Truyện ma Cô Hường

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Truyện ma: CÔ HƯỜNG
Nguồn: Vivu80

Chuyện em sắp kể ra đây liên quan đến bà cô họ của em (bố cô ấy với bố của bố em, là hai anh em ruột), tên cô là Hường. Cô sinh năm 1960, nếu năm nay còn sống thì cô đã 57 tuổi, kể cả tuổi mụ, tiếc thay vì nghiệp quả trái ngang, cô đã tức tưởi ra đi năm 1987, để lại trong dòng họ nhà em nhiều nỗi buồn đau và để lại cho làng xóm nhiều nỗi kinh hoàng mà đến tận bây giờ vẫn còn lưu truyền như...
CHẬP I:

Chuyện em sắp kể ra đây liên quan đến bà cô họ của em (bố cô ấy với bố của bố em, là hai anh em ruột), tên cô là Hường. Cô sinh năm 1960, nếu năm nay còn sống thì cô đã 57 tuổi, kể cả tuổi mụ, tiếc thay vì nghiệp quả trái ngang, cô đã tức tưởi ra đi năm 1987, để lại trong dòng họ nhà em nhiều nỗi buồn đau và để lại cho làng xóm nhiều nỗi kinh hoàng mà đến tận bây giờ vẫn còn lưu truyền như một giai thoại ở làng em mỗi lúc rỗi việc nông nhàn hay là lúc trà dư tửu hậu.
Cô Hường lúc trẻ rất xinh và thông minh nhưng vô cùng bướng bỉnh, bọn con trai cùng lứa hầu như sợ cô một phép, nhiều người bị cô cào cho rách cả mặt. Tóc cô dài, đen tuyền, da trắng bóc nhưng bàn tay trông lại rất thô, các ngón như dùi đục, thêm nữa tiếng cười của cô nó the thé, mắt lại buồn buồn. Ông nội em từng nói: cái Hường rồi sẽ ai oán một kiếp người, cái oan cái nghiệp gì nó đầu thai vào nhà ta đây. Ông chú em giận lắm, bảo anh trai là: mang tiếng học cao hiểu rộng, mà nói con cháu toàn những câu gở mồm. Ông nội em chỉ buồn và lặng thinh. Lúc nhỏ cô học thuộc dạng xuất sắc, nhiều lần được tuyên dương toàn trường. Ấy thế mà học hết lớp 7 thì cô em phải nghỉ vì mẹ cô chết đuối. Nói thêm về gia cảnh nhà cô em, nhà có 4 anh chị em, chị cả rồi đến anh trai, chị thứ ba và cô là út. Mẹ mất, chị gái, anh trai đi thoát ly cả, một mình cô và bố cáng đáng việc nhà, ông chú em thì thuộc dạng vô lo vô nghĩ, vụng tính, chỉ biết cắm đầu vào làm, thành ra mọi việc trong nhà cân đong đo đếm, chấm điểm, chấm công với hợp tác xã đều do cô em đảm đương.
Lúc cô đến tuổi cập kê, vì có tiếng sắc sảo giỏi giang nên trong làng trong xã cũng nhiều người đánh tiếng, nhưng lạ một nỗi là ai đến cô cũng chỉ nhõn một câu: không lấy trai vùng này, giời bắt lấy thằng Thổ thằng Mán cơ. Đận ấy có cả mấy mối làm bên Nông nghiệp hay Mậu dịch oách xà lách đến nhà nhưng cũng chỉ nhận được câu trả lời tương tự. Rất khó hiểu. Dần dần chả ai đến hỏi xin cô nữa, vì người ta nghĩ cô bị điên, hoặc nghĩ cô chê mà đuổi khéo. Cứ thế thời gian trôi đi, đến năm cô 22 tuổi, người ta nói ra nói vào, ông chú em cứ hở ra là chửi cô thậm tệ vì cô không chịu lấy chồng, các anh chị em của cô cũng vậy. Chán. Cô bỏ lên Lạng Sơn đi chợ rừng. Rồi bẵng đi 1 thời gian cả nhàchả ai biết cô còn sống hay đã chết, chú em làm bên quân đội, đóng ở Quảng Ninh cũng đã nhiều lần nhờ anh em bên xứ Lạng dò tìm mà cô vẫn bặt vô âm tín. Ai cũng tưởng cô chết rồi.
