Mộ Nguyễn Bỉm Khiêm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chuyện ly kỳ quanh những cuộc tìm mộ nhà tiên tri Nguyễn Bỉnh Khiêm
Thứ Năm, 18/04/2019 06:50 AM GMT+7
(VTC News) - Một nhóm các nhà ngoại cảm, khảo cổ, đã đào một ngôi mộ ở địa phận Hải Phòng, hoặc Tứ Kỳ, và cho đó là mộ cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm?


Kỳ 1: Nhà tiên tri muốn "gặp" nhà báo
Mấy năm nay, người dân cả nước, đặc biệt là các nhà quản lý văn hóa, khảo cổ, tâm linh đều quan tâm đến câu chuyện tìm mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhân vật xuất chúng lỗi lạc, được coi là nhà tiên tri của Việt Nam.
Chính vì thế, mỗi khi rộ lên một thông tin gì liên quan đến mộ của cụ, người dân cả nước lại quan tâm sát sao, báo chí vào cuộc đưa tin, với đầy hy vọng.
Còn nhớ, suốt hai năm 2016 và 2017, chuyện tìm mộ cụ sốt nóng trên các phương tiện truyền thông. Nhưng rồi, cuối cùng, chuyện tìm thấy mộ cụ lại thực sự hết sức tào lao, như câu chuyện dựng lên, bịa tạc, khiến nhiều người hụt hẫng, mất hết niềm tin vào các nhà nghiên cứu, phương pháp tìm mộ bằng tâm linh, thậm chí là cả những nhà khảo cổ học uy tín.
Mới đây, phóng viên Báo điện tử VTC News, khá ngỡ ngàng, khi một người mà phóng viên chưa từng quen biết bao giờ đã gọi điện và đề nghị muốn được gặp nhà báo. Chị nói, chị có khả năng thông linh với "cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm" và chính cụ nói với chị là hãy gặp nhà báo Phạm Dương Ngọc để bàn và lo cho chuyện của cụ.
Chuyen ly ky quanh nhung cuoc tim mo nha tien tri Nguyen Binh Khiem hinh anh 1
Chiếc quách gỗ được cho là chứa hài cốt của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, đào được năm 2014.
Thấy câu chuyện thú vị, dù có hơi hướng hoang đường, nhưng phóng viên đã sắp xếp thời gian để được "gặp cụ", để có thêm thông tin về những cuộc tìm mộ cụ đang âm thầm tiếp diễn.
Đúng hẹn, đầu giờ chiều, trước mặt phóng viên là một người phụ nữ có khả năng tâm linh. Chị có khuôn mặt hiền lành, đức độ, khiêm tốn. Năm nay mới 40 tuổi, nhưng đã là tiến sĩ nhiều năm, hiện là giảng viên của một trường đại học danh tiếng ở thủ đô.
Câu chuyện về cuộc đời chị hết sức lạ lùng, nhưng cũng có nhiều nét tương đồng như những người có khả năng ngoại cảm ở Việt Nam, xuất hiện nhiều trong những năm gần đây.


Chị sinh ra trong một gia đình có gia thế. Bố mẹ vâ những người thân khác đều là cán bộ nhà nước, có chức tước. Bản thân chị cũng là trí thức. Từ nhỏ, chị chẳng quan tâm nhiều đến vấn đề tâm linh, việc thờ cúng chị cũng làm như mọi người bình thường. Ngày Rằm, mồng 1 đầu tháng chị cũng chỉ lòng thành thắp hương gia tiên và thỉnh thoảng có đi lễ chùa. Chị nói, ở Việt Nam có nhà ngoại cảm nào chị cũng không biết, người nào quá nổi tiếng thì chị cũng chỉ loáng thoáng nghe tên nhưng cũng không biết mặt. Cho nên, đến một ngày, chị tự dưng thành "nhà ngoại cảm", rồi đi gặp một nhà báo, truyền đạt câu chuyện nghe có vẻ hết sức hoang đường, là đều chị chẳng bao giờ nghĩ đến.
