Chương 21-25

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG 21: VUNG TAY QUÁ TRÁN

Một khi Chu Đại Oa đi chơi thì đố ai tìm được nó, Nhị Oa kiếm khắp nơi không thấy anh trai, đành nhắn lại đám trẻ trong thôn nếu gặp anh nó thì bảo về nhà ăn bánh khoai lang chiên gấp !

Sau đó nó ba chân bốn cẳng chạy nhanh về nhà, nó sắp chờ không nổi nữa rồi.

Lúc Đại Oa nhận được tin chạy về tới nhà, Lâm Thanh Hoà và Nhị Oa, Tam Oa đã ăn xong, để phần cho nó có một cái.

Đại Oa một bên rửa tay, một bên không ngừng lên án: " Mẹ, sao mẹ không nói sớm với con hôm nay mẹ chiên bánh khoai lang?"

Lâm Thanh Hoà: "Mẹ đã bảo Nhị Oa đi gọi con rồi."

Đại Oa lập tức trứng mắt nhìn Nhị Oa: "Ngươi không nói với ta mà dám tự mình về nhà ăn bánh?"

Nhị Oa lười biếng tranh cãi: "Em có đi tìm nhưng không thấy anh, em đã nhờ người chuyển lời rồi còn gì, bình thường làm gì có chuyện anh về nhà giờ này."

Nhị Oa ăn ba cái bánh khoai lang, no ứ hự, lười mở miệng đôi co với ông anh.

Đại Oa đành ngậm miệng cắm đầu ăn bánh, còn thừa lại có một cái, một cái thôi đấy làm sao đủ nhét bụng nó. Nó tức tối hỏi Nhị Oa: "Ngươi ăn mấy cái?"

Nhị Oa thờ ơ đáp: " Ba cái."

Đại Oa bất mãn gào ầm lên: "Mẹ, mẹ phân chia không công bằng!"

Lâm Thanh Hoà: " Ai bảo mỗi lần con đi chơi là đi mất dạng, ai biết đâu mà kiếm. Từ giờ trở đi chơi xung quanh nhà mình thôi, bằng không mẹ làm đồ ăn ngon cũng không để phần con."

Tuy nói không gò bó chúng nhưng cũng không thể mặc kệ chúng muốn chạy đi đâu thì chạy như con chó hoang được.

So với việc xách lỗ tai trừng phạt, lấy thức ăn ngon ra dụ có hiệu quả cao hơn hẳn. Lần sau có đánh đố Đại Oa cũng chẳng dám chạy đi chơi xa, Nhị Oa chỉ cần bước ra cửa là thấy nó ngay!

Đại Oa lân la tới bên cạnh Nhị Oa nói cho em trai biết những chỗ bình thường nó hay chơi để lần sau em trai dễ dàng tìm được nó.

Nhị Oa tỏ ra chán ghét, chơi gì mà chơi nhiều chỗ quá vậy, ai mà đi tìm cho nổi, nó chỉ tìm ở ngoài cửa nhà, không thấy thì thôi luôn.

Đại Oa tức tối nhào vào đánh Nhị Oa, Nhị Oa gào ầm lên.

Lâm Thanh Hoà phải kéo hai thằng ra, lần này rõ ràng Đại Oa hư, suýt nữa bị mẹ đánh cho một trận.

Một trận náo loạn gà bay chó sủa. Cuối cùng cũng yên, Lâm Thanh Hoà hỏi Đại Oa: "Đã nói với bà nội chưa?"

Chu Đại Oa trả lời: "Con nói rồi, bà nội bảo xong việc sẽ qua, không cần nấu cơm cho bà."

Dặn là một chuyện, Lâm Thanh Hoà vẫn chuẩn bị cơm trưa cho cả bà Chu, dù sao cũng là nhờ vả người ta, không có qua có lại coi sao được.

Trưa nay ăn mễ. Mễ được vo sạch, mang đi ngâm nước hơn nửa tiếng, sau đó mới đem đi chưng.

Vùng này người dân có ăn cơm nhưng không nhiều, họ chủ yếu ăn các loại ngũ cốc như bột ngô, bột mì, mễ. Gạo trắng cũng có nhưng đặc biệt ít.

