Thành cổ Quảng Trị

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hôm nay tôi rất hâb hạnh và sung sướng khi được đồng hành và giới thiệu   đến các bạn về Thành cổ Quảng Trị, vùng đất linh thiêng với công trình thành lũy cổ, vừa là nơi biết bao chàng trai đất Việt đã chiến đấu anh dũng cho đất nước VN hòa bình như ngày hôm nay.

Thành cổ Quảng Trị nằm ở phường 2 thị xã Quảng Trị cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 600 km về phía Bắc .Đây là công trình kiến trúc thành lũy cổ đồng thời cũng là lỵ sở hành chính chính trị của tỉnh Quảng Trị
Thành Cổ Quảng Trị được xây dựng từ thời vua Gia Long năm 1809 thành được đắp bằng đất sau đó đến thời vua Minh Mạng mới xây lại bằng gạch theo kiến trúc vauban (kiến trúc Thời kỳ Pháp) có dạng hình vuông với thân thành ở 4 mặt 4 góc có 4 pháo đài nhô hẳn ra ngoài làm nhiệm vụ kiểm soát 4 của thành Tiền Hậu Tả Hữu. Bao quanh là hệ thống hào thành, bên trong có hành cung cột cờ,, dinh Tuần Vũ,dinh Án Sát, dinh Lãnh Binh, Ty Phiên, Ty Niết…
Thời nhà nguyễn,thành Quảng Trị là trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự của tỉnh Quảng Trị, và là thành lũy quân sự quan trọng bảo vệ kinh đô Phú Xuân - Huế từ phía Bắc. Tuy nhiên đến thời Pháp thuộc Dinh lũy này bì thực dân Pháp xây thành nhà lao là nơi giam cầm các sĩ phu yêu nước, chiến sĩ cộng sản bao gồm cả nhân dân vô tội.
Lịch sử đã ghi dấu ấn ở Thành cổ quảng Trị bằng một cuộc chiến khốc liệt, bi hùng; đó là cuộc chiến Thành cổ vào mùa hè đỏ lửa năm 1972. 81 ngày đêm, với hàng trăm nghìn tấn đạn bom trút xuống, đã gần như san phẳng toà thành cổ cùng cả thị xã Quảng Trị. Hàng ngàn con người đã ngã xuống nơi đây vì Tổ quốc, cho sự nghiệp giải phóng, thống nhất đất nước.
Ngày nay tại trung tâm di tích người ta cho xây dựng đài tưởng niệm tượng trưng cho ngôi mộ chung cho hàng ngàn chiến sĩ đã ngã xuống trong những ngày đêm khốc liệt ấy. Đài tưởng niệm được xây dựng trên triết lý âm dương ,dưới chân nấm mồ được đắp theo hình bát giác tượng trưng cho bát quái, bốn lối bậc cấp đi lên tượng trưng cho tứ tượng, tầng mà đoàn dâng hương là tầng lưỡng nghi. Bên trên là mái đình Việt cách điệu biểu tượng cho miền quê bắc bộ bởi những con người ngã xuống nơi đây đều là những chàng trai 18 đôi mươi từ bắc vào nam chinh chiến ,cho nên hình ảnh mái đình gợi nhớ đến miền quê hay nói cách khác là quê hương của các Anh. Trên mái đình là bình thái cực. Theo quan niệm triết lý phương Đông thì thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái vận hành sinh vạn vật làm vũ trụ phát triển không ngừng. Và hình ảnh cây đèn thiên mệnh với chức năng thiêng liêng là chuyển tải linh hồn các chiến sỹ giải phóng quân từ cỏi âm về cỏi vĩnh hằng. Trên đỉnh của cây thiên mệnh có ngọn lửa mang ý nghĩa là ánh hào quang của cuộc chiến 81 ngày đêm quyết tử cho tổ quốc quyết sinh trên chiến trường Quảng Trị. Giữa cây thiên mệnh người ta làm ba áng mây tượng trưng cho: Thiên – Địa – Nhân với ý nghĩa là cầu nối giữa trời, đất và con người. Theo phong tục của người Á Đông chúng ta thường hay cúng cơm cho người đã khuất vì vậy trên cây đèn người ta đắp 3 bát cơm để tượng trưng cho ý nghĩa đó. Phía bên ngoài tầng lưỡng nghi còn có 81 bức phù điêu là 81 tờ lịch ghi lại từng ngày một của cuộc chiến 81 ngày đêm tại Thành Cổ Quảng Trị từ 28/06/1972 – 16/09/1972 theo chiều ngược kim đồng hồ. Lòng nấm mồ rỗng có 2 trục đường chính giao nhau về tứ phương, về mặt tâm linh thì đây là nơi hội tụ linh hồn của các chiến sỹ tứ phương về nấm mồ chung này. Ở chính giữa là nơi đặt hành trang người lính: Một chiếc mủ tai bèo, một đôi dép cao su, một bi đông nước, một khẩu súng AK và một chiếc ba lô. Giản dị và thân thương mà các anh đã làm nên lịch sử.
Nhà bảo tàng là công trình được xây dựng mới hoàn toàn và được đưa vào phục vụ khách tham quan từ năm 2002. Với diện tích khoảng 360 m2, nhà bảo tàng gồm có 2 tầng dùng để trưng bày các bức ảnh và hiện vật chiến tranh. Chiến công giữ vững thành cổ là khúc tráng ca bất tử đã đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam như những trang hào hùng. Thành cổ là 1 Bảo tàng ghi nhận sự hi sinh cao quý của biết bao chàng sĩ Giải Phóng Quân và nhân dân Quảng Trị anh hùng. Cuộc chiến đấu anh dũng 81 Ngày Đêm bảo vệ thành cổ đã bẻ gãy ý chí, độ cuồng vọng tại chiến trường Quảng Trị của Mỹ , góp phần tạo thế mạnh cho ta trên bàn đàm phán Paris. Với giá trị lịch sử tầm vóc chiến công đã được đúc kết bằng xương máu của hàng vạn đồng bào chiến sĩ cả nước, thành cổ Quảng Trị được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích quốc gia theo quyết định số 235 ngày 12 tháng 12 năm 1986 năm 1994 thành cổ Quảng Trị lại được xếp vào danh mục những di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.
   Vâng thưa các bạn, vậy là vừa xong chúng ta đã cùng nhau tham quan và tìm hiểu về thành cổ Quảng Trị nơi vừa là thành lũy quân sự của quưan đội ta trong nhưng năm kháng chiến cũng vừa là trụ sở làm việc chính của triều nhà Nguyễn trước đây.
Có bài thơ:
Đò qua Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi năm
Có tuổi 20 thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm
Và bây giờ, chúng ta hãy cũng nhau nhìn lại và nói lời tạm biệt với vùng đất thiêng liêng này, vùng đất biết bao chàng trai đất Việt mới tuổi 20 đã nằm xuống, vùng đất các chiến sĩ trẻ của đất nước ta đã chiến đấu anh dũng vì một hòa bình như ngày hôm nay.
Cuối cùng, tôi xin chúc các bạn có một chuyến tham quan du lịch thật vui vẻ và thành công. Bây giờ, xin mời các bạn đến tham quan khu di tích Tổng bí thư Lê Duẩn, nơi có công trình kiến trúc độc đáo, nơi lưu giữ lại phong cách sống cũng như sự nghiệp của vị lãnh tụ cách mạng đã cống hién hết mình cho đất nước VN.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#dẫn