Hầu bao quỷ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

BAO HẦU QUỶ

Trong cõi nhân gian người ta thường tương truyền có lắm giống loài ma quỷ lạ. Trong những giống loài ấy, có đôi khi cũng chưa được nhắc tên đến bao giờ nhưng khi được miêu tả lại, vẫn khiến người ta phải kinh sợ.

Hai ngàn năm trước, một cuộc tranh cướp ngôi vị vua hùng, đã nổ ra vào kỷ hồng bàng. Đã làm xuất hiện một nghi thức cúng thần cổ xưa nhất của người Việt Thường. Họ lễ tế những cô gái còn sống cho thần sông, thần biển, thần núi, cả cho những con yêu quái trong trời đất để mong được bình yên. Trước khi Lạc Long Quân xuất hiện tiêu trừ giống loài yêu ma, thì những hình thức này vẫn còn rất thịnh hành để cầu bảo toàn mạng sống cho cộng đồng. Và kể từ đó, giống loài bao hầu quỷ được sinh ra.

Nghi thức vô tình tạo quỷ của người Việt Thường, là tế lễ một người con gái còn nguyên vẹn trinh tiết, rạch cổ rồi nhét một cái bọng cá trông như cái túi vào cổ để cho người đó không thể nói được cũng không cảm thấy đau đớn. Vừa đủ để thở vừa đủ để cho máu rỉ ra chờ đến khi thần sông, hay thần núi. Nói trắng ra là loài yêu quái, đến bắt và ăn thịt cô gái để tha cho bọn họ. Những cô gái sau khi chết đi, oan khuất không sao siêu thoát được, thường hóa thành oan hồn giết người để trả thù. Ngồi ở bờ sông, bờ suối, thác đá... một cách vất vưởng và rất thê lương.

...

***

CRE: Truyenngan.com.vn
Nhà ông Đại là một trong những hộ gia đình có đất rừng rộng nhất vùng. Thế nhưng cũng lại là gia đình nghèo nhất trong xã. Ông Đại mấy năm nay cơ cực vì cái nghề trồng rừng, cũng không muốn đổi nghề khác vì đã lỡ yêu cái nghề rừng mất rồi. Người khác cho dù có nói gì đi chăng nữa thì ông Đại cũng không bỏ nghề, có thể chính vì vậy cho nên gia cảnh nhà ông không sao khá lên được.

Ông Đại có một người em trai tên là Nhân, kém ông đến độ hơn chục tuổi. Nếu người ngoài nhìn vào thì còn tưởng Nhân với ông Đại là hai chú cháu. Mấy năm nay Nhân lên thành phố học rồi ở luôn trên đó, nghe nói cũng được làm việc trong một cái xưởng in sách, cũng là kế toán có nghề lắm. Nhưng Nhân cũng chẳng giúp được ông Đại nhiều trong chuyện tài chính vì chính anh cũng túng thiếu.

Ông Đại không có nhiều con, ông chỉ có một mụn con gái là con bé Nhạn với bà Sìu. Nhạn kém Nhân bốn tuổi, mà tính trẻ con hơn Nhân nhiều lắm. Tính đến nay thì Nhạn đã học đến cuối cấp, mà không sao kiếm được việc ưa thích. Nhạn yêu thích ca hát, nhưng ông Đại chưa bao giờ cho phép cô đi theo nghiệp đó, có lẽ cũng chính bởi vì vậy, nên Nhạn mới học hành ngày càng sa sút, vì cô phát hiện ra niềm đam mê với ca hát của cô là quá lớn. Cô có thể chấp nhận hết mọi thứ chỉ để ca hát. Nhưng ước đoán của gia đình luôn luôn đi ngược lại với ước mơ của mình.