Không phải bàn cãi gạo trắng là loại thơm ngon nhất, khó mua nhất, muốn mua phải có phiếu gạo.

Nguyên chủ rất thích ăn cơm gạo trắng, Lâm Thanh Hoà cũng vậy, cho nên lu gạo lúc nào cũng đầy tràn. Điều cô sợ nhất là tới ngày Chu Thanh Bách quay về, không thể tuỳ tiện đổ gạo vào lu như bây giờ được nữa.

Một bữa Lâm Thanh Hoà ăn rất ít, hai đứa nhỏ cũng không ăn quá nhiều, chỉ có đứa lớn ăn nhiều nhất. Thằng nhóc này ăn uống tử tế mấy ngày đã săn chắc lên trông thấy. Người ngợm chưa thấy nhiều thịt nhưng cao hơn và khoẻ mạnh hơn.

Bà Chu ăn rất khoẻ, một bữa phải ăn được ba chén cơm chứ không ít. Lâm Thanh Hoà với hai đứa bé mỗi người một chén là ba chén, Đại Oa hai chén. Như vậy tổng cộng trưa nay cô nấu khoảng tám chén cơm là được.

Trong bếp còn khá khá thịt ba chỉ ướp muối chiên. Cô ra vườn hái thêm hai trái dưa leo.

Chờ cơm chín, cô đặt nồi lên bếp chiên thịt ba chỉ thêm một lần nữa cho nóng, múc thịt ra dĩa. Trong nồi còn sót lại mỡ và mùi thơm từ thịt tiết ra, cô đổ dưa leo vào, xèo một tiếng mang mùi thơm toả khắp gian bếp.

Dưa leo xào chín tới, Lâm Thanh Hoà còn nấu thêm một chén canh rong biển trứng gà.

Mâm cơm hôm nay có thịt ba chỉ ướp muối chiên, dưa leo xào, canh rong biển trứng gà. Bình thường như mọi ngày.

Nhưng khi bà Chu sang tới, vừa vào nhìn thấy những món này bệnh tim liền muốn tái phát, ăn uống thế này có khác nào lão địa chủ ngày xưa không cơ chứ, đứt ruột bà rồi !

Lâm Thanh Hoà thấy bà tới liền nói: "Mẹ ngồi xuống ăn cơm đi, con nấu cả phần của mẹ rồi, mẹ không ăn thì không ai ăn đâu, tối nay chúng nó đòi ăn cháo thịt nạc cơ."

Bà Chu nghe thấy vậy càng đen mặt, nhưng bà biết có nói gì thì cô con dâu này cũng chẳng để vào tai, bà đành ngồi xuống nhìn chằm chằm đĩa thịt chiên vàng óng ả, đĩa dưa leo xào lấp lánh mỡ heo. Mỹ thực cũng không đẩy lùi được sự lo lắng trong lòng bà lúc này. Vợ thằng tư đúng là không biết cách sống mà!

Đại Oa đón lấy chén cơm từ tay mẹ, còn không quên nói: "Bà nội, mau ăn đi, thơm quá !"

Nhị Oa bắt đầu động đũa, Tam Oa yên tĩnh ngồi một bên, nó gấp không đợi nổi nữa rồi, há to miệng đợi mẹ đút ăn.

Lâm Thanh Hoà cũng giục: "Mẹ mau ăn đi, đừng chỉ ngồi không như thế chứ."

Sau đó, cô bắt đầu đút cho Tam Oa ăn. Nó rất ngoan, ngồi im trong lòng mẹ, thích ăn gì thì giơ tay chỉ. Nó thích nhất là món thịt. Mỗi bữa ăn được non nửa chén cơm cùng không ít thịt, cô đút thêm cho nó vài muỗng canh rồi thả nó xuống đất cho tự chơi.

Như thường lệ, đút cho Tam Oa no bụng cô mới bắt đầu ăn, cô hỏi bà Chu: "Hương vị không tệ phải không mẹ?"

