Sóng gió Thái Bình dương - Trận hải chiến biển San Hô

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trận hải chiến biển San hô

  Đến cuối tháng Tư thì Hạm trưởng Kameto Kuroshima đã biến chiến thuật tiến chiếm đảo Midway của Yamamoto thành một thế trận rối beng đòi hỏi sự tham chiến của một lượng hải quân khổng lồ lên đến gần 200 chiến hạm trong khu vực . Với một lãnh hải mênh mông chạy dài hai ngàn dặm từ quần đảo Aleutians phía cực Bắc (giáp giới với biển Bering) xuống tận Midway , ở một nơi cách xa Nhật Bản đến 2 ngàn 3 trăm dặm . Trong chiến dịch này mục tiêu tiến chiếm  là Midway và Kiska . Kiska là một hòn đảo chiến lược nằm phía Tây quần đảo Aleutians phía cực Bắc giáp với biển Bering . Nếu chiến dịch thành công thì đảo Kiska sẽ trở thành một điểm mốc mới kéo thẳng về phương Nam ngang qua Wake và Midway xuyên xuống tận Port Moresby thuộc đảo New Guinea , ở một nơi chỉ cách Úc Đại Lợi có 300 dặm . Nhìn vào bản đồ các bạn sẽ thấy một đường vòng cung ôm lấy một vùng biển bao la từ Bắc xuống Nam , đó là vành đai mới , với những căn cứ không hải quân được thiết lập ở các hải đảo rải rác sẽ là những con mắt canh phòng rất hữu hiệu nếu có lực lượng của địch tiến vào lãnh hải của mình . Tuy nhiên , với ý đồ của Yamamoto thì chiến dịch xua quân tiến chiếm Midway là vấn đề phụ thuộc , cái chánh của ông mới là quan trọng vì ông tự coi đó như là một cái bẫy giăng sẳn để dụ và tiêu diệt cho tuyệt số hạm đội còn lại của Hoa Kỳ ở Trân Châu Cảng . Nó có nghĩa là chấm dứt hoặc ít ra cũng ngưng trệ được mọi hoạt động của hải quân Hoa Kỳ trong một thời gian trên vùng biển của Nam Á Châu .

  Tất cả đô đốc cùng sĩ quan chỉ huy chiến dịch , kể cả Tham mưu trưởng của Nagumo là Kusaka đều được triệu tập về chiếc soái hạm khổng lồ mang tên Yamato . Đó là một đại thiết giáp hạm có trọng tãi 63 ngàn tấn được tân trang lại thành soái hạm của hạm đội liên hợp , chiếc soái hạm mang tên Yamato , tức Đại Hòa , tên gọi nước Nhật Bản thuở khai sơ lập quốc . Đây là một cuộc họp quan trọng , mọi sĩ quan chỉ huy phải tề tựu về đây để được nghe Yamamoto thuyết trình và cắt đặt kế hoạch tấn công cũng như phòng thủ .

  Trong vòng năm tháng qua , lực lượng xung kích Kido Butai của Nagumo sau khi tấn công Trân Châu Cảng , họ còn xuôi về chiến trường miền Nam tham dự trận oanh tạc cảng Darwin ở Úc Đại Lợi và nhiều trận đụng độ khác với Hải quân Anh Các Lợi trong vùng biển Nam Dương . Sau nhiều tháng trời chiến đấu không ngừng nghỉ từ mặt trận này sang mặt trận khác . Chỉ trong vòng có mấy tháng thời gian mà hạm đội này phải di chuyển trong một hải trình hơn 50 ngàn dặm , thủy thủ quá mệt nhọc nên rất cần nghỉ ngơi mà chiến hạm cũng đã rã rời tuy không bị thiệt hại gì nhưng rất cần chỉnh trang tu bổ . Chính vì vậy nên uy lực của nó bị giảm thiểu rất nhiều , và bây giờ khi được lệnh tiếp tục lao vào một chiến dịch có tầm quan trọng khác , Kusaka trình bày cho Yamamoto về tình trạng đáng quan tâm của hạm đội mình và tuyên bố đây là một cuộc liều mạng vô ích nhưng Yamamoto lại gạt đi không thèm đếm xỉa tới , chỉ thúc giục hành động theo mệnh lệnh .

