QĐ 07/2005 /Quy chế quản lý cảng bến TNĐ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

bộ giao thông cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam vận tải độc lập - tự do - hạnh phúc số: 07/2005/qđ-bgtvt hà nội, ngày 07 tháng 01 năm 2005

quyết định của bộ trưởng bộ giao thông vận tải ban hành quy chế quản lý hoạt động của cảng, bến thuỷ nội địa bộ trưởng bộ giao thông vận tải

căn cứ luật giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; căn cứ nghị định số 86/2002/nđ- cp ngày 05 tháng 11 năm 2002 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; căn cứ nghị định số 34/2003/nđ- cp ngày 04 tháng 4 năm 2003 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ giao thông vận tải;

theo đề nghị của vụ trưởng vụ pháp chế và cục trưởng cục đường sông việt nam,

quyết định :

điều 1. ban hành kèm theo quyết định này quy chế quản lý hoạt động của cảng, bến thuỷ nội địa.

điều 2. quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo và thay thế các văn bản quy phạm pháp luật sau đây :

1. quyết định của bộ trưởng bộ giao thông vận tải số 2046 qđ/pc ngày 6 tháng 8 năm 1996 ban hành thể lệ quản lý cảng, bến thuỷ nội địa;

2. quyết định của bộ trưởng bộ giao thông vận tải số 3809/1999/ qđ -bgtvt ngày 30 tháng 12 năm 1999 về sửa đổi một số điều của thể lệ quản lý cảng, bến thuỷ nội địa ban hành theo quyết định số 2046 qđ/pc;

3. quyết định của bộ trưởng bộ giao thông vận tải số 1211/1999/qđ-bgtvt ngày 20 tháng 5 năm 1999 về quản lý bến khách ngang sông.

điều 3. cục đường sông việt nam tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện quyết định này.

điều 4. chánh văn phòng, chánh thanh tra bộ, vụ trưởng vụ pháp chế, vụ trưởng vụ vận tải, cục trưởng cục đường sông việt nam, giám đốc các sở giao thông vận tải, sở giao thông công chính, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

bộ giao thông cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

vận tải độc lập - tự do - hạnh phúc

quy chế quản lý hoạt động của cảng, bến thuỷ nội địa (ban hành kèm theo quyết định số 07/ 2005/ qđ-bgtvt ngày 07/01/2005 của bộ trưởng bộ giao thông vận tải )

chương i quy định chung

điều 1. phạm vi điều chỉnh

1. quy chế này quy định việc quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa và hoạt động của phương tiện thủy tại vùng nước cảng, bến thủy nội địa. 2. cảng, bến thủy nội địa bao gồm cảng, bến hàng hoá; cảng, bến hành khách và bến khách ngang sông.

điều 2. đối tượng áp dụng quy chế này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng, bến thủy nội địa; sử dụng phương tiện thủy hoặc thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến cảng, bến thủy nội địa trừ cảng, bến thủy nội địa làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; cảng cá, bến cá; bến phà.

điều 3. giải thích từ ngữ trong quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. cảng, bến hàng hoá là cảng, bến thủy nội địa chuyên xếp dỡ hàng hoá, vật tư và thực hiện các dịch vụ khác ( nếu có ).

2. cảng, bến hành khách là cảng, bến thủy nội địa chuyên đưa, đón hành khách lên xuống phương tiện chở khách và thực hiện các dịch vụ khác ( nếu có ).

3. bến khách ngang sông là bến thủy nội địa chuyên phục vụ vận tải hành khách ngang sông.

4. luồng vào cảng, bến là luồng nối từ luồng chạy tàu thuyền đến vùng nước trước cầu cảng, bến thủy nội địa.

5. vùng nước cảng thủy nội địa là các vùng nước trước cầu cảng, vùng neo đậu phương tiện và luồng vào cảng, vùng nước giành cho dịch vụ cung ứng, vùng chuyển tải hàng hoá ( nếu có ).

6. vùng nước bến thủy nội địa là các vùng nước trước bến và vùng neo đậu phương tiện, luồng vào bến ( nếu có ).