Theo lời chị, con đường chị được khai mở và dẫn dắt đến với tâm linh là hoàn toàn tự nhiên và bất ngờ chứ không phải do chị tự tìm đến với tâm linh. Chị nói, con đường này bắt đầu chính thức được mở ra từ cuối năm 2016. Từ đó cho đến nay, có biết bao nhiêu điều cực kỳ mới mẻ, vi diệu, huyền linh đã  được chị chứng ngộ. Câu chuyện gắn với chặng đường từ 2016 đến nay rất dài và chị nói là chị chỉ có thể kể tóm tắt để dẫn dắt vào việc chính mà chị muốn gặp nhà báo hôm nay để trình bày.
Chị kể, từ khi mang bầu đứa con thứ 3, chị luôn có những cảm nhận và đoán trước được kết quả về một số việc mà chị sắp làm. Khi chị sinh con vào giữa năm 2015, thì những tín hiệu chị cảm nhận được ngày càng rõ hơn. Nhưng tất cả chỉ mới dừng lại ở sự cảm nhận. Phải đến cuối năm 2016, theo lời chị kể, chị mới được "bề trên" về khai mở, truyền năng lượng và chị chính thức được dẫn dắt vào thế giới tâm linh một cách rõ ràng. "Đó là một thế giới hết sức trong sáng, cao siêu, kỳ diệu và trí tuệ vô biên, chứ không phải thứ vong ma ngoại cảm thông thường" – chị cho biết.
Một nhân vật thường xuyên dạy dỗ chị, là "Mẫu". Đó là bậc trí huệ, dạy dỗ chị, thử thách chị, và khai trí cho chị. Chị hay gọi là "mẹ". Ngoài ra, còn những nhân vật khác, mà chị đều coi là tối linh. Nhiều năm qua, ngoài lúc lên lớp giảng dạy, chị vẫn miệt mài, âm thầm "học tập" chăm chỉ, và được các bậc tối linh dẫn dắt, thử thách, rèn luyện hoàn thiện bản thân và khả năng đặc biệt, đó là khả năng thông linh với những bậc tối cao.
Chuyen ly ky quanh nhung cuoc tim mo nha tien tri Nguyen Binh Khiem hinh anh 2
Các nhà tâm linh, nhà nghiên cứu tìm hiểu tiểu gỗ.
Chị bảo rằng, trong quá trình hơn hai năm qua, chị cứ âm thầm tiếp nhận và chứng nghiệm mọi thông tin chị nhận được từ các bậc mà chị được phép thông linh. Chị ít khi tiết lộ khả năng của mình với ai. Chị chỉ cung cấp thông tin, trò chuyện với một số ít người. Ngay cả người thân trong gia đình cũng không biết gì về khả năng của chị.
Tôi hỏi rằng, trước đây chị có đi áp vong bao giờ không, chị bảo "không bao giờ", tôi lại hỏi "chị có đi học thiền, cảm xạ, mở luân xa, nhân điện...", thì chị thú nhận, có thời gian từng đi học môn cảm xạ khoảng 1 tháng, để rèn luyện sức khỏe.


Khi tôi đang trò chuyện để tìm hiểu khả năng của chị liên quan đến não bộ, thì chị lại nhắc đến những bậc tối linh. Nhưng, câu chuyện chị gặp tôi, lại khá kỳ lạ, khi liên quan đến cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, là bậc trí giả lỗi lạc sống cách nay nửa thiên niên kỷ.
"Tôi không làm gì, nói gì, hay gặp ai mà theo ý mình cả. Tất cả đều là sự sắp xếp của bề trên. Bề trên sai bảo điều gì, thì tôi làm như vậy. Nay gặp nhà báo, cũng là sự dẫn dắt của bề trên" – chị khẳng định lại như vậy.
