Sốc chấn thương

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đặt văn bản tại đây...Sốc chấn thương

(Yduocvn.com) - Sốc chấn thương

( Lê Thị ái Liên )

I- mục tiêu:

1. Nêu được lịch sử phát triển của Sốc chấn thương và các thuyết ra đời

2. Trình bày được cơ chế bệnh sinh của Sốc chấn thương .

3. Nêu được cách phân loại Sốc chấn thương

4. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của Sốc chấn thương

5. Nêu được phương pháp điều trị Sốc chấn thương: Nội khoa, ngoại khoa (khi có chỉ định)

6. Trình bày được các bước sơ cứu bệnh nhân Sốc chấn thương tại cộng đồng.

II- nội dung

1. Đại cương:

- Vài nét lịch sử phát triển của Sốc chấn thương .

- Các thuyết ra đời 1867 Jorden. Bắt đầu nghiên cứu Sốc chấn thương .

* Thuyết thần kinh : 1913 của Pirogov

* Thuyết tắc mỡ : 1917 của Porter.

*Thuyết nhiễm độc: 1918 của Qnenu.

* Thuyết chu kỳ của Moon

* Thuyết suy sụp tuần hoàn.

- Định nghĩa Sốc chấn thương :

Sốc chấn thương là tình trạng phản ứng bệnh lý phức tạp có tính chất giai đoạn của cơ thể, mà tình trạng này gây ra bởi những chấn thương cơ giới mạnh và mất máu - tình trạng phản ứng bệnh lý này biểu hiện rối loạn chức năng của các cơ quan của cơ thể như: ( Tuần hoàn, thần kinh, hô hấp, nội tiết, tiêu hoá, chuyển hoá)

Trong những rối loạn này quan trọng nhất là rối loạn vi tuần hoàn và chuyển hoá các chất .

2. Cơ chế bệnh sinh:

- Khi bị chấn thương và mất máu cơ thể phản ứng bảo vệ như: (tim đập nhanh, mạch máu co lại, máu hoà loãng, thổ tăng lên....)

Trong phản ứng thích nghi này có 2 hiện tượng: Là quá trình co thắt các mạch máu nhỏ và hiện tượng hoà loãng máu.

- Về sau tác nhân gây bệnh sốc nặng lên do yếu tố không đặc hiệu là sản phẩm chuyển hoá của quá trình thiếu oxy (yếm khí, quá trình toan chuyển hoá).

3. Phân loại sốc chấn thương.

+ Theo nguyên nhân:

- Sốc thần kinh phản xạ.

- Sốc mất máu

- Sốc nhiễm độc.

+ Theo thời gian xuất hiện bệnh:

- Sốc tiên phát.

- Sốc thứ phát

+Theo diễn biến làm sàng.

- Sốc cương

- Sốc nhược

- Sốc hồi phục và không hồi phục

4. Triệu chứng lâm sàng:

- Triệu chứng thần kinh: Bệnh nhân trong tình trạng kích thích (lúc đầu) sau chuyển sang ức chế nhưng tri thức còn, phản xạ giảm.

- Toàn thân . Da xanh xao, có thể có vết phù xám ở da, nhiệt độ giảm, da lạnh chảy mồ hôi, sống mũi và đầu chi lạnh.

- Tuần hoàn: Tim nhịp nhanh, mạch nhanh nhỏ có khi không bắt được - Huyết áp động mạch và tĩnh mạch đều giảm.

- Hô hấp: Thở nhanh dẫn đến thiếu CO2

- Tiết niệu: Lượng nước tiểu giảm nguyên nhân do co thắt mạch máu thận, do huyết áp thấp.

- Sinh hoá: Do chuyển hoá yếm khí nên toan chuyển hoá, và K+ máu tăng.

5. Điều trị sốc chấn thương

a) Nguyên tắc:

- Điều trị càng sớm kết quả càng cao

- Đề phòng sốc xảy ra sau chấn thương

- Toàn diện, không dập khuôn.

Cụ thể: - Chống rối loạn thần kinh.

* Sử dụng các thuốc giảm đau: Morphin, Dolacgan - fentanye - (chú ý) nhịp thở - những bệnh nhân có sọ não tổn thương .

* Giảm đau toàn thân. Cho thuốc mê hoặc thuốc ngủ, khi có điều kiện đặt NKQ, kết hợp giãn cơ - hô hấp nhân tạo.

- Phong bế giảm đau bằng lidocain tại ổ gẫy của các chi của xương sườn.

- Cố định các chi gẫy, xương sườn, cột sống, vận chuyển nhẹ nhàng.

- Sử dụng các thuốc ức chế thần kinh. (Đồng miên) - Chống chỉ định các trường hợp . Huyết áp

Còn chảy máu, phát hiện chưa hết tổn thương.

* Chống rối loạn tuần hoàn.

- Làm ngừng chảy máu (băng ép, garô, kẹp mạch máu, mổ cầm máu.

- Bổ sung lại lượng máu đã mất - truyền dịch, truyền máu...

- ép tim khi có ngừng tim.

- Phá rung, thất.

- Dùng thuốc duy trì trường lực mạch máu.

* Điều trị suy hô hấp.

- Thở ô xy..

- Hô hấp nhân tạo.

- Đặt nội khí quản và mở khí quản.

* Điều trị rối loạn, chuyển hoá.

- Chống toan.

- Chống toan kali máu tăng.

- Truyền đạm, chế độ nhiệt độ thích hợp.

* Chống nhiễm trùng.

- Sử dụng kháng sinh.

- SAT

- Chống hoại thư sinh hơi.

Điều trị ngoại khoa.

Chia 3 nhóm

Nhóm 1: Can thiệp phẫu thuật là chỉ định sống còn đối với bệnh nhân gồm các bệnh đang chảy máu, ngạt thở do nguyên nhân trong lồng ngực, máu tụ trong não, dập nát các tạng trong ổ bụng.

Nhóm này nhanh chóng dùng các biện pháp hồi sức tổng hợp chống sốc, sử dụng các biện pháp vô cảm hiện đại để mổ để giải quyết nguyên nhân.

Nhóm 2: Có trì hoãn: Cho thuốc kháng sinh đề phòng nhiễm trùng, cho SAT - điều trị ra khỏi tình trạng sốc rồi mới mổ.

Nhóm 3: Quá nặng, hoặc quá nhẹ, tình trạng tận cùng, không làm gì được.

6. Đánh giá bệnh nhân ra khỏi sốc.

- Huyết áp ổn định.

- Mạch.

- Tri thức

- Lượng nước tiểu.

- Chỉ số huyết động.

- Chỉ số điện giải, kiềm toan.

Các chỉ số trên trở lại bình thường ổn định trong vòng 2 h.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net