Bà Chu giật giật khoé miệng, nghĩ thầm trong bụng cô cho nhiều dầu như thế hương vị làm sao kém được. Tuy nghĩ vậy nhưng thấy cách cô đút cơm cho Tam Oa, bà không so đo nữa. Dù sao cô con dâu này trước giờ thích tiêu tiền, tiêu trên người ba đứa cháu nội của bà thì được.

"Sao tự nhiên hôm nay lại kêu mẹ qua đây ăn cơm?"

Bà Chu hỏi con dâu.

Lâm Thanh Hoà đã ăn xong, cô đứng dậy lấy thêm cho bà một chén nữa, đặc biệt rưới chút mỡ xào dưa leo lên cơm, vừa thơm vừa béo ngậy. Đại Oa Nhị Oa đều thích ăn như vậy. Đương nhiên bà cũng thích.

Bà Chu nhìn Lâm Thanh Hoà, cô nói: "Là như này, con tính đi lên huyện thành mua ít đồ khô tích trữ cho mùa đông năm nay. Có nhiều thứ cung tiêu xã không bán. Đi lần này nữa thôi, năm nay khỏi phải đi thêm nữa. Sáng sớm mai năm giờ xuất phát, con muốn nhờ mẹ ngày mai qua đây trông chừng với cả cho chúng nó ăn."

Bà Chu biết không thể ngăn cản, chỉ có thể chấp thuận, ai không dám chứ đứa con dâu này của bà dám ném tụi nhỏ lại lắm, đâu phải trước đây chưa từng có tiền lệ. Lần này biết nhờ bà trông con giúp là tốt lắm rồi.

Bà Chu tự an ủi mình như vậy, đồng ý với Lâm Thanh Hoà, nhưng vẫn không nhịn được phải nói thêm một câu: "Đồ nào không cần thiết thì đừng mua."

"Con biết rồi." Lâm Thanh Hoà gật đầu.

Bà Chu ăn hết ba chén cơm lớn, đủ sắc hương vị, bà nói ý định muốn trở về nhà mình thông báo một câu tối nay ngủ lại đây, sáng mai đỡ phải ra khỏi cửa từ khi trời chưa sáng.

Lâm Thanh Hoà không do dự đồng ý ngay, còn có ý bảo bà tối nay qua đây ăn cơm chung luôn nhưng bà Chu từ chối.

Bà Chu lấy làm ngạc nhiên về việc con dâu đồng ý để mình ngủ lại một đêm. Dựa theo tính tình của nó nếu có đồng ý cũng không bao giờ đồng ý một cách sảng khoái như vậy.

Suy cho cùng Lâm Thanh Hoà đâu phải nguyên chủ đâu, dù có cố gắng bắt chước cũng không thể nào giống nhau mười phần. Hơn nữa bà Chu vui vẻ lại đây giúp đỡ, lý nào lại không đáp ứng yêu cầu của bà.

Bà Chu rất hài lòng đi về nhà mình, đem việc hôm nay nói với ông Chu. Ngoại trừ cái tật cũ vung tay quá trán vẫn chưa sửa được thì vợ thằng tư đã thay đổi rất nhiều.

Ông Chu nói: "Đều đã phân gia, bà quản nhiều chuyện thế làm gì, nó biết quan tâm nuôi dạy con cái là được rồi."

So với trước đây suốt ngày xách tiền xách đồ trợ cấp nhà họ Lâm, hiện tại như thế này là tốt lắm rồi !

CHƯƠNG 22: ĐI HUYỆN THÀNH

Hơn tám giờ tối, bà Chu qua tới, Lâm Thanh Hoà đang rửa chân cho ba anh em Đại Oa, sau đó cũng múc một chậu nước mới cho bà Chu.

Bà Chu kinh ngạc, vợ thằng tư thế mà múc nước cho bà rửa chân?

"Ngày mai mẹ nấu cháo thịt nạc cho mấy đứa Đại Oa nha, thịt nạc con giữ lạnh trong nước giếng đấy." Lâm Thanh Hoà múc nước để cho bà Chu tự rửa chân, chờ rửa xong cô sẽ giúp đổ nước dơ thôi.

Bà Chu nhìn con dâu thuận mắt hơn vài phần, bà cảm thấy thoải mái hơn nên lên tiếng hỏi: "Ngày mai tính mua những gì?"

