Kiến thức cơ bản: NÓI VỚI CON - Y Phương

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả: Y Phương (1948-2022)

- Tên khai sinh: Hứa Vĩnh Sước.

- Quê quán: Huyện Trùng Khánh, Cao Bằng.

- Y Phương là người dân tộc Tày nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại Sở Văn hóa - Thông tin Cao Bằng. Từ năm 1993, ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI.

- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.

- Năm 2007, Y Phương được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

2. Tác phẩm:

- Thể loại: Tự do

- Hoàn cảnh sáng tác: Được sáng tác vào năm 1980, khi Đất nước đã hòa bình và thống nhất được năm năm. Lúc này cuộc sống của nhân dân ta còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các dân tộc miền núi vẫn còn nhiều thiếu thốn.

- Chủ đề: Tình cảm gia đình (Tình phụ tử), Vẻ đẹp phẩm chất của người Việt Nam (Miền núi).

- Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề bài thơ khái quát được ý nghĩa của toàn bài thơ, bài thơ đi từ tình cảm gia đình rồi mở ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha để nâng lên lẽ sống. Cảm xúc chủ đề của bài thơ được bộc lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thắm thiết. Nhan đề toát lên sắc thái bình dị, gần gũi đời thường.

- Bố cục:

+ Phần 1 (Khổ thơ đầu): Cội nguồn sinh dưỡng của con người.

+ Phần 2 (Khổ tiếp theo): Vẻ đẹp phẩm chất của người dân tộc miền núi.

+ Phần 3 (Khổ thơ cuối): Lời nhắn gửi của cha với con.

II. PHÂN TÍCH

1. Mở bài:

"Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh trăng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.
Con lại trở cánh buồm xa nói khẽ
Cha mượn cho con buồm trắng nhé.
Để con đi..."

- Tấm lòng của những người cha thi sĩ dành cho con vô cùng nồng nàn, ấm áp đâu kém gì tình mẹ yêu con, ru con, đưa con vào giấc ngủ. Trong quá trình trưởng thành của mỗi người, cần khắc ghi những cội nguồn sinh dưỡng quan trọng trong cuộc đời của chúng ya. Nhà thơ Y Phương - Một nhà thơ của dân tộc Tày cũng đã góp vào đề tài này qua bài thơ "Nói với con". Thi phẩm ấy đã để lại trong lòng người đọc về những lời nhắn nhủ với con về những cội nguồn sinh dưỡng của con người.

- Con người Việt Nam tự bao đời nay vẫn luôn nổi bật với nhiều phẩm chất tốt đẹp. Vẻ đẹp ấy luôn trường tồn mãi theo thời gian. Nhất là đối với các dân tộc miền núi vẫn còn nhiều vất vả, khó khăn nhưng họ vẫn luôn cố gắng dù có gian nan đến mấy. Và điều đó một lần nữa đã được nhà thơ người dân tộc Tày - Y Phương khắc họa nên.

2. Thân bài:

a. Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm:

- Thi phẩm "Nói với con" được nhà thơ Y Phương sáng tác theo thể thơ tự do với những câu thơ, vần điệu, nhịp điệu theo dòng cảm xúc yêu thương của nhà thơ với đứa con của mình.

- Bài thơ được sáng tác vào năm 1980, khi đất nước đã được hòa bình và thống nhất được 5 năm. Lúc này, cuộc sống của nhân dân ta vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các dân tộc miền núi vẫn còn nhiều thiếu thốn.

- Tác phẩm chính là lời nhắn nhủ của cha với con về những cội nguồn sinh dưỡng và phẩm chất tốt đẹp của người miền núi, đồng thời còn là ý chí vươn lên trong cuộc sống.

b. Phân tích và chứng minh:

Luận điểm 1: Cội nguồn sinh dưỡng của con người.

