Hình tượng cây xà nu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


HÌNH TƯỢNG CÂY XÀ NU

Nguyễn Trung Thành là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam. NTT gắn bó mật thiết với Tây Nguyên trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Các sáng tác của ông mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn, đề cập đến những vấn đề trọng đại của vận mệnh dân tộc, xây dựng những tính cách anh hùng. "RXN" được sáng tác vào giữa năm 1965 khi Mĩ bắt đầu đổ quân ồ ạt vào miền Nam nước ta. Tác phẩm là một bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu chống Mĩ-Diệm của dân làng Xô Man, mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn. Cây xà nu là hình tượng nổi bật của tác phẩm, biểu tượng cho phẩm chất, sức sống và tinh thần đấu tranh bất diệt của ng làng Xô Man.

Cây xà nu vốn là loại cây sinh trưởng nhiều ở vùng Tây Nguyên. Trong kháng chiến chống Pháp, NTT đã khắc họa thành công hình tượng anh hùng Núp và cuộc đấu tranh của nhân dân Tây Nguyên. Sau thành công này, nhà văn luôn khao khát đến một tp viết về ĐB: cuộc gặp gỡ giữa Nguyên Ngọc với những cánh rừng xà nu ở chiến trường TN là lý do khiến ông trở lại với đề tài cũ. Cây xà nu trở thành hình tượng nghệ thuật trung tâm trong tác phẩm, biểu tượng cho phẩm chất và sức sống của ng làng Xô Man bỏi không có loại cây nào ở TN mang dại, sinh sôi mãnh liệt như cây xà nu.

Trước hết, cây xà nu mang vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng TN. Đấy là vẻ đẹp của sự đông đảo, rộng lớn và hùng vĩ, "mỗi cây cao vút, vạm vỡ, ứa nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi mênh mông, tưởng như đã sống tự ngàn đời và sống đến ngàn đời sau, từng cây, hàng vạn, hàng triệu cây vô tận". Cây xà nu xuất hiện trong toàn bộ câu chuyện. Xuyên suốt chiều dài lời kể của cụ Mết, xà nu gắn liền với hồi ức của Tnú: ng dân làng XM lớn lên dưới bóng cây xà nu. Xà nu gắn liền với cuộc đời của từng NV, xà nu có mặt trong đs hằng ngày của dân làng: lửa xà nu cháy bập bùng trong nhà ưng tập trung cả dân làng để nghe cụ Mết kể về cuộc đời Tnú. Khói xà nu đen nhẻm thân hình lũ trẻ; khói xà nu còn làm tấm bảng đen cho anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ cụ Hồ, lửa xà nu cháy rừng rực trên 10 đầu ngón tay Tnu. Xà nu chi phối mọi sự kiện trong đs tinh thần của người XM. Những cánh rừng xà nu là nơi nuôi giấu, bảo bọc người XM từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đầu truyện là một cánh rừng xà nu hàng vạn cây điệp trùng, bất tận. Cuối truyện hình ảnh ấy lại xuất hiện khi cụ Mết và Dít tiễn Tnu trở về đơn vị "3 ng đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xa nu nối tiếp chạy đến chân trời". Sự lặp lại theo thủ pháp đầu cuối tương ứng khiến người đọc có cảm tưởng cây xà nu chiếm lĩnh cả mảnh đất và bầu trời TN. Dường như ở đây không có loài cây nào khác ngoài xà nu.

Cây xà nu còn mang vẻ đẹp của một sức sống kiên cường, bất khuất, bất diệt, biểu tượng cho những nỗi đau mà ng XM phải trải qua trong cuộc kc chống Mĩ cứu nước. Nằm trong tầm đại bác của đồn giặc, cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Có những cây vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Có những cây vết thương lở loét ra, 5,10 hôm thì chết. Thế nhưng cánh rừng xà nu vẫn hiên ngang tồn sinh trong bom đạn. Cạnh một cây mới ngã gục đã có 4,5 cây con mọc lên xanh rờn, có những cây vết thương lại chóng lành như trên 1 thân thể cường tráng. Rừng xà nu tiềm tàng 1 sức sống mãnh liệt mà bom đạn kẻ thù không thể nào tiêu diệt được. Dù thương tích đầy mình nhưng rừng cây xà nu vẫn sinh sôi nảy nở, vẫn lớn lên hùng vĩ, điệp trùng, bất tận và trực tiếp che chở cho con người "Cứ thế 2,3 năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng.

