Tiểu luận triết Đề tài tham khảo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
hóa sẽ khắc phục được tính tản mạn , tự tuỳ thuộc vào tậm nhìn , điểm nhìn , trình độ , nhân cách và bản lĩnh của chủ thể lựa chọn .

   Thứ tư : Phát huy nội lực của văn hoá dân tộc chính là tạo nên một dòng chảy liên tục của truyền thống văn hóa dân tộc nhằm khẳng định bản sắc và bản lĩnh văn hoá  . Truyền thống văn hoá là những giá trị văn hoá do lịch sử để lại được các thế hệ sau làm sống lại trong thời đại của họ . Trong truyền thống văn hóa Việt Nam có hai dòng chủ lưu xuyên suốt là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo . Trong chiến tranh chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc , hai dòng chủ lưu này đã phát huy sức mạnh để đoàn kết dân tộc , dưới sự lãnh đạo của Đảng , tạo nên sức mạnh của hào khí Việt Nam , đặc biệt là trong kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ , cứu nước vừa qua . Ngày nay , sự thành công của quá trình đổi mới tuỳ thuộc vào việc phát huy sức mạnh tổng hợp của hai dòng chủ lưu của hai dòng chủ lưu của truyền thống văn hóa dân tộc nếu bị xem nhẹ , không được thế hệ sau tiếp nối sẽ dẫn tới khủng hoảng văn hoá nghiêm trọng .

   Ngược lại , bản lĩnh văn hoá dân tộc luôn cần tới dấu hiệu và sắc thái riêng . Như vậy , nội lực văn hoá dân tộc vừa bao trùm bản sắc văn hóa vừa bao hàm bản lĩnh văn hóa dân tộc . Đây là nền tảng chủ yếu để xây dựng “ nền văn hoá tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc” , là “ bộ lọc” các giá trị văn hóa ngoại nhập , chống lại những tác động phi văn hoá , phản văn hoá từ bên ngoài . Nội lực văn hoá không chỉ là một lý thuyết , nó chính là cuộc sống , nó chỉ thực sự phát huy được sức mạnh khi trở thành tinh thần tự giác của mọi thanh viên trong xã hội . Điều đó cũng có nghoã là sự nghiệp phát triển đất nước một cách bền vững phải được đặt trên nền tảng văn hóa dân tộc , phải khơi dậy và phát huy tới mức cao nhất nội lực của một nền văn hóa đã được khẳng định trong suốt hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước .  

III /. Toàn cầu hoá và bản sắc văn hoá dân tộc .

- Tài nguyên con người của mỗi quốc gia nằm trong bản sắc văn hoá dân tộc . Đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc là đánh mất tiềm năng của nguồn lực con người . Vì lẽ đó , việc bảo vệ và phát huy những giá trị bản sắc của nền văn hoá truyền thống - văn hóa tinh thần - là một vấn đề cấp bách và thiết thân đặt ra ở hầu hết các quốc gia .

- Bởi vì trên thế giới ngày nay nền văn hoá đa dạng của thế giới nói chung và của từng quốc gia nói riêng đang đứng trước nguy cơ bị mai một , tha hoá , đánh mất những giá trị đích thực của mình . Toàn thế giới e ngại vì “ một mẫu hình văn hoá đồng phục” .

- Do tính hai mặt của toàn cầu hoá = Một mặt là sự bùng nổ thông tin , sự hợp tác kinh tế quốc tế , sự trao đổi văn hoá và du lịch thúc đẩy các quốc gia xích lại gần nhau , mở ra những chân trời văn hóa và kiến thức mới .

   Mặt khác là nguy cơ san bằng và đồng nhất hoá các tiêu chuẩn , các hệ giá trị , đe doạ và làm suy kiệt khả năng sáng tạo của các nền văn hoá .

   Đặc biệt đối với các nước thế giới thứ ba đang công nghiệp hoá có những nguy cơ tha hoá về văn hóa , cụ thể là Tây phương hóa . Đồng nhất hiện đại hoá và Tây phương hoá . Không vong quốc nhưng vong bản . Mà đã vong bản thì quốc gia còn mà dân tộc không còn , nghĩa là văn hóa dân tộc cùng với các giá trị của nó bị thủ tiêu . Quốc gia bị tha hóa văn hóa sẽ không còn sức sống .