Lâm Thanh Hoà đáp: "Cũng không có gì, chủ yếu là mấy đứa Đại Oa không có quần áo dài mặc giữ ấm bên trong. Đằng nào cũng phải mua thêm ít vải, không cần quá cầu kỳ, khi đó nhờ chị dâu cả may giúp, con sẽ trả công cho chị ấy."

Bà Chu thầm nghĩ trong lòng nếu không dùng tiền cho mấy đứa cháu mình, khẳng định con dâu sẽ mang về nhà mẹ đẻ, bà liền nói: " Đúng là nên may quần áo trong cho ba anh em nó."

Lâm Thanh Hoà với bà Chu không thân, cô không nói nhiều đem chậu nước rửa chân đi đổ rồi chuẩn bị nghỉ ngơi.

Sống ở đây mấy ngày Lâm Thanh Hoà đã quen đi ngủ sớm, đặc biệt ngày mai phải dậy sớm hơn mọi ngày để đi lên huyện thành. Ai da! Nghĩ thôi đã thấy mỏi chân rồi !

Sáng hôm sau trời chưa sáng, Lâm Thanh Hoà thức dậy, múc nước rửa mặt, nói với bà Chu một tiếng rồi khởi hành.

Chu Đồng kéo xe tới nhưng không gõ cửa, nó đứng đợi ở bên ngoài. Rất nhanh Lâm Thanh Hoà ra tới.

"Hôm nay chắc sẽ vất vả đấy, lát tới huyện thành thím mời cháu ăn bánh bao trắng."

Chu Đông vội vàng nói không cần, trước khi đi đã ăn ở nhà rồi.

Đầu tháng mười, sáng sớm trời rất lạnh, mặt trời lên muộn. Nếu không có Chu Đông, Lâm Thanh Hoà chẳng dám đi một mình.

Lâm Thanh Hoà hỏi: "Thời tiết ngày một lạnh hơn, chăn bông trong nhà còn ấm không?"

Chu Đông gật đầu nói: "Rất ấm áp."

Lâm Thanh Hoà: "Lần trước thím đi huyện thành đã đặt mua một cái chăn mới, cái chăn cũ có thể cho hai đứa."

Chu Đông sửng sốt: "Thím nói thật chứ?"

Trong nhà có cái chăn bông đã cũ lắm rồi, hơn nữa nó và em gái đều lớn cả không thể ngủ chung giường đắp chung chăn như lúc nhỏ nữa.

Vì phải ngủ tách nhau ra nên mỗi đứa đắp một cái chăn mỏng, còn nhớ mùa đông năm ngoái lạnh cóng, mặc dù đã đốt lửa giữ ấm giường đất nhưng chỉ duy trì được đầu hôm, tới nửa đêm về sáng hết nhiệt rét run. Nó thanh niên sức dài vai rộng còn đỡ, chỉ tội nghiệp cho em gái.

Lâm Thanh Hoà gật đầu: "Thật."

Lần này đi huyện thành, cô đã tính toán lấy từ trong không gian riêng vài thứ cần thiết cho mùa đông như chăn bông, đệm.

Chu Đông vội vàng hỏi: "Thím, cái kia, cần bao nhiêu tiền? Trong nhà cháu còn một ít phiếu vải, để cũng vô dụng, cháu có thể đưa cho thím."

Thời đại này muốn mua một cái chăn bông không phải là chuyện dễ dàng.

Cái chăn ở nhà, trong mắt Lâm Thanh Hoà đã cũ nhưng thật ra vẫn còn dùng tốt. Hai vợ chồng Chu Thanh Bách mới kết hôn được vài năm, hơn nữa cái chăn này mới mua sau này không phải là cái chăn tân hôn vì thế không tính là cũ kỹ. Nếu hôm nay không tính cho anh em Chu Đông, cô định dùng nó làm đệm giường.

Còn cái đệm cô đang lưu trữ trong không gian riêng kia, có thể mang lên huyện thành rao bán, chắc chắn không ít người cần.