Đùng 1 cái năm 1987, vào khoảng mùa thu, cô về mang theo cái bụng bầu lùm lùm, ăn mặc như 1 bà người Thổ chính hiệu. Em còn nhớ như in buổi sáng hôm ấy, mẹ em hớn hở khoe: cô Hường về, cô Hường về, lên cô cho kẹo nhanh. Nhà em với nhà ông chú (em ông nội em) cách nhau từ xóm giữa cho đến xóm ngoài. Em quần thủng đít, cởi trần chạy bật cả móng chân vào xin kẹo cô, vì mẹ em kể lúc cô còn ở nhà thì hay bế em lắm, em thì chả biết mặt mũi cô ra sao vì lúc cô đi em còn quá nhỏ.
Lên đến nhà cô thấy cả nhà đầy người, cười nói râm ran, có cả tiếng khóc sụt sịt nữa. Em lẻn vào trong thấy một cô ăn mặc lạ đời (sau này em mới biết là quần áo của dân thổ mán), mồm nhai trầu đỏ tươi đang ngồi trên chiếu huơ tay múa chân hào hứng lắm, xung quanh là các bà lớn tuổi cứ mắt tròn mắt dẹt i ô. Thấy em phát cô đứng phắt dậy xốc nách thằng cháu lên cười the thé: hé hé hé hé ... thằng đẻ khó đây rồi, lớn thế rồi cơ à, rồi cô thơm túi bụi vào mặt em, đến nỗi má em chi chít vết son trầu. Em lúc ấy có biết gì đâu, chưa cần cô cho kẹo đã nhoài người túm luôn mấy cái kẹo dồi ở chiếu rồi trườn ra ngoài lỉnh mất, bỏ lại đám đông lao xao sau lưng.
Sau đấy 1 thời gian em cũng chả lên nhà cô nữa, vì hồi ấy em bắt đầu đi học rồi, đánh khăng, thả diều, tập bơi còn vui gấp nhiều lần như thế. Nhưng mà cứ tối đi ngủ là em hay nghe loáng thoáng bố mẹ em nói chuyện: cái Hường trái tính lắm, cái Hường nói gở lắm, cái Hường khóc nhiều ... Em cũng chả quan tâm, lơ mơ tí rồi ngủ tít. Sau này lớn hơn chút nữa, nghe mẹ em kể lại mới biết là cô Hường dạo ấy về nhà toàn nói chết, nói sống, biểu hiện lạ kỳ. Đại khái cô cứ nửa đêm là ra gốc sấu trước nhà ngồi khóc sụt sịt không ai dỗ được, giữa trưa thì cô cứ nhảy tưng tưng trước ban thờ rồi dập đầu côm cốp xuống nền gạch kêu tổ tiên cứu vớt ... Cô còn lấy dao định mổ bụng mình ra, may bà chị dâu ngăn kịp, cô bảo: mổ nó ra, ném nó đi, nó là cái ma xó ma gà theo em từ trên Thổ về để giết em đấy. Bà chị dâu chửi um: mày dở à, ai lại đi giết con. Quãng chừng 3 tháng sau thì cô em chết thật, lúc ấy giữa trưa, em vửa đi học vệ thì thấy mẹ em khóc hu hu, bà nhấc nồi cám ra đổ vào máng cho đàn lợn sề rồigạt nước mắt nghẹn ngào: cô Hường hết rồi. Em lịm hết cả người vì sợ nhưng bản tính tò mò nên quăng cái xà cột vào trong nhà rồi phi lên nhà cô ngay tức khắc. Tới nơi thấy cả nhà xúm đen xúm đỏ quanh cái giường buông màn vải xô màu cháo lòng. Em le te phi vào vạch màn ra và tí nữa thì chết ngất: mắt mũi, mồm, miệng, tai cô đầy những máu, hai mắt cô vẫn mở trừng trừng, mồm thì ngậm chặt, méo giật về một bên như là bị kinh phong vậy. Em sợ quá khóc ré lên rồi có ai đó nhấc bổng em lên và mắng: trẻ con đi ra ngoài, biết gì, khóc nước mắt dây vào cô à. Em té về nhà ông nội, phi lên giường đắp chăn run như nhái quật. Đám ma cô, đến bây giờ làng em vẫn kháo nhau là lạ kỳ nhất từ trước tới nay. Nội cái chuyện khiêng quan tài từ trong nhà ra xe tang cũng ba bốn lần cả đám trai tráng phải quỵ xuống vì quá nặng. Mà có gì đâu, mỗi xác cô với cái áo quan gỗ tạp. Mỗi lần như thế lại phải đốt giấy vàng khấn vái thì tự nhiên nó lại nhẹ bẫng lên để cho mình khiêng đi. Trên đường ra bãi tha ma, xe tang đến mười mấy người đẩy mà cũng còn chật vật, dừng đi dừng lại không đi nổi, lại phải vàng mã liên hồi.
