Hồi Hai Mươi Bốn: Thánh giá và Bồ đề (c)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
Mỗi bận nhìn nó, tôi lại muốn kiếp sau trở thành nó. 

- Cụ ơi, cụ nghĩ thế nào về cuốn sách này? - Đặng Xương Tuyết trình cuốn sách mà người bạn thiết tặng mình cho ông cụ xem.

Ông cụ vuốt chòm râu bạc như cước, rồi lật qua lật lại cuốn sách mấy lần, mới phát biểu:

- "Đêm giữa ban ngày", một cuốn sách nói về hậu quả của nạn sùng bái lãnh tụ và những khúc quanh lịch sử bị giấu kín. Vũ Thư Hiên đã cắt đứt khỏi lý tưởng đó sau chín năm bị giam cầm. Trần Dần và Phùng Quán dù bị đọa đày, hắt hủi, nhưng vẫn trung thành với cái lý tưởng ấy tới chết, rốt cuộc bọn họ chẳng được gì ngoài hai chữ "phản động". Số phận của Phan Khôi, Tử Phác, Thụy An và Hữu Loan còn tệ hại hơn nữa... - Thạch Cầm bỗng dưng đứng phắt dậy, rồi lật đật bước tới lũy tre. Cuốn sách ố vàng nằm trên mặt ghế cụ ngồi.

Thấy Trần Cảnh Chiêu ngó theo bóng lưng cha mình hoài, Thạch Sang bèn giải đáp:

- Cha tôi nuôi đám se sẻ. 

- À...

"Bầy con" của Thạch Cầm nhẩn nha nhặt thóc. Con nào con nấy béo ú, nom tròn vo như cục bông gòn. Chúng nhìn đời bằng đôi mắt trong veo thánh thiện.

- Anh Tuyết, anh chọn làm người cầm viết hay là bút nô bợ đỡ chủ thuê là quyền của anh. Tôi chỉ xin anh một điều, hãy nhớ kỹ văn nô mãi mãi là văn nô, tác gia mãi mãi là tác gia, và văn nô hay tác gia đều do người yêu văn chương phán quyết, nhà cầm quyền dầu có ra sức tâng bốc bọn văn nô cỡ nào đi chăng nữa cũng chẳng thể nào biến chúng thành tác gia trong lòng người yêu văn chương thực thụ. Anh có thể thấy khi Trần Dần và Phùng Quán sáng tác thơ về nhân dân, về sự thật, họ viết rất hay và truyền cảm; nhưng hễ họ bắt qua ca tụng lý tưởng hay con người của lý tưởng đó là lập tức ý tứ, câu chữ ngắt ngứ, đầy "hạt sạn" và dù anh không cố tình nghĩ như thế, nhưng trong lòng anh sẽ chợt dấy lên hai chữ "phỉnh nịnh" và "mị dân" khi đọc những bài thơ mang chủ đề này.

- Thưa, cụ nghĩ thế nào về những bản nhạc ca tụng của các nhạc sĩ thuộc dòng nhạc Vàng?

- Tại sao Phạm Duy và Trần Thiện Thanh viết nhạc ca tụng những người lính tử trận lại làm người nghe phải nhòa lệ và không bị phản cảm? Bởi vì họ cảm thương người lính đó thật lòng, tình cảm ấy không phải bắt nguồn từ tiền nhuận bút hay chức sắc sẽ đạt được trong tương lai, mà là từ tình huynh đệ chi binh, tình bạn thân thiết như keo sơn và tình đồng bào máu đỏ da vàng. Một trong số những ca khúc tiêu biểu đó là bản "Lòng mẹ Việt Nam" của nhạc sĩ Lê Thương; qua phần thể hiện của "tứ trụ nhạc Vàng" Duy Khánh đã lột tả được hết nỗi đau chiến tranh. Kế đó là bản "Bài vinh thăng cho một loài chim" của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng.

Ông Sáu quay sang nhìn con trai mà hát:

- "... Đã sinh con rồi là thương suốt đời

Và thương mến cả lầm lỗi của con..."

Chiếc đồng hồ Odo gõ vang bốn tiếng. Bây giờ là bốn giờ chiều. Bà con đi mần ruộng vẫn chưa về nhà, xóm nhỏ đìu hiu trong sắc trời ráng vàng như màu mỡ gà, những ụ rơm đứng phơi mình chờ tiếng người quen.

