Văn miếu Quốc Tử Giám

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
xây theo hình chữ Công (I) mà tiểu đình chính là nét giữa Đại Bái và Tòa Thượng Điện là hai nét ngang trên và dưới.

Tòa Bái Đường gồm chín gian với bốn cột chồng mái, chồng rường, bịt hai đầu mái ngói mũi hài, trên đắp nổi hai con Rồng chầu nguyệt. Hai gian đầu hồi mặt trước và mặt sau là cửa gỗ gắn song con tiện, phía dưới là nững bức phù điêu gỗ thời Lê khắc nổi hình Rồng bay cao rất đẹp. Toàn bộ cột gỗ tàu trên mái đều được sơn son thiếp vàn, hai hàng cột ở giữa có trang trí mới đây vào năm 1994 lợp lại ngói, năm 1995 sơn thiếp các kết cấu gỗ. Đây là nơi dùng để tổ chức các nghi lễ lớn. Do vậy, chính giữa tòa Đại Bái đặt một hương án lớn, trên bày đồ thờ. Phía trên hương án có bức hoành phi ” Vạn Thế Sư Biểu” tức ” Người thày của muôn đời” được làm vào năm 1888 trong lần tu sửa Văn Miếu. Ở gian đầu hồi phía Đông treo bức hoành phi ” Cổ kim nhật nguyệt” tức ” Ánh sáng muôn thủa” và chuông Bích Ung đều của tư Nghiệp Quốc Tử Giam quân quận công Nguyễn Nghiễm ( cha của đại thi hào Nguyễn Du) – 1768.
Nơi đây cũng để thờ Chu Văn An ( 1293 – 1370), ông là một nhà Nho nổi tiếng về đạo đức và tài năng học vấn. Năm 1328 được vua Trần Minh Tông mời về kinh để dạy cho Thái tử và sau đó được bổ giữ chức vụ tư nghiệp Quốc Tử Giam. Sau khi ông mất, vua Trần Nhân Tông ban húy là Khánh Tiết cho thờ tại đây. Tại nơi đặt bàn thờ có hai con hạc đứng trên lưng hai con Rùa ở hai bên – thể hiện cho sự hài hòa âm – dương

Điện Đại Thành chạy song song với nhà Đại Bái. Điện gồm chín gian, xây kín ba mặt, phía trước có cửa – bức màn đóng kín 7 gian giữa, hai gian đầu hồi có cửa có chắn song có con tiện cố định mang phông cách kiến trúc thời Lê. Điện là nơi thờ Khổng Tử và Tứ Phối. Gian chính là tượng Khổng Tử quay mặt về hướng Nam, phái sau là khám thờ trên có ngai và bài vị “Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Khổng Tử Bài Vị”. Tư thế tay của Khổng Tử là thế tay của một người trên khoan thai lắng nghe người dưới trình bày, tâu bẩm một vấn đề nào đó. Trước mặt là mười chiếc giáo, trên chuỗi giáo là phía trái của Khổng Tử có đề chữ “ tránh ra”, trên phía phỉa chuỗi giáo đề chữ “ Một người nghiêm túc”. Trên mỗi bàn thờ có hình hai con hạc – Đó là ngựa của Đạo sĩ để lên trời. Trước bàn thời của Khổng Tử có hai con Voi – Đó là biểu tượng cho sức mạnh chân lý tuyệt đối.

Tòa Đại Bái và Điện Thánh là nơi các triều đại Lý, Trần, Lê hàng năm Xuân thu hai lần chọn ngày Đinh thứ hai và thứ tám để tế lễ do vua làm chủ tế hoặc các Hòang Thân, đại thần tế. Khi Kinh đô chuyển vào Huế hàng năm ở Văn Miếu Bắc Thành do quan Tổng đốc tiến hành nghi thức tế lễ. Hai dãy Đông Vu và Tây Vu ở hai bên sân Đại Bái đều gồm chín gian, trước đây mỗi dãy đều xây dựng lại vào năm 1954.

Thưa quý khách chúng ta đã thăm xong điện thánh, sau điện thánh có cổng dẫn sang nhà Thái Học – Khu thứ 5 của di tích này. Và bây giờ chúng ta sẽ đi thăm khu di tích này.
Thưa quý khách! Khu thái học đường này có tuổi đời ít nhất trong năm phần của nội tự bởi mới chỉ được khánh thành vào năm 2000. Ngày tại vị trí này khi xưa là Quốc Tử Giám, có các giảng đường Đông – Tây, chính giữa là nhà Minh Luận kho bí thư( tức thư viện chứa sách và các ván khác in sách), sát phía cuối là dãy nhà cho các sỹ tử ở. Đến thời nhà Nguyễn, kinh đô rời vào Huế(1802) vua Gia Long cho dựng Văn Miếu ở Huế, văn miếu Hà Nội trở thành học phủ của phủ Hoài Đức(sau thuộc Hà Nội) và xây đền Khải Thánh thờ phụ thân của Khổng Tử. Đến năm 1947 toàn quốc kháng chiến toàn bộ khu này bị đốt phá hoàn toàn. Vì vậy Thái học đường ngày nay là kết quả của dự án trùng tu, bảo tồn di tích của Sở Văn hoá Thông tin Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội vào năm 2000. Tuy nhiên du khách khi vào thăm khu di tích này sẽ không bị lạc lõng bởi tuy được trùng tu lại nhưng vẫn giữ nét kiến trúc cở bản và dáng vẻ xưa kia của Văn Miếu, đó là quần thể kiến trúc tương tự như khu Đại Thành: Toà nhà trung tâm ở giữa là nơi tôn vinh các danh nhân có công xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám cũng như các bậc thầy đạo đức trọng: Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Chu Văn An…Ngoài ra còn là nơi giới thiệu các tư liệu liên quan đến việc học hành thi cử, giáo dục đào tạo thời phong kiến. Đây cũng là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, khoa học như hội thảo, lễ kỷ niệm danh nhân, trưng bày chuyên đề…Hai bên toà nhà chính là hai dãy nhà làm việc thư viện, trưng bày toàn bộ cồg trình hoàn toàn theo kiểu kiến trúc cổ.

