Thuong mai dien tu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 1: TỔNG QUAN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1. Sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử

1.1.1. Quá trình hình thành thương mại điện tử

Năm 1960 việc trao đổi dữ liệu điện tử và thư tín điện tử (e-mail) đã được nhiều doanh nghiệp trên thế giới thực hiện trên các mạng nội bộ (intranet) của mình. Cũng trong khoảng thời gian này, việc tự động hoá trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính bắt đầu hình thành và phát triển, chẳng hạn như quá trình xử lý séc ra đời tiếp theo là quá trình xử lý thẻ tín dụng và chuyển tiền điện tử.

Năm 1969 mạng ARPANET - tiền thân của mạng Internet - ra đời với mục tiêu tạo ra một mạng máy tính tin cậy kết nối giữa Bộ Quốc phòng Mỹ với các nhà thầu nghiên cứu khoa học và quân sự.

Năm 1980, do số lượng các địa điểm trường đại học trên mạng quá lớn và ngày càng tăng lên khiến cho nó trở nên khó quản lý, Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định tách mạng ARPANET thành hai mạng: MILNET cho quân sự và một mạng ARPANET mới, nhỏ hơn dành cho các địa điểm phi quân sự. Tuy nhiên, hai mạng này vẫn được liên kết với nhau nhờ một chương trình kỹ thuật gọi là giao thức Internet (IP - Internet Protocol) cho phép lưu thông được dẫn từ mạng này sang mạng kia khi cần thiết.

Năm 1985, mạng NSFNET được kết nối với hệ thống máy tính cao tốc xuyên quốc gia dẫn tới sự bùng nổ sử dụng Internet.

Năm 1995, Internet chính thức được công nhận là mạng máy tính toàn cầu (mạng của các mạng). Đây cũng là mốc đánh dấu sự ra đời của thương mại điện tử hiện đại.

Cuối năm 1997, mạng máy tính Việt Nam được kết nối thành công với mạng Internet. Sự kiện này có thể được coi là thời điểm ra đời của thương mại điện tử Việt Nam.

1.1.2. Sự phát triển của thương mại điện tử

Làn sóng thứ nhất

Làn sóng thứ 2

Đặc điểm quốc tế

Hoa Kỳ

Các doanh nghiệp toàn cầu

Ngôn ngữ

Tiếng Anh

Đa dạng và phong phú

Kinh phí hoạt động

Nhiều công ty mới được hình thành với số tiền của các nhà đầu tư bên ngoài

Các công ty dùng nguồn vốn của mình để phát tiển

Công nghệ kết nối

Tốc độ kết nối chậm

Chi phí cao

Tốc độ nhanh

Chi phí thấp

Liên hệ với khách hàng

Không có hệ thống

Cá biệt hóa nhu cầu

E-mail trở nên mật thiết

Quảng cáo tích hợp

Dựa vào nhiều mẫu quảng cáo trực tuyến - đây là nguồn doanh thu chính

Quảng cáo với quy mô lớn hơn với nhiều hình thức đa dạng phong phú hơn

1.2. Khái niệm thương mại điện tử

1.2.1. Một số thuật ngữ, cách hiểu và khái niệm thương mại điện tử

Thương mại điện tử (electronic commerce hay e-commerce)

Thương mại trực tuyến (online trade)

Thương mại điều khiển học (cyber trade)

Thương mại không giấy tờ (paperless commerce hoặc paperless trade)

Thương mại Internet (Internet commerce) hay Thương mại số hoá (digital commerce).

Thương mại điện tử dưới các góc độ

Công nghệ thông tin: Thương mại điện tử là quá trình phân phối hàng hóa, dịch vụ, thông tin hoặc các thanh toán thông qua các mạng máy tính hoặc bằng các phương tiện điện tử khác.

Thương mại: Thương mại điện tử cung cấp những khả năng mua, bán hàng hóa, dịch vụ và thông tin thông qua internet và các dịch vụ trực tuyến khác.

