Bắc Ninh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


1 : Huyện Từ Sơn

Rời đi thủ đô xinh đẹp Hà Nội ngàn năm văn hiến từ bao đời nay xe của đoàn chúng ta tiếp tục di chuyển đến với tỉnh Bắc Ninh . Đầu tiên xe của đoàn chúng ta sẽ di chuyển qua địa phận của huyện Từ Sơn. Đây là một thị xã cửa ngõ phía tây của tỉnh Bắc Ninh và là cửa ngõ phía bắc của thành phố Hà Nội, được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 2008.Vị trí giáp với huyện Yên Phong (Bắc Ninh), phía Đông Bắc và Đông tiếp giáp với huyện Tiên Du (Bắc Ninh), phía Nam và Tây Nam tiếp giáp với huyện Gia Lâm (Hà Nội), phía Tây giáp với huyện Đông Anh (Hà Nội). Từ Sơn là thị xã nằm giữa Hà Nội và thành phố Bắc Ninh và cũng là một trong hai trung tâm của trấn Kinh Bắc xưa.Tên huyện Từ Sơn có từ thời Trần. Sang thời Hậu Lê, địa danh Từ Sơn được đặt cho một phủ thuộc thừa tuyên Kinh Bắc, gồm các huyện Tiên Du, Yên Phong, Quế Dương, Đông Ngàn, Vũ Ninh, trong đó huyện Đông Ngàn tương ứng với diện tích thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) và một phần các huyện Đông Anh, Gia Lâm (Hà Nội) ngày nay. Sang thời Nguyễn, phủ Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh. Sau cách mạng tháng Tám (1945), bỏ cấp phủ, đổi làm huyện Từ Sơn.Đến với Từ Sơn ta có thể thấy đây là địa phương có dày đặc các di tích lịch sử văn hoá từ thời Hùng Vương, các vương triều Đinh, Lê, Lý, Trần cho đến các di tích cách mạng kháng chiến. Theo thống kê hiện nay, toàn thị xã hiện có gần 200 di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 80 di tích và cụm di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, cấp tỉnh, cùng hàng trăm tài liệu và hiện vật, cổ vật có giá trị khai thác nhằm phát huy truyền thống và phát triển du lịch.Tiêu biểu như: cụm di tích lịch sử văn hoá Đền Đô, nơi thờ 8 vị vua triều Lý, được xếp hạng cấp Quốc gia, đình làng Đình Bảng, đình chùa Đồng Kỵ, chùa Tiêu-Tương Giang, đền Đầm,...

Ngoài các cụm di tích tiêu biểu nêu trên, thị xã còn có nhiều di tích lịch sử văn hoá đình, đền, chùa với kiến trúc độc đáo như: chùa Đồng Kỵ, chùa Cha Lư ở Dương Lôi-Tân Hồng, chùa Tam Sơn; đền thờ quận công tổ sư nghề rèn sắt Đa Hội... Ngoài ra, trên địa bàn huyện  còn có một hệ thống các nhà tưởng niệm như: Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ ở xã Phù Khê. Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng là di tích lưu niệm lãnh tụ cách mạng năm 1988. Thị xã còn có một kho tàng văn hoá dân gian đặc sắc với những làn điệu quan họ, hát tuồng, chèo... mượt mà đằm thắm. Cùng với đó Từ Sơn  còn có các làng nghề thủ công, truyền thống, tiêu biểu như làng nghề sản xuất sắt thép Châu Khê, sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc; nghề dệt Tương Giang, chạm khảm Đình Bảng, Tân Hồng …