Nhân làm việc ở trên thành phố, được mấy năm thì cũng có tiếng, không phải là giàu có nhưng cũng dư giả. Mấy lần về thấy cháu gái mê mẩn nghiệp hát, mà lại thấy anh trai gàn dữ nên cũng chỉ dám dấm dúi mua tặng con bé mấy cuốn sách thanh nhạc, mấy cuốn nhạc lý mà không cho ông Đại biết. Việc ấy bà Sìu biết được nhưng cũng không ngăn cấm, chỉ dặn Nhân là phải cẩn thận đừng để cho ông Đại biết kẻo tính ông ấy gàn dở thì con Nhạn sẽ đến khổ. Đối với quan niệm của ông Đại, cái nghiệp cầm ca vốn không bao giờ tốt, người ta có cái câu xướng ca vô loài. Chính cái nghiệp này thời xưa cũng bị người ta lên án gay gắt lắm, hát ả đào hay diễn xướng đều bị cả xã hội khinh mạt coi thường. Mà tư tưởng cổ hủ này vẫn luôn ăn sâu vào trong tiềm thức của ông Đại không sao dứt ra nổi.

...

Tiếng ve sầu vẫn kêu ong ong suốt cả ngày trời giữa cái tiết nóng như lửa đốt. Nhạn cặm cụi ném củ khoai vào bếp than để nướng cho chín. Mùi cháy khen khét của vỏ khoai, lại xen lẫn với cái mùi khoai vàng thơm ngon ngọt ngào khiến cho Nhạn phải liếm mép không thôi.

Đang trong lúc chờ củ khoai chín thì chợt Nhạn nghe thấy có tiếng bà Sìu gọi:

- Nhạn ơi! Lên đồi gọi bố mày về đây đi con, có chú Nhân ở Hà Nội mới lên thăm bố mày này.

Trên nhà có tiếng huyên náo, tiếng nói chuyện hối hả của rất nhiều người. Nghe tới chú Nhân mà bà Sìu nhắc tới, Nhạn mừng rơn chạy quýnh lên nhà trên hớt hải:

- A chú Nhân về, chú Nhân về có mua quà cho cháu không? Cái kèn harmonica ấy chú?

Trước mặt Nhạn xuất hiện một người thanh niên cỡ ngoài hai mươi tuổi sắc mặt tươi sáng, đang nhìn Nhạn chạy tới mỉm cười.

Khi Nhạn đứng trước mặt Nhân, đã thấy Nhân vuốt tóc mình rồi nói:

- Lớn rồi chứ còn bé bỏng gì, mày kém chú có bốn tuổi thôi. Nay mai lên thành phố còn thiếu gì thứ hay, sao lại cứ nhất quyết phải là kèn harmonica? Mà bố mày biết chuyện chú mua cái kèn cho mày thì lại trách chú...

Nhạn gạt tay Nhân rồi nhấn giọng quả quyết nói:

- Phải có kèn harmonica thì cháu mới tập trung học được, mới đỗ được đại học để lên thành phố. Bố cháu không cho cháu học nhạc thì cháu học dấm dúi, rồi đến khi nổi tiếng có nhiều tiền, cháu sẽ xây nhà mua xe cho bố cháu, đến lúc ấy thì bố cháu không trách được cháu đâu.

Nhân chẹp miệng mấy lần, rồi mới rút từ trong túi áo ngực ra một cái kèn harmonica mới toanh nói:

- Đây, kèn mới đấy nhé, giờ thì đừng có mà vịn cớ chểnh mảng, lo học hành cho tốt rồi nay mai lên thành phố học! Rồi làm gì thì làm...

Nhạn suýt xoa tròn mắt sung sướng gật đầu, rồi giật vội cái kèn harmonica từ trong tay Nhân chạy mất tiêu. Nhân nhìn theo bóng Nhạn đã đi khuất mà chỉ tấm tắc nói với bà Sìu:

- Con bé này nay mai lớn rồi khéo nhiều anh phải phát mệt với nó đấy! Cái tính nó ương bướng không ai bằng, cứ bắt em phải mua cho bằng được cái kèn ấy mới thôi. Mà nó đã quyết học nhạc thì khó mà cản được...