7. phương tiện thủy là các loại phương tiện thủy nội địa, tàu biển việt nam và phương tiện thuỷ nội địa, tàu biển nước ngoài được phép hoạt động tại việt nam.

8. phương tiện thủy nước ngoài là phương tiện thủy nội địa, tàu biển do nước ngoài cấp giấy chứng nhận đăng ký.

9. chủ cảng, bến là tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cảng, bến thủy nội địa hoặc được chủ đầu tư giao quản lý cảng, bến thuỷ nội địa.

10. chủ khai thác cảng, bến là tổ chức, cá nhân sử dụng cảng, bến thuỷ nội địa để kinh doanh, khai thác.

11. vùng đón trả hoa tiêu là vùng nước được cơ quan có thẩm quyền công bố để phương tiện thuỷ nước ngoài, tàu biển việt nam neo đậu đón trả hoa tiêu.

điều 4. điều kiện hoạt động đối với cảng, bến hàng hoá; cảng, bến hành khách

1. đối với cảng, bến hàng hoá: a) không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật; phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa; vị trí cảng, bến có địa hình, thuỷ văn ổn định, phương tiện ra vào an toàn thuận lợi;

b) vùng nước cảng, bến không chồng lấn với luồng chạy tàu thuyền;

c) công trình cầu cảng bảo đảm tiêu chuẩn an toàn; luồng vào cảng, bến (nếu có) phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật luồng theo quy định;

d) lắp đặt báo hiệu đường thuỷ nội địa theo quy định;

đ) thiết bị xếp dỡ ( nếu có ) phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và phù hợp với kết cấu của cầu cảng hoặc sức chịu lực của công trình bến;

e) đối với cảng, bến chuyên xếp dỡ hàng nguy hiểm, ngoài các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản này còn phải thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đối với hàng nguy hiểm; g) được cơ quan có thẩm quyền quy định tại điều 6 của quy chế này công bố cảng hoặc cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa.

2. đối với cảng, bến hành khách: a) các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d và điểm g khoản 1 điều này; b) có cầu cho hành khách lên xuống an toàn, có nhà chờ, nội quy cảng, bến và bảng niêm yết giá vé.

điều 5. điều kiện hoạt động đối với bến khách ngang sông 1.

không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật; phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa; vị trí bến có địa hình, thuỷ văn ổn định, phương tiện ra vào an toàn thuận lợi.

2. có cầu cho người, phương tiện giao thông đường bộ lên xuống an toàn, thuận tiện; có trang thiết bị cho phương tiện neo buộc, có đèn chiếu sáng nếu hoạt động ban đêm. đối với bến khách ngang sông mà phương tiện vận tải hành khách ngang sông được phép chở ô tô thì công trình bến phải áp dụng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của bến phà.

3. lắp đặt báo hiệu đường thuỷ nội địa theo quy định.

4. có nhà chờ, bảng nội quy, bảng niêm yết giá vé.

5. được cơ quan có thẩm quyền quy định tại điều 6 của quy chế này cấp giấy phép hoạt động bến khách ngang sông. chương ii công bố cảng thủy nội địa, cấp giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa điều 6. cơ quan có thẩm quyền công bố cảng thủy nội địa, cấp giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa

1. bộ trưởng bộ giao thông vận tải công bố cảng thuỷ nội địa, vùng đón trả hoa tiêu đối với cảng hàng hoá, cảng hành khách tiếp nhận phương tiện thuỷ nước ngoài.

2. cục trưởng cục đường sông việt nam công bố cảng thuỷ nội địa, tổ chức thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa đối với các cảng, bến hàng hoá, cảng, bến hành khách thuộc đường thuỷ nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa quốc gia.

