phi cau18,19

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 18

   Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò và những phẩm chất đạo đức cách mạng.

a,   Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức.

-   Đạo đức là cái gốc của người cách mạng.

+ HCM coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, nguồn của sông, của suối.

+ HCM coi đạo đức là sức mạnh, là tiêu chuẩn hang đầu của con người CM.

“Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.

    + Quan hệ giữa tài và đức: Theo Người, đức - tài, hồng – chuyên, phẩm  chất – năng lực thống nhất làm một. trong đó, đức là gốc của tai, hồng là gốc của chuyên, phẩm chất là gốc của năng lực. "Có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó".

-   Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của CNXH.

+ Sức hấp dẫn của CNXH là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, nhân văn, phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng hành động của mình chiến đấu cho lý tưởng cộng sản.

+ Cán bộ, đảng viên của Đảng phải là một tấm gương đạo đức HCM yêu cầu: Đảng phải “là đạo đức, là văn minh” tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại.

b, Quan điểm về chuẩn mực đạo đức cách mạng.

* Trung với nước, hiếu với dân.

   "Trung" và "hiếu" là những khái niệm cũ trong tư tưởng đạo đức truyền thống VN và phương Đông. HCM đã đưa vào khái niệm cũ một nội dung mới, mang tính cách mạng, đó là: "trung với nước hiếu với dân”. Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

- Nội dung chủ yếu của nội dung đó là:

+ Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước.

+ Suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng.

+ Thương dân, tin dân, phục vụ nhân dân hết lòng, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân.

+ Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Để làm được như vậy, phải gần dân, kính trọnh và học tập nhân dân, phải dựa vào dân và lấy dân làm gốc.

* Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

   "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" là một biểu hiện sinh động của phẩm chất  "trung với nước hiếu với dân”.

+ Cần: là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai.

+ Kiệm: là tiết kiệm vật tư, thời gian, công sức, của cải... của nước, của dân, ko xa xỉ, ko hoang phí, ko phô trương hình thức.

+ Liêm: là luôn "trong sạch, ko tham lam" tiền của, địa vị, danh tiếng.

+ Chính: là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn. Người đưa ra một số yêu cầu: đối với mình ko được tự cao, tự đại, tự phụ, phải khiêm tốn học hỏi, phát triển cái hay, sửa chữa cái dở của mình. Đối với người - ko nịnh người trên, ko khinh người dưới, thật thà, ko dối trá. Đối với việc - phải để việc công lên trên, lên trước, việc thiện nhỏ mấy cũng làm, việc ác nhỏ mấy cũng tránh.

   "Cần, kiệm, liêm, chính" là thước đo giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, thể hiện sự văn minh tiến bộ. Cần, kiệm, liêm, chính còn là nền tảng của đời sống mới, của các phong trào thi đua yêu nước.

+ Chí công vô tư: là công bằng công tâm, không thiên tư thiên vị, không nghĩ đến mình trước, hết lòng vì đồng bào, Tổ quốc, vì lợi ích cách mạng, vì nhân dân. Kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức CM.

* Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa

+ HCM thương yêu con người với 1 t/c sâu sắc vừa bao la rộng lớn, vừa gàn gũi thâ thương đối với từng số phận con người…

+ Tình yêu thương con người phải được xây dựng trên lập trường của GCCN, nó đòi hỏi mỗi người phải chặt chẽ và nghiêm khắc với chính mình, rộng rãi độ lượng với người khác.

+ Người CM là người giàu t/c, biết yêu thương con người mà chấp nhận hi sinh.

* Có tinh thần quốc tế trong sáng

+ Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng HCM rất rộng lớn và sâu sắc. Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết giai cấp vô sản toàn thế giới, với tất cả các dtộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu, chống lại mọi sự chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc.

+ Người đã góp phần to lớn, có hieuj quả xây đắp tính đoàn kết quốc tế, tạo nên quan hệ quốc tế mới: đối thoại, hợp tác, cùng phát triển vì hòa bình.

Câu 19

   Quan điểm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới.  Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức đối với HSSV hiện nay.

1, Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới. 

   Đặc điểm và quy luật hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho thấy một số nguyên tắc cơ bản xây dựng đạo đức mới sau đây:

a) Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.