Kể ra thì cuộc sống của hai anh em Chu Đông tương đối khó khăn hơn người khác, tính tình hai đứa nó không tồi, chịu thương chịu khó, thường xuyên giúp cô làm việc, tuy rằng đã trả tiền công nhưng cho chúng thêm một ít cũng không thành vấn đề.

Lâm Thanh Hoà: "Cháu nói tiền bạc với thím làm gì, thím đâu thiếu vài đồng tiền, như vậy đi năm nay thím sẽ mua kha khá lương thực, tới thời điểm phân lương cháu phụ giúp thím khiêng về nhà là được."

Những năm trước nguyên chủ đều kêu anh cả Chu hỗ trợ khiêng vác, đương nhiên xong sẽ cho anh ta 2 quả trứng gà mang về.

Chu Đông: "Vâng, việc này thím không cần nói, cháu sẽ giúp thím khiêng lương thực về tận nhà."

"Lần này đi huyện thành thím định mua không ít hàng đâu. Cháu chuẩn bị tâm lý trước đi, hôm nay sẽ vất vả đấy."

Hai thím cháu rảo bước lên đường, mặt trời từ từ ló dạng, đi được một phần ba quãng đường thì sắc trời hửng sáng.

Lâm Thanh Hoà bắt đầu đói bụng nhưng không thể lấy đồ ăn ra, đành nhịn đói cùng Chu Đông đi tới tận huyện thành. Tới nơi, cô bước vào một tiệm cơm quốc doanh. Khi đi ra, trên tay cầm ba cái bánh bao trắng, giữ lại một cái, đưa cho Chu Đông hai cái.

Chu Đông ngại không dám nhận, Lâm Thanh Hoà nói hôm nay nhiều việc lắm, ăn nhanh có sức rồi bắt tay vào việc kẻo muộn. Chu Đông bèn nhận lấy bánh bao bắt đầu ăn. Đời này nó chưa được ăn cái gì ngon như thế. Bánh làm bằng bột mì tinh, lại hẳn hai cái, Chu Đông ăn ngấu ăn nghiến muốn nuốt luôn cả lưỡi.

Lâm Thanh Hoà ăn một cái là đủ no. Chu Đông sức thanh niên ba bốn cái cũng chẳng thấm vào đâu, nhưng hai cái này đi xuống bụng đủ cho nó thoả mãn lắm rồi.

Ăn xong hai người đi tới cung tiêu xã của huyện.

Cảnh tượng trước mắt là bốn phương tám hướng toàn người là người. Một số đội sản xuất đã sớm hoàn thành việc nộp lương, nên sớm phát tiền và phiếu cho xã viên. Vì vậy xã viên tranh thủ tới cung tiêu xã của huyện xếp hàng mua sắm vật tư cho gia đình.

Mọi người chen chúc chật như nêm, xác định hôm nay không thể mua được vải, nhưng không sao vì Lâm Thanh Hoà vốn dĩ định mua ở chợ đen. Bên đó tuy giá có cao hơn nhưng chất lượng không hề thua kém.

Hôm nay cô tới cung tiêu xã mục đích để mua những thứ khác. Cầm phiếu thực phẩm phụ trên tay, Lâm Thanh Hoà mua một cân tôm khô, một cân nấm, một cân rong biển, táo đỏ lấy hai cân, mộc nhĩ cũng lấy hai cân vì cô và bọn trẻ trong nhà đều thích ăn mộc nhĩ.

Ngoài ra, cô mua ba bao kẹo sữa thỏ trắng, đường trắng mua một cân dự trữ lúc cần, vốn tính mua một lon sữa mạch nha thôi nhưng cái lon nhỏ quá nên cô quyết định mua hai lon.

Còn có trái cây đóng hộp, mấy năm trở lại đây cô không thích ăn trái cây đóng hộp nữa nhưng tụi nhỏ chưa được ăn bao giờ, mua về hai hộp cho chúng nếm thử.

Hương vị chắc chắn không thể so sánh với quả táo trong không gian riêng nhưng mỗi thứ cho tụi nhỏ nếm một chút cho biết với người ta.

Đồ ăn vặt cô cũng mua một ít, ví dụ như bánh gạo nếp nổ.