  Song song với chiến dịch tiến chiếm Midway , một kế hoạch khác cũng không kém phần quan trong đang được thực hiện . Đó là chiến dịch mang tên M.O : đánh vào Port Moresby trong vùng biển San hô . Nếu như chiếm được điểm cận Nam này thì rất dễ chinh phục New Guinea  (New Guinea là một trong những quốc gia có nhiều sắc tộc lẫn lộn chung sống với nhau , có hơn 850 ngôn ngữ thổ dân và tuy nhiều sắc tộc ngôn ngữ như vậy, nhưng tổng số chỉ có vào khoảng 5 triệu người. Đây cũng là một trong những nước có nông dân nhiều nhất , chỉ 18% người sống ở những trung tâm thành thị . Đây là nước ít được thám hiểm nhất trên thế giới, không chỉ về địa lý mà còn về văn hóa, và nhiều loài động thực vật được cho là chỉ có ở Papua New Guinea.  Papua là một từ ngữ dùng để chỉ dạng tóc xoăn tít của dân bản xứ, New Guinea có nghĩa là Guinea mới. Một nhà thám hiểm đã tình cờ phát hiện ra thổ dân trên hòn đảo này, nhưng ông lại ngạc nhiên vì ngờ ngợ đây là thổ dân da đen ở Guinea thuộc Phi châu nhưng lại có mái tóc xoăn tít (người Guinea châu Phi không có tóc xoăn như thế) và lại ở rất xa Guinea, nên ông đặt tên cho những thổ dân mới này là Papua New Guinea (người Guinea tóc xoăn tít). Và cái tên gọi đó lại trở thành tên của quốc gia họ).

    New Guinea là một hòn đảo rộng mênh mông đứng vào hàng thứ nhì trên thế giới (đảo Greenland ở bắc cực đứng hàng thứ nhất) , chỉ mình nó đã rộng gấp đôi quần đảo Nhật Bản, có hình dáng giống như một con khủng long khổng lồ và hơi gù lưng mà chiếc xương sống là một dãy núi dài 2.500 cây số bao phủ bởi một thứ rừng già rậm rạp nhất thế giới. Năm 1942 sau khi cho phi cơ không thám dãy núi này, người Nhật cũng không tính chuyện vượt qua vì chẳng lợi ích gì, vì chính chiếc bụng của con khủng long cũng là một sa mạc rộng lớn. Phần duy nhất đáng chú ý của đảo là phần đuôi kéo dài của con khủng long vốn cũng bị dãy trường sơn chia đôi, nhưng tại hai viền Nam và Bắc lại có một loạt hải cảng tuyệt vời phía sau lan tràn một khu vực đầy tài nguyên khoáng sản và canh nông. Chính khúc đuôi giống như đoạn ruột thừa này đã được Tổng hành dinh Thiên hoàng lựa chọn , hải cảng Port Moresby nằm ở bờ phía Nam của New Guiena trong eo biển San Hô đối diện với miền Bắc nước Úc . Và một khi Nhật làm chủ được New Guinea rồi thì dĩ nhiên Úc Đại Lợi sẽ đứng ngay bên bờ hiểm họa . Để mở đầu cho công cuộc tiến chiếm này , họ tung một lực lượng đánh vào Tulagi , một hòn đảo nhỏ 20 dặm nằm cách quần đảo Solomon về phía Bắc và thiết lập căn cứ không hải quân ở đó .    

   Ngày 04 tháng 05 , lực lượng tấn công cảng Moresby rời bến Rabaul . Mọi việc đã chuẩn bị từ trước nên họ đã đồn quân sẳn ở vùng Nam Thái Bình Dương từ hồi tháng giêng một lực lượng rất hùng hậu ở vùng biển Bismarck Archipelago , thuộc phía Bắc đảo New Britain , họ chỉ chờ lệnh là xuất phát ngay . Mũi dùi tiến vào Port Moresby được 14 dương vận hạm , một tuần dương hạm nhẹ và 6 khu trục hạm vận chuyển ; hộ tống lực lượng chuyển vận này là một hàng không mẫu hạm nhỏ mang tên Shoho và bốn tuần dương hạm nặng cùng một khu trục hạm .