- Nói đi đôi với làm – chống thói đạo đức giả.

+ Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng tuyệt vời về nói đi đôi với làm. Đạo đức cách mạng là đạo đức luôn được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp công nhân, phục vụ lợi ích của cách mạng. Điều này phân biệt rạch ròi với thói đạo đức giả, đạo đức của giai cấp bóc lột với những bản chất nói nhiều, làm ít, nói mà không làm…

+ Nói đi đôi với làm còn nhằm chống thói đạo đức giả. Nói không đi đôi với làm sẽ dẫn tới nguy cơ làm mất lòng tin của dân đối với Đảng và chế độ mới.

-   Phải nêu gương (những tấm gương) về đạo đức.

+ Nêu gương đạo đức, nói đi đôi với làm là một nét đẹp của văn hóa phương Đông.

+ Theo HCM, hơn bất kì 1 lĩnh vực nào khác, trong lĩnh vực đạo đức đặc biệt phải chú trọng “đạo làm gương”. Phát hiện, xd những điển hình người tốt việc tốt.

+ Xây dựng đạo đức mới, nêu gương đạo đức phải rất chú trọng tính chất phổ biến, rộng khắp, vững chắc của toàn xã hội và những hạt nhân "người tốt, việc tốt" tiêu biểu.

b,Xây đi đôi với chống.

  Làm cách mạng là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống.

+ Xây là giáo dục những phẩm chất đạo đức mới, đạo đức cách mạng cho con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

+ Chống: chống các biểu hiện, các hành vi vô đạo đức, chống chủ nghĩa cá nhân, cửa quyền, hách dịch.

+ Xây đi đôi với chống trên cơ sở tự giáo dục, đồng thời phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi. Điều này thuộc quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của quần chúng nhân dân tự xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

   Chống và xử lý nghiêm là nhằm xây, đi liền với xây và muốn xây thì phải chống. Mục đích cuối cùng là xây dựng con người có đạo đức và nền đạo đức mới Việt Nam. Vì vậy, phải xác định đây là nhiệm vụ chủ yếu và lâu dài.

c)Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.

+ Tu dưỡng đạo đức là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và văn hóa phương Đông. HCM nói: "Chúng ta phải nhớ câu "Chính tâm, tu thân" để "trị quốc bình thiên hạ". Dù khó khăn gian khổ, nhưng muốn cải tạo thì nhất định thành công.

+ Mỗi người cần phải nhìn thẳng vào mình, phải kiên trì rèn luyện, tu dưỡng bền bỉ suốt đời phải như công việc rửa mặt hàng ngày. Nếu không sẽ dễ sa vào chủ nghĩa cá nhân thì có thể ngày hôm qua có công với cách mạng, nhưng ngày hôm nay lại có tội với nhân dân.

+ Đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng và đem lại hạnh phúc, tự do cho con người, đó là đạo đức của những con người được giải phóng. Vì vậy, tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn, trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm và trách nhiệm của mỗi người.

2, Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức đối với HSSV hiện nay.

a.Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức HCM

-  Xác định đúng vị trí và vai trò của đạo đức đối với cá nhân

   HCM cho rằng việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có vai trò vô cùng quan trọng đặc biệt là thế hệ trẻ, vì họ là người chủ tương lai của nc nhà, là cái cầu nối giữa các thế hệ.

-   Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức HCM.

Trong bài nói tại đại hội sinh viên VN lần thứ hai ; 7/5/1958; những phẩm chất đó đc người tóm tắt trong 6 cái yêu

+ Yêu tổ quốc, yêu nhân dân: là phải làm sao cho tổ quốc ta giàu mạnh, biết chia sẻ những lo lắng vui buồn với nhân dân.

+ Cần cù sang tạo trong học tập.

+ Sống nhân nghĩa có đạo lý.

-   Tu dưỡng theo các nguyên tắc đạo đức HCM.

+ Kiên trì tu dưỡng đạo đức CM.

+ Nói đi đôi với làm.

+  Kết hợp giữa xây đạo đức mới và chống biểu hiện suy thoái đạo đức.

b.Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức HCM

+ Một là, học trung với nước học hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người

+ Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản di và đức tính khiêm tốn phi thường

+ Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trrọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người

+ Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net