Quá trình kinh doanh: Thương mại điện tử đang thực hiện kinh doanh điện tử bằng cách hoàn thành quá trình kinh doanh thông qua mạng điện tử.

Dịch vụ: Thương mại điện tử là công cụ mà thông qua đó có thể đáp ứng được những mong muốn của chính phủ, các doanh nghiệp, người tiêu dùng, các nhà quản lý để cắt giảm giá dịch vụ trong khi vẫn không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và gia tăng tốc độ phân phối dịch vụ.

Giáo dục: Thương mại điện tử là tạo khả năng đào tạo và giáo dục trực tuyến ở các trường phổ thông, đại học và các tổ chức khác bao gồm cả các doanh nghiệp.

Hợp tác: Thương mại điện tử là khung cho sự hợp tác bên trong và bên ngoài tổ chức.

Cộng đồng: Thương mại điện tử cung cấp một địa điểm hợp nhất cho những thành viên của cộng đồng để học hỏi, trao đổi và hợp tác.

Hiện nay, có nhiều định nghĩa về TMĐT. Dưới đây giới thiệu một số định nghĩa TMĐT phổ biến.

“Thương mại điện tử là việc sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử và công nghệ xử lý thông tin số trong giao dịch kinh doanh nhằm tạo ra, chuyển tải và định nghĩa lại mối quan hệ để tạo ra các giá trị giữa các tổ chức và giữa các tổ chức và các nhân”. (Theo Emmanuel Lallana, Rudy Quimbo, Zorayda Ruth Andam)

“Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng văn bản, âm thanh và hình ảnh”. (Ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa về TMĐT)

“Thương mại điện tử bao hàm một loạt hoạt động kinh doanh trên mạng đối với các sản phẩm và dịch vụ” (Theo Anita Rosen)

“Thương mại điện tử thường đồng nghĩa với việc mua và bán qua Internet, hoặc tiến hành bất cứ giao dịch nào liên quan đến việc chuyển đổi quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ qua mạng máy tính”. (Thomas L)

“Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet”. (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế của Liên Hợp quốc (OECD) đưa ra định nghĩa TMĐT)

“Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”. (Tổ chức Thương mại thế giới WTO định nghĩa)

Khái niệm “thương mại điện tử” được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa rộng và hẹp ở đây phụ thuộc vào cách tiếp cận rộng và hẹp của hai thuật ngữ "thương mại" và "điện tử".

Phương tiện điện tử

Nghĩa rộng (1)

Nghĩa hẹp (3)

Thương mại

Nghĩa rộng (2)

12- Thương mại điện tử là toàn bộ các giao dịch mang tính thương mại được tiến hành bằng các phương tiện điện tử

32- Thương mại điện tử là toàn bộ các giao dịch mang tính thương mại được tiến hành bằng các phương tiện điện tử mà chủ yếu là các mạng truyền thông, mạng máy tính và mại Internet

Nghĩa hẹp (4)

14- Thương mại điện tử là các giao dịch mua bán được tiến hành bằng các phương tiện điện tử

43- Thương mại điện tử là các giao dịch mua bán được tiến hành bằng mạng Internet

Thương mại điện tử là việc tiến hành các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác

1.2.2. Đặc điểm của thương mại điện tử

Thương mại điện tử là một phương thức thương mại sử dụng các phương tiện điện tử để tiến hành các giao dịch thương mại. Việc sử dụng các phương tiện điện tử cho phép các bên thực hiện các hoạt động mua, bán, chuyển giao, trao đổi các nguồn “thông tin” về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ… dễ dàng.Ví dụ: Amazon.com kinh doanh rất nhiều sản phẩm như đồ điện tử, băng đĩa nhạc... và chủ yếu là các loại sách; có trụ sở đặt tại Seattle, Washington (Mỹ) nhưng không có bất cứ một cửa hàng vật lý nào.