3. giám đốc sở giao thông vận tải, sở giao thông công chính :

a) công bố cảng thuỷ nội địa, tổ chức thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa đối với cảng, bến hàng hoá, cảng, bến hành khách thuộc đường thuỷ nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa địa phương;

b) tổ chức thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động đối với bến khách ngang sông thuộc địa giới hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

4. trường hợp một tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhiều cảng, bến thủy nội địa trên cùng một khu đất thuộc quyền sử dụng của chính tổ chức, cá nhân đó, nhưng vừa có cảng, bến thuộc đường thuỷ nội địa quốc gia vừa có cảng, bến thuộc đường thuỷ nội địa địa phương thì những cảng, bến thuộc đường thuỷ nội địa địa phương ( trừ bến khách ngang sông ) cũng do cục đường sông việt nam công bố hoặc cấp giấy phép hoạt động. điều 7. trình tự, thủ tục công bố cảng hàng hoá, cảng hành khách 1. giai đoạn chuẩn bị đầu tư :

a) ngoài thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải gửi cơ quan có thẩm quyền công bố cảng tờ trình về đầu tư xây dựng cảng, nội dung bao gồm: dự kiến quy mô và địa điểm xây dựng, mục đích sử dụng, phạm vi vùng nước, luồng vào cảng, loại phương tiện thuỷ lớn nhất được phép tiếp nhận, phương án khai thác, vùng đón trả hoa tiêu ( đối với cảng tiếp nhận phương tiện thuỷ nước ngoài ).

b) chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình quy định tại điểm a khoản này, cơ quan có thẩm quyền công bố cảng xem xét, nếu bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 điều 4 của quy chế này thì có ý kiến chấp thuận bằng văn bản để chủ đầu tư tiến hành các thủ tục về đầu tư xây dựng; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do. đối với cảng tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài, bộ giao thông vận tải xin ý kiến bộ quốc phòng, bộ công an trước khi có văn bản trả lời chủ đầu tư.

2. giai đoạn thực hiện dự án: trước khi thi công xây dựng cảng, chủ đầu tư nộp cơ quan có thẩm quyền công bố cảng bản sao quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật công trình cảng, bình đồ vùng nước cảng, thiết kế lắp đặt báo hiệu xác định vùng nước cảng và phương án bảo đảm an toàn giao thông khi thi công. trong quá trình thi công nếu thay đổi những nội dung đã được duyệt phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền. 3. thủ tục công bố cảng:

a) đối với cảng không tiếp nhận phương tiện thuỷ nước ngoài: sau khi hoàn thành việc xây dựng cảng, chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền công bố cảng thuỷ nội địa. hồ sơ gồm: - đơn đề nghị công bố cảng thuỷ nội địa theo mẫu số 1 phần phụ lục của quy chế này; - bản sao quyết định đầu tư xây dựng cảng của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư;

- biên bản nghiệm thu đưa công trình cảng vào sử dụng kèm theo bản vẽ hoàn công mặt bằng, mặt cắt ngang công trình cầu cảng và bình đồ vùng nước cảng;

- bản sao giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất;

- văn bản của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa xác nhận việc hoàn thành lắp đặt báo hiệu đường thuỷ nội địa và hoàn thành việc thanh thải vật chướng ngại hình thành trong quá trình xây dựng cảng ( nếu có ).

- giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện và giấy chứng nhận đăng ký phương tiện của phao nổi ( nếu sử dụng phao nổi );

- các giấy tờ liên quan đến điều kiện xếp dỡ hàng hoá nguy hiểm theo quy định của pháp luật ( nếu cảng chuyên xếp dỡ hàng hoá nguy hiểm). trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền công bố cảng xem xét, nếu thoả mãn các điều kiện quy định tại khoản 1 ( trừ điểm g ) điều 4 đối với cảng hàng hoá hoặc thoả mãn các điều kiện quy định tại khoản 2 ( trừ điểm g khoản 1) điều 4 của quy chế này đối với cảng hành khách thì công bố cảng thuỷ nội địa theo mẫu số 2 phần phụ lục của quy chế này.

b) đối với cảng tiếp nhận phương tiện thuỷ nước ngoài: chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị công bố cảng thuỷ nội địa đến cục đường sông việt nam hoặc sở giao thông vận tải, sở giao thông công chính. cục đường sông việt nam hoặc sở giao thông vận tải, sở giao thông công chính thẩm tra hồ sơ và có văn bản trình bộ giao thông vận tải kèm theo hồ sơ đề nghị công bố cảng thuỷ nội địa. chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của cục đường sông việt nam hoặc của sở giao thông vận tải, sở giao thông công chính, bộ giao thông vận tải xem xét, công bố cảng thuỷ nội địa.