- Đến với những câu thơ đầu tiên, nhà thơ nhắc nhở những cội nguồn sinh dưỡng về tình cảm gia đình:

"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười"

- Với kết cấu sóng đôi "chân phải - chân trái"; "một bước - hai bước" kết hợp khéo léo với nghệ thuật điệp ngữ "chân"; "bước tới" và phép liệt kê "cha", "mẹ", "nói", "cười" đã giúp cho nhà thơ Y Phương thể hiện sự bao bọc, che chở của cả cha lẫn mẹ đối với con cái. Những câu thơ ấy đã khắc họa nên hình ảnh một em bé tập đi, chập chững những bước chân đầu đời cùng với sự bao bọc, che chở của người cha, người mẹ.

- Nhà thơ người dân tộc Tày cũng đã vô cùng tài tình khi sử dụng những hình ảnh tượng trưng "tiếng nói", "tiếng cười" để vẽ lên một bức tranh gia đình đầm ấm và tràn đầy hạnh phúc, rộn rã tiếng cười. Gia đình là nơi theo ta mọi nẻo đường. Từ lúc ta sinh ra đến khi ta trưởng thành, gia đình vẫn luôn ở bên ta, nhất là mỗi khi ta gặp khó khăn, thử thách.

- Câu thơ "Người mình yêu lắm con ơi" như một cách xưng hô đầy chân thành, mộc mạc mà chứa chan tình yêu thương của cha dành cho con. Câu thơ ấy cũng như một câu chuyển ý, mở ra một cội nguồn sinh dưỡng đáng quý khác:

"Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng"

- Y Phương đã vô cùng thành công khi sử dụng nghệ thuật ẩn dụ "cài", "ken" để thể hiện cuộc sống của những con người lao động tươi vui trên quê hương. Chính điều ấy đã đem lại cho mọi người những bài học quý báu trong cuộc sống, giúp con người ta trưởng thành hơn qua từng năm tháng.

- Con không chỉ lớn lên trong niềm vui lao động mà còn có nghĩa tình của quê hương. Bằng nghệ thuật nhân hóa "cho" kết hợp cùng những hình ảnh tượng trưng "rừng", "con đường", tác giả đã thể hiện được nghĩa tình quê hương mà con cần phải khắc sâu và ghi nhớ. Đó là tình làng nghĩa xóm luôn giúp đỡ nhau mỗi khi hoạn nạn, khó khăn, là những kỉ niệm đẹp đẽ trong cuộc đời:

"Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"

- Nhà thơ đã vô cùng khéo léo khi sử dụng hình ảnh tượng trưng "ngày cưới" để thể hiện những kỉ niệm đẹp, vui vẻ và hạnh phúc trong cuộc đời. Chính nó đã là động lực giúp con người có thể vươn lên sau khó khăn, hoạn nạn hay thậm chí là thất bại.

- Tất cả những điều trên đã nhắc nhở, gửi gắm thông điệp hãy luôn khắc sâu những cội nguồn sinh dưỡng ấy vào trong tâm trí của chúng ta.

Luận điểm 2: Vẻ đẹp phẩm chất của người dân tộc miền núi.

- Đến với khổ thơ thứ hai, tác giả đã cho chúng ta thấy được những phẩm chất tốt đẹp của con người miền núi. Đầu tiên là sự kiên cường, ý chí vươn lên trong cuộc sống:

"Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn"

- Mở đầu phần thơ, tác giả đã sử dụng cụm từ xưng hô "người đồng mình" kết hợp khéo léo với động từ "thương lắm" để thể hiện sự cảm thông, chia sẻ của nhà thơ với người đồng bào miền núi.

- Với hai câu thơ tiếp theo, tác giả đã sử dụng ý thơ sóng đôi kết hợp với hình ảnh tượng trưng "nỗi buồn", "chí lớn" để thể hiện rằng dù cuộc sống có khó khăn, vất vả nhưng người miền núi vẫn cố gắng vượt qua nhờ vào sự kiên cường, ý chí vươn lên trong cuộc sống.

- Họ chưa bao giờ bỏ cuộc và nản lòng trước những khó khăn, thử thách nhờ vào ý chí của mình:

"Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc"

- Nhờ vào việc sử dụng nghệ thuật điệp ngữ "sống", "không chê" kết hợp khéo léo với nghệ thuật so sánh "như sông như suối" và thành ngữ gợi tả "lên thác xuống ghềnh" đã gợi lên khung cảnh cuộc sống vất vả, trân truyên, gian nan và khổ cực của người dân tộc miền núi.