Ông Sáu rót cho mỗi người một tách trà mới. Mấy cái tách trà cũ sau khi chế hết nước ra, được cụ chồng lại và đặt trên khay đựng. 

Thạch Sang toan bưng khay đựng tách trà xuống nhà sau, ông Sáu đã chụp tay anh và kêu đợi một chút.

- Trước khi để các anh đi, tôi muốn kể cho các anh nghe một tình huống. Anh được bếp trưởng nổi tiếng mời ăn bánh. Anh ăn thấy ngon, nhưng về hình thức thì cảm thấy bánh hơi sử dụng nhiều phẩm màu. Anh bèn góp ý với bếp trưởng nên gia giảm phẩm màu. Bỗng một đám hâm mộ của ổng bắt đầu chửi rủa anh, nói anh được ăn miễn phí mà còn bày đặt ý kiến ý cò, có biết nướng bánh như người ta không mà bày đặt nói này nói nọ... Tình huống trên là một dạng sùng bái lãnh tụ hoặc thần tượng hóa cá nhân. Những con người bị rơi vào dạng thức đó không phân biệt được đâu là góp ý, đâu là chống phá, đâu là mỉa mai chê trách; cứ hễ nghe những lời không phải khen ngợi người mình thích là liền nhảy dựng lên cào mặt ăn vạ, cá biệt có kẻ còn lôi từ đường người phát biểu ra rủa xả như thể dòng tộc người phát biểu ăn hết của nả tổ tiên kẻ đó vậy. 

Hai cha con Việt - Khmer tiễn chân cả nhóm tới tận lúc họ lên xe ngồi. Thạch Cầm có vẻ quyến luyến anh thầy hơn hai người kia; có lẽ ông cụ trông mong những người trót mang cái nghiệp "chèo đò" sẽ đủ bản lĩnh để đưa cho giới trẻ Tri thức có Sự thật. 

Trần Cảnh Chiêu điều chỉnh lưng ghế cho ngả ra phía sau một chút để đỡ đau lưng.

- Vặn nhạc nghe chơi anh Việt.

Phan Hoài Việt bèn bật bản nhạc "Bến giang đầu - Nắng chiều 2" do Trường Hải trình bày. 

- Anh thấy mình có xứng đáng là Phật Tử hông? - Trần Cảnh Chiêu hỏi thật, không đùa.

- Tôi còn chấp ngã nên tôi mới ở đây viết văn. Tôi buông bỏ được thì đã thành Phật từ lâu lắm rồi, chớ đừng nói chi là Phật Tử. 

- Viết trái ý trái tai người ta chắc ăn chửi nhiều lắm hả anh? Anh có ghét họ không?

- Tôi không ghét những người ghét tôi. Tôi chỉ tiếc tôi và họ không thể đi chung một lối mà thôi. Nhưng đôi lúc tôi cũng phải dừng lại tự hỏi, rằng đi sau lưng tôi họ có mệt không?

- Vậy nếu có thể nhắn nhủ tới họ, anh muốn nói những gì?

- Thời giờ rất quý báu, đừng lãng phí nó cho những kẻ mà mình không ưa. Nhưng nếu như ghét tôi là một phần của công việc mà họ đương làm để kiếm tiền sống, thì tôi thấy họ thực sự rất đáng thương... Thôi, vô Starbucks mua đồ uống giải khát đi hai anh. 

- Không được bao nguyên nhà tôi nữa nghen. Ai muốn uống thì móc tiền túi ra mà trả. Hai người có phải tỷ phú đâu mà chơi sộp suốt. 

Anh thầy và gã văn sĩ điên nhìn nhau mà cười ngất.

Mua xong mấy ly nước, cả nhóm về nhà chàng pháp y nghỉ ngơi. 

Bà Trần đang lau sàn nhà nguyện. Chồng bà cùng đàng trai đã gầy công xây lên ngôi nhà nguyện vô cùng khang trang. Má chồng còn mua tặng bà hai bức tượng Chúa Jesus và Đức Mẹ Maria rất đẹp. Để gia đạo tuyệt vời hơn nữa, mỗi bận má chồng đi chùa bà sẽ ráng thu xếp công việc để chở má đến đó; trong lúc má chồng đi chùa thì con dâu đi nhà thờ, chừng nào má muốn về thì gọi điện cho bà tới rước.