Theo chị, lâu nay, một bậc mà chị thường xuyên được giao tiếp là cụ "Nguyễn Bỉnh Khiêm". Cơ duyên chị được giao tiếp với Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm và có cuộc gặp gỡ với nhà báo Phạm Dương Ngọc được chị kể tóm tắt như sau:
Vào cuối năm 2017, theo sự chỉ dẫn tâm linh của Mẫu – người thường xuyên dạy dỗ và sắp đặt mọi việc cho chị làm, chị đã xuống đền thờ cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm để lễ. Chị nói, đó là lần đầu tiên chị xuống đền thờ của cụ. Khi xuống đó, cụ có thông linh với chị và có dặn là chị là hãy lo cho việc của cụ vào Tiết Xuân năm sau. Rồi từ thời điểm đó, chị đã được các bậc, trong đó có cụ dẫn dắt, sắp đặt và gieo duyên cho để từng bước làm rất nhiều việc nhằm giúp chị lo cho việc của cụ như cụ đã dặn. Đó chính là việc liên  quan tới mộ của cụ.
Chị kể, tháng 3 vừa rồi, cụ đã nói với chị là hãy đến gặp nhà báo Phạm Dương Ngọc để trao đổi những thông tin mà cụ đã cung cấp cho chị. Chị nói rằng, chị không biết nhà báo Phạm Dương Ngọc là ai nhưng khi nghe cụ nhắc đến họ tên nhà báo này, chị chợt nhớ ra là trong một chuyến đi Sa Pa với một đoàn nghiên cứu về đá khắc cổ vào cuối năm 2018, có một nhà nghiên cứu lịch sử đi cùng đoàn đã có nhắc tới nhà báo này trong câu chuyện kể dông dài trên đường đi từ Hà Nội lên Sa Pa.
Tiếp theo nữa, đầu năm 2019 chị có về đền Trần, Thái Bình để lễ và cũng đã nhờ nhà nghiên cứu lịch sử này dẫn đi. Chị hiểu ngay đó là một sự gieo duyên để cho chị làm tiếp công việc được giao. Vì vậy, chị đã nhờ nhà nghiên cứu lịch sử đó giúp chị kết nối với nhà báo Phạm Dương Ngọc.
Chuyen ly ky quanh nhung cuoc tim mo nha tien tri Nguyen Binh Khiem hinh anh 3
Nhà khảo cổ Nguyễn Lân Cường từng trực tiếp nghiên cứu chiếc tiểu gỗ được cho là chứa hài cốt cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Chị cũng nhấn mạnh rằng, bản thân chị, nếu nhờ vào mối quan hệ xã hội và mối quan hệ họ hàng hai bên nội ngoại thì tự chị cũng có thể kết nối để gặp nhiều nhà báo, nhưng Cụ lại trực tiếp chỉ dẫn là gặp nhà báo Phạm Dương Ngọc. Rồi mọi việc cứ được sắp xếp dẫn dắt để hướng chị gặp nhà báo này.
Chuyen ly ky quanh nhung cuoc tim mo nha tien tri Nguyen Binh Khiem hinh anh 4
Ngôi mộ mà một nhà tâm linh cho là của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Theo lời chị, thì "cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm nói" với chị rằng, hãy nói với nhà báo mấy ý sau;
Một là, các cuộc tìm mộ của cụ đã diễn ra trước đây đều là mộ gió.


Hai là, sắp tới, có một cuộc tìm mộ của cụ sẽ được tiến hành nhưng đó là mộ của một  vị Vua nhà Mạc chứ không phải mộ của cụ. Địa điểm tìm kiếm là nằm ngoài khu vực Hải Phòng.
Ba là, nhà báo hãy đợi mọi việc được tuyên bố công khai thì sẽ lên tiếng chính thức về cuộc tìm mộ này.
Bốn là, cụ hướng nhà báo quan tâm tới một ngôi mộ cổ ở xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Đây là một ngôi mộ cổ phát lộ đã nhiều năm nay trong quá trình khai thác đá và đất silic. Ngôi mộ cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu phong thủy và cả nhà tâm linh cho rằng có thể là mộ của cụ. Cụ cũng dặn, các bước tiếp theo như thế nào, hãy làm theo đúng sự chỉ dẫn của cụ.
Mặc dù, câu chuyện của chị đầy sự huyễn hoặc, song tôi đã gọi điện cho một số cơ quan chức năng ở Hải Phòng, các nhà nghiên cứu ở địa phương. Tất cả họ đều khẳng định chưa được nghe chuyện gì liên quan đến việc khai quật mộ cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm diễn ra gần đây cả.