  Về phía Hoa Kỳ , Đô đốc Nimitz , Chester Nimitz là người được chỉ định lên thay Đô đốc Kimmel sau cái nhục Trân châu cảng , chỉ huy trưởng Hải quân Thái Bình Dương . Nimitz đã biết rõ dã tâm của người Nhật nên tương kế tựu kế quyết đánh tan hạm đội địch cho bằng được . Ông liên lạc với lực lượng đặc nhiệm 17 – gồm hai mẫu hạm , 6 tuần dương hạm nặng , 2 tuần dương hạm nhẹ và 11 khu trục hạm – dưới sự chỉ huy trực tiếp của phó Đô đốc Frank Jack Flectcher , tiến ra vùng biển San hô ngăn chận đánh phá hạm đội địch .

  Vừa tiến đến vùng biển San hô , ngay điểm Đông Bắc Úc thì phó Đô đốc Fletcher nghe tin Nhật đang đổ bộ lên đảo Tulagi , một hòn đảo trong quần đảo Solomon . Ông vội vàng ra lệnh một phi đội gồm 99 phi cơ từ mẫu hạm Yorktown , tức ngay trên soái hạm của mình lao vào bờ tấn công cánh quân địch đang đổ bộ .

  Xin nhắc lại Đô đốc Nimitz người lên thay Kimmel , là một vị chỉ huy đầy nhiệt tâm và rất biết uyển chuyển theo hoàn cảnh , nhờ biết cách hành động khéo léo như vậy nên ông rất dễ chỉ huy một hạm đội khổng lồ đã gần như mất hết tinh thần sau thất bại Trân châu cảng . Cũng chính vì thế mà ông rất được hậu thuẫn của những vị sĩ quan chĩ huy thuộc cấp . Khi mới nắm lực lượng , trong tay ông chỉ có vỏn vẹn hai mẫu hạm và 10 tuần dương hạm , chính vì thế nên ông phải nỗ lực tối đa để bổ khuyết những yếu điểm . Cũng nhờ sự khẩn nài của Đô đốc King nên Nimitz được tăng viện thêm một mẫu hạm nữa ở Đại Tây Dương là chiếc Yorktown về gia nhập với hạm đội Thái Bình Dương .Sự tăng viện này giúp cho Nimitz phấn chấn hơn , ông vội thành lập ngay 3 lực lượng đặc nhiệm , mỗi lực lượng nằm dưới sự sự điều động của một mẫu hạm . Hệ thống tổ chức này chính là sự cãi tổ tài tình để thích nghi với hoàn cảnh chiến tranh mới thay thế cho thời gian hòa bình yên lặng trước kia . Mỗi lực lượng đặc nhiệm nằm dưới sự chỉ huy của một vị Đô đốc hoặc phó đô đốc , hạm đội cũng có thể luân phiên thay đổi cho mỗi lực lượng và ngay cả sĩ quan chỉ huy cũng có thể tùy theo hoàn cảnh mà luân phiên nhau chỉ huy từ lực lượng này đến lực lượng khác . Tổ chức mới này mang lại một kết quả hết sức tốt đẹp khiến họ giữ mãi một hệ thống hoạt động cho đến lúc chiến tranh chấm dứt .

