public diplomacy

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ngoại giao nhân dân là một hình thức thực hiện quan hệ đối ngoại, do các tổ chức hoặc cá nhân tiến hành, không mang tính chất chính thức của chính phủ các nước. Có nhiều hình thức phong phú: gặp gỡ, các cuộc đi thăm hữu nghị, hội đàm, trao đổi ý kiến, hội thảo, hội nghị quốc tế, festivan, vv. Trong những thập kỉ gần đây, ngoại giao nhân dân phát triển mạnh, đóng vai trò ngày càng to lớn trong việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác có hiệu quả giữa các dân tộc, động viên dư luận thế giới đấu tranh vì hoà bình, giảm căng thẳng và giải trừ quân bị. Nhiều khi ngoại giao nhân dân trở thành bước đi đầu tiên tạo thuận lợi và mở đường cho việc thiết lập và phát triển quan hệ chính thức giữa các quốc gia.Ngoại giao nhân dân là một “binh chủng” đa kênh và đa năng quan trọng, cùng với ngoại giao Đảng và Nhà nước hợp thành nền ngoại giao tổng hợp của quốc gia.

Ngoại giao nhân dân là lực lượng quan trọng của mặt trận ngoại giao và ưu thế của ngoại giao nhân dân là có thể đi đầu, có thể đi trước tại những nước, những khu vực và về một số vấn đề mà ngoại giao chính thức của nhà nước chưa có điều kiện triển khai.

Được CT HCM quan tâm từ rất sớm và mang dấu ấn riêng của Người, ngoại giao nhân dân là một nội dung quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Đảng, Chính phủ Việt Nam, thể hiện rõ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng một nước Việt Nam độc lập, hòa bình, thống nhất và XHCN.

Ngoại giao nhân dân được CT HCM coi là một lực lượng quan trọng của mặt trận đối ngoại. Đây là quan điểm xuất phát từ tư tưởng lấy dân làm gốc của cha ông ta, được Người kế thừa và nâng lên một bước: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử. Vậy ngoại giao cũng là mặt trận không thể thiếu sự tham gia của nhân dân.

Hồ Chí Minh chủ trương đối ngoại rộng mở, mở rộng lực lượng theo phương châm “thêm bạn, bớt thù”, tránh đối đầu “không gây thù oán với một ai”, tìm ra những điểm tương đồng, khai thác mọi khả năng có thể nhằm tập hợp lực lượng, hình thành mặt trận đoàn kết ủng hộ Việt Nam theo nhiều tầng, nhiều nấc.Ngoại giao không chỉ là sự nghiệp của toàn dân, mà còn phải lôi kéo, thuyết phục bằng chính nghĩa để nhân dân và bạn bè thế giới ủng hộ, giúp đỡ mình.

Để thực hiện chính sách ngoại giao nhân dân rộng mở, tập hợp các lực lượng đoàn kết với Việt Nam, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ về Việt Nam, về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên nhận thức được tầm quan trọng và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Từ đó Người đặt cách mạng Việt Nam trong tiến trình chung của cách mạng thời đại. Ngay từ những ngày nước VNDCCH còn non trẻ, CT HCM đã chỉ đạo thành lập các tổ chức ngoại giao nhân dân đầu tiên ở trong nước để tiếp cận với phong trào hòa bình và đoàn kết của cách mạng thế giới.

Đảng ta và CT HCM luôn xác định rõ mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng vô sản, với phong trào giải phóng dân tộc, với phong trào hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng, tháng 2-1951, khi nêu khái niệm về ngoại giao nhân dân và tầm quan trọng của nó. Đây là một sự phát triển sáng tạo trong nhận thức của Đảng ta và CT HCM về vai trò và vị trí của ngoại giao nhân dân, phù hợp với tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đặt cơ sở cho hoạt động ngoại giao nhân dân thời kỳ tiếp theo.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đấu tranh giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước, mặt trận ngoại giao, trong đó có ngoại giao nhân dân đã phát huy sức mạnh một cách hữu hiệu. Phối hợp cùng với hoạt động ngoại giao của Đảng, Nhà nước và của Chủ tịch nước VNDCCH Hồ Chí Minh, những hoạt động ngoại giao của nhân dân ta ở miền Bắc, ở miền Nam đã góp phần hình thành một mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ cuộc chiến đấu chính nghĩa vì độc lập, tự do, thống nhất và hòa bình, công lý của nhân dân Việt Nam.

Theo lời Người, đối ngoại là công việc chung của toàn Đảng, toàn dân, nên mỗi người dân Việt Nam đều có vinh dự và trách nhiệm là đại diện cho dân tộc mình trước bạn bè thế giới.

Kết hợp đấu tranh ngoại giao nhà nước và ngoại giao nhân dân, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chính phủ VNDCCH đã làm cho nhân loại tiến bộ trên thế giới hiểu sâu sắc hơn về khát vọng độc lập, hòa bình, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Chính phủ và nhân dân Việt Nam khi kiên trì thực hiện Hiệp định Giơnevơ năm 1954, Hiệp định Pari năm 1973, và bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh vì một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất.

Cùng với thời gian, những giá trị của ngoại giao nhân dân vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Đất nước đang đổi mới và hội nhập toàn diện, cũng giống như đối ngoại của Nhà nước, ngoại giao nhân dân triển khai đều cả bốn mặt trận: ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa và công tác người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần quảng bá hình ảnh, bảo vệ lợi ích của Việt Nam tại các diễn đàn nhân dân khu vực và trên thế giới; vận động nhân dân thế giới ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam; vận động viện trợ phi chính phủ của nước ngoài tăng đáng kể,v.v...

Ngoại giao nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phải biết dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Có thể nói, ngoại giao nhân dân và sự kết hợp giữa ngoại giao nhân dân và ngoại giao Nhà nước là sự sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net