2: Huyện Tiên Du
Tiên Du giáp với huyện Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh . Nói Tiên Du – Bắc Ninh không thể không nói đến lễ hội Lim – một trong những lễ hội nổi tiếng nhất của tỉnh Bắc Ninh. Vào đầu xuân, trời đất giao hòa, vạn vật sinh sôi, lòng người phơi phới, ấy là khi vùng đất Nội Duệ tưng bừng trong không khí Hội Lim. Hội Lim là hội của những làng xã cổ nằm quanh núi Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương. Đây là lễ hội lớn của vùng, thể hiện một cách sâu nhất văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của người dân xứ Kinh Bắc  xưa . Có giả thuyết cho rằng: Hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi mà dấu xưa để lại là hình vết dòng sông Tiêu Tương khá rõ ở các làng quê vùng Lim. Giả thuyết này căn cứ vào truyền thuyết Trương Chi – Mỵ Nương và tính chất, đặc điểm của hội Lim là lễ hội sinh hoạt văn hóa và ca hát Quan họ. Trương Chi, người huyện Tiên Du, làm nghề chài lưới, ngày ngày chèo đò trên dòng sông Tiêu Tương. Chàng có giọng hát óng chuốt như tơ, ngọt ngào như mật, nhưng phải cái xấu người. Gần mạn sông, đoạn nọ, có dinh quan thừa tướng, quan có cô gái cấm cung là Mỵ Nương cực kỳ xinh đẹp, ngày ngày ra ngự lầu Quỳnh ngắm dòng Tiêu Tương và nghe tiếng hát Trương Chi. Nàng tương tư tiếng hát ấy rồi sinh ốm, Trương Chi cũng nghe đồn nàng nhan sắc tuyệt luân mà ôm mộng đơn tình.
Biết bệnh con gái, Thừa tướng sai cắt thuốc rồi vời Trương Chi vào sắc thuốc dùm để chàng hát cho nàng nghe. Trương Chi thỏa nguyện vâng lời, đến bên lầu Quỳnh sắc thuốc và cất lên tiếng hát thường ngày trên sóng nước mơ màng.Mỵ Nương nghe thấy tiếng hát, mặt mày hớn hở vén màn ra nhìn. Chợt thấy dung nhan chàng, nàng tuyệt vọng buông rèm chạy vào ôm mặt khóc, nàng tuyệt vọng buông rèm chạy vào ôm mặt khóc, bệnh tình càng trầm trọng hơn. Chàng Trương Chi cũng ôm mối hận tình tuyệt vọng trở về dòng sông cất tiếng ca tuyệt mệnh và gieo mình xuống sông tự vẫn. Xác chàng trôi đi nhưng hồn thì nhập vào cây bạch đàn bên bờ sông.Đến khi thừa tướng được thăng chức nhập nội hành khiển, dân địa phương hạ cây bạch đàn tiến quan. Quan nhập nội cho phơi khô kiệt rồi sai tiện bộ chén trà, đêm đêm trên lầu Quỳnh màn thu trướng gầm cùng con gái quạt nước pha chè thưởng ngoạn. Lạ thay, chén không thì chớ, hễ rót nước vào là có bóng Trương Chi chèo đò ở trong.  Mỵ Nương nhớ tới Trương Chi nhỏ hai giọt lệ vào chén, thì hình ảnh ấy biến mất..


Đến khi cải táng, khối tình chàng ôm xuống tuyền đài vẫn không tan được, nó kết lại thành một cục rắn như đá, khi Mỵ Nương nhìn xuống, cảm động than khóc nhỏ nước mắt vào, khối tình mới tan đi. Hội Lim vẫn được duy trì trong suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước, hội Lim không được mở trong nhiều thập kỷ cho đến tận những năm sau đổi mới. Ngày nay, hội được mở vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Không gian lễ hội lấy đồi Lim làm trung tâm, có chùa Lim – nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu – người sáng lập tục hát quan họ và diễn ra tại 3 địa phương bao quanh là: xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim. Hội Lim thường được kéo dài trong khoảng từ 3 đến 4 ngày được (từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm), trong đó ngày 13 là chính hội với nhiều hoạt động gồm cả phần lễ và phần hội.
Hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Đoàn rước với đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu.Trong ngày lễ chính (ngày 13 tháng Giêng) với các nghi thức rước, tế lễ các thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy, dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa Hồng Ân. Toàn thể quan viên, hương lão của các làng xã thuộc tổng Nội Duệ tề tựu đầy đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần. Tương truyền rằng: Trong khi tế có nghi thức hát quan họ thờ thần. Để hát thờ, các bọn quan họ nam và nữ của tổng Nội Duệ đứng thành hàng trước cửa lăng hát vọng vào. Trong khi hát, họ chỉ được hát những giọng lề lối để ca ngợi công lao của thần. Ngoài phần lễ, hội còn có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm… và đặc sắc hơn cả là phần hát hội.