Kỳ 2: Ngụy tạo chứng cứ biến quách gỗ chôn trẻ con thành cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Kỳ 1: Nhà tiên tri muốn "gặp" nhà báo
Như đã nói ở kỳ trước, một nữ tiến sĩ đã đích thân gặp nhà báo Phạm Dương Ngọc theo chỉ dẫn của "cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm" để tố việc một nhóm nhà nghiên cứu, tâm linh đã âm thầm khai quật một ngôi mộ, ở một địa điểm bí mật, để công bố đã tìm thấy mộ Trạng Trình.
Dù câu chuyện đầy sự huyễn hoặc, song phóng viên đã tích cực vào cuộc tìm hiểu. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, phóng viên vẫn chưa xác minh được cuộc quật mộ nào diễn ra ở Hải Phòng hoặc Tứ Kỳ (Hải Dương) liên quan đến cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm theo lời "báo" cả.
Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, thì phóng viên có được trong tay một tài liệu trình bày hết sức "khoa học", có vẻ như có sức thuyết phục cao, khẳng định việc tìm thấy mộ cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm là thật. Tài liệu này có tên "Hành trình tìm chủ nhân ngôi mộ cổ phát lộ ngày 7 tháng 4 năm 2014 tại thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng". Tên hai cơ quan ghi ở phần đầu tài liệu dày 45 trang này gồm: Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người và Hội khảo cổ học Việt Nam.
Cuoc nghien cuu 'bai ban' ve ngoi mo cu Nguyen Binh Khiem hay nhung tro nguy tao? hinh anh 1
Các nhà khoa học, nhà tâm linh đang nghiên cứu chiếc quách gỗ mà họ cho là thứ cải táng xương cốt cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Sở dĩ, tôi nói tài liệu hết sức "khoa học", vì sử dụng hình ảnh, tên tuổi những nhân vận có uy tín, sức ảnh hưởng trong giới nghiên cứu, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Lân Cường, người rất có uy tín trong giới khảo cổ học Việt Nam. Tất nhiên, đây vẫn là ngôi mộ gây tranh cãi gay gắt vào thời điểm năm 2017.
Theo đó, vào 7/4/2014, bà Bùi Thị Hiền (tự xưng nhà ngoại cảm) cùng người dân thôn Hạ Đồng đào được một chiếc tiểu gỗ màu đỏ sẫm, có mùi thơm, có nhiều chữ nho, ở độ sâu 1,5m, tại sân nhà bà Hiền.


Trong tiểu gỗ có hài cốt đã cải táng còn nguyên hình hài, khi chuyển sang tiểu sành, xương bị vỡ vụn, chỉ còn một đoạn xương ống chân và chút xương đầu không bị vỡ vụn. Chiếc tiểu sành có hài cốt chuyển sang được đem đi chôn, còn tiểu gỗ được người dân đem ra bờ sông cọ rửa, lưu lại trong sân nhà bà Hiền đến đầu tháng 5/2014. Lúc đó, bà Bùi Thị Hiền thường xuyên "trò chuyện" cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm và tin rằng đó mà mộ cụ.
Đầu tháng 5, nhà văn Nguyễn Thụy Kha, người tích cực nghiên cứu về cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, mang chiếc tiểu gỗ về Hà Nội. Ông thuê một căn phòng ở 59 Tràng Thi, bảo quản chiếc tiểu gỗ, lập bàn thờ. Chiếc tiểu gỗ được lưu ở đây cho đến ngày 7/12/2016. Các nhà ngoại cảm, các nhà nghiên cứu thường xuyên đến "gọi vong cụ" và nghiên cứu chiếc tiểu này.
Cuoc nghien cuu 'bai ban' ve ngoi mo cu Nguyen Binh Khiem hay nhung tro nguy tao? hinh anh 2
Tiểu gỗ khi mới được đào lên, và sau khi rửa sạch. Phần mái đã bị sập hoàn toàn.