- Ủa? Về rồi hả mấy đứa? Cơm nước gì chưa?

- Dạ thưa cô, tụi con dành bụng ăn cơm tối luôn. - Phan Hoài Việt vừa cởi giày, vừa nói. 

- Ờ, mấy đứa "sáng suốt" đó. Tối nay nội đãi mấy đứa lẩu mắm, heo quay với mực nang nướng sa-tế. Chú Bảy đi biển về bán cho nhà mình một mớ mực vừa tươi vừa rẻ; con Bưởi tính lấy mấy con làm mực một nắng.

Trần Cảnh Chiêu tinh mắt thấy có một khung ảnh thờ đặt kế bên khung ảnh của Cha Diệp. Người trong hình có vẻ hãy còn rất trẻ, đeo mắt kiếng và mặc áo dòng; trên cổ của người đó có đeo sợi dây chuyền mặt Thánh giá. Diện mạo của "anh ta" vô cùng khôi ngô, đạo mạo.

- Mẹ, bức hình đó chụp ai vậy?

- Con không biết Linh mục Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh hả?

Bà Trần đưa cho con trai Út xem tấm hình lộng kiếng bà vừa mới thỉnh về. Giọng nói của bà tràn ngập nỗi tiếc thương:

- Hy vọng những người theo Cơ Đốc Giáo biết đến tên Linh mục Gioan Lasan Nguyễn Văn Vinh. Lúc còn sinh thời, Đức Cha thường xuyên bảo vệ người dân Hà Nội trước sự hiếp đáp của thực dân Pháp. Sau này Đức Cha bị bắt đi học tập cải tạo, và đã mất trong tù sau mười hai năm bị giam cầm vô lý. Đức hạnh và lòng bác ái của Đức Cha cao tới mức cảm hóa được tập thể tù nhân và đám quản chế khắc nghiệt. 

Đặt tấm hình lại chỗ cũ xong, bà Trần mới nói tiếp:

- Trong Nam thì có Đức Cha Trương Bửu Diệp, ngoài Bắc thì có Đức Cha Nguyễn Văn Vinh. 

- Tại sao mẹ lại gọi hai vị Linh mục đó là Đức Cha?

- Chữ "Đức" ở đây mang nghĩa kính trọng, chứ không hề có hàm ý liên quan tới chức sắc trong giáo hội. Mẹ rất mực tôn kính hai vị Linh mục này nên thường đệm thêm chữ Đức đằng trước chức sắc của các ông.

Trần Cảnh Chiêu nhướng mày suy tư. 

- Nhưng nếu các Cha còn sống, mẹ cảm thấy hai vị rất xứng đáng được thụ phong chức Giám mục...

Bà Trần kêu con trai và hai người bạn của con đi đổi gió cho khuây khỏa, chứ ngồi đợi nấu lâu lắm. Ba người bèn rủ nhau đi ăn hủ tíu. 

Bộ ba trông thấy gia đình Kỳ Minh đang ngồi ăn hủ tíu trên vỉa hè nên ngừng bước chào hỏi đôi ba câu. Hai bên thân thiện đối đáp, làm như hai đàng là khách quý của nhau. Kết thúc màn "phú quý sinh lễ nghĩa", cả nhóm hết muốn ăn hủ tíu, bèn chuyển hướng đi ăn bánh tằm bì.

- Boo mỡ.

- Dạ?

- Chiều nay phải theo ba với chú Kỳ ra ngoài bãi biển tập thể dục nghe hôn?

Boo mỡ phồng má nghĩ ngợi. Rồi thở dài đồng ý.

- Sắp vô học rồi. Con mà ú thêm vài ký là bộ đồng phục ba đặt người ta may đầu hè phải bỏ đó. 

- Dạ.

- Mấy đứa muốn ăn hoành thánh không? Ba gọi cho mỗi đứa một chén... Riêng đứa lớn nhứt ăn hai chén...