Cũng như nếp xưa để lại, cuốn hút và say mê hơn cả vẫn là các sinh hoạt văn hóa Quan họ-loại hình dân ca đã trở thành tài sản văn hóa chung của dân tộc. Hát Quan họ diễn ra từ ngày 12 tháng Giêng tại Lim (sân chùa Hồng Ân và các trại Quan họ) Cửa đình, cửa chùa Lũng Giang, Lũng Sơn, Duệ Đông (thị trấn Lim) Đình Cả, Lộ Bao, Duệ Khánh (Nội Duệ); Hoài Thượng, Hoài Trung, Hoài Thị (Liên Bão). Hội Quan họ diễn ra ở trong nhà, trên sân đình, trước cửa chùa hay bồng bềnh trên những thuyền thúng giữa ao, hồ – dấu tích xưa của dòng Tiêu Tương đã một thời vang vọng tiếng hát Trương Chi làm say đắm nàng Mỵ Nương xinh đẹp. Các liền anh khăn xếp áo the, liền chị áo mớ ba mớ bẩy, nón thúng quai thao đến hẹn lại lên, gặp gỡ, đón tiếp nhau thân tình, nồng hậu, tinh tế và lịch lãm theo lề lối của người Quan họ, bằng làn điệu dân ca đạt tới trình độ nghệ thuật cao, là sự hội tụ tuyệt vời của thơ ca nhạc họa nhằm bày tỏ tình yêu trai gái miền Quan họ với đầy đủ trạng thái, cung bậc trong mối giao cảm giữa nam và nữ, giữa con người với vạn vật, thể hiện khát vọng vươn tới cuộc sống với sự thủy chung. Về với Hội Lim là về với một trời âm thanh, thơ và nhạc náo nức không gian đến xao xuyến lòng người. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao, dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm… như ẩn chứa cả sức sống mùa xuân của con người và tạo vật. Cách chơi hội của người quan họ vùng Lim cũng là cách chơi độc đáo, mỗi cử chỉ giao tiếp đã mang trong nó một sắc thái văn hoá cao. Hội Lim luôn để lại trong lòng người đi hội một cái gì đẹp lắm mà bất kì du khách nào ghé thăm cũng một lần nhớ mãivà muốn quay trở lại .

3: Thành phố Bắc Ninh

Bắc Ninh còn biết đến là  miền quê của  ''địa linh nhân kiệt" với nhiều nhân tài cống hiến cho đất nước . Nơi đây đã sản sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng làm rạng danh quê hương, đất nước, trong đó tiêu biểu là danh nhân, Quan Thái y Vũ Viết Hiền, thôn Dương Sơn, xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn. Theo gia phả họ Vũ Viết thì vị tổ của dòng họ Vũ, làng Dương Sơn là ông Vũ Viết Hiền con của cụ Vũ Viết Thức, gốc làng Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội. Ngay từ thuở nhỏ, Vũ Viết Hiền đã tinh thông y lý, đề cao y đức, tìm tòi phát hiện nhiều bài thuốc quý để chữa bệnh cứu người. Vì vậy, ông được vua Lê Hy Tông (1676-1705) mời vào cung, phong làm “Thái bộc tự khanh” phụ trách Thái y viện chuyên lo chữa bệnh cho nhà vua, người trong hoàng cung và các triều thần. Ông còn là người tinh thông thao lược, ngoại giao, từng hai lần trực tiếp cầm quân dẹp Mạc giữ vững một vùng Đông Bắc của Tổ quốc và được cử đi sứ phương Bắc để lại nhiều dấu ấn, được cả vua nhà Thanh và vua Lê khen ngợi.