CHẬP 2:

Chưa kể đêm kèn thờ trống cây, mùa đông gió lạnh cắt da, hồi ấy quê em còn dùng đèn măng xông, chưa có điện, phải đến cả chục con chim lợn cứ đậu đỉnh mái ngói nhà ông chú em éc lên thê lương, rùng rợn vô cùng. Anh trai cô ấy còn rút súng ra bắn chỉ thiên mấy phát mà cũng chả ăn thua, nó bay tí rồi lại lượn về kêu eng éc, thợ kèn mất vía bỏ dở giữa chừng luôn. Ai cũng bảo cô căn cao, số nặng, chết nhằm giờ độc mất rồi.
Đưa cô ra đồng xong, cả nhà ông chú em và chính xác hơn là cả cái xóm ấy, vì họ nội tộc nhà em sinh sống trên cùng 1 phiến đất, có khoảng hơn chục nhà, chung 1 cái ngõ dài, đều rợn hết cả người vì cô. Các bà các thím kháo nhau: "đêm qua cái Hường về, nó đi giật lùi lên cầu thang, mùi hôi rình", "đêm qua cái Hường về, nó xin con lợn, sáng nay ra chuồng lợn chết từ lúc nào", " trưa nay lên thắp hương, vừa khấn tên nó bát hương cháy phừng phừng, tao sợ quá chạy mất, còn nghe thấy nó kêu eo éo: cháu xin cái lược, tóc rối quá thím Nhu ơi", "đêm qua cái Hường về, nó xin cái võng để ru con, sáng nay tao đốt cho nó rồi", "đêm qua cái Hường về...." ...
Xóm nhà ông em phải nói dạo ấy kinh hoàng, hầu như ai cũng gặp cô về và biết cô về, đàn ông cho chí đàn bà, lớn cho chí nhỏ, chó cho đến mèo đều rơi vào trạng thái bất an, hoảng loạn. Kể cả những người như ông nội em, biết và cứng nhất cũng phải ngày sáng tối 2 lần thắp hương lầm rầm "cháu ơi, sống khôn chếtthiêng đừng trêu nhà ta nữa, có oan ức gì thì báo mộng để cả nhà biết mà giải oan" .... Rồi nhà ông chú em vì thấy cô về nhiều quá, cả nhà cứ ban ngày thì còn lấp ló ở nhà, chập tối là di tản sang các nhà khác trong xóm, không dám ngủ nhà nữa vì kiểu gì cũng thấy 1 bà mặc quần áo thổ, tóc xõa xượi chấm gót chân, lúc ngồi bể nước, lúc vắt vẻo cành cây, lúc sà lên đình màn đen sì, nửa đêm phía tràng kỷ thường có cái bóng mờ mờ cất tiếng khóc nỉ non, ai oán. Có đêm cô kéo quan ôn, quỷ sứ về chật một ngõ, chó mèo cả xóm dựng hết lông gáy, con thét, con gào, con sủa nhặng xị hết cả lên, mọi người đều biết nguyên nhân, không ai bảo ai cả xóm cửa đóng then cài. Mấy bà già trong ngõ túm tụm nằm ổ rơm chuyện phiếm, tự dưng bà Nhu (là thím của cô Hường, em dâu ông nội em) rùng mình cái rồi ngủ gục, một lúc sau bà choàng dậy hét ầm lên: cái Hường dẫn quan ôn, quỷ sứ về đầy ngõ rồi, nó xin tôi đàn lợn khao quân.