- Nhưng đối lập với cuộc sống ấy là một thái độ sống rất tích cực "không chê - không lo" để khẳng định rằng người miền núi luôn chịu nhiều khó khăn trong cuộc sống, họ luôn chăm chỉ làm việc để xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

- Tiếp đến, tác giả đã thể hiện sự mạnh mẽ, kiên cường, bản lĩnh của người dân tộc Tày:

"Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con"

- Bằng hình ảnh đối lập kết hợp khéo léo với nghệ thuật ẩn dụ "thô sơ da thịt", "nhỏ bé" để thể hiện cuộc sống vật chất vô cùng giản dị và mộc mạc, thậm chí là nó có phần khó khăn, thiếu thốn. Nhưng con người dân tộc nơi đây phải ngày đêm lao động, vất vả để đổi lấy cơm áo đến độ "thô sơ da thịt".

- Nhưng dù cuộc sống có khó khăn đến thế nào thì đời sống tin thần của họ vẫn rất mạnh mẽ và kiên cường.

- Và cuối cùng, những phẩm chất đáng trân trọng ấy của những người dân tộc Tày chính là sự thủy chung với quê hương:

"Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục"

- Ở đây, hình ảnh tượng trưng "tự đục đá kê cao quê hương" đã thể hiện rằng họ đang ra sức cống hiến, xây dựng quê hương ngày càng tốt đẹp hơn. Họ luôn có khát vọng đem sức lực, tài trí của mình để góp phần phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.

- Điểm đáng chú ý là lời nhắn nhủ của người cha: "Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn" để thể hiện rằng người cha muốn con tiếp tục giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.

- Và ở đây, tác giả còn muốn gửi gắm đến mỗi độc giả chúng ta thông điệp hãy luôn tự hào, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta tự bao đời nay.

Luận điểm 3: Lời nhắn gửi của cha với con.

- Tiếng gọi thân thương, trìu mến của người cha "con ơi" lặp lại trong suốt mạch cảm xúc, và một lần nữa tiếng gọi ấy lại cất lên ở khổ thơ cuối nhưng có thêm vài phần nghiêm nghị:

"Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con"

- Cách nói ấy một lần nữa đã khẳng định sự chân chất, mộc mạc và giản dị của "người đồng Mình". Ở đây hình ảnh "thô sơ da thịt" lại một lần nữa được nhắc đến, khẳng định sự kiên cường, bản lĩnh to lớn của người đồng mình, cũng là sự gan dạ tự tin của con bởi con cũng là một thành viên trong gia đình quê hương dân tộc Tày này: " thô sơ" nhưng không hề " nhỏ bé", mộc mạc giản dị nhưng lại bền bỉ, mạnh mẽ trên bước đường đời phía trước của mình, không bao giờ chịu bỏ cuộc. "Lên đường" - Một hình ảnh ẩn dụ dùng để chỉ con đường đời, con đường đi tới tương lai. Khi đó, con phải thật mạnh mẽ, phải thật vững vàng và không được phép yếu mềm, buông xuôi trước những khó khăn, thử thách của cuộc đời.

- Hai từ "nghe con" ở cuối bài, như thể ngân vang mãi trong trái tim của người con và cả những trái tim của bạn đọc, nó dịu dàng, tha thiết và sâu lắng làm sao. Hai từ ấy như một sự đúc kết trọn vẹn cho những bài học đường đời – bài học về cội nguồn, về quê hương, phẩm chất đáng có mà cha đã dạy con. Nhắn gửi đến con và mong con, mong cả những người trẻ trong xã hội lúc bấy giờ - những người lãng quên quê hương, Tổ Quốc vì thấy đất nước đói nghèo mà tìm cách vượt biên ,mong họ có thể thức tỉnh mà khắc sâu bài học mà Y Phương thầm gửi nhắn đế họ.