Bà Sìu cũng nhoẻn miệng cười nói:

- Nó chỉ nhõng nhẽo chú thế thôi, chứ bình thường nhà mình nghèo, có bao giờ nó dám hé răng nửa lời đòi chị mua cho cái gì bao giờ đâu. Đến vụ lúa vừa rồi thu hoạch bán được ít thóc, tính mua cho nó bộ quần áo mới cho bằng bạn bằng bè, vậy mà mua về rồi nó còn bắt tôi phải mang ra tận nơi đem trả đấy!

Nhân gật đầu, ngồi xuống uống chén chè đặc đã được bà Sìu rót ra từ khi nãy, sau đó lại hỏi:

- Vậy chứ sau này cháu lên thành phố, chị đã tính cho cháu theo học ngành gì chưa?

Bà Sìu lắc đầu:

- Chán lắm chú ạ, ngành gì giờ cũng khó xin được việc, ở quê mình thì chỉ làm ruộng thôi. Vợ chồng tôi dốt nát cũng chẳng nghĩ ra được cách nào hay. May có chú đi làm ở trên thành phố, đầu óc chú nhanh nhạy, chú nghĩ giúp vợ chồng chị xem cháu nó nên đi học gì cho hợp?

Nhân thoáng trầm tư một lúc, ngẫm đi ngẫm lại rồi mới cất giọng nói:

- Con bé ham học nhạc quá, mà trường ấy bây giờ ra nghề khó xin việc bấp bênh lắm. Nó thì ương bướng không chịu từ bỏ. Vậy thì em khuyên chị tốt hơn hết cho nó theo học ngành kinh tế giống em, có gì thì em sẽ chu cấp. Chị giấu anh Đại đừng để cho anh ấy biết, kẻo anh ấy lại không cho cháu nó lên thành phố nữa, tội nghiệp con bé...

Bà Sìu gật đầu qua lại rối rít cảm ơn Nhân, xen lẫn trong tiếng cảm ơn là nước mắt chảy ròng ròng vì không sao có thể thỏa được ước nguyện cho con bé. Nhân liền đó mới hỏi chuyện tiếp:

- Vậy chứ anh Đại đi vào rừng thì thông thường bao giờ mới về hả chị?

Bà Sìu đáp ngay:

- Thì cứ giờ cơm là ông ấy về. Mà hôm nay có chú xuống, con bé Nhạn nó đi gọi thì kiểu gì ông ấy cũng về ngay thôi. Hôm nay ông ấy trồng cây giống ở ngay ngoài bìa rừng...

Bà Sìu vừa nói xong thì liền lập tức có tiếng ông Đại vang đều ở ngoài cổng:

- Chú Nhân về chơi đấy hả?

Nhân cười tươi đáp:

- Vâng, em có việc phải về qua xã làm ít giấy tờ nên sẵn tiện ghé thăm anh chị luôn.

Ông Đại vào nhà, bỏ cái mũ cối đặt xuống dưới bàn. Lại lấy cái khăn tay lau mồ hôi nhễ nhại ở khắp mặt khắp cổ. Sau đó rót chén trà uống ực một hơi hết sạch kêu khà khà. Rồi mới nhìn Nhân nhấn giọng hỏi:

- Thế về qua nhà, đã qua mộ bố mẹ thắp hương chưa?

Nhân gật đầu đáp:

- Em cũng vừa mới ở trên mộ bố mẹ về xong, cũng tính về đây sớm để có chuyện muốn nhờ bác.

Ông Đại thoáng ngạc nhiên hỏi:

- Chú mà cũng có việc muốn nhờ tôi cơ à? Tôi chân đất mắt toét thế này thì làm được gì mà chú muốn nhờ, đầu óc lại chậm chạp.

Nhân tặc lưỡi nói:

- Anh lại muốn từ chối khéo em rồi, chẳng qua là việc lần này không nhờ anh giúp thì không xong. Mà có phải nhờ giúp xuông đâu, công ty người ta còn trả công cho nữa đấy, hậu lắm, phải đến mấy triệu bạc kia.

Ông Đại hai mắt mở to nhìn Nhân hỏi:

- Nhiều thế, việc gì mà được nhiều tiền thế hả chú?

