[ Ngoại truyện #1 ] Giang hồ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bạch Y cùng Trường Thanh, là từ nhỏ cùng nhau lớn lên.

Không cha không mẹ, người bị lại bị bỏ rơi cách xa cái thôn, người bị bỏ lại trước cửa một cái miếu cổ, duyên phận sao mà vẫn xuôi được về với nhau.

Bạch Y đến trước, là khi ngày trời đông tuyết rơi dày đặc, chẳng biết là ai quấn dày một lớp chăn rồi để đấy, nếu chẳng phải ông cụ cảm thấy điềm mà mở cửa ra giữa đêm thì chẳng phải Bạch Y bây giờ hình dáng khi lớn ra sao còn chẳng có cơ hội thấy không? Đứa trẻ sơ sinh người lạnh ngắt, làn da trắng cũng trông tái đi, được ông ôm vào lòng giữ ấm. Trong lúc đó lại ngó ra trời rơi tuyết trắng lớp dày, cảm thấy đứa trẻ này duyên với chữ Bạch, tiện nó cũng đang mặc một thân áo trắng, không nghĩ ngợi gọi luôn là Bạch Y. Họ Diệp là sau này tra sách, lại ưng mắt chữ Diệp, nhưng ông cũng muốn thử đứa trẻ bằng một chiếc lá, nếu đứa trẻ cầm lên ấy đặt thành, thế nên sau này lại có người mang tên Diệp Bạch Y. 

Trường Thanh cũng nghe họ kể về chuyện chính mình, cũng là bị vứt gần bờ sông may mắn có người tìm thấy cách một tuần sau khi Bạch Y đến. Thôn ấy nghèo, nhà ai cũng nhiều miệng ăn, cũng chẳng ai chịu nhận nuôi, điềm sao mà cũng nghĩ đem đến trên miếu, ông cụ không ngần ngại hảo tâm cưu mang thêm một sinh mạng. Ông nhận đứa trẻ, nghĩ đến đứa trẻ tìm được bên bờ sông, bờ sông xanh ngắt chảy trường kì, đặt luôn Trường Thanh. Tìm Trường Thanh một họ lại dễ dàng hơn, đứa trẻ này dung mạo lên được nét của người lương thiện, khoan dung, liền lấy chữ Dung làm họ. Thế là có Dung Trường Thanh. 

Ông ấy nhận một lúc hai đứa trẻ bị bỏ đi, lại không cho rằng bọn họ là cái gì xúi quẩy, còn cho họ một cái danh phận, một cái tên. Vốn ông cũng không vợ không con, lại tuổi về già đến nên ngược với mọi người trong thôn, ông lại coi hai đứa trẻ đây là một cái phước lành thần linh gửi đến cho ông làm bạn tuổi già, hai bàn tay kia đón hai đứa nhỏ mà tận tình chăm sóc như con ruột, cho ăn, dỗ ngủ, dạy chữ ông đều làm cho.

Bọn họ cứ thế ba người yên lành sống bên nhau. Trường Thanh Bạch Y lớn một chút cũng đã phụ giúp lại được ông lão, trong miếu cổ từng hiu quạnh kia dần cũng rộ lên nhiều tiếng trẻ con cười.  Nhưng sông có bình lặng cũng không tránh được lúc gió lên dậy sóng, nay sinh mai tử cũng chẳng thể biết được, dù cố không nghĩ tới nhưng cũng không xóa được nó vẫn là sự thật có ngày sẽ diễn ra.

Lúc cả hai lên bảy, ông lão gọi bọn họ đang chơi ngoài sân vào. 

Một giọng nghiêm túc, khiến người nghĩ đến cảm giác chuyện đến sẽ không hay. Ông dẫn hai đứa trẻ vào chính viện nơi bày tượng thờ cúng, chỉ hai đứa trẻ lau chùi lại thêm một lần, sau đó là bản thân thắp trước một nén nhang. 

- Hai đứa nói lại ta xem, miếu này thờ ai?

- Là Nguyệt Quang Nương Nương ạ.

Ông ấy gật đầu cười mỉm, rồi tiếp đến kể lại một lần nữa truyền thuyết về Nguyệt Quang Nương Nương - "Thường Nga bôn nguyệt", đều là những chuyện nghe đi nghe mãi từ lúc lọt lòng nhưng hai đứa trẻ vẫn chưa hề chán. Vì Nguyệt Quang Nương Nương phù hộ cho duyên tình đôi lứa, cuộc sống đoàn viên, chỉ cần thành tâm cầu bái, sớm hay muộn cũng sẽ nhận được lời chúc phúc từ Nguyệt Quang Nương Nương. 