Vệ Minh thấy chồng nở nụ cười cầu hòa, lòng không nỡ giận một xíu nào, đành để cho cha con "tự tung tự tác".

Sau bữa ăn, gia đình Kỳ Minh tới rạp chiếu phim trong một thương xá ven biển. Chiều nay biển động nhẹ nên Vệ Minh không an tâm đưa gia đình nhỏ ra bãi cát thả diều. Chuyện này đã gây cho An Kỳ một trận cười thật lớn.

- Cha tôi và cha cưng đang bị đẩy vào vòng xoáy của cuộc tranh cử tổng thống. 

- Cưng có nghĩ An Tần sẽ trở thành nghị viên không?

- Có. Tôi nghĩ anh ta rất xứng đáng. 

- Còn tôi? - An Kỳ bắt chước Boo mỡ phồng má làm nũng.

- Tôi rất xứng đáng trở thành vợ cưng. 

An Kỳ thấy đường xá vắng lặng, nên quay sang hôn lên tóc người thương một cái thật vội. Anh không muốn vì một phút lãng mạn riêng tư làm lỡ lạc tay lái hay đâm sầm vào xe người khác, nên phải quan sát cho thật kỹ trước khi thực hiện điều đó. 

Thấy ba đứa nhỏ đã ngủ say, đôi vợ chồng son bèn nhân lúc thời tiết xấu mà dạo quanh các nẻo đường xứ Bạc Liêu.

"... Dù chàng đôi lúc đã hờ hững, không xót thương gì

Dù chàng nhiều khi đã tàn nhẫn, em vẫn không màng

Vì đời thấy tươi đẹp khi có chàng..."

Bản nhạc "Khi có chàng" do Ngọc Lan trình bày như một lời oán than ngọt ngào mà Vệ Minh muốn gởi gắm đến người thương. Tình khúc này được nhạc sĩ Minh Phúc viết lời Việt từ bản "Je ne suis que de l'amour" của nhạc sĩ Pierre Bachelet. 

- Còn đây là tiếng lòng tôi...

An Kỳ bật bản nhạc "Yêu nhau đi" cũng do Ngọc Lan trình bày. Nhạc sĩ Trường Kỳ đặt lời Việt từ tình khúc "Besame mucho" của nữ nhạc sĩ Consuelo Velazquez. Ngoài ca khúc trên, còn có "Đời là giấc mơ" của nhạc sĩ Y Vân và "Trọn đời bên nhau" của nhạc sĩ Lê Toàn. 

"... Ta yêu nhau có trăng sao trên trời

Chiếu muôn ngàn ánh soi tình

Chúng ta bừng muôn sắc hồng..."

Mãi đến bảy giờ tối, gia đình nhỏ mới ghé rạp chiếu phim. Hai người đánh thức các con, rồi dẫn chúng vào nhà vệ sinh súc miệng và rửa mặt cho tỉnh ngủ. Vệ Minh lúc nào cũng đem sẵn mấy chai nước muối để dùng khi có việc cần.

- Vợ ăn bắp rang bơ hôn?

- ... Tội đồ.

- Kệ, con nít mà cưng, ú xíu đâu có sao.

Vệ Minh chưa kịp phản bác, đã nghe chồng yêu nói tiếp:

- Hết gọi tôi là Lì Lớn, giờ kêu tôi là tội đồ, còn biệt danh nào nói luôn đi.

- Chừng nào nghĩ ra tôi sẽ nói.

An Kỳ bẹo má vợ cưng, rồi nháy mắt ra hiệu cho các con mau đi mua bắp rang bơ và đồ uống trước khi baba đổi ý. Sắp nhỏ hớn hở kéo nhau đi mua bắp rang bơ, nước ngọt; hai con trai của anh chạy vượt mặt con trai của cậu, khiến Boo mỡ quýnh quáng kêu "Chờ tui", "Chờ tui"...

Ngắm nhìn bóng lưng của  sắp nhỏ, Vệ Minh mỉm miệng cười:

- Tôi thích theo dõi cặp Dustin và Burton trên Youtube. 

- Còn tôi thích theo cưng. 

- Theo mà bướng quá ai chiều cho nổi?

- Vậy mà cũng có người ráng chiều đó đa... Ui da đau!