  Cũng nên nhắc lại là trước trận Trân châu cảng , Hải quân Hoa Kỳ đã từng sử dụng một bộ phận điện tử có tên gọi là Magic , một phát minh độc đáo của Anh quốc chuyên mở khóa các loại mật mã bí mật trong những văn thư ngoại giao trao đổi giữa Đông Kinh và các quốc gia . Chiến tranh xảy ra thì chiếc máy Magic trở thành vô dụng nên bị lãng quên để nhện giăng bụi bám , bây giờ người ta mới nhớ lại và bắt đầu nó hoạt động , nhưng hoạt động theo một chiều hướng khác có nghĩa là theo dõi những tín hiệu liên lạc của hải quân địch ở Thái Bình Dương . Nhật vốn đang làm chủ một vùng biển mênh mông nên căn cứ hải quân của họ được thiết lập vô số nằm rải rác trên những hòn đảo ở miền Nam Thái Bình Dương , và mọi liên lạc hoặc mệnh lệnh đều phải dùng tín hiệu để trao đổi . Tín hiệu của họ hiện đang sử dụng là một tín hiệu loại PK-2 . Chuyên viên kỷ thuật cố gắng mọi nổ lực để chọc thủng được màng bí mật của tín hiệu này và cuối cùng thì chiếc máy Magic đã là chìa khóa mở cửa giãi mã toàn bộ tín hiệu PK-2 của Nhật Bản . Cũng chính nhờ có nó mà bộ Hải quân Hoa Kỳ mới biết có một cuộc đổ bộ qui mô của Nhật vào phía Bắc quần đảo Solomon và cảng Port Moresby .

  Trong khi ấy vì không ngờ Hải quân Hoa Kỳ đã phát giác ra hướng đi của mình nên phía Nhật bản cứ để tâm vào mục đích chính là cho hải quân nới rộng hành lang hoạt động của mình ra và chẳng đề phòng gì cả . Phó Đô đốc Takeo Takagi , người hùng vừa chiến thắng những trận hải chiến ở biển Java , gửi 2 tuần dương hạm nặng mang tên Zuikaku và Shokaku cùng hai tuần dương hạm nhẹ và 6 khu trục hạm đến vùng biển miền Nam Bougainville (Bougainville cũng là một đảo nhỏ nằm trong quần đảo Solomon) .

  Hai lực lượng đối đầu càng lúc càng tiến lại gần nhau , Takagi lúc này đã phát giác ra có sự hiện diện của địch quân ngay trước mặt . Ngày 07 tháng năm , một trong những phi công thám thính của ông nhìn thấy tàu dầu Neosho và một khu trục hạm , anh này khoái quá nên trông gà quá quốc vội báo cáo về là có một mẫu hạm và tuần dương hạm địch xuất hiện . Hai đợt không kích bằng phi cơ oanh tạc cao độ hạng nặng và 36 phi cơ bổ nhào được lệnh bay đến đánh chìm tuần dương hạm , chiếc tàu dầu trơ trọi tuy không bị xóa sổ nhưng cũng bị hư hại và lênh đênh trôi dạt giữa đại dương mênh mông không ai cứu giúp . Thật ra chiếc tàu dầu to đùng kia mà phi cơ Nhật tưởng là mẫu hạm là chiếc tàu dầu vô tội mang tên Neosho và chiếc tuần dương bị đánh chìm chỉ là chiếc khu trục hạm Shima có nhiệm vụ hô tống tàu dầu mà thôi , họ đã tiếp tế dầu cho hạm đội xong và đang trên đường về thì bị vạ lây đến phải tán mạng . Giữa lúc Takagi và thủy thủ chỉ lo chú ý đến mục tiêu không lấy gì làm quan trọng ấy thì 90 phi cơ cất cánh từ mẫu hạm  Yorktown và Lexington đã trông thấy mẫu hạm Shoho của Nhật , họ bắt đầu tấn công .

  Trên đài chỉ huy của mẫu hạm Yorktown cách đó khoảng 160 dặm , các sĩ quan chỉ huy ngồi chung quanh chiếc máy liên lạc để theo dõi mọi diễn biến . Vì quá xa nên sóng phát đi rất khó , tuy nhiên trong lúc các chàng không quân hào hùng đang biểu dương sức mạnh của quân đội Hoa Kỳ , mệnh lệnh trao đổi giữa các phi công và phi đội trưởng là Trung úy Dixon họ đều nghe được chút lõm bõm . Hai tiếng “Trúng rồi” thật to của Trung úy phi đội trưởng vang lên trong máy khiến mọi người hân hoan vô tả . Đô đốc Nimitz gục gặc cái đầu , vuốt vuốt hàm râu mép gật gù . Sáu tháng sau cái nhục Trân châu cảng hải quân Hoa Kỳ mới làm được một cú coi được , mặc dù đó là một mẫu hạm bé-bi của Nhật trọng tải của nó chỉ to hơn chiếc khu trục hạm bảo vệ tàu dầu vừa bị phi công Nhật đánh chìm mà thôi .