- Ngày trước ở đây ngôi miếu này được cho là nơi linh thiêng nhất, có rất nhiều người đến cầu duyên, thôn ngày đó nhờ thế cũng rất sung túc. - Ông trầm lặng. - Nhưng dần sau này những nơi khác cũng đều có miếu riêng, một số vẫn đến đây, nhưng một số cảm thấy cầu ở đâu cũng như nhau, dần dần không ai lui đến nữa. Người trong thôn không buôn bán được cũng chuyển đi dần, cuộc sống thế còn ai nghĩ đến kết duyên, nên cũng chẳng còn ai nhớ, dần đường lên miếu hoang vu, họ sợ không dám lên. 

Lũ trẻ nhìn ông không dám ngắt lời, chỉ chăm chú nghe, mà những điều này trước giờ ông còn chưa từng kể qua, ấy càng khiến bọn nó khắc sâu ghi nhớ.

- Một số bạn hữu của ta ở đây cũng đã rời đi, chỉ có ta một mình ở lại chỉ vì ta có lòng tin mình có duyên với nơi này. Rồi cũng qua tuổi trung niên, rồi đến xế chiều, không vợ không con. Bản thân ta cũng cảm thấy cô đơn, nhưng tìm tri kỉ kết giao lại không thể thấy người hiểu ý mình, rồi tới ngày kia... Hah, ta chỉ còn mong tìm được ai làm bạn ngắn ngủi cuối đời mà thôi. - Ông bật cười. - Nén nhang này hôm nay là để cảm ơn Nguyệt Quang Nương Nương đã phù hộ ta việc đó, chuyện của ta đến đây cũng đã mãn nguyện rồi, chỉ còn hai ngươi. 

Ông nắm tay hai đứa, một bên tay trái của Trường Thanh rồi tay phải của Bạch Y, rồi vén tay áo lên lộ một đường mờ mờ đỏ như vòng tay. Ông nhìn lũ trẻ rồi hỏi:

- Hai đứa có biết vì sao mình lại có thứ này?

- Do hồi bé lúc chưa ai tìm thấy có bị muỗi cắn ạ.

- Đứa nhỏ này, muỗi cắn cũng chẳng thế. 

- Giang sơn này cũng có một truyền thuyết. - Giọng ông lão trầm trầm kể câu chuyện, giải thích tất cả như sợ hai đứa trẻ còn nhỏ nên không thể hiểu hết được điều ông muốn truyền đến. - Uyên ương kiếp trước mặn nồng, nhưng lại xấu mệnh không thể đến được với nhau, nhưng nếu thật sự đối nhau có thành tâm, cùng chờ nhau đứng trên cầu Nại Hà, cùng dẫn nhau đến cuối đường đầu thai chuyển kiếp. Khi gặp được Mạnh Bà lấy canh, nếu bà thật sự nhìn thấy được tâm ý đó là thuần khiết, ắt sẽ trao cho sợi tơ hồng chúc phúc, kiếp sau sinh ra trên tay mang vòng đỏ, dù thế nào cũng sẽ về bên nhau. Hai ngươi chính là như vậy, ta cũng vì thế sẵn lòng nhận cả hai, hai ngươi đối với lão già này là duyên bằng hữu, đối với nhau chính là đôi uyên ương, ta không muốn nhận một bỏ một mà chia cắt. Cho nên Trường Thanh, ta muốn ngươi nói xem, đó giờ ngươi đối Bạch Y là thế nào ?

Trường Thanh nghe chuyện nãy giờ, tất thảy đều hiểu. Bản thân càng nhìn Bạch Y chằm chằm, càng lấy hết dũng khí thường ngày đưa tay qua siết tay nhỏ của Bạch Y, chắc nịt mà khẳng định:

- Thế thì càng rõ ràng, ta và hắn chính là tri kỉ không rời!

- Thế thì sau này các ngươi nhất định phải ở bên nhau. Ta thật sự rất muốn xem hai ngươi hạnh phúc.

Ông lão cười to, ông xoa đầu hai đứa trẻ rồi đưa mỗi đứa một nén nhang, trông chúng nó cùng đốt cắm vào lư. Sau đó dẫn hai đứa nhỏ xuống thôn, cho mỗi đứa một bát sủi cảo đầy, ngắm một cảnh xuân bừng nở, rồi cùng nhau ba người về lại miếu trên đồi. 

Hai tháng sau đó, ông ấy ngã bệnh, đại phu dù có tìm đến cũng không thể chữa, bệnh tuổi già khó thể cứu vãn được, nên ông ấy đã qua đời. 

Mong ước của ông ấy nhìn hai đứa trẻ đến cuối chặng đường, cuối cùng cũng chẳng thể. 