Vì sự xuất hiện của hai tay cận vệ dưới trướng Báo Đen mà bầu không khí vui vẻ bị phá hỏng. 

Vệ Minh huých vai An Kỳ, rồi chỉ cho anh thấy chỗ ngồi của họ.

May Thương và July Thương vẫy tay chào hai người, rồi tiếp tục theo dõi những thước phim hoạt hình vui nhộn. Lâu lắm rồi hai anh em họ mới có một chuyến nghỉ dưỡng như vậy.

oOo

Trần Cảnh Chiêu tìm đến quán "Sóng Nhạc" của huynh trưởng Việt Võ Đạo để nghỉ chân trước khi đi kiếm vị tiền bối mà anh hằng ngưỡng mộ. Huynh trưởng năm nay gần bốn mươi tuổi, nhưng vì ngoại hình rất phong độ nên ai cũng ngỡ trai tân. Ai muốn "đặt" anh bao nhiêu tuổi thì tùy ý, anh không bao giờ phản bác hay cải chính.

- Bạc xỉu?

- Dạ. 

- Lấy gói xôi tôi để trên quầy tính tiền ăn đi. Xôi bà Năm trước cổng võ đường đó. Ngày nào đến lớp mà cậu không làm một gói đặc biệt. 

- Dạ, cảm ơn anh... Ai yêu cầu phát bản nhạc này vậy anh?

- À, là một bà cụ... - Đặng Thừa Tân đặt hũ chanh muối lên kệ gỗ nằm sau quầy thu ngân. Hè này quán anh bán me đá, bình bát, sơ-ri nấu khóm, chanh muối và nước mía rất đắt.

- Nhạc sĩ Lữ Liên đặt lời Việt cho ca khúc "Smoke gets in your eyes" thật hay; tựa đề cũng hết sức độc đáo "Khói thuốc làm lệ rơi". Tiếc là ít ai hát ca khúc này, ngoài cô con gái Khánh Hà của cụ. 

- Như nhạc sĩ Ngô Thụy Miên chẳng hạn, trong bài "Em còn nhớ mùa Xuân", cụ ấy đã viết: "Đây  Ba Lê, đây Luân Đôn, đây Vienne", thay vì: "Đây Paris, đây London, đây Vienne", dù rằng nếu viết như vậy hát vẫn được, song cụ không chọn nó. Người xưa rất giỏi trong việc phiên âm Hán Việt cho tên quốc tế và chuyển ngữ bài khác ngoại quốc sang tiếng Quốc ngữ. 

Lần giở lớp lá chuối xỉn màu vì hơi nóng của xôi, Trần Cảnh Chiêu nhớ đến ngày chân ướt chân ráo lên Sài Gòn với gói hành trang "Đại Học ký" mà lòng bồi hồi khôn tả. 

- Phần đông ca khúc bây giờ hát toàn chêm những từ tiếng Anh dễ phát âm như: "C'mon", "Baby", "Right now", "Yes", "No",... vào trong câu hát. Nói tỷ dụ như, "Tôi đau khổ quá baby." Còn nhạc sĩ nhạc Vàng thời xưa thì không như vậy. Anh ra Anh, Việt ra Việt, Pháp ra Pháp. Những trường hợp phải sử dụng ngoại ngữ trong một câu hát là khi nó mang tên một địa danh, tên người đặc biệt hoặc là danh xưng các vị Thánh và Chúa trong Cơ Đốc giáo; tỷ như "Madonley", "Ave Maria", ""... Và các ca sĩ thời trước sẽ trình bày luôn bằng tiếng ngoại quốc nếu ca khúc ấy được viết dưới dạng song ngữ, ví dụ như "Toi jamais - Anh thì không", "Poupee de cipe, poupee de son - Búp bê không tình yêu", "Speak softly love - Thú yêu thương", "Papa - Papa", Tous les garcons et les filles - Những nụ tình xanh",...

- Khoan, tôi chưa từng nghe những "Những nụ tình xanh"...

- Được, tôi sẽ bật cho cậu nghe thử. Nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt cho ca khúc "Tous les garcons et les filles" của hai tác giả Francoise Hardy - Roger Samyn. Ca sĩ Thanh Lan hát bài này rất thành công. 

Có khách tới, Đặng Thừa Tân bèn ngưng ngang mẩu đối thoại để ghi đơn. 