-Rất tự nhiên mà sâu sắc, bài thơ đã động vào dây đồng cảm của chúng ta, khiến ta phải suy nghĩ về trách nhiệm, bổn phận của mình với quê hương và đất nước.

c. Đánh giá và nhận xét chung:

- Qua bài thơ "Nói với con", bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.

- Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

d. Liên hệ mở rộng:

- Thông điệp hãy luôn khắc sâu những cội nguồn sinh dưỡng trong tâm trí của chúng ta không chỉ được thể hiện qua khổ thơ đầu của bài thơ "Nói với con" do nhà thơ Y Phương sáng tác, mà nó còn thể hiện ở tình cảm gia đình của cháu dành cho bà trong khổ thơ cuối bài thơ "Bếp lửa" của thi sĩ Bằng Việt:

"Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?..."

- Bằng Việt đã sử dụng nghệ thuật liệt kê "khói trăm tàu", "lửa trăm nhà", "niềm vui trăm ngả" kết hợp khéo léo với biện pháp điệp ngữ "có" nhằm thể hiện một cuộc sống hiện đại, đầy đủ và tiện nghi nơi xứ người. Nhưng trong thăm tâm của người cháu vẫn luôn nghĩ về người bà - người đã gắn bó, nuôi cưỡng và che chở cả tuổi thơ của cháu. Nhờ vào quan hệ từ "nhưng" kết hợp với cặp phó từ "vẫn chẳng" và câu hỏi tu từ ở cuối khổ thơ, tác giả đã khẳng định dù cuộc sống có đổi thay như thế nào thì người cháu vẫn luôn tự nhắc nhở mình phải khắt cốt ghi tâm những tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước. Đó là những ân tình trong quá khứ mà người cháu không bao giờ quên được. Dấu chấm lửng ở câu thơ cuối cùng chính là thông điệp mà tác giả đã muốn nhắc nhở chúng ta về đạo lý "uống nước nhớ nguồn", ân nghĩ thủy chung cùng quá khứ.

- Khi nới đến những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam ta, không chỉ có khổ thơ thứ hai trong bài "Nói với con" của nhà thơ Y Phương mà còn có rất nhiều tác phẩm khác nói về chủ đề này. Nổi bật trong số đó là tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long sáng tác. Nhân vật chính trong tác phẩm là một anh thanh niên "hai mươi bảy tuổi" đã tự nguyện rời bỏ cuộc sống nhộn nhịp nơi thành thị, viết đơn tình nguyện lên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, "bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo" để làm công việc "công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu": "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Công việc của anh vô cùng gian khổ, cần sự cẩn thận, tỉ mỉ và một tinh thần trách nhiệm cao. Sống nơi không người, không ai nhắc nhở nhưng anh vẫn nghiêm túc trong những giờ ốp của mình. Đặc biệt là vào lúc một giờ sáng, cái lạnh bên ngoài dù có khắc nghiệt, lạnh lẽo thì anh vẫn hoàn thành tốt công việc được giao. Công việc dù có gian nan, vất vả nhưng anh vẫn luôn yêu nghề, nhiệt huyết trong công việc. Điều đáng nể phục hơn là anh luôn cho rằng sự đóng góp của bản thân là nho nhỏ, không đáng được tôn vinh. Anh luôn khiêm tốn khi nói về mình. Qua đó, ta cũng thấy được khổ thơ thứ hai của thi phẩm "Nói với con" và nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" đã nói lên những phẩm chất tốt đẹp và đáng tự hào của con người Việt Nam ta tự bao đời này.

3. Kết bài:

- Tố Hữu từng nói: "Một bài thơ hay là bài thơ đọc lên không còn thấy câu thơ mà chỉ còn thấy tình người và tôi muốn thơ phải thật gan ruột", điều đó được chứng minh qua "Nói với con", khi Y Phương không viết thơ, mà đó chính là những lời thủ thỉ, tâm tình đầy yêu thương, đầy xúc động của một người cha với đứa con thơ của mình khi nói về vẻ đẹp của những con người trên quê hương mình.

- Chính bởi lẽ đó đã khiến hình ảnh của quê hương, của người đồng mình hiện lên thật chân thực, cụ thể với bao phẩm chất tốt đẹp. Đó là mạch suối ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn ý chí cho con. Đọc bài thơ, hiểu về vẻ đẹp của những con người quê hương, ta thêm yêu, thêm trân trọng hơn những con người làm giàu đẹp quê hương, đất nước.