Bà Nhu vừa thốt ra mồm xong thì ở đầu ngõ, chuồng lợn nhà bà có mấy tiếng éc dài, tiếc của bà tung chăn chạy về, hai bà khác cũng chạy theo. Về đến nơi soi đèn thấy 5 con lợn ộc máu mồm nằm thẳng cẳng, mắt trợn ngược kiểu bị vật chết tươi, mấy chú con trai bà Nhu ra thấy thế cũng vãi cả linh hồn, rúc vào nhà khóa cửa trùm chăn kín mít. Sau này bà Nhu kể, lúc ngủ gật bà thấy cô Hường mặc quần áo trắng như Quan Âm, tóc tai rũ rượi, hai chân đi trên hai lưỡi cày, 1 tay bế đứa bé đỏ hỏn, tay kia cầm cái cờ lệnh màu đen. Mắt cô lồi ra như hai cái tong phong đèn, lưỡi đỏ lòm thè dài như chiếc đòn gánh, xung quanh cô toàn quỷ đầu trâu mặt ngựa, quan ôn quỷ sứ mặt đen sì. Cô phất cờ chỉ bà Nhu: thím cho cháu xin đàn lợn khao quân. Bọn quỷ sứ, quan ôn nghe thế cười sằng sặc, bà Nhu chưa kịp trả lời thì cô đã thè cái lưỡi dài về phía chuồng lợn liếm liếm vài cái. Lúc đó chính là lúc bà Nhu tỉnh giấc và tất cả mọi người nghe tiếng lợn kêu. Rồi có hôm cô xin cả một đàn gà nhà ông nội em, bác dâu cả nhà em kể: vừa mới chập tối chứ có khuya khoắt gì cho cam, đang băm nốt đám rau lợn ngoài sân tự dưng thấy lạnh rùng mình 1 cái như có người lướt qua đằng sau lưng giọng eo éo: cho em đàn gà nấu cháo nuôi quân. Nghe tiếng gà giãy đành đạch ngoài chuồng bác em cầm dao chạy ra luôn, thấy không 1 con nào sống sót, cả đàn gà hơn chục con chết như bị bẻ ngoẹo cổ không kịp kêu tiếng nào. Bác em hãi quá ném dao chạy vào trong nhà khóc tu tu, ông nội em sai anh con trai cả nhà bác ý ra sân vãi gạo vãi muối tứ tung tận đầu ngõ mới yên chuyện. Ông em cũng là người hiểu biết, thấy cô về quấy quả gia đình nhiều mới sang tận Bắc Giang mời được 1 hầy phù thủy cao tay về giúp cho. Đàn tràng lập oai phong lắm, lễ lạt không thiếu thứ gì, hương nhang nghi ngút. Thầy phù thủy ăn mặc chỉnh tề tay cầm kiếm gỗ, tay kẹp bùa chú nhảy choi choi giữa nhà cô, miệng lầm rầm niệm chú càng lúc càng nhanh, kiếm múa vun vút. Được khoảng gần nửa tiếng thì tự nhiên gió ở đâu nổi lên ào ào, bụi bay mù mịt, gió xộc vào nhà thổi tắt nến, đổ đàn tràng, vỡ cả chai rượu cúng, cả nhà nhốn nháo xôn xao. Ông thầy phù thủy hai tay chống kiếm giữa nhà, mặt cắt không còn giọt máu bảo ông em: bác ... bác ... bác ... nhờ cụ Tự giúp cho, pháp lực của nó cao lắm, quan ôn quỷ sứ đi theo đông lắm, tôi không giúp được. Nó chết oan, chết vì trúng bùa trúng bả, không siêu thoát được đâu. Nói xong ông ấy lảo đảo nằm vật xuống, mấy người nhà em phải đưa lên giường đánh gió đến tận chiều ông thầy mới tỉnh để sang đò về Bắc Giang.
Chuyện xảy ra lúc đầu chỉ trong xóm nhà ông em, dần dần cả làng em nhiều người cũng gặp, nên cho đến tận bây giờ bà con cứ nhắc đến cô Hường là đều thần hồn nát thần tính. Bãi tha ma làng em cách khá xa khu dân cư, đầu bãi có 2 cây duối phải nói là cổ thụ, cành lá xum xuê um tùm. Chỗ ấy sát bờ đê sông Cầu, ngay chỗ cái vực sâu nhất và nhiều cá nhất nên đêm nào các Ngư phủ cũng tụ tập chỗ này. Từ đận cô em mất, các Ngư phủ kỳ cựu trong làng đều rỉ tai nhau chuyện cứ đêm khuya thanh vắng là nghe tiếng võng đưa kẽo kẹt rồi tiếng ru con văng vẳng từ bãi tha ma vọng sang. Ru chán thì lại khóc, mẹ khóc con khóc, tiếng khóc của ma nó ai oán, tỉ tê, đứt đoạn đến thê lương.