Sau đó, là liên tục các cuộc làm việc của "trung tâm tìm mộ" với bà Bùi Thị Hiền tại nhà bà Hiền, gồm các GS.TS khả kính, các nhà ngoại cảm, các nhà nghiên cứu tâm linh và những nhà trí thức quan tâm đến việc tìm mộ cụ.
Điều đáng quan tâm, là PGS.TS Nguyễn Lân Cường, Tổng thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam đã lấy mẫu gỗ gửi đến Trung tâm Hạt nhân TP.HCM để xác định niên tại gỗ làm tiểu bằng phương pháp carbon phóng xạ. Kết quả khẳng định mẫu gỗ có tuổi trên dưới 1.700 năm.


Với những người có hiểu biết, thì kết quả này không có ý nghĩa gì nhiều. Nhưng, mẫu gỗ đã khẳng định chắc chắn là cái cây mọc lên trước khi cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm ra đời. Nếu mẫu gỗ có tuổi dưới 500 năm, thì bác luôn thông tin đây là mộ cụ.
Cụ Nguyễn Văn Duyệt, 91 tuổi, nhà nho, trú thôn Ngãi Am, xã Hòa Bình (Vĩnh Bảo, Hải Phòng), là người được mời đến nhà bà hiền khoảng 2 tuần sau khi đào được mộ. Cụ là người đầu tiên và duy nhất đọc được hai chữ trực tiếp trên tiểu gỗ trước khi chữ bị mờ theo thời gian. Hai chữ đó là "Nguyễn Bình".
Cuoc nghien cuu 'bai ban' ve ngoi mo cu Nguyen Binh Khiem hay nhung tro nguy tao? hinh anh 3
PGS.TS Nguyễn Lân Cường, chuyên gia khảo cổ hàng đầu Việt Nam (quần áo trắng bên phải) rất tích cực nghiên cứu ngôi mộ này.
Nhà giáo Ngô Văn Hiển, người chụp được những bức ảnh tiểu gỗ đầu tiên rất quý. Sau đó, cụ Lương Bắc Tưởng, nhà nho ở Hải Phòng, thông qua bức ảnh nhà giáo hiển chụp, đã đọc được hai chữ "Kim Lan". Đây là tên thời nhỏ của cụ Nhữ Văn Lan, ông ngoại của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Phần trên của tài liệu nói ông Hiển chụp tiểu gỗ, nhưng các chữ nho thì ông Hiển "vẽ lại", vì bản thân ông không dịch được. Từ bản vẽ chữ nho của ông Hiển, nhà thư pháp Lê Thiên Lý dã dịch được một đoạn như sau: "Giá độc tất đạt/ Trạng Trình khiếu phong/ Tâm dĩ nhật chính/ Tầm tự quang long/ Trùng mộc chủ tôn/ Trung sinh nam cự".
Ngày 7/12/2016, với những thông tin "quan trọng" này, thì cuộc bàn giao hiện vật đã diễn ra. Chiếc tiểu gỗ từ 59 Tràng Thi đã được đưa về Bảo tàng TP. Hải Phòng.
Điểm thú vị nhất là cuộc mổ xẻ nghiên cứu chiếc tiểu gỗ ở Bảo tàng Hải Phòng, với sự vào cuộc của nhà khảo cổ Nguyễn Lân Cường. Khó hiểu nhất, là đã diễn ra một cuộc tìm kiếm thẻ tre ở chiếc tiểu này, theo chỉ dẫn của "nhà ngoại cảm" có tên Trần Lệ Giang. Bà này bị ốm, đang điều trị ở Hà Nội, song gọi điện chỉ đạo PGS.TS Nguyễn Lân Cường cùng các chuyên gia của Bảo tàng Hải Phòng để tìm thẻ tre trong tiểu gỗ.
Sau khi đo đạc, nghiên cứu kỹ lưỡng tiểu gỗ, thì nước mưa được mang từ Vĩnh Bảo lên, được đổ vào bồn chứa đã đặt tiểu gỗ. Gỗ mục gặp nước thì tự bung ra.
Cuoc nghien cuu 'bai ban' ve ngoi mo cu Nguyen Binh Khiem hay nhung tro nguy tao? hinh anh 4
Lấy chiếc thẻ tre từ trong tấm ván.