  Tin mẫu hạm Shoho bị đánh chìm bay về bộ chỉ huy Rabaul , nơi mà phó Đô đốc Shigeyoshi Inoue người chỉ huy toàn bộ chiến dịch MO đặc đại bản doanh ở đó . Ông dùng hệ thống điện đài ra lệnh cho toàn bộ cánh quân đổ bộ phải lập tức quay lại , chờ đến khi nào không còn bóng dáng của Hải quân Hoa Kỳ trong vùng biển ấy mới tiếp tục .

  Chiều hôm ấy thời tiết thay đổi đột ngột và giông tố nổi lên kinh khủng khiến cho sự quan sát bằng phi cơ thám thính bị hạn chế vô cùng và đến nửa đêm thì hai bên không còn biết tình hình của đối phương nữa . Tuy nhiên , ngay lúc này Đô đốc Takagi đang ngồi trên một tuần dương hạm nặng dùng máy radio liên lạc với phó đô đốc Tadaichi Hara , chỉ huy trưởng hai mẫu hạm . Takagi thình lình cất tiếng hỏi phó đô đốc Hara “Mình có thể thực hiện ngay một cú đánh đêm không phó đô đốc ?” Từ chiếc tuần dương hạm Zuikaku , Hara trả lời rằng ông sẽ cho 27 phi cơ cất cánh đánh đêm vào lúc tranh tối tranh sáng vì ban đêm với thời tiết thế này thì không tài nào nhìn thấy mục tiêu được . Trời chưa sáng , một phi đội 27 phi cơ cất cánh truy lùng hạm đội địch nhưng chẳng phát giác ra chúng . Và bất hạnh thay , ngay trên đường về thì phi cơ địch từ đâu xuất hiện đánh xuyên ngang cạnh sườn của phi đội làm 9 phi cơ Nhật bị loại khỏi vòng chiến ngay phút đầu , số còn lại tức thì giải tán đội hình tìm đường thối lui lập tức . Trên đường thối lui , có một nhóm phi cơ bay riêng gồm 6 chiếc cứ đão vòng quanh tìm mẫu hạm . Trời còn tối đen nên phi công dẫn đầu cố gắng tìm kiếm và anh không hoài công , ô kìa là ánh lửa lập lòe của hạm mẹ . Tức thì đoàn phi cơ xếp theo đội hình thẳng chuẩn bị hạ cánh . Trên mẫu hạm Lexington , thủy thủ đoàn còn đang chờ phi đội của mình vừa chạm địch quay lại . Họ chợt trông thấy trên tầng mây mỏng vài ánh đèn chớp chớp . Một đoàn phi cơ đi theo một đội hình chuẩn bị đáp , rồi một , hai , ba … cả thảy có 6 chiếc từ từ hạ cánh lên chiếc mẫu hạm Yorktown gần đó . Có một ai đó từ trên đài quan sátcủa chiếc Lexington thảng thốt kêu lên “Phi cơ Nhật đáp xuống Yorktown !” . Sự xuất hiện thình lình của phi cơ địch khiến cho thủy thủ sững sốt không một ai nhớ tới nổ súng bắn đuổi cho đến khi chiếc phi đầu tiên hạ cánh xuống quá gần thì anh phi công dẫn đường lầm lẫn kia mới biết mình đang lọt vào ổ lửa nên quạt một tràng đại liên trước khi dẫn 5 chiếc kia bốc lên cao biến dạng . Lúc ấy phòng không của Yorktown mới chịu khai hỏa thì đã quá muộn .