Quan Thái y Vũ Viết Hiền còn là người con nặng tình, vẹn nghĩa với quê hương. Khi về nghỉ nơi quê nhà, ông vẫn tiếp tục chữa bệnh cho nhân dân không lấy tiền. Đồng thời, xây cho 4 xóm, mỗi xóm 2 cổng gạch cánh bằng gỗ lim rất chắc chắn để chống trộm cướp và công đức cho làng 6 mẫu ruộng. Để tưởng nhớ công ơn, dân làng Dương Sơn đã tôn ông làm hậu thần được phối thờ ở đình làng. Năm 1879, gia tộc họ Vũ đã lập “Dương Sơn Vũ từ” để thờ phụng  và được UBND tỉnh Bắc Ninh công nhận di tích lịch sử văn hóa vào năm 2004. Ngoài ra Bắc Ninh còn có một  nhà khoa bảng, nhà giáo và nhà thơ nổi tiếng thời Lê sơ Vũ Mộng Nguyên, quê Đông Sơn ( Tiên Du – Bắc Ninh )

“Đại Việt sử ký toàn thư”- bộ sử lớn nhất nước ta cho biết Vũ Mộng Nguyên đỗ Đệ nhị giáp khoa thi Thái học sinh triều Hồ: “Mùa thu, tháng tám, năm Canh Thìn niên hiệu Thánh Nguyên I (1400), Hồ Quý Ly mở khoa thi Thái học sinh, lấy đỗ bọn Lưu Thúc Kiệm 20 người, Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên, Hoàng Hiến, Nguyễn Thành đều đỗ khoa này”. 21 tuổi. Tuy đỗ đồng khoa, là bạn với nhau nhưng ba người (Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên) chưa kịp làm quan cho nhà Hồ thì đã lâm vào tình cảnh nước mất nhà tan. “Tùy cơ ứng biến”, trước sự xâm lược của giặc Minh, Nguyễn Trãi và Lý Tử Tấn tham gia khởi nghĩa Lam Sơn; còn Vũ Mộng Nguyên lui về quê mở trường dạy học âm thầm đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước trong đó có Trạng Nguyên Nguyễn Nghiêu Tư (Phù Tải - Quế Võ).
Năm Thuận Thiên thứ 2 (1429), vua Lê Thái Tổ đã ban “Chiếu cầu hiền” thu phục kẻ sĩ. Vũ Mộng Nguyên được bổ làm Tư nghiệp Quốc tử giám (phó Hiệu trưởng), tước Thái Trung đại phu và hầu vua ở tòa Kinh Diên, sau thăng Tế tửu Quốc tử giám (Hiệu trưởng).
Qua việc bổ nhiệm Vũ Mộng Nguyên đủ thấy chính sách của triều Lê sơ đối với ông rất đặc biệt bởi lẽ Tiến sĩ các đời trước, muốn tham gia chính quyền mới thông thường phải trải qua một kỳ thi Minh Kinh hoặc Hoành từ, tức là những kỳ thi Hội không chính quy, có ý nghĩa hỏi những vấn đề mở rộng hay chuyên sâu trong sử sách hay trong đời sống chính trị và xã hội đương thời. Trong những kỳ thi Minh Kinh hoặc Hoành từ như vậy, tất cả những nhân sĩ có học lực từ Cống sinh cho đến Tiến sĩ mà am hiểu vấn đề đều có thể dự thi với điều kiện là không được làm bài quá kém hoặc bỏ giấy trắng vì sẽ bị ghép vào tội khi quân. Vũ Mộng Nguyên có đặc ân là do tài đức của ông và được sự tiến cử của các vị công thần triều Lê sơ là Nguyễn Trãi và Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân.