Đúng 1 tháng sau ngày quách gỗ về Bảo tàng Hải Phòng, ngày 7/1/2017, Viện nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người và Hội Khảo cổ học Việt Nam tiến hành tìm chiếc thẻ tre trong tấm ván địa còn nguyên lớp sơn ta phủ kín. Lớp sơn ta chưa có sự tác động của con người, như sự niêm phong của tiền nhân.
Bóc lớp sơn ta, thì lộ ra chiếc thẻ tre được giấu bên trong. Tiền nhân đã khoét một cái rãnh, rồi nhét thẻ tre vào đó. Ông Nguyễn Lân Cường chụp kỹ lưỡng chiếc thẻ tre và đo được kích thước như sau: dài 265mm, rộng 9,76mm, dày 3,79mm.


Ông Nguyễn Lân Cường còn tuyên bố, đây là lần đầu tiên thông qua ngoại cảm mà tìm được một hiện vật là chiếc thẻ tre trên đó có những chữ Nho. Nhà thư Pháp Lê Thiên Lý phát biểu đã đọc được hai chữ Xuyên và Đạt ở thẻ tre khi chụp ảnh và phóng to.
Viện nghiên cứu ứng dụng tiềm năng con người đã đề nghị Viện Khoa học hình sự Bộ Công an, Bảo tàng Tự nhiên Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam chụp chiếc thẻ tre bằng các thiết bị hiện đại, dưới góc độ và nguồn sáng khác nhau.
Cuoc nghien cuu 'bai ban' ve ngoi mo cu Nguyen Binh Khiem hay nhung tro nguy tao? hinh anh 5
Lúc mới lấy thẻ tre ra khỏi quách, không ai nhìn thấy chữ, nhưng hình ảnh chụp được, thì có dấu hiệu có chữ.
Ngày 16/1/2017, đã diễn ra cuộc hội thảo về ngôi mộ này. Thông tin chốt lại, thì các nhà nghiên cứu đã đọc được 7 chữ trên chiếc thẻ tre: "Cù Xuyên Mạc Triều Trạng Nguyên... Tại".
Quá trình ghép lại tấm ván tiểu, thì PGS. Nguyễn Lân Cường tiếp tục chụp nhiều ảnh và TS. Cung Khắc Lược đã dò tìm từng nét chữ thông qua ảnh chụp, rồi chữ đầu tiên ông đọc được là chữ Triều, tiếp theo là hai chữ Trạng Nguyên, chữ thứ tư là Mạc. Tiếp theo là bốn chữ "Mộ tại Ao Dương" viết bằng chữ Nôm.
Ngày 15/2/2017, tại Bảo tàng Hải Phòng, ông Cung Khắc Lược đọc được 9 chữ là Đạt và hàng chữ "Mạc triều Trạng Nguyên mộ tại Ao Dương".
Sau đấy, thạc sĩ khảo cổ Nguyên Kính Cát đọc được tới 30 chữ trên thẻ tre, trong đó có dòng sau: "Đại Việt thành thiên hạ chính thế thăng thọ khai thiên môn" (Nước Việt mà thành thiên hạ yên ổn thì đất nước mới được bền vững và tương lai mới mở ra).
Cuoc nghien cuu 'bai ban' ve ngoi mo cu Nguyen Binh Khiem hay nhung tro nguy tao? hinh anh 6
Ngôi mộ được "báo" với phóng viên là mộ cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Mặc dù, các thông tin trên trình bày, sắp xếp có vẻ khoa học, khách quan và chưa đưa ra kết luận cuối cùng, tuy nhiên, sự sắp xếp đó ngầm khẳng định luôn rằng đã tìm thấy mộ cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó chính là ngôi mộ của nhà tiên tri vĩ đại của Việt Nam.
Tuy nhiên, vụ tìm mộ bằng ngoại cảm, kết hợp tâm linh, có dấu ấn của chuyên gia khảo cổ nổi tiếng Nguyễn Lân Cường, đã không được chính quyền Hải Phòng chấp nhận, thậm chí còn bị bóc mẽ là lừa bịp, ngụy tạo.