Thương mại điện tử có liên quan mật thiết đến thương mại truyền thống, và phụ thuộc sự phát triển mạng máy tính và Internet. Thương mại điện tử có liên quan mật thiết với thương mại truyền thống; các giao dịch Thương mại điện tử được thực hiện trên cơ sở các giao dịch thương mại truyền thống nhiều công việc và quá trình giao dịch thương mại điện tử có liên quan đến thương mại truyền thống.

Thương mại điện tử được nghiên cứu gồm bốn nhóm hoạt động chủ yếu là mua, bán, chuyển giao và trao đổi các đối tượng sản phẩm, dịch vụ và thông tin. Ngoài ra, nó còn bao gồm các hoạt động hỗ trợ các hoạt động trên như: marketing, quảng cáo, xúc tiến trên mạng, thanh toán điện tử, an toàn mạng giao dịch, đấu giá, dịch vụ hỗ trợ CNTT… hỗ trợ việc chào bán, cung cấp các dịch vụ khách hàng hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thông tin, liên lạc giữa các đối tác kinh doanh.

“Thương mại điện tử” là thuật ngữ mang tính lịch sử. Không thể có định nghĩa duy nhất về Thương mại điện tử bởi các công nghệ mới thường xuyên ra đời và được khai thác trong kinh doanh. Và ngay đối với những công nghệ hiện tại, chúng ta cũng chưa chắc đã khai thác và ứng dụng hết những khả năng mà nó mang lại.

1.2.3. Phân loại thương mại điện tử

1.2.3.1. Phân loại thương mại điện tử theo chủ thể

a) Thương mại điện tử B2B

Chiếm 85% khối lượng giao dịch trên toàn thế giới

- Phương tiện điện tử

·Thư điện tử (E-mail)

·Dữ liệu điện tử (EDI)

·Máy fax

·Điện thoại

·Website

- Mục đích

·Cung cấp nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất

·Hợp tác trao đổi

·Quảng cáo marketing

b) Thương mại điện tử B2C

Chiếm tỷ trọng lớn trong số các loại hình thương mại điện tử

- Phương tiện điện tử

·Thư điện tử (E-mail)

·Điện thoại

·Website

- Mục đích

+ Về phía doanh nghiệp

·Quảng cáo sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, marketing giới thiệu sản phẩm

·Bán hàng hóa dịch vụ

+ Về phía người khách hàng

·Xem thông tin về hàng hóa dịch vụ

·Mua hàng hóa dịch vụ

c) Thương mại điện tử C2C

Được phân loại bởi sự tăng cường của thị trường điện tử và đấu giá trên mạng

Phương tiện điện tử

·Thư điện tử (E-mail)

·Điện thoại

·Website

d) Thương mại điện tử G2B

Là thương mại điện tử giữa chính phủ với công ty

- Phương tiện điện tử

·Thư điện tử (E-mail)

·Máy fax

·Điện thoại

·Website

- Mục đích

+ Chính phủ

·Quản lý thuế, hải quan

·Giao lưu đưa ra đề bạt, ý kiến

·Sử dụng ý kiến đánh giá của doanh nghiệp để đưa ra chính sách phù hợp với môi trường kinh doanh

·Là một trong những hệ thống quản lý và cấp chúng nhận xuất xứ điện tử cho doanh nghiệp

+ Doanh nghiệp

·Được nhà nước bảo vệ quyền lợi

·Tham gia đấu thầu trực tuyến của chính phủ

e) Thương mại điện tử G2C

Là thương mại điện tử giữa chính phủ với người tiêu dùng

- Phương tiện điện tử

·Thư điện tử (E-mail)

·Điện thoại

- Mục đích

·Quản lý và bảo vệ người tiêu dùng

·Kênh giao lưu giữa chính phủ với công dân

f) Thương mại điện tử G2G

Trao đổi thông tin về sự ổn định về chính trị, văn hóa, xã hội pháp luật

Phương tiện điện tử

·Dữ liệu điện tử (EDI)

·Biểu mẫu điện tử

·Website

1.2.3.2. Phân loại thương mại điện tử theo mức độ số hóa, sản phẩm, tác nhân quy trình phân phối

Thương mại điện tử có thể có một số loại hình, phụ thuộc vào mức độ số hoá 3 yếu tố: sản phẩm, các quá trình và các tác nhân tham gia giao dịch (gọi là 3Ps = Product (P1), Process (P2) & Player (P3)).