- Đoạn đầu hát bằng tiếng Pháp, đoạn sau hát bằng tiếng Việt. 

- Cụ Phạm Duy viết lời Việt cực kỳ sát với lời gốc mà vẫn hay và không bị "phô" nhạc.

- Nghĩ cũng ngộ thật ha, nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà viết nhạc kêu gọi mọi người yêu đời và quý trọng mạng sống, mà bản thân họ lại mắc căn bệnh trầm uất và chết trong cô độc. Dường như mỗi ca từ trong bản nhạc mà họ sáng tác đều nói lên khát vọng sống đẹp và sống thật của chính mình. - Sau câu bình phẩm, Đặng Thừa Tân thở hắt ra.

Tạm biệt sư huynh xong, Trần Cảnh Chiêu đi taxi tới chùa Khánh Hỷ. 

Con đường Võ Tánh ngập trong xác lá me bay. Mùi chuối nướng trên bếp than miểng gáo thơm ngào ngạt; thím bán hàng đương khuấy nồi nước cốt dừa, nhìn thím mà chàng pháp y Bạc Liêu bỗng nhớ tới dung nhan bà nội thời còn xuân sắc, cũng ôm ốm, dong dỏng cao và nước da bánh mật mặn mòi hệt vậy. 

Nghe thấy tiếng cười nho nhỏ của người khách xứ "Công tử Bạc Liêu", anh tài xế ngó vào kính chiếu hậu, đoạn e dè hỏi han:

- Thứ cho tôi vô duyên, sao tự nhiên anh cười vậy?

- Anh là người Cà Mau?

- Ờ, nó đó anh.

- Tôi nhớ những mẩu chuyện vui trong gia đình mình. Thường thì chủ đề của chúng gắn liền với nước da của tôi. Số là mẹ tôi da trắng, ba tôi da màu bánh mật; anh Hai tôi giống ba, còn tôi giống mẹ, ba tôi không thích con trai da trắng bóc như trứng gà nên thường bắt tôi dang nắng để cho mau đen. Đen đâu hổng thấy, chỉ thấy đợt đó tôi bị sốc nhiệt tưởng chết. Mẹ tôi giận ba tôi quá nên dọn về nhà ngoại ở nửa tháng. Bà nội mới qua kêu về. Ba tôi buồn nhớ mẹ tôi nên người gầy rộc đi, đã thế da còn sạm đen. Còn tôi, cái thằng tưởng chết thì lại béo ú, đã thế còn trắng trẻo hơn hồi trước vì được nhà nội tẩm bổ. Má tôi vừa thương vừa giận, rồi cười xòa giảng hòa...

Những mẩu chuyện vui trong gia đình mình thì chỉ có gia đình mình mắc cười thôi, người ngoài cuộc khó lòng tìm thấy chỗ mắc cười trong kỷ niệm riêng tư ấy. Âu đó cũng là điều hay nơi nhân thế này.

- Ủa sau mình đi đường này anh?

- Chính phủ mới làm thêm một con đường tắt để phát triển kinh tế cho bà con xóm Chùa. Chút xíu nữa anh sẽ thấy khu này buôn bán vô cùng nhộn nhịp.

Trần Cảnh Chiêu nhìn con đường càng ngày càng vắng vẻ, quạnh hiu mà cau mày hỏi:

- Thiệt không?

Người tài-xế nhịp ngón trỏ lên mặt kính chiếu hậu:

- Bà con rất kính mến sư thầy Thích Quy Tâm nên cam kết không buôn bán gần khu vực thầy ấy ẩn tu. Anh cũng thấy hai bên đường đó, có ai bày hàng ra bán đâu. 

- Tại sao? Mặt tiền "sáng trưng" vậy bỏ phí rất uổng đó đa. 

- Hồi còn tại thế, Đấng Thế Tôn đã dặn không được phép xây chùa gần khu chợ búa vì sẽ bị mùi tục lụy ảnh hưởng tu tập, cũng không được xây quá xa thành phố vì nếu đêm hôm trở bịnh thì sẽ không cứu chữa kịp. Nơi tốt nhứt để xây chùa là khu vực gần bìa rừng. Thời nay mấy

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net