  Sau khi bị một số thiệt hại đáng kể , Takagi quyết định tạm thời rút lui về mặt Bắc . Chỉ vài giờ sau đó hạm đội của ông đã tiến theo cùng một hải trình với những mẫu hạm của Hoa Kỳ . Chiều ngày 08 tháng 05 , Takagi cho phóng lên 27 phi cơ dò thám . Cuộc đụng độ lần đầu tiên trong lịch sử giữa các mẫu hạm sắp xảy ra . Chiếc Yorktown và Lexington của Fletcher có radar dò địch nhưng thủy thủ của họ chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc chung với nhau . Phía Takagi của Nhật Bản thì chẳng có radar nhưng hai mẫu hạm của ông vốn hoạt động chung như một hải đội có hơn 6 tháng dài nên họ rất hiểu cách làm việc , mọi thông tin lệnh lạc đều ăn khớp nhịp nhàng không chê vào đâu được . Fletcher có 122 phi cơ , Takagi cũng nắm trong tay 121 chiếc , ít hơn một chiếc nhưng không sao vì nếu mang ra so sánh thì phẩm chất của Nhật trội hơn Hoa Kỳ nhiều . Loại chiến đấu cơ Zero hơn hẳn loại Wildcat của Mỹ , oanh tạc cơ bổ nhào lợi hại bằng nhau và phi cơ phóng thủy lôi của Nhật , nhất là những trái thủy lôi của họ thì quả là vượt xa những chiếc TBD Devastotor của Hoa Kỳ  . Họ đã chuẩn bị trong tư thế chiến đấu , cũng nhờ thời tiết phía Bắc quá xấu , mưa tầm tả không dứt nên hai mẫu hạm của Takagi được thiên nhiên che chở , ngược lại thì phía Hoa Kỳ , hai chiếc Yorktown và Lexington hiện đang ở vị trí phía Nam , trời trong gió mát nên chúng hiện ra lộ liễu rất dễ bị phát giác .

  Nhưng trái ngược làm sao , lúc 8:15 , một chiếc phi cơ thám thính của Hoa Kỳ phát giác ra dưới lớp mây mù mưa phủ , một hạm đội Nhật Bản hiện ra mờ mờ . Anh chàng phi công cho phi cơ đão vòng trên vùng trời ấy để đếm và gọi radio báo cáo về Fletcher “Phát giác 2 mẫu hạm , 4 tuần dương hạm nặng và nhiều khu trục hạm đang ở vị trí 120 độ , vận tốc hai mươi hải lý một giờ , cách chúng ta khoảng 175 dặm về hướng Đông Bắc

   Fletcher ra lệnh cho cả hai mẫu hạm tung phi cơ lên tấn đông địch . Lúc 11 giờ , 39 phi cơ từ mẫu hạm Yorktown tiến về phía chiếc mẫu hạm Shokaku . Thấy phi cơ địch thình lình xuất hiện tiến về mẫu hạm , hai chiếc tuần dương hạm nặng và khu trục hạm giàn thành thế trận bảo vệ mẫu hạm , trong khi chiếc Shokaku thì ẩn mình trong làn mưa dày đặc phòng thủy lôi địch . Nhưng các phi cơ bổ nhào của Hoa Kỳ quá gan lì , họ lướt qua làn mưa đạn phòng không dày đặc xông thẳng đến mẫu hạm , hai quả hom vừa rơi trúng mục tiêu , chiếc Shokaku phát hỏa cháy dữ dội . Lại thêm một phi đội 22 phi cơ vừa từ mẫu hạm Lexington tiến tới . Shokaku lúc bấy giờ đã dập tắt được đám lửa . Hậu quả của hai quả bom tuy không gây nhiều thiệt hại nhưng sàn đáp bị thổi tung khiến phi cơ không thể đáp xuống được vì thế Shokaku phải tăng vận tốc trốn thoát mất dạng .