Năm 1454 trải qua 25 năm cống hiến hết mình cho công tác đào tạo ở Quốc Tử Giám (trường Đại học lớn và duy nhất của nước ta đương thời) Vũ Mộng Nguyên về hưu khi ông 74 tuổi. Ông lên núi Lạn Kha gần chùa Phật tích, lấy thêm bút hiệu Lạn Kha để làm thơ. Sáng tác thơ là một trong niềm say mê của ông đã thăng hoa trong “Vị Khê thi tập”.
Làng quê Đông Sơn và vùng đất Phật Tích gieo thi hứng vào tâm hồn trong trẻo, chân tình, giản dị của Tiến sĩ Vũ Mộng Nguyên. Trong bài thơ “Tiên Du sơn”, ông đã mô tả sinh động, thâu tóm được thần thái cảnh sắc thiên nhiên, thế phong thủy cũng như bề dày lịch sử văn hóa nơi đây.Sau khi Tiến sĩ Vũ Mộng Nguyên mất, hậu duệ của ông ở thôn Đông Sơn đã xây dựng từ đường để thờ phụng. Đến thời Nguyễn, từ đường được tôn tạo và mở rộng nhưng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1947 - 1954) thì tiêu hủy và gần đây đã phục dựng lại. Những nhân vật , danh nhân trên đã có đóng góp không hề nhỏ cho tỉnh Bắc Ninh nên được người đời mãi ca ngợi cũng như tôn vinh .

Tỉnh  Bắc Ninh là còn đến với vốn ẩm thực phong phú , nổi tiếng gần xa .Ở đây đâu chỉ có bánh khúc Làng Diềm hay bánh phu thê làng Đình  Bảng nơi đây còn có bánh tẻ làng Chờ hay rượu Làng Vân đã làm nức tiếng gần xa thu hút rất nhiều du khách ghé thăm thưởng thức . Dù có khá nhiều nơi làm bánh tẻ cũng nổi tiếng như Phú Nhi, hay Hưng Yên, nhưng không có bánh tẻ nào nổi tiếng như bánh tẻ làng Chờ ở Bắc Ninh. Bánh tẻ làng Chờ luôn mang một hương vị đặc trưng đậm đà của đặc sản Miền Bắc. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, gói ngoài bằng lá dong và được luộc chín. Bánh tẻ chấm với nước mắm rắc hạt tiêu xay với chanh, tỏi, ớt hoặc chấm với tương ớt. Ở một số nơi người ta còn dùng thêm món chả gà và dầu cà cuống trộn với nước mắm để tăng thêm hương vị của món bánh.Khác biệt với nhửng rượu ở nơi khác rượu làng Vân mang trong mình một nét khác biệt à không tìm đâu được ngoài Băc Ninh . Rượu được nấu bằng thứ gạo nếp thơm ngon, ngoài ra còn làm bằng sắn khô hoặc tươi, cộng thêm men gia truyền là 35 vị thuốc bắc quý hiếm và nghệ thuật ngâm ủ tài tình của người dân nơi đây. Rượu uống êm, vị đậm, uống xong có cảm giác lâm li hương vị đặc biệt trong họng và không đau đầu. Khi cầm chai rượu lắc mạnh, ngay lập tức có rất nhiều bọt tăm li ti nổi lên rồi tan dần như pháo bông, pháo hoa. Tất cả tạo nên nét riêng có của loại rượu này.
Cầu Như Nguyệt là một cây cầu đường bộ bắc qua sông Cầu nằm trên Quốc lộ 1A nối phường Đáp Cầu - Thành phố Bắc Ninh,  tỉnh Bắc Ninh với xã Quang Châu - Việt Yên - tỉnh Bắc Giang. Cầu Như Nguyệt dài 445.5 m , rộng 14 m . Cây cầu được khánh thành năm 1998.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#dẫn