Thưa quý khách! Việc dựng tượng thờ 4 vị danh nhân không chỉ nhằm tưởng nhớ những người có công lập Văn Miếu – Quốc Tử Giám mà còn nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học của dân tộc ta.

Thưa quý khách! Vua Lý Nhân Tông (1023 – 1072) là người đặt quốc hiệu Đại Việt và là vị vua có công khai sáng và đặt nền móng cho nền giáo dục nho học khoa cử Việt Nam, mặc dù thời Lý luôn được coi là thời kỳ tam giáo đồng nguyên trong đó Đạo Phật phát triển hơn cả, nhưng để tồn tại, phát triển và củng cố chế độ, thì phải có sự cải tổ phật giáo và phát triển nho giáo. Năm 1070 vua Lý Thánh Tông(1066-1072) cho xây dựng Văn Miếu, đúc tượng Chu Công, Khổng Tử và vẽ tranh 72 vị hiền sĩ để thờ với mong muốn khai hóa cho dân và thể hiện sự coi trọng của nhà vua đối với hiền tài. Vua còn cho hoàng tử đến đây để học hàng ngày. Vua Lê Thánh Tông chính là người sáng lập ra Văn Miếu và là người đặt nền móng cho Quốc Tử Giám ra đời.

Vua Lý Nhân Tông chính là vị hoàng tử được đến học tại Văn Miếu Và sau này là người sáng lập ra Quốc Tử Giám – trường Đại học đầu tiên của nước ta và là người mở khoa thi đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam, đó là kỳ thi “Minh kinh bác học”

Vua Lê Thánh Tông là người đã phát triển Văn Miếu – Quốc Tử Giám đến mức rực rỡ nhất: Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng học hành thi cử và đều đặn mở 3 năm một lần kì thi hội tại kinh đô. Chính vua Lê Thánh Tông là người cho dựng Văn bia tiến sỹ đâù tiên tại Văn Miếu (1484), sáng lập ra hội tao đàn gồm 28 tiến sỹ gỏi thơ văn nhất thời đó.

Thưa quý klhách thật là thiếu xót nếu như đến thăm Văn Miếu mà không tìm hiểu xem hình thức và nội dung thi cử, cũng nhử thầy giáo và sinh viên đã từng học ở đây. Tôi xin được giới thiệu cho quý khách một vài nội dung sơ lược như sau:

Chế độ thi cử của kinh thành Thăng Long từ khi có Văn Miếu – Quốc Tử Giám gồm ba kỳ:
- Thi Hương: Được tổ chức theo một vùng gồm nhiều Trấn hay Lộ do triều đình quy định. Thí sinh tham dự thi hương phải dự 4 kỳ thi: Kinh ngiã, thơ phú, chế chiếu biểu, văn sách. Dưới thời Lê người đỗ cả bốn kỳ được gọi là Hương cống, đỗ ba kỳ thi gọi là Sinh đồ. Những người đỗ bốn kỳ thi thì được học trong Quốc Tử Giám để thi hội và thi đình. Thi đình diễn ra tại Văn Miếu, đề do nhà vua soạn ra, thí sinh phải làm một bài văn sách để phân tài cao thấp, những người đỗ kỳ thi này được chia làm 3 giáp.

+ Đệ nhất giáp: Trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa(tối đa ba người – tam khôi)
+ Đệ nhị giáp: Tiến sỹ xuất thân.
+ Đệ tam giác: Đồng tiến sỹ xuất thân

Sau khi đỗ được vào học trong Quốc Tử Giám. Bộ máy quản lý của Quốc Tử Giám từ trên xuiống dưới là: Quan tế tử, tư nghiệp, tập thể giáo thụ, trực giảng, trợ giáo và minh kinh báo sỹ. Trong lịch sử có nhiều nho sỹ nổi tiếng phụ trách Quốc Tử Giám: Chu Văn An, Nguyễn Phi Khanh….

Học sinh ở đây lúc đầu chỉ là hoàng thái tử, hoàng tử, con vua quan quý tộc. Từ thời Lê, được mở rộng ra bao gồm cả những học sinh xuất sắc có nguồn gốc bình dân. Điều này thể hiện tư tưởng tiến bộ của triều đình trọng người tài. Chương trình học chủ yếu dựa vào sách kinh điển của nho giáo: Tứ thư: Trung dung- luận ngữ Mạnh Tử và Ngũ kinh: kinh dịch, thư, lễ, xuân, thu.

Thưa quý khách! chúng ta vừa tham quan xong khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Hỵ vọng chuyến đi này sẽ giúp quý khách có thêm nhiều thông tin về nền giáo dục nước nhà từ thời phong kiến xưa. Đã đến lúc chúng ta phải chia tay với Văn Miếu, tôi hy vọng sẽ được gặp quý khách trong những chuyến du lịch tham quan Hà Nội lần sau. Chào thân ái!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#dẫn