CHẬP 3:

Đi đánh cá ở cái vực này thì đường về làng ngắn nhất chính là đi qua cái lối gần bãi tha ma đó, nếu ko thì phải đi vòng hơn km đường đê mới có lối đi xuống làng. Mấy lão này gan dạ, toàn cắt ngang chỗ chôn người chết, cá 1 bên, chài lưới 1 bên, giữa là cái đòn gánh trên vai nhún nhảy về làng. Từ ngày nghe tiếng người ru con, rồi có ông còn thấy cả cánh võng đưa kẽo kẹt giữa 2 gốc duối, thì cả đội không ai bảo ai đều biết là ma cô Hường. Họ không dám đi về 1 mình nữa mà toàn đợi cất lưới xong 3-4 ông cùng nhau quẩy cá, quẩy lưới về, thế mà cũng chả thoát được cô.
Đêm ấy quãng 3-4 giờ sáng mấy ông xong việc, nối đuôi nhau đi về, vừa đi vừa hí hửng nay được buổi vớ mẻ cá to, ông nào ông ấy nặng trĩu hai vai. Lúc đi đến gần bụi duối thấy rõ ràng có cái võng đay tanh tưởi, thum thủm thối chầm chậm đong đưa, lúc chập tối đi qua không thấy có. Biết có sự lạ mấy người không cả dámngẩng mặt mà cứ cắm đầu muốn đi thật nhanh để thoát khỏi bãi tha ma, người đi đầu tiên tự dưng thấy cá trong sề rộ lên cười he hé, một bên quang gánh bỗng nhẹ bẫng, bên còn lại nặng như chì, nhấc chân không nổi. Hoảng quá ông ấy vứt luôn cá lẫn lưới phi 1 nhát xuống cái ao bên cạnh, vốn là chỗ khi sang cát người ta mang xương cốt ra rửa ráy lau chùi. Ông thứ hai thấy thế cũng đ.ái cả ra quần, cũng định quẳng gánh chạy mau nhưng cái quang gánh nó cứ dính vào vai ông ấy bập bềnh bập bềnh, ông đằng sau thì rú ầm lên: ối Tác ơi, Tác ơi, cái Hường nó ngồi lên đòn gánh mày kìa. Hô xong ông ấy quỵ luôn xuống, ko đi nổi nữa chắp tay vái như bổ củi, khóc rống cả lên giữa đồng không mông quạnh hoang vu. Ông tên là Tác lúc ấy lấy hết can đảm mở mắt ra nhìn ngang vai thì thấy một bóng người trắng toát, tay bế đứa con ngồi ngay đầu đòn gánh ông ấy. Cái bóng ấy tóc bay phần phật, mặt phẳng như mặt trống, chỉ mỗi cái miệng đỏ lòm như chậu máu đang ngoác ra cười nhăn nhở: cho xin ít cá nấu cháo cho con điiiiii... cho cá nấu cháo điiiiii.... Ông Tác lúc này 7 vía đã tụt mất 3 quỳ xuống vái lấy vái để: Hường ơi .... Hường ơi chú lạy cháu ... đừng .... đừng bắt chú để chú còn về nuôi vợ nuôi con. Ông phi xuống ao lúc bấy giờ cũng mò lên, ra xốc nách ông đang khóc bò lết đến chỗ ông Tác đang vái lấy vái để. Cả 3 người khóc ồ ồ giữa đêm khuya. Sau này ba hắn kể lại là lúc bọn hắn khóc lóc dưới bóng ma cô Hường thì bọn quỷ sứ, đầu trâu ở đâu từ hai ngọn cây Duối mò ra quây quanh cười rú lên, rồi con thì nhặt lưới, con thì nhặt cá lẩn vào trong bãi tha ma. Ba lão chẳng ai bảo ai vùng dậy chạy 1 mạch về làng, làng em sáng hôm sau lại xôn xao. Vài thanh niên cứng vía bảo không tin, tự mình ra nghĩa địa kiểm tra, ra đến nơi bố nào bố nấy mặt cũng cắt không còn giọt máu. Lưới thì vẫn còn cắm nguyên ở đầu quang gánh, phía còn lại là dộng cá thì lúc bấy giờ toàn gạch đá với xương trâu xương bò (hoặc xương người), tuyệt chả thấy con cá nào