P1- Sản phẩm (Vật lý hay số hóa)

P2- Quá trình

+ Quá trình trao đổi (Vật lý hay số hóa)

+ Quá trình thanh toán (Vật lý hay số hóa)

P3- Tác nhân tham gia giao dịch (Vật lý hay số hóa)

Một sản phẩm có thể là hữu hình hoặc số hoá, một quá trình có thể là hữu hình hoặc số hoá, một tác nhân phân phối cũng có thể là hữu hình hoặc số hoá.

- Trong thương mại truyền thống, cả 3 chiều đều mang tính vật thể.

- Trong Thương mại điện tử thuần tuý, cả 3 chiều đều số hoá.

- Nếu như có ít nhất một chiều là số hoá, chúng ta vẫn coi đây là Thương mại điện tử, nhưng là Thương mại điện tử từng phần

1.2.4. Lợi ích của thương mại điện tử

Lợi ích mà thương mại điện tử đem lại được xem xét trên ba góc độ: lợi ích đối với tổ chức, mà chủ yếu là lợi ích đối với doanh nghiệp, lợi ích đối với người tiêu dùng và lợi ích đối với xã hội.

a. Lợi ích của thương mại điện tử đối với các tổ chức

- Tiếp cận toàn cầu: TMĐT mở rộng thị trường đến phạm vi quốc gia và quốc tế. Với một lượng đầu tư vốn không lớn, một công ty có thể dễ dàng và nhanh chóng xác định các nhà cung ứng tốt nhất, nhiều khách hàng hơn, các đối tác kinh doanh phù hợp nhất trên thế giới.

- Giảm chi phí:

+ Chi phí tạo lập, xử lý, phân phối, bảo quản và hiển thị thông tin: Các chi phí cao của việc in, gửi qua bưu chính được giảm thiểu hoặc loại bỏ.

+ Chi phí xây dựng, duy trì và quản lý các cửa hàng vật lý: So với việc quản lý nhiều cửa hàng, việc quản lý một cửa hàng ảo cho phép doanh nghiệp cắt giảm được nhiều chi phí trong khâu quản lý, đặc biệt là chi phí kiểm kê hàng hoá.

+ Chi phí xử lý và quản trị đơn hàng:

+ Tiết kiệm chi phí thông qua việc áp dụng các hình thức thanh toán trực tiếp qua Web cũng là con số đáng kể đối với các doanh nghiệp kinh doanh điện tử.

- Hoàn thiện chuỗi cung ứng: Một số khâu kém hiệu quả của chuỗi cung ứng, như tồn kho quá mức, sự chậm trễ trong phân phối… có thể được tối thiểu hoá với Thương mại điện tử. Ví dụ, bằng việc trưng bày catalog và nhận đơn đặt hàng ô tô qua mạng thay cho phòng giới thiệu sản phẩm (Showroom) của các đại lý, ngành công nghiệp ô tô có thể tiết kiệm mỗi năm hàng chục tỷ đô la chi phí tồn kho.