Nhân trịnh trọng nói:

- Nghe nói vùng mình có cái hang động đâm vào lòng đất sâu lắm có phải không? Có mấy tay nhà khoa học ở nước ngoài về, họ muốn thử đi thăm dò cái hang ấy, mà không rõ đường. Cái hang ấy hồi bé em có đi qua mấy lần rồi, mà giờ chẳng nhớ, hồi bé toàn đi lạc chứ có phải chủ đích đi vào đấy đâu.

Ông Đại lại hỏi dò:

- Ý chú nói là cái hang dơi ở trong rừng ấy hả?

Nhân gật đầu nói:

- Vâng! Chính nó.

Ông Đại nhắm chặt mắt suy tính một lúc rồi mới mở mắt ra nói:

- Cái hang ấy bây giờ không còn ai dám vào nữa đâu, nghe nói mấy tháng nay nhiều người mất tích lắm. Cứ vào trong rừng đến gần cái hang là mất tích, xã cử cả dân quân đi vào tìm mà cũng chẳng thấy.
Nhân nói:

- Lần này người ta đi cả đoàn, cả tập thể chứ không phải là đi đơn lẻ từng cá nhân đâu. Hơn nữa họ còn thuê cả bảo vệ, mấy cái chuyện mất tích khéo là bắt cóc người chứ chẳng có gì là lạ. Cứ đi đông người là lũ bắt cóc không dám làm gì.

Ông Đại gật đầu nói:

- Vậy thì được. Nếu có bảo vệ thì tôi chẳng ngại, cái hang dơi ấy từ bé chú trốn vào trong ấy mấy lần để tôi đi tìm, giờ vẫn còn nhớ rõ. Nhớ lại trận ấy, may mà tôi còn nói khéo, chứ không thì chú còn phải ốm đòn với bố nữa đấy!

Nhân cười đáp lại:

- Hồi bé em dại thì có biết gì đâu, nghe thằng Phúc với thằng Đạt rủ là cứ nhắm tịt mắt mà chạy vào rừng, mà cứ lần nào nhắm tịt mắt chạy thẳng là y như rằng đến chỗ ấy. Chứ cứ như bình thường, mở mắt đi thẳng mà có tìm nổi cái hang ấy đâu, thế mới hay chứ lại.

Ông Đại gật gù lại hỏi tiếp:

- Thế bao giờ thì họ về đây? Chú không đi ngay chứ?

Nhân lắc đầu nói:

- Em về hẳn cho đến khi xong chuyện thì mới đi. Ngày mai là đoàn người ta xuống tới đây, khéo tối nay còn có người xuống trước để chuẩn bị đấy. Em bàn tính việc với bác xong, là cũng phải lên huyện kiếm phòng khách sạn đặt trước cho họ nghỉ. Mà nếu tối bác có rảnh thì đi cùng em luôn để gặp họ bàn bạc. Nếu bác mà ăn nói lưu loát, khéo họ còn thưởng thêm cho thì thoải mái tiền mua cây giống.

Ông Đại vỗ đùi nói:

- Phải thế chứ, tôi có thằng em làm ở thành phố cơ mà lại. Kỳ này thì cả cái xã này đều sẽ phải lác mắt lên mà xem, nhìn tôi mua cây cao su về trồng kín cả đồi trọc. Rồi chẳng mấy chốc nữa mà xây nhà mua xe, khéo lại còn đủ tiền mà đi du lịch.

Nhân gật đầu nói:

- Vâng, bác cứ mơ đi. Nhưng trước thì cứ chuẩn bị câu chuyện cho tốt giúp em. Người thành phố người ta sắc sảo lắm, bác chỉ cần bốc phét một cái là họ nói moi móc một lúc là sẽ lộ ra ngay, không giấu được đâu. Vậy cho nên em khuyên bác đừng nên nói tâng bốc quá, chỉ vừa phải là đủ, em sẽ đỡ lời cho bác.

Ông Đại rối rít gật đầu đồng ý. Nhân trò chuyện qua lại một lúc rồi cũng đi.