c) trường hợp cảng mới được xây dựng hoàn thành một phần công trình và chủ đầu tư cần đưa vào sử dụng thì có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền công bố phần công trình đã hoàn thành theo thủ tục quy định tại điểm a, điểm b khoản này. d) cơ quan có thẩm quyền công bố cảng thủy nội địa căn cứ các đặc điểm về quy mô công trình, thời hạn sử dụng đất, quy hoạch giao thông vận tải để quy định thời hạn hiệu lực của quyết định công bố cảng thuỷ nội địa. điều 8. trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa đối với bến hàng hoá, bến hành khách 1. tổ chức, cá nhân có nhu cầu mở bến hàng hoá, bến hành khách gửi cơ quan có thẩm quyền đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa theo mẫu số 3 phần phụ lục của quy chế này. trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị, cơ quan có thẩm quyền xem xét, nếu đủ điều kiện quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 điều 4 của quy chế này thì ghi ý kiến chấp thuận vào đơn, trả lại tổ chức, cá nhân xin mở bến để thực hiện các thủ tục có liên quan theo quy định của pháp luật và tiến hành việc gia cố bến; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do. 2. sau khi hoàn thành công việc nêu tại khoản 1 điều này, tổ chức, cá nhân xin mở bến gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa. hồ sơ gồm :

a) đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa ;

b) bản sao giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất;

c) sơ đồ vùng nước bến và luồng vào bến ( nếu có) có xác nhận của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa về việc hoàn thành lắp đặt báo hiệu đường thuỷ nội địa;

d) giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện và giấy chứng nhận đăng ký phương tiện đối với phao nổi ( nếu sử dụng phao nổi);

đ) các giấy tờ liên quan đến điều kiện xếp dỡ hàng hoá nguy hiểm theo quy định của pháp luật ( nếu chuyên xếp dỡ hàng hoá nguy hiểm ). trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp phép xem xét, nếu thoả mãn điều kiện quy định tại khoản 1 ( trừ điểm g ) điều 4 đối với bến hàng hoá hoặc thoả mãn các điều kiện quy định tại khoản 2 ( trừ điểm g khoản 1) điều 4 của quy chế này đối với bến hành khách thì cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa cho chủ bến theo mẫu số 4 phần phụ lục của quy chế này.

3. đối với những bến có vùng nước liền kề nhau (gọi là cụm bến), các tổ chức, cá nhân xin mở bến có thể thoả thuận bằng văn bản cử đại diện làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa cho cụm bến đó theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này trên cơ sở một đơn xin cấp giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa, một sơ đồ vùng nước và một hệ thống báo hiệu xác định vùng nước chung cho cả cụm bến.

4. cơ quan có thẩm quyền căn cứ thời hạn sử dụng đất, đặc điểm địa chất thuỷ văn, chất lượng công trình gia cố bến, mục đích sử dụng ( thời vụ hay thường xuyên) để quy định thời hạn của giấy phép hoạt động bến thủy nội địa nhưng không quá 3 năm. điều 9. trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động bến khách ngang sông 1. tổ chức, cá nhân có nhu cầu mở bến khách ngang sông gửi cơ quan có thẩm quyền hồ sơ gồm:

a) đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến khách ngang sông, có xác nhận của uỷ ban nhân dân xã, phường (sau đây gọi là uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi mở bến theo mẫu số 5 phần phụ lục của quy chế này;

b) văn bản của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa xác nhận vị trí bến bảo đảm các điều kiện nêu tại khoản 1 điều 5 quy chế này;

c) bản thiết kế công trình bến theo tiêu chuẩn cấp kỹ thuật bến phà, đối với bến có phương tiện vận tải ngang sông được phép chở ô tô. chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền xem xét nếu chấp thuận thì ghi ý kiến bằng văn bản gửi tổ chức, cá nhân xin mở bến để tiến hành các thủ tục có liên quan theo quy định của pháp luật và xây dựng, lắp đặt các trang thiết bị an toàn, hệ thống báo hiệu theo quy định.