  Trong lúc Yorktown và Lexington phóng phi cơ tấn công mẫu hạm Nhật thì phi đội của Nhật cũng vừa phát giác ra mẫu hạm địch . Bảy mươi phi cơ bu quanh hai mẫu hạm của Fletcher ra sức tấn công quyết liệt . Một trái bom xé toạt sàn đáp của chiếc Yorktown , thủy thủ kịp thời dập tắt ngay ngọn lửa bùng phát . Riêng chiếc Lexington thì kém may mắn hơn , hai trái thủy lôi đánh trúng ngay mạn sườn và một trái bom nổ ngay trong lòng tàu gây thiệt hại đáng kể . Trận không chiến vừa rồi để lại thiệt hại cho cả hai phía , chỉ hơn một tiếng đồng hồ thì chiến trận kết thúc . Đây là một trận hải chiến đầu tiên mà hai hạm đội không trông thấy nhau , không đọ sức với nhau bằng hải pháo mà chỉ dùng không lực để tranh tài cao thấp .

  Tổng kết lại cuộc thử lửa đầu tiên sau Trân châu cảng , Đô đốc Fletcher cười toe toét báo cáo lên thượng cấp những thắng lợi vừa đạt được là Hải quân Hoa Kỳ đã xóa sổ một mẫu hạm loại nhỏ , một khu trục hạm và ba tàu chuyển quân của địch , riêng phe ta thì phải thiệt mất một khu trục hạm , một tàu dầu trống rỗng cùng hai mẫu hạm bị ăn bom , nhất là chiếc Lexington bị hư hại nặng , ngọn lửa cứ cháy lan không tài nào dập tắt được . Báo cáo xong Đô đốc Fletcher cho ca khúc khải hoàn ăn mừng chiến công thứ nhất . Nhưng niềm vui chưa bao lâu thì một biến cố bất ngờ xảy đến khiến Fletcher buồn nhiều hơn vui khi chiến công của mình tan tành theo bọt biển .

  Chiều cùng ngày , trong lúc các thủy thủ của chiếc Lexington đang cố gắng ra sức dập tắt  ngọn lửa, thì một tiếng nổ kinh hồn làm rung chuyển đáy tàu. Vì cách xếp đặt cũ các hầm chứa xăng, một hỗn hợp chất khí nổ đã lan tràn trong một hầm tàu mà các vách thép mỏng đang còn nóng bỏng. Lửa lại vùng cháy dữ dội hơn, mặc dầu các đội cứu hoả nỗ lực tối đa cũng không làm sao chế ngự được. Lập tức nhiều tiếng nổ và đám cháy khác bùng lên và chiếc Lexington kém may mắn , bùng cháy như cây đuốc mất hẳn lá và dàn máy, bắt đầu trôi theo làn gió như một xác tàu hư. Đến 5 giờ chiều hạm trưởng là Đại tá Sherman ra lệnh bỏ tàu . Các tuần dương hạm, khu trục hạm do Fletcher phái đến cứu các người bị thương lên trước rồi với các thuỷ thủ lành mạnh sau. Các toán an ninh còn tiếp tục chiến đấu chống lửa cho đến khi hạm trưởng chắc chắn đã không bỏ người nào lại sau. Rồi ông lại cho họ di tản và là người sau chót rời chiếc sàn tàu nóng bỏng cùng với Đô đốc Fitch, bằng một chiếc thang dây. Đến 6 giờ 30 một tiếng nổ kinh hồn vang dội từ chiếc xác tàu: hầm chứa thuỷ lôi của phi cơ phóng thuỷ lôi phát nổ. Ngọn lửa chiếu sáng bầu trời bốc lên cao đến nỗi Đô đốc Fletcher phải ra lệnh cho một khu trục hạm dùng thuỷ lôi đánh chìm ngọn đuốc cháy rực ấy. Chiếc chiến hạm dũng cảm mà các đoàn thuỷ thủ thân mật gọi là “Lady Lex”, và cho đến lúc ấy, một mình đã lập thành tích nhiều hơn tất cả các chiến hạm Mỹ cộng lại, chìm từ từ xuống biển và biến mất dưới một đám mây hơi nước đang dập tắt ngọn lửa của đám cháy.

  Nếu

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#thế