Ông Đại ra sau vườn chuẩn bị một ít thức ăn, đồ đạc để bón cây giống. Chờ đến hồi chiều thì có tin Nhân gọi điện báo về:

- Anh nhanh ra ngoài đầu xã ngay nhé, ở ngoài xã có xe đến đón. Người ở trên tỉnh người ta về rồi, người ta nói muốn gặp anh để hỏi chuyện.

Ông Đại vui mừng, không tiếp tục để ý đến chuyện cây giống nữa. Mà ném mấy cái cây vào góc nhà, sau đó chạy bộ thẳng một mạch lên trụ sở xã.

Lên đến nơi, ông Đại nhìn thấy tay chủ tịch xã đang tay bắt mặt mừng, cười nói rối rít với một người nước ngoài, da trắng mắt xanh. Khi ông Đại vừa tới cổng, là đã có người ra hối thúc:

- Bác Đại đấy hả, bác vào đây nhanh lên. Chủ tịch xã là có lời khen ngợi bác không dứt đâu đấy nhé. Kì này mà bác lên báo, thì nói giúp vài lời cho xã mình. Người ta là người ta làm vụ này to lắm, lên cả truyền hình nữa đây này.

Túm tay ông Đại là một người thanh niên cỡ chừng hai mươi tuổi, là bảo vệ của trụ sở xã. Người thanh niên tên Kì, cũng là người mau mồm mau miệng. Thấy ông Đại đến là anh ta tí tởn bám lấy ngay để mong được hưởng thơm lây cái tiếng của ông Đại.

Ông Đại hơi bĩu môi tỏ vẻ khinh thường. Nghĩ lại đến chuyện xin vốn trợ cấp hỗ trợ trồng rừng, ngày thường đám bảo vệ này đâu có nhiệt tình như thế. Mà nay thấy ông được hưởng một chút thành tựu thì đã bâu vào như ruồi muốn liếm mật ngọt, sao không khinh cho được.

Ông Đại bước vào giữa sân, thì bắt gặp một người đàn ông trung niên giơ tay ra đằng trước muốn bắt tay chào hỏi ông. Ông Đại không hiểu chuyện gì nhưng vẫn bắt tay người ấy, được một lúc thì người đàn ông liền tự giới thiệu:

- Tôi là Đỗ Hoàng Quân, là tiến sĩ ngành địa chất. Rất vui được gặp ông.

Ông Đại hai mắt mở to tròn xoe kinh ngạc nói:

- Trời ơi, giờ tôi được gặp một ông tiến sĩ bằng xương bằng thịt nữa đây này, quả là phúc tổ mười đời.

Tiến sĩ Quân thích thú, có chút cảm thấy hãnh diện nhưng vội lảng sang chuyện khác nói:

- Tôi chỉ tạm tạt qua đây, giờ thì muốn ông đi cùng chúng tôi về thị trấn dùng cơm đã. Tối nay đến tôi muốn hỏi ông một vài chuyện. Ông có tiện không?

Ông Đại miệng lắp bắp nói:

- Tiện chứ sao không tiện, tôi là tôi rảnh cả ngày. Việc làm chỉ quanh ra quanh vào là cho lợn ăn với đi vào rừng đào đất, anh tiến sĩ cứ yên tâm đi.

Tiến sĩ Quân gật đầu nói:

- Vậy thì được rồi!

Tiến sĩ Quân nói xong, liền chào hỏi đám người ở xã một lượt mới hối thúc ông Đại mau chóng lên xe ô tô để trở về huyện thành.

...

Trở về thị trấn, tiến sĩ Quân dẫn ông Đại vào trong một căn phòng khách sạn. Bên trong đó có bốn người đã ngồi chờ sẵn như được báo trước. Nhìn thấy ông Đại bước vào thì họ liền lập tức gật đầu mỉm cười chào hỏi qua loa.

Tiến sĩ Quân giới thiệu lần lượt từng người trong đoàn rồi bắt đầu mới nhìn ông Đại giải thích:

- Lần này đoàn thám hiểm di tích chúng tôi được một tổ chức quốc tế tài trợ, đi thăm dò những hang động có niên đại lâu đời trong khu vực tỉnh mình. Mà ngặt nỗi rừng thông của xã ông nó chằng chịt quá, không phải người tiện đường thì không thể nào mà vào nổi...