- Đáp ứng nhu cầu cá biệt của khách hàng: Thương mại điện tử cho phép nắm bắt nhu cầu, sản xuất hàng hoá và dịch vụ theo đơn đặt hàng của khách hàng với chi phí không cao (cao hơn không đáng kể so với sản xuất hàng loạt), qua đó tạo nên lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này

- Xây dựng các mô hình kinh doanh mới:

- Chuyên môn hoá người bán hàng:

- Rút ngắn thời gian triển khai ý tưởng

- Tăng hiệu quả mua hàng:

- Cải thiện quan hệ khách hàng:

- Các lợi ích khác: Các lợi ích khác bao gồm cải thiện hình ảnh của công ty, cải thiện dịch vụ khách hàng, dễ dáng tìm kiếm các đối tác kinh doanh mới, đơn giản hoá các quá trình, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu công việc giấy tờ, tăng cường tiếp cận thông tin, giảm thiểu các chi phí vận tải, tăng cường tính mềm dẻo trong tác nghiệp…

b. Lợi ích của thương mại điện tử đối với người tiêu dùng

- Tính rộng khắp: Thương mại điện tử cho phép người tiêu dùng có thể mua hoặc thực hiện các giao dịch khác suốt cả năm, tất cả các giờ trong ngày và từ bất cứ một địa điểm nào.

- Nhiều sự lựa chọn: Thương mại điện tử cho phép người tiêu dùng sự lựa chọn từ nhiều người bán hàng, nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn.

- Sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu riêng biệt: Người tiêu dùng có điều kiện đặt và mua hàng hoá và dịch vụ (chủng loại đa dạng, từ đôi dày đến chiếc ô tô) theo các yêu cầu riêng của mình với giá cả không cao (cao hơn không đáng kể so với hàng hoá dịch vụ bình thường).

- Sản phẩm và dịch vụ rẻ hơn: Thương mại điện tử mang đến cho người tiêu dùng khả năng mua hàng hoá và dịch vụ rẻ hơn vì người tiêu dùng có thể tìm mua tiến hành so sánh nhanh chóng hàng hoá và dịch vụ ở nhiều người bán khác nhau.

- Phân phối nhanh chóng: Trong trường hợp sản phẩm số, thời gian phân phối là không đáng kể.

- Thông tin sẵn tìm: Người tiêu dùng có thể định vị thông tin sẵn có và chi tiết về hàng hoá và dịch vụ trong giây lát, khác với trong môi trường truyền thống phải mất hàng ngày, hàng tuần lễ.

- Tham gia đấu giá:Thương mại điện tử đem đến cho người tiêu dùng khả năng tham gia trong các hoạt động đấu giá ảo. Điều này cho phép người bán bán nhanh hàng hoá, người mua có thể xác định các sưu tập hàng hoá cần tìm kiếm.

- Cộng đồng điện tử: Thương mại điện tử cho phép các khách hàng này tương tác với các khách hàng khác trong cộng đồng điện tử, chia sẻ các ý tưởng cũng như các kinh nghiệm.

- Bán hàng không phải nộp thuế: Tại nhiều nước, kinh doanh trực tuyến được miễn thuế doanh thu.

c. Lợi ích của thương mại điện tử đối với xã hội

- Thông tin liên lạc được cải thiện, nhờ vậy ngày càng nhiều người có thể làm việc tại nhà, giảm việc đi lại tới nơi công sở và đi đến các cửa hàng mua sắm, giảm ách tắc giao thông và ô nhiễm không khí.

- Góp phần tạo mức sống cao hơn: Một số loại hàng hoá có thể bán với giá thấp hơn, cho phép những người thu nhập thấp mua được nhiều hàng hoá, dịch vụ hơn, nhờ vậy nâng cao mức sống. Những người sống ở nông thôn, với thu nhập thấp. Nhờ thương mại điện tử có thể tiếp cận và thụ hưởng các loại hàng hoá và dịch vụ trước kia chưa thể có ở nơi họ sống. Các hàng hoá và dịch vụ này bao hàm cả các chương trình đào tạo kiến thức cơ bản và chuyên nghiệp.