Đồ đạc tương đối nhiều, xách tay lỉnh kỉnh nên Lâm Thanh Hoà mua một cái bao bố, bỏ hết vào đó rồi kêu Chu Đông xách ra xe kéo.

Đừng nhìn Chu Đông mới mười lăm tuổi mà coi thường, nó rất khoẻ mạnh vì từ nhỏ đã làm việc nhà nông.

Chu Đông giật giật khoé miệng, không cần biết bên trong có những thứ gì, chỉ cần nhìn cái bao to tổ bố trước mắt thôi cũng đủ biết tốn không ít tiền rồi.

Những đồ muốn mua trong cung tiêu xã đã mua đủ, Lâm Thanh Hoà dẫn Chu Đông tới trung tâm thương mại của huyện thành.

Chu Đông đứng ngoài trông xe và hàng hoá, Lâm Thanh Hoà tự mình đi vào trong, cô dùng phiếu vải còn dư lại mua hai cái vỏ chăn loại lớn.

CHƯƠNG 23: BẾP LÒ

Vào cửa hàng bách hoá, Lâm Thanh Hoà đi tới một góc khuất cất hai vỏ chăn vào không gian riêng, rồi mới đi dạo các quầy hàng.

Ở đây quần áo gì cũng có, người lớn trẻ em đủ cả.

Một cây vải ở chợ đen có giá ba đồng, không yêu cầu phiếu vải. Thế mà ở đây, muốn mua một bộ quần áo người lớn phải trả tới năm đồng, quần áo trẻ em cũng mất ba đồng, còn cần phiếu vải nữa chứ.

Ra chợ đen mua một cây vải về tự may được hẳn năm sáu bộ, cần gì tới mấy nơi như cửa hàng bách hoá này cho lãng phí.

Tuy nhiên mục đích Lâm Thanh Hoà vào đây là để hỏi thăm một chút về vấn đề bếp lò than đá.

"Bếp lò hả? Lúc này không dễ kiếm đâu nha." Một nhân viên bán hàng tuổi tác ước chừng ngang bằng với Lâm Thanh Hoà, khẩu khí rất lớn, ngoại hình ưa nhìn, khí chất không tầm thường, được cái đang vắng khách nên sẵn sàng tiếp chuyện Lâm Thanh Hoà.

Lâm Thanh Hoà thuận miệng đáp: " Tôi biết chứ, nhưng nếu ai có, ở đây tôi có thứ tốt để trao đổi."

Nhân viên bán hàng nhìn Lâm Thanh Hoà, rồi hỏi: " Cô lấy gì ra trao đổi?"

Những nhân viên công tác trong các đơn vị nhà nước đều rất cao ngạo, khinh thường người nhà quê. Nếu không phải cách ăn mặc và khí chất của Lâm Thanh Hoà hơn người thì cô nhân viên này chắc chắn không nguyện ý đối đáp với Lâm Thanh Hoà.

Lâm Thanh Hoà thẳng thừng trả lời: " Muốn gì cũng có."

"Này cô, cô cũng quá ngông cuồng đấy." Nhân viên bán hàng nghiêm túc đánh giá Lâm Thanh Hoà thêm lần nữa.

Lâm Thanh Hoà nhìn cô ta, thấp giọng nói nhỏ: " Em gái có cách gì không, nói đi, chị sẽ gửi em chút phí cảm ơn. Cũng không gạt em làm gì, nhà chị cái gì cũng có chỉ thiếu một cái bếp lò. Em cũng biết rồi đấy mùa đông sắp tới rồi, chị cần có cái bếp lò đun nước nóng cho tiện, chứ nấu cơm hàng ngày thì cần nó làm gì."

Nhân viên bán hàng cũng cố gắng đè thấp âm lượng, nhỏ giọng thì thầm: " Tôi có quen một người có bếp lò nhưng anh ấy thiếu một cái nồi. Nếu chị có nồi, tôi có thể đứng ra trung gian để hai người trao đổi. Hơn nữa còn có thêm than đá cho chị."

" Em gái em nói thật chứ?"