Cây xà nu còn có một vẻ đẹp khác "Ít có loài cây ham as mặt trời đến thế". Hàng vạn cây xà nu ngọn xanh rờn, phóng thẳng lên bầu trời tiếp lấy thứ ánh nắng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp rồi nở cành, xòe lá, tung ra những hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ vàng. Dưới ánh nắng, cây xà nu đã phô hết sức sống, sắc màu và hương thơm của nó, tạo nên một vẻ đẹp thật quyến rũ.

Vẻ đẹp của cây xà nu còn gợi liên tưởng đến sức sống và phẩm chất của dân làng XM. Trước hết, số lượng đông đảo, hùng vĩ, chiếm lĩnh cả mãnh đất và bầu trời TN của rừng xà nu gợi nghĩ đến khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Những cụ Mết, bà Nhan, anh Xút, Tnu, Mai, Dít, bé Heng,... và phía sau họ là đông đảo dân làng, muôn người như một, đoàn kết gắn bó và luôn hướng về Cách mạng. Hình ảnh rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương gợi đến những đau thương mà dân làng phải chịu đựng. Lịch sử làng XM qua lời kể của cụ Mết không khác gì cảnh rừng xà nu nơi đầu truyện. Nhiều quần chúng bị giặc giết vì nuôi cán bộ. Rồi anh Quyết hi sinh. Rồi Mai ngã xuống. Nhưng sức sống kiên cường, bất diệt của cây xà nu cũng gợi đến tinh thần bất khuất của những người XM. Các thế hệ người làng XM từ trong đau thương đã đứng lên, lớp sau tiếp nối lớp trước, chưa bao h khuất phục kẻ thù. Bà Nhan, anh Xút bị giặc giết vì nuôi cán bộ đã có Tnu, Mai tiếp nối. Mai ngã xuống lại có Dít đứng lên. Còn bé Heng như 1 cây xà nu mới mọc, ngọn xanh rờn đầy sức sống. Các thế hệ đã gắn bó với nhau như những cánh rừng xà nu tít tắp đến chân trời như lời khẳng định của cụ Mết "Không có cây j mạnh = cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này". Cây xà nu ham as mặt trời còn gợi liên tưởng đến những con ng TN tha thiết yêu tự do luôn hướng về CM. Với CM, những phẩm chất tốt đẹp của họ đc phát huy cao độ trở thành một thứ vũ khí tinh thần đủ sức đánh bại mọi kẻ thù.

Về NT, do cảm hứng ngợi ca chi phối mà ngòi bút nhà văn tung hoành, đầy sáng tạo trong miêu tả rừng xà nu. Lời trần thuật về đối tượng cây xà nu khách quan nhưng không nén nổi sự xúc động nên nhiều lúc tác giả chuyển sang trữ tình. Vì thế, giọng điệu bao trùm trong đoạn văn là giọng ngợi ca đầy say mê, trân trọng. Kiểu câu khẳng định được sử dụng phổ biến. Sự đau thương và sức sống mãnh liệt của rừng xà nu được hiện lên ấn tượng qua hàng loạt động từ mạnh "ngào ngạt","long lang","tràn trề","nảy nở","ngã gục","mọc lên",... Rất nhiều những so sánh ẩn dụ được tung ra ko chỉ ngợi ca mà còn có t/d gợi mở, đánh thức những liên tưởng, trong đó có hình tượng ẩn dụ của cây xà nu trong suốt chiều dài tác phẩm, biểu tượng cho số phận, phẩm chất của các dân tộc TN trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Tác giả còn sử dụng cái nhìn của điện ảnh để miêu tả rừng xà nu, giúp rừng xà nu trở nên có đường nét, hình khối, vì thế có sức ám ảnh người đọc sâu sắc.

Nguyễn Trung Thành đã miêu tả thành công hình tượng rừng xà nu. Nó vừa là không gian thực, khung cành thiên nhiên thực ở làng Xô Man, vừa có ý nghĩa khái quát và tượng trưng rất cao. Cả hai khía cạnh này đều được tác giả thể hiện một cách rất nghệ thuật, làm nên vẻ đẹp độc đáo của hình tượng rừng xà nu. Cây xà nu, rừng xà nu đã thực sự trở thành linh hồn của tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo của nhà văn và giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm được tạo nên từ chính hình ảnh đó.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net