Theo đó, chiếc quách gỗ hình chữ nhật, có lòng dài 84cm, rộng 15,5cm, dày 5cm, thì chỉ có thể nhét vừa được mấy khúc xương chân người, không thể nhét vừa hộp sọ người lớn. Một người như cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, chẳng nhẽ xương cốt lại được nhét vào chiếc quách dành cho trẻ sơ sinh và chôn đơn giản như vậy?
Ngoài ra, hài cốt trong quách cũng chỉ là nghe kể lại, chứ cũng không ai nhìn thấy. Khi chính quyền yêu cầu bà Hiền cung cấp nơi cải táng bộ xương từ cái quách này, để làm giám định AND, thì bà ta bảo không nhớ chôn ở đâu.
Theo ông Đỗ Xuân Trung, Phó Giám đốc bảo tàng Hải Phòng, hôm lấy chiếc thẻ tre từ quách gỗ ra (do sự chỉ đạo từ xa của nhà ngoại cảm), mọi người đều xúm vào xem xét, chụp ảnh, và khẳng định không hề có chữ. Ngoài ra, cái thẻ tre bé tí tẹo, chiều ngang chưa nổi 1cm, thì không rõ viết được chữ gì lên đó. Thế nhưng, một thời gian sau, thì ầm ĩ cả nước với thông tin trên thẻ tre có chữ "Mạc triều trạng nguyên, Cù Xuyên...". Nhiều người đặt câu hỏi, có kẻ nào đó đã bắn chữ lên chiếc thẻ tre đó để ngụy tạo.
Kỳ 3: Tận mắt ngôi mộ ứng với sấm truyền?
Loạt bài tìm mộ cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Kỳ 1: Nhà tiên tri muốn "gặp" nhà báo
Kỳ 2: Ngụy tạo chứng cứ biến quách gỗ chôn trẻ con thành cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Câu chuyện mang hơi hướng tâm linh liên quan đến cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm ngày một hấp dẫn hơn, khi nhà tâm linh, là một tiến sĩ giảng dạy ở một trường đại học danh tiếng ở Hà Nội, gọi điện cho tôi, nói cần thiết phải về Hải Phòng, để thắp hương ở ngôi mộ, mà theo lời chị, chính là mộ cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chị tin rằng, "vong hồn" cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chỉ dẫn cho chị như vậy.
Tò mò với câu chuyện "cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm" dẫn dắt thông qua một tiến sĩ có khả năng tâm linh đặc biệt, tôi đã sắp xếp lên đường về Hải Phòng.
Hôm đó, mùa xuân, nhưng thời tiết Hà Nội cực kỳ dị biệt. 7 giờ sáng, trời đất Hà Nội bỗng tối sầm, như ban đêm, sấm chớp đùng đùng, rồi mưa như trút nước. Khắp Hà Nội kẹt xe, phố phường ngập lụt, khiến mất rất nhiều thời gian chúng tôi mới thoát ra khỏi Hà Nội được. Suốt thời gian chạy trên cao tốc Hải Phòng, trời đều mưa như trút nước, không đi nhanh được.
Điều khá đặc biệt, là khi đến ngôi mộ ở xã Thiểm Khê (xã Liên Khê, Thủy Nguyên, Hải Phòng), thì đột nhiên hết mưa, trời bừng sáng, khí hậu trong lành, sạch sẽ. Tôi thì cho đó là chuyện ngẫu nhiên, bình thường, nhưng nhà tâm linh thì coi đó là chuyện đặc biệt.
Điều thú vị hơn, là trên xe, có một nhà nghiên cứu, là một viện trưởng, ông rất có tiếng trong lĩnh vực nho y lý số, đặc biệt là kiến trúc phong thủy. Nhiều năm qua, ông say mê nghiên cứu và giải mã các vấn đề tiềm ẩn trong khoa học lý số và tâm linh. Ông cũng bỏ nhiều thời gian, tâm huyết nghiên cứu về những sấm truyền của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Từ các kiến thức phong thủy, kết hợp với giải mã tâm linh, ông tin rằng, mộ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#tl