An táng xong xuôi, Trường Thanh Bạch Y vẫn ở lại trong miếu, lâu lâu xuống thôn đi chợ, bắt đầu học bương trải kiếm cái ăn, chẳng mảy may náo loạn vui chơi nữa. Nhưng cũng chẳng thể nán lâu ở đó, ông lão mất được một năm, đột nhiên thôn cũng có người đến thăm hỏi muốn cải thiện giảm nghèo, muốn đem miếu dỡ đi xây nên một tửu lâu, như thế sau này mới có nhiều khách quan ghé đến thôn, người dân cũng có thể buôn bán tốt hơn. Người dân nghe thế liền đồng ý, chỉ là chẳng biết hai đứa trẻ sẽ giải quyết thế nào, người dân người ta cũng có gia đình riêng làm sao có thể nào chứa chấp thêm được hai đứa nhỏ. 

Trong những ngày tháng cuối cùng được lựa chọn trước khi nói quyết định với thôn trưởng. Hai đứa trẻ ban ngày vẫn thường nhật quét dọn, cơm nước; ban đêm đầu óc trống rỗng, không ngủ mà chỉ biết giương mắt nhìn trăng. Tùy tiện một đêm làm sao mà Bạch Y lại gợi về chuyện ngày xưa, ông lão kể với đám nhỏ về Giang Nam cảnh đẹp lại nhiều mĩ vị khó cưỡng, ước gì ông lão còn, muốn cùng ông đến Giang Nam kia. Nghe được điều đó, Trường Thanh liền thông suốt, vào nhà soạn ra hai túi vải đồ đạc cần thiết rồi ra nắm lấy tay Bạch Y. Bạch Y hôm đó cũng chẳng biết vì sao, không cần Trường Thanh cất lời cũng hiểu được người kia muốn làm gì.

Hai đứa nhỏ vào gian thờ cúng, thắp lần cuối hai nén hương cho Nguyệt Quang nương nương. Tay ôm theo lư hương cùng bài vị ông lão trong đêm chạy khỏi miếu, chỉ để lại mẫu giấy mình đã rời dán trước cửa, cho người dân biết bây giờ bọn họ đã có thể tùy tiện làm.

Đường đi xa xôi, chuyện gì tuổi nhỏ thế cũng đã trải, có lẽ cũng là do trời cao phù hộ, nên cũng không có chuyện gì quá đáng diễn ra.

Đến được Giang Nam kia, điểm đến đầu tiên cả hai chọn chẳng phải là cái gì danh lam thắng cảnh, chỉ là một ngôi chùa. Một ngôi chùa vừa phải, có nơi hướng ra cảnh đẹp dễ xem, ưng ý liền xin trụ trì gửi lại cổ bài vị, nói ra mong muốn trong lòng. 

- Ông ấy từng rất muốn đến Giang Nam, giờ ông ấy đã có thể đến rồi. 

Sư trụ trì nhìn hai đứa trẻ chừng tám tuổi đang thành tâm cầu, lí do gì có thể từ chối. Hứa sẽ giữ bài vị ở đây lo hương hỏa, nhưng cũng lo lắng rằng hai đứa trẻ con nhỏ tuổi như thế còn có thể đi đâu, ngỏ ý muốn giữ chân lại hứa có thể đối tốt nuôi dưỡng, nhưng Trường Thanh Bạch Y lại từ chối lời mời, bảo rằng sau này khi muốn thăm sẽ lập tức ghé qua. Sư trụ trì không thể ngăn, chỉ có thể cầu thêm phước lành, chúc chúng lên đường Bình An.

Một chú tiểu trong chùa thắc mắc, hỏi tại sao trụ trì lại có thể dễ dàng để hai đứa trẻ con lên đường. Lại nhận được một lời mông lung, còn vị trụ trì ấy sau khi giảng giải cũng quay về chính viện đọc kinh:

- Thế sự phàm trần có thể níu lại phàm nhân, song không thể níu được thiên nhân.


Trường Thanh Bạch Y dắt tay nhau rời khỏi chùa. Hai thân nhỏ đứng từ cửa chùa to trông ra ngoài cảnh giang sơn rộng mở. Cả hai nhìn hồi lâu, cũng là Trường Thanh nhẹ nhàng mở lời trước, câu hỏi là Bạch Y tiếp đến muốn đi đến nơi nào. 


- Trường Thanh, chúng ta cùng ra giang hồ đi.


Thân nhỏ áo trắng toát được gió thổi bay, phấp phới mái tóc đen dài cũng bay theo hướng lá rụng cành. Trường Thanh nhìn Bạch Y, trông vào đôi mắt nào kia đang lóa lên một tia sáng. 



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net