- Nâng cao an ninh trong nước: Công nghệ thương mại điện tử nâng cao an ninh nội địa nhờ hoàn thiện truyền thông, sự phối hợp thông tin và hành động…

- Tiếp cận các dịch vụ công: Các dịch vụ công như chăm sóc sức khoẻ, đào tạo, các dịch vụ hành chính của chính phủ có thể được thực hiện và cung ứng với chi phí thấp, chất lượng được cải thiện. Ví dụ, Thương mại điện tử mang đến cho các bác sỹ, y tá nông thôn khả năng tiếp cận các thông tin và công nghệ mới, nhờ đó họ có thể chữa bênh tốt hơn.

1.2.5. Các hạn chế thương mại điện tử

- Chi phí ban đầu lớn (đầu tư máy tính, thuê tên miền, thiết kế)

- Tắc nghẽn mạng do cơ sở hạ tầng thấp kém

- Khả năng ứng dụng của các chủ thể kém

- Khả năng tiếp cận khách hàng thấp

Chương 2: MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1. Khái niệm, các nhân tố cơ bản của mô hình kinh doanh TMĐT

1.1. Khái niệm mô hình kinh doanh

Theo Timmers: Mô hình kinh doanh là một kiến trúc đối với các dòng hàng hóa, dịch vụ và thông tin, bao gồm việc mô tả các nhân tố kinh doanh khác nhau và vai trò của chúng, mô tả các lợi ích tiểm năng đối với các nhân tố kinh doanh khác nhau, và mô tả các nguồn doanh thu.

Theo Turban: Mô hình kinh doanh là một phương pháp tiến hành kinh doanh. Qua đó doanh nghiệp có được doanh thu điều kiện cơ bản để tồn tại và phát triển trên thị trường.

1.2. Các nhân tố cơ bản của mô hình kinh doanh

Một doanh nghiệp khi xây dựng một mô hình kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào, không chỉ là thương mại điện tử, cần tập trung vào tám yếu tố cơ bản là: mục tiêu giá trị, mô hình doanh thu, cơ hội thị trường, môi trường cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, chiến lược thị trường, sự phát triển của tổ chức và đội ngũ quản lý

Các nhân tố bản của mô hình kinh doanh

Mục tiêu về giá trị - Tại sao khách hàng nên mua hàng của doanh nghiệp?

Mô hình doanh thu - Doanh nghiệp sẽ kiếm tiền như thế nào?

Cơ hội thị trường - Thị trường doanh nghiệp dự định phục vụ là gì? Phạm vi của nó như thế nào?

Môi trường cạnh tranh - Đối thủ của doanh nghiệp trên thị trường là những ai?

Lợi thế cạnh tranh - Những lợi thế riêng có của doanh nghiệp trên thị trường đó là gì?

Chiến lược thị trường - Kế hoạch xúc tiến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp nhằm thu hút khách hàng như thế nào?

Sự phát triển của tổ chức - Các kiểu cấu trúc tổ chức mà doanh nghiệp cần áp dụng để thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình?

Đội ngũ quản lý - Những kinh nghiệm và kỹ năng quan trọng của đội ngũ lãnh đạo trong việc điều hành doanh nghiệp?

Khi nghiên cứu các mô hình kinh doanh, một số nhà kinh tế cho rằng chỉ cần tập trung nghiên cứu hai nhân tố quan trọng nhất là mục tiêu giá trị và mô hình thu nhập.

1.2.1. Mục tiêu giá trị

Mục tiêu giá trị của một doanh nghiệp là điểm cốt yếu của mô hình kinh doanh. Mục tiêu giá trị được hiểu là cách thức để sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tại sao khách hàng lựa chọn doanh nghiệp để tiến hành giao dịch thay vì chọn một doanh nghiệp khác?

Mục tiêu giá trị: Thành công của mục tiêu giá trị thương mại điện tử bao gồm: sự cá nhân hoá, cá biệt hoá của các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp, giảm bớt chi phí tìm kiếm sản phẩm, giảm bớt chi phí trong việc kiểm tra giá cả và sự thuận tiện trong giao dịch thông qua quá trình quản lý phân phối sản phẩm.

Ví dụ điển hình minh hoạ cho

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net