Tiến sĩ Quân dừng lại một chút, rồi bước tới một tấm bản đồ chằng chịt những hoa văn kỳ lạ. Dùng ngón tay trỏ vào đó rồi nói:

- Theo những tư liệu lịch sử mà chúng tôi nghiên cứu, cộng thêm những suy luận của các học giả nổi tiếng hàng đầu cả nước. Chúng tôi đã kết luận ra ở khu vực này có một hang động chứa đựng di tích lịch sử niên đại khoảng hai ngàn năm trăm năm, thuộc kỷ hồng bàng của hùng vương. Chúng tôi nghi ngờ rằng trong đó có chứa bí mật về loại chữ cổ tịch được nhắc đến trong sử ký, loại chữ Khoa Đẩu hay còn được gọi hỏa tự.

Ông Đại nghe đến đây thì đã há hốc mồm miệng, một lúc sau mới ngu ngơ nói một câu:

- Cái hang dơi bé tí ấy mà cũng lắm bí mật ghê thế cơ à? Tôi chẳng biết, nhưng hồi nhỏ bọn trẻ con nó hay vào trong đấy chơi, còn đái đầy ra tường mà có thấy cái gì đâu, ngay cả...

Ông Đại đang tỉ mẩn nói một hồi thì chợt bị một tiếng e hèm cắt ngang, nhìn quay ra thì phát hiện tiếng e hèm đó là của Nhân. Nhân đang ngồi phía sau một trong ba người hỏi chuyện ở đây từ lúc nào mà ông Đại không biết. Nghe Nhân ra ý, ông Đại không dám tự biên tự diễn thêm nữa.

Tiến sĩ Quân thấy vậy thì liền nói tiếp:

- Ông không biết đấy thôi, người cổ đại có rất nhiều bí mật. Tuy nó chỉ là một cái hang nhỏ, nhưng hàng nghìn năm trước cũng có thể là một chỗ trú ẩn lớn. Trải qua thời gian, cái hang bị phá hủy phần lớn nên mới co nhỏ đi như vậy. Nhiều tư liệu đều chỉ về đầu mối là cái hang này, vì vậy chúng tôi nhất định phải làm rõ giả thuyết một lần. Không nên chỉ nhìn bề nổi mà đánh giá, mà còn phải phân tích kỹ lưỡng nhiều mặt thì mới được.

Nhân lúc này cũng đứng dậy vỗ tay hưởng ứng nói:

- Đồng chí Quân nói đúng quá, làm việc không thể dựa theo cảm tính, đây chính là tác phong nhanh nhẹn chuyên nghiệp mà mọi người cần phải nắm bắt học hỏi từ đồng chí.

Toàn trường có mấy người cũng đồng loạt vỗ tay, cười nói toe toét. Tiến sĩ Quân thấy như vậy thì vui sướng, trong lòng cảm giác như mình đã được tâng lên chín tầng mây, sướng không nói nên lời.

Một lúc sau thì tiến sĩ Quân mới từ trong cơn mơ hồ tỉnh lại, bèn nhìn mấy người ngồi trong phòng sắp xếp nói:

- Nếu như chúng ta đã chuẩn bị tốt mọi công tác, bây giờ bắt đầu đi ăn cơm rồi nghỉ ngơi. Sáng mai đoàn chúng ta bắt đầu xuất phát!

Tiến sĩ Quân lại quay sang nhìn ông Đại và nói:

- Tạm thời ông cứ nghỉ ngơi ở đây một hôm. Đi theo cậu Nhân để cậu ấy phổ biến công việc, đồng thời lên kế hoạch lộ trình đi cho phù hợp, tiết kiệm thời gian giúp chúng tôi.

Sau đó Tiến sĩ Quân rời khỏi phòng, những người còn lại cũng lục tục rời đi. Chỉ còn lại Nhân với ông Đại. Nhân nhìn ông Đại rồi nói dèm:

- Em đã nói với bác rồi, bác đừng có mà bô bô linh tinh. May mà em ngăn cản kịp, nếu không thì tí nữa bác làm hỏng chuyện.