III. CHÚ THÍCH

- Người đồng mình: người vùng mình, người miền mình. Đây có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc.

- Lờ: một loại dụng cụ dùng để đặt bắt cá, được đan bằng những nan tre vót tròn.

- Ken: làm cho thật kín bằng cách đệm thêm vào những chỗ hở. Người miền núi thường dùng nhiều tấm ván gỗ dựng chắc sát nhau thành vách nhà. Ken ở đây là động từ được hiểu như đan cài, kết.

- Thung (thung lũng): dải đất trũng và kéo dài nằm giữa hai sườn đồi, núi.

IV. GHI NHỚ

- Qua bài thơ "Nói với con", bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

V. NỘI DUNG LIÊN HỆ

- Tôi từng nhớ, Ra-xum Gam-za-tốp từng nói: "Người ta chỉ có thể tách con người ra khỏi quê hương chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người". Quê hương trong bạn là gì? Đó chính là nơi chôn rau cắt rốn, là cội nguồn, là nơi lưu giữ cả một bầu trời yêu thương, nơi ấm áp nghĩa tình với những con người quê hương mộc mạc, chân phương...Với tình yêu quê hương thiết tha, Y Phương đã đưa hình ảnh "người đồng mình" lên trang thơ một cách đầy tự hào, xúc động qua cách thể hiện mới lạ. Mượn lời tâm sự với con, thi sĩ đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về những đức tính tốt đẹp của "người đồng mình" – của con người quê hương miền núi.

- Tố Hữu từng nói: "Một bài thơ hay là bài thơ đọc lên không còn thấy câu thơ mà chỉ còn thấy tình người và tôi muốn thơ phải thật gan ruột", điều đó được chứng minh qua "Nói với con", khi Y Phương không viết thơ, mà đó chính là những lời thủ thỉ, tâm tình đầy yêu thương, đầy xúc động của một người cha với đứa con thơ của mình khi nói về vẻ đẹp của những con người trên quê hương mình. Chính bởi lẽ đó đã khiến hình ảnh của quê hương, của người đồng mình hiện lên thật chân thực, cụ thể với bao phẩm chất tốt đẹp. Đó là mạch suối ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn ý chí cho con. Đọc bài thơ, hiểu về vẻ đẹp của những con người quê hương, ta thêm yêu, thêm trân trọng hơn những con người làm giàu đẹp quê hương, đất nước.

- Quả thực, Có lẽ từ lâu hai tiếng " gia đình" đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi con người. Là nơi chứa đầy tình yêu thương và sự ngọt ngào của mẹ, là những lời tâm tình trầm ấm của cha. Là bến đỗ bình yên nhất mà ta luôn muốn chạy đến. Là nơi trái tim con người ta phải rung lên một khoảnh khắc khi chạm nhắc ... Không chỉ hiện mình trong đời sống thường nhật mà hình ảnh gia đình, tình yêu thương của cha mẹ cũng xếp danh trong nền văn học Việt Nam .Và trong số đó ta không thể không nhắc đến gia vị ngọt ngào của gia đình , của tình yêu thương vô vàn của người cha trong bài thơ "Nói với con" – Y Phương, là lời nhắn nhủ, dặn dò của người cha dân tộc miền núi gửi gắm cho đứa con của mình, đồng thời gợi nhắc cho chúng ta về tình yêu quê hương, đất nước, ý chí vươn lên của dân tộc.

- Thơ ca - loại hình nghệ thuật độc đáo không chỉ phản ánh cuộc sống bằng ngôn từ mà còn thể hiện ở những giá trị tư tưởng, tình cảm. Từ những bài thơ đi cùng năm tháng cho đến những bài thơ hiện đại đều mang đến một sức mạnh kì diệu, để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Ngoài phản ánh cuộc sống, thơ ca còn là nơi giãi bày những cảm xúc, tâm trạng, những điều riêng tư, bí mật của con

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net