như ba lão Ngư kia khăng khăng thề thốt lúc về làng. Sau bữa ấy cái vực làng em ban ngày thì còn có người lai vãng, ban đên tuyệt chả có bóng nào, ba ông gặp ma đêm ấy về nhà lăn ra ốm lăn ốm lóc, phải mời sư thầy làng bên đến cúng cho mấy ngày liền, lấy rổ chao vía khắp nơi mới dần bình phục. Gần cái bãi tha ma ấy nhất là xóm Đầm, nói gần là gần so với các xóm khác chứ nó cũng cách nhau cả cây số chả ít. Trong xóm ấy có nhà bà Tụy giàu nhất, vì có tận 2 người con làm bên Thương nghiệp huyện, từ thời bao cấp nhà bà Tụy đãthuộc hàng ăn không hết thịt lợn, gan lợn rồi. Bà này có của, lại được hai con cung phụng tốt nên người ngợm đẫy đà, da dẻ hồng hào, mặt núng nính toàn thịt. Bà Tụy thuộc dạng rách giời rơi xuống, đanh đá nanh nọc nhất làng, bà luôn tự hào ngày trước làm thanh niên xung phong đi dọc Trường Sơn, bế không biết bao đồng đội chết trên tay nên bà chẳng sợ gì. Nghe làng đồn ầm lên chuyện cô
Hường quấy quả, bà bĩu môi: toàn thần hồn nát thần tính, làm gì có ma cỏ gì, cái con chửa hoang đấy có giỏi thì hiện hồn về gặp tôi xem, tôi bổ cho cái quốc vào mặt ấy chứ. Rồi bà vuỗi mông, ngúng nguẩy bỏ đi trông như con Hà mã núng nính đang dạo chơi đủng đỉnh.
Từ xóm Đầm ra đến bãi tha ma là 1 con đường đất dài tít tắp, hai bên đường trồng cơ man nào là phi lao cao lênh khênh, bọn em hay thả bò lối ấy, mùa đông nhặt lá phi lao bỏ vào ống bơ nổi lửa lên nướng cua nướng cá tuyệt cú mèo. Nhà bà Tụy nằm chênh chếch con đường ấy, làng có đám ma toàn dừng trước cổng nhà bà trước khi đưa người trên ra đồng. Một đêm tầm khoảng đầu giờ Tý cả xóm bỗng nghe tiếng hai con bò nhà bà Tụy rống lên thảm thiết, chó nhà bà sủa râm ran, gà qué giác loạn cào cào. Con cháu xung quanh vội vàng cầm đèn pin chạy sang thì đập vào mắt họ là 1 cảnh tượng hãi hùng: bà Tụy xõa mãi tóc bạc phơ đứng sững như Từ Hải giữa sân, mồm bà há to, mắt bà trợn ngược, dớt dãi chảy lòng thòng, hai cánh tay còn như huơ về phía trước cứng đơ đơ. Trong chuồng hai con bò hộc máu mồm máu mũi, gếch cổ lên cái toang chuồng chết tự lúc nào, đàn chó thấy người sang thì chạy quẩn rúc vào chân, rên ư ử cứ như vừa gặp hổ vậy.
Con cháu đỡ bà vào nhà, có người biết xem mạch thấy bà còn thoi thóp, họ giã gừng lấy nước đổ vào miệng bà, mấy cô cháu gái thì nặn chân, nặn tay, xoa lưng xoa ngực liên hồi, cả xóm hồi hộp xôn xao. Họ xì xà, xì xầm .... Sáng hôm sau nguồn tin từ xóm Đầm bắn ra, đêm qua xoa bóp đến gần 3h sáng thì bà Tụy tỉnh lại, việc đầu tiên sau khi hoàn hồn là bà ngồi bật dây rú lên: Hường ơi, cô xin, cô xin, tha cho cô đi, cô chưa muốn chết đâu. Mọi người trước đấy vốn cũng đã đoán già đoán non rồi, nhưng đợi đến khi chính cái bà hổ vồ này thốt ra thì cả xóm mới hết bán tín bán nghi: đêm qua cô Hường đã về nhà bà Tụy, bắt đi hai con bò rồi còn dọa cho cái bà lúc nào cũng tự nhận mình cứng vía nhất làng đến chết ngất giữa sân nhà.