Lâm Thanh Hoà vốn dĩ cho rằng cô gái này làm việc trong cửa hàng bách hoá, ắt hẳn mối quan hệ rộng rãi, cho nên lân la làm quen, hứa hẹn chút lợi ích, mục đích để cô ấy hỏi thăm giúp mình, ai dè mèo mù vớ cá rán, một phát gặp đúng người luôn!

Cô bán hàng nhìn Lâm Thanh Hoà, cẩn thận hỏi: " Tiền đề là chị phải có nồi đã, chị có không?"

Lâm Thanh Hoà vẫn thấp giọng: " Chị lừa em làm gì? Lúc nào có thể tiến hành trao đổi?"

"Để tôi gọi ai đó trông giúp cửa hàng, rồi đi tìm người cho chị ngay bây giờ đây. Không quá hai giờ đồng hồ, nhưng chị phải cho tôi xem nồi trước." Nhân viên bán hàng này rõ ràng là một cô gái lanh lợi.

Lâm Thanh Hoà liền nói: "Cũng được thôi, ở đây đợi chị."

Sau đó Lâm Thanh Hoà đi ra khỏi cửa hàng bách hoá, dẫn Chu Đông quay lại cung tiêu xã, dặn nó đứng ở cửa cung tiêu xã chờ cô, cô phải đi xử lý chút việc.

Lâm Thanh Hoà tìm một chỗ vắng vẻ, đảm bảo xung quanh không có ai, cô mới lấy từ trong không gian riêng ra một cái nồi sắt hai quai kiểu cũ, cẩn thận bọc kín trong một cái túi da rắn.

Quay về cửa hàng bách hoá, cô nhân viên bán hàng vừa nhìn thấy thứ bên trong túi thì hai mắt sáng lên, vội vàng hỏi: "Nồi sắt tốt như thế này, chị xác định muốn đổi?"

"Đổi ! Nhưng phải đổi với một cái bếp lò tốt nha, cái nồi này của chị còn mới tinh đó." Lâm Thanh Hoà tiến lại gần thấp giọng: "Nồi này mua bên Thượng Hải, giá 225 đồng chưa tính phiếu công nghiệp."

Tất nhiên cô nhân viên không tin, cái nồi sắt này quý thì quý thật nhưng làm gì tới 225 đồng tiền, một tháng tiền lương của cô ta chỉ có mười lăm đồng kia kìa. 225 đồng, quá khoa trương !

Nhưng không thể phủ nhận cái nồi này quá tốt, vùng này không kiếm được loại nồi nào giống vậy, chắc là mua ở Thượng Hải, không sai!

Nhân viên bán hàng: "Thôi, chị đừng mặc cả nữ, bếp lò của chúng tôi cũng còn mới lắm đó, có gì sẽ lấy thêm cho chị nhiều than đá là được chứ gì."

Lâm Thanh Hoà: "Vậy được rồi, em mau mang tới đi."

Hai người hẹn hai tiếng sau sẽ gặp lại ở cửa thương trường. Lâm Thanh Hoà tranh thủ lúc không có người cất túi da rắn vào trong không gian, sau đó đi tới chợ đen một chuyến.

Người ta hay mang thịt ra chợ đen bán, lần này cô cũng bán hai cân thịt ba chỉ nhiều mỡ cho một bà lão kiếm chút tiền. Không cần phiếu thịt nên một cân thịt có giá một đồng năm hào, bà lão rất phóng khoáng trả tiền.

Đây cũng là lý do tại sao Lâm Thanh Hoà nhìn thấy cơ hội kinh doanh từ việc hợp tác với chị Mai. Nhưng tất cả mới chỉ là ý tưởng, cô chưa thực hiện trừ khi mình thực sự thiếu tiền.

Bán thịt được ba đồng, Lâm Thanh Hoà lấy ra mua một cây vải dệt thủ công.

Sau đó cô đi dạo xung quanh xem các sản vật vùng núi, nấm cô đã mua lúc nãy rồi. Ở góc chợ đen có bày bán bí đỏ, một trái khá to ước chừng ăn được ba bốn bữa, chỉ có năm trái, Lâm Thanh Hoà dùng ba hào

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net