một trong những SV riêng lẻ, xác định mà trong chúng có chứa những thuộc tính, yếu tố chung.

q     CC - một mặt (thuộc tính, yếu tố) không chỉ có ở trong cái riêng này mà còn được lập lại trong những cái riêng khác.

q     CĐN - một mặt (thuộc tính, yếu tố) chỉ có ở trong một cái riêng nào đó nhất định mà không có trong những cái riêng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#bcdv #phép
Ẩn QC