CHẬP 4:

Chiều hôm sau nhà bà Tụy làm cái lễ to lắm, con cái tay xách nách mang đem vàotận mộ cô Hường, ỏ còn chưa kịp lên, họ bày lễ khấn vái sụt sùi thành kính tợn.
Cô con gái bà Tụy thì cứ vác cái sề chạy dọc đường phi lao tru lên ông ổng: ba hồn chín vía, mẹ ở đâu thì về với chúng con hú hú ú ú. Rồi làm động tác chao chao cái sề như người ta vợt châu chấu cào cào trên ruộng lúa, bọn em đứng xem còn ôm bụng cười ngặt nghẽo với nhau. Làm lễ xong thì mấy hôm sau bà Tụy có vẻ hoàn hồn thực sự, bà bắt đầu lết cái cặp mông Hà mã lên xóm nhà ông em kể lể sự tình, khuôn mặt bà khi ấy tuy có hơi xanh nhưng tự dưng trở ra hiền lành, phúc hậu hơn hẳn so với lúc bình thường. Số là đêm hôm ấy bà Tụy thắp đèn dầu đi nằm, bà ở 1 mình nhà chính, bên cạnh là nhà của ông con giai, cô con gái bà ở ngay đằng sau, cách nhà bà mỗi cái rặng mít. Bà đang thiu thiu thì tự nhiên thấy gió thổi ào ào, quái lạ, hơn tháng nữa Tết rồi, lại có gió mùa đông Bắc tăng cường nữa đây. Cái cánh cửa chính nhà bà bị đập ra đập vào liên hồi, khiến cho then cửa chỉ chực rời ra. Sợ gió thổi tung cửa bà mới lật đật quờ dép chạy ra dí lại cái then cho chắc, vửa ra đến nơi thì gió thổi bật cửa luôn, bà nhắm mắt ngoảnh mặt vào trong nhà tránh gió Bắc, hai tay kéo hai cánh cửa tính khép lại. Lạ thay bà cố sức đến mấy cũng không khép được, lạ quá, bà quay đầu ra cửa và mở mắt thì ôi thôi ... Trước mặt bà lúc này một cái bóng trắng toát chân đi lưỡi cày loẹt quẹt, tay bế đứa nhỏ khóc oe óe, đầu tóc xõa xượi đang nhìn bà bằng cặp mắt xanh lè to như hai bóng đèn đầu. Cái bóng trắng ấy ở ngay dưới thềm tỏa hơi lạnh buốt, sực mùi hôi rình, bà Tụy đ.ái ồ ồ ướt sạch cả cái váy satanh, mắt chữ O mồm chữ A cứ thế đứng trân trân: cô Tụy bảo cháu về để bổ cuốc vào đầu đấy, một giọng the thé âm u cất lên, cháu đã chết oan mà cô còn chả thương. Nào đi với cháu đi, ư hư, đi ... đi, ra ngoài đây. Bà Tụy chính là đã sợ chết đứng, chân tay cứng đờ, ấy thế mà khi cái bóng trắng đi giật lùi ra ngoài sân thì bà cũng tự dưng cứ nhảy choi choi theo nó thôi. Ra đến giữa sân bóng trắng lại hét lên: quân bay, nhà nó có hai con bò béo múp, bắt mang về chia nhau. Lúc ấy dù là chết khiếp nhưng bà Tụy vẫn nhận ra đằng sau lưng bóng trắng còn đến cả đàn những bóng màu đen hình thù kỳ dị.
Cái bóng trắng lại eo éo: mụ già này sợ chết sợ sống cũng không thoát được đâu, hôm nay bắt nhà mày hai còn bò, cho sống thêm 2 chục ngày nhé quan Ôn. Từ phía những bóng đen sau lưng có cái giọng ồm ồm, khê khê, khàn khàn "Dạ!" lên 1 tiếng rợn người. Bà Tụy vẫn đứng chết trân giữa sân, cả người bà cứng đơnhững đầu óc thì vẫn còn phần nào hoạt động, bà thấy cái bóng trắng bế con đi giật lùi, lưỡi cày loẹt quẹt

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#tl