Ông Đại cười trừ gãi đầu nói:

- Tính tôi xưa nay cứ có sao nói vậy. May mà vừa rồi chú nhắc, không thì tí nữa anh kể toẹt ra cái vụ chú đái bậy với tụi thằng Đạt thằng Phúc rồi.

Nhân cúi sát xuống nói nhỏ vào tai ông Đạt khe khẽ:

- Em nói cho bác biết, trong những người vừa rồi còn có cả em dâu tương lai của bác nữa đấy. Bác không thương em thì cũng phải cho em tí mặt mũi chứ, không phải chuyện gì cũng đem ra nói được đâu.

Ông Đại gật gù:

- Từ giờ tôi sẽ lưu ý kĩ, mà khi nãy họ có phổ biến qua mà tôi quên khuấy đi mất. Tiền công vụ này được bao nhiêu thế hả chú?

Nhân tấm tắc chặt bàn tay xuống nói:

- Mười triệu, bác tha hồ mà mua cây giống. Rồi mười năm nữa sẽ có cả một cánh rừng xanh mang tên bác!

Ông Đại suýt xoa, không nói được lời nào. Nhân vỗ vỗ vai ông Đại một lúc rồi cũng đi khỏi, ông Đại đi theo Nhân dùng tạm bữa cơm rồi đi ngủ ngay, để chuẩn bị sức ngày mai còn dẫn một đoàn người vào rừng.

...

Sáng hôm sau.

Đoàn xe từ trên thị trấn kéo nườm nượp xuống xã, nào là máy phát điện cầm tay, nào đèn nào bàn nào ghế... Thứ gì cũng có đủ cả. Người cả xã thấy có nhiều xe con kéo xuống như thế thì vỗ tay hò reo vui như hội xuân.
Đoàn xe đi đến trước bìa rừng thì liền dừng lại. Từ bây giờ đi vào đến bên trong bìa rừng, không còn có thể đi xe thêm được nữa. Cung đường dành cho xe đi lúc này chỉ vừa một chiếc mô tô cỡ nhỏ. Những thứ gì nặng không thể mang vác thì người ta cho lên xe mô tô chở vào trong. Còn những thứ có thể mang theo được thì người ta cầm theo ở tay.

Bìa rừng là nơi giao thoa giữa khu vực dân sinh và khu vực hoang dã. Qua khỏi bìa rừng thì toàn bộ đoàn người sẽ coi như bước vào một thế giới hoàn toàn khác biệt.

Đang chuẩn bị bước vào trong lối đường mòn tiến sâu vào trong rừng, chợt ông Đại nghe thấy tiếng gọi ý ới. Tiếng gọi ấy chính là tiếng gọi của con bé Nhạn, chỉ thấy Nhạn kêu lên:

- Bố ơi, bố ơi...

Rồi chạy nhanh thoăn thoắt từ cánh đồng ngoài bìa rừng cho đến tận nơi bìa rừng. Ông Đại ngây người một lúc, đến khi quay lại thì đã thấy Nhạn đứng thình lình trước mặt, bèn quát hỏi:

- Sao mày chạy theo bố vào đây làm gì? Không ở nhà mà băm bèo cho lợn ăn đi chứ?

Nhạn thoáng vân vê mái tóc tỏ vẻ đáng thương nói:

- Con muốn theo bố với các anh chị vào trong rừng, trong ấy có nhiều cái hay lắm. Mà dạo này học hành căng thẳng, con cũng muốn vào rừng chơi để thoải mái đầu óc.

Ông Đại đang chuẩn bị lên tiếng từ chối, thì đã có giọng của Nhân cắt ngang nói:

- Học hành nhiều quá áp lực không có tốt đâu, theo em thấy thì anh cứ cho cháu nó đi cùng. Dù sao vào trong hang dơi cũng chỉ mất một buổi hôm nay thôi, không tốn quá nhiều thời gian đâu.

Thấy Nhân đã mở lời, ông Đại cũng không tiện từ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#tl