Kiến thức cơ bản: NÓI VỚI CON - Y Phương

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
người. Bởi vậy mà có ý kiến cho rằng: "Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó". Bài thơ "Nói với con" của Y Phương là một tác phẩm như thế.

- Đằng sau lớp vỏ ngôn từ, một câu thơ hay là khi ở đó ẩn chứa được tình người sâu sắc. Tuy nhiên ta cần phải biết đào sâu suy ngẫm, học cách bao dung, thấu cảm khi tiếp nhận một tác phẩm văn học. Bài thơ "Nói với con" của Y Phương đã thể hiện được tình cảm vừa gần gũi lại thiêng liêng của người cha đối với con và với quê hương, xứ sở. Bằng tất cả tình yêu, nhà thơ đã cho thấy vẻ đẹp của người miền núi qua những lời chân thành mang đậm tình cảm đồng bào, niềm tự hào sâu sắc. Và hơn hết, qua bài thơ, nhà thơ Y Phương đã thể hiện được giá trị của tình người vừa gắn bó, gần gũi vừa thiêng liêng, sâu sắc.

- Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi/Mặt trời của mẹ, con nằm trên lưng (Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ - Nguyền Khoa Điềm)

- Được tin con tập đi/Cha mừng không ngủ được/Cha nằm đêm thầm thì/Từng tiễn chân con bước (Được tin con tập đi - Huy Cận)

- Cha lại dắt con đi trên cát mịn Ánh trăng chảy đầy vai/Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời./Con lại trở cánh buồm xa nói khẽ/Cha mượn cho con buồm trắng nhé./Để con đi... (Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông)

- Con cựa mình êm ả/Thôi ngủ nữa đi con!/Cái trăng cao chưa tròn/Tay bố vòng hơi thở/Cho con liền giấc ngon (Hai bàn tay em- Huy Cận)

- Bình an, hạnh phúc có nào xa/Cũng bởi tình thương tỏa khắp nhà (Gia đình - Nguyễn Xuân Viện)

- Con dù lớn vẫn là con của mẹ,/Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con (Con cò - Chế Lan Viên)

- Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi/Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể/Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn/Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc (Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm)

- Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ/Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?/Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn! (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)

- Muốn cho trẻ hiểu biết/Thế là bố sinh ra/Bố bảo cho biết ngoan/Bố dạy cho biết nghĩ. (Chuyện cổ tích về loài người - Xuân Quỳnh)

- Chẳng ai muốn làm hành khất/Tội trời đày ở nhân gian/Con không được cười giễu họ/Dù họ hôi hám úa tàn (Dặn con - Trần Nhuận Minh)

- Quê hương là gì hở mẹ/Mà cô giáo dạy hãy yêu?/Quê hương là gì hả mẹ/Ai đi xa cũng nhớ nhiều? (Quê hương - Đỗ Trung Quân)

- Mai này con ta lớn lên/Con sẽ mang đất nước đi xa/Đến những tháng ngày mơ mộng/Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình/Phải biết gắn bó san sẻ/Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở/Làm nên Đất Nước muôn đời... (Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm)

- Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu/Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả/Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở/Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? (Bếp lửa - Bằng Việt)

- Công Cha cao tựa núi non/Dài sông, rộng biển - cho con nên người./Cha cho con nụ cười tươi/Dành cho con cả cuộc đời, tương lai (Nghĩa tình của cha - Xuân Miền)

- Chim trời ai dễ đếm lông/Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày (Ca dao)

- Rời tổ ấm chim tung bay xứ lạ/Gói hành trang chỉ vỏn vẹn "nhớ nguồn"/Dậy dỗ con cha gói cả tình thương/Đời vô thưởng nhưng rất nhiều cạm bẫy (Lời cha dặn con - Thugiangvũ)

- Không có gì tự đến đâu con./Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa/Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa./Mùa bội thu phải một nắng hai sương, - Không có gì tự đến dẫu bình thường./Phải bằng cả bàn tay và nghị lực/Như con chim suốt ngày chọn hạt,/Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ. - Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi,/Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi./Có roi vọt khi con hư và có lỗi/Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều! - Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu.../Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,/Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,/Chỉ có con mới nâng nổi chính mình./Nhớ Nghe Con! (Không có gì tự đến đâu con - Nguyễn Đăng Tấn)


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net