2. sau khi hoàn thành việc xây dựng, chủ bến khách ngang sông có thể trực tiếp kinh doanh khai thác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác thuê để kinh doanh, khai thác. chủ khai thác bến khách ngang sông phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền quy định tại điều 6 của quy chế này cấp giấy phép hoạt động bến khách ngang sông. hồ sơ gồm :

a) văn bản của đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa xác nhận việc hoàn thành lắp đặt báo hiệu đường thuỷ nội địa theo quy định;

b) bản sao giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất;

c) bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

d) bản sao giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải hành khách ngang sông;

đ) bản sao bằng, chứng chỉ chuyên môn của người điều khiển phương tiện vận tải hành khách ngang sông;

e) bản nghiệm thu hoàn công công trình bến có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về đầu tư xây dựng, đối với bến có phương tiện vận tải hành khách ngang sông được phép chở ô tô;

g) hợp đồng thuê bến ( trừ trường hợp chủ khai thác bến đồng thời là chủ bến ). trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản này, cơ quan có thẩm quyền xem xét, nếu thoả mãn điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 điều 5 của quy chế này thì cấp giấy phép hoạt động bến khách ngang sông cho chủ khai thác bến theo mẫu số 6 phần phụ lục của quy chế này.

3. cơ quan có thẩm quyền cấp phép căn cứ thời hạn sử dụng đất, đặc điểm địa chất thuỷ văn nơi đặt bến, chất lượng công trình bến và thời hạn hợp đồng thuê bến ( nếu là bến thuê ) để quy định thời hạn của giấy phép hoạt động bến khách ngang sông trên cơ sở đề nghị của chủ khai thác bến. điều 10. thủ tục công bố lại cảng thuỷ nội địa, cấp lại giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa

1. đối với cảng, bến hàng hoá; cảng, bến hành khách:

a) khi quyết định công bố cảng thủy nội địa hoặc giấy phép hoạt động bến thủy nội địa hết hạn thì chủ cảng, bến có đơn đề nghị công bố lại hoặc cấp phép lại gửi cơ quan có thẩm quyền đã công bố cảng hoặc cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa. trường hợp các chỉ tiêu quy định trong quyết định công bố cảng hoặc giấy phép hoạt động bến thủy nội địa không thay đổi thì đơn đề nghị công bố, cấp phép lại ghi rõ tình trạng cảng, bến không thay đổi so với hồ sơ đã gửi lần trước. trường hợp các chỉ tiêu nói trên có thay đổi thì đơn đề nghị công bố, cấp phép lại ghi rõ những thay đổi so với hồ sơ đã nộp lần trước, kèm theo các giấy tờ về những thay đổi này (nếu có).

b) trường hợp đầu tư xây dựng bổ sung để nâng cao khả năng thông qua hoặc tiếp nhận được loại phương tiện lớn hơn, chủ cảng, bến phải thực hiện theo trình tự thủ tục quy định tại điều 7 hoặc điều 8 quy chế này đối với phần xây dựng bổ sung.

c) trường hợp phân chia, sáp nhập cảng, bến, chủ cảng, bến có đơn gửi cơ quan có thẩm quyền đề nghị công bố lại cảng thuỷ nội địa hoặc cấp lại giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa kèm theo những giấy tờ sau :

- quyết định hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép phân chia, sáp nhập cảng, bến thuỷ nội địa;

- những giấy tờ quy định tại khoản 3 điều 7 ( đối với cảng hàng hoá hoặc cảng hành khách ) hoặc khoản 2, khoản 3 điều 8 ( đối với bến hàng hoá hoặc bến hành khách) quy chế này của các phần được phân chia, sáp nhập.

d) trường hợp chuyển quyền sở hữu, chủ cảng, bến có đơn gửi cơ quan có thẩm quyền đề nghị công bố lại hoặc cấp phép lại kèm theo các văn bản hợp pháp về chuyển nhượng tài sản theo quy định của pháp luật. chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản này, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công bố lại hoặc cấp lại giấy phép mới cho chủ cảng, bến. trường hợp không chấp nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#dap #ghim