- Giữ gìn bản sắc dân tộc không có nghĩa là cố thủ trong truyền thống di sản mà phải khai thác , phát triển để đáp ứng những yêu cầu mới , đáp ứng những thách thức mới . Bản sắc dân tộc trườnh tồn trong quá trình tái tạo không ngừng trong tiến hoá của lịch sử . Theo một phép biện chứng kế thừa và đổi mới , kết hợp truyền thống và tính hiện đại . Một số giá trị mới đương hình thành trong hệ giá trị Việt Nam .

- Giữ gìn bản sắc không co vào cố thủ trong tính riêng biệt , khước từ giao lưu văn hoá . Trên thế giới này không có một nền văn hoá nào có tính thuần nhất bản địa .

- Sự thay đổi giữa các nền văn hoá là do trao đổi . Khi trao đổi ngừng thì cả hai địa bàn đều chững lại trong phát triển . Đây là phép biện chứng của nhân tố ngoại sinh trong sự phát triển nội sinh . Tuy nhiên sự hội nhập các giá trị văn hóa khác với sự tha hóa về văn hóa cũng như sự lai giống tốt khác với lai ghép vào cơ thể những gien lạ hoắc , gây nên sự biến dị , thậm chí những quái thai . Khi các nhân tố ngoại quá khác lạ và quá mạnh ghép vào một cơ thể có thể phá vỡ cấu trúc của cơ thể nhận , gây nên sự suy thoái . 

   Như vậy cái mới nảy sinh từ trao đổi với bên ngoài luôn luôn nội sinh hoá , cái hiện đại nhập vào cái truyền thống . Và truyền thống sẽ mang tính hiện đại và phục vụ nhu cầu hiện đại .

*

Chương IV : Một số giải pháp nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ phát triển .

I /. Một số giải pháp trước mắt để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc .

   Để góp phần thực hiện tư tưởng cốt lõi của Đảng ta về văn hóa , trước mắt cần thiến hành tốt những giải pháp lớn sau đây :

   1 . Trước hết , phải tạo ra bước chuyển biến cơ bản trong nhận thức của toàn Đảng và toàn xã hội , tiếp tục củng cố niềm tin ở chủ nghĩa Mác- Lênin và con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội , có nhận thức đúng về lý tưởng , lẽ sống , nếp sống phù hợp với truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng .

   2 . Tăng cường đầu tư các nguồn lực và hoàn chỉnh hệ thống chính sách phát triển văn hoá , nhất là trên lĩnh vực cấp bách : nâng cao các hoạt động văn hoá thông tin ở cơ sở ; bảo tồn , tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá ; phát triển các loại hình nghệ thuật ; sưu tầm , khai thác các vốn văn hoá dân tộc ,v.v...

   3 . Phải đổi cới thể chế phát triển sự nghiệp văn hoá trong điều kiện cơ chế thị trường . Trên cơ sở định hướng chính trị và pháp luật , nêu cao vai trò nòng cốt của các cơ quan văn hóa , nghệ thuật của Nhà nước ; từng bước thực hiện xã hội hoá về văn hoá .

   4 . Tạo chuyển biến tích cực trong xây dựng đạo đức , nếp sống văn minh , ngăn chặn có hiệu quả các tệ nạn xã hội , những biểu hiện tiêu cực trong xã hội , những hủ tục và nếp sống không lành mạnh , khắc phục tình trạng thoái hoá , biến chất của một số cán bộ , Đảng viên , những hủ tục và tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng ở cả thành thị , nông thôn và miền núi .

   5 . Quan tâm xây dựng đội ngũ những người hoạt động văn hoá , mở rộng hợp tác quốc tế về văn hoá .

   6 . Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng . Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước trong sự nghiệp quản lý và phát triển văn hoá , đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá , nghệ thuật .

II /. Biện pháp khắc phục những mặt tiêu cực trong đời sống văn hoá xã hội của đất nước .

  1 . Những mặt tiêu cực trong đời sống văn hoá trong xã hội :

   Đối với nước ta hiện nay , xu hướng toàn cầu hoá với cả hai mặt tích cực và tiêu cực kể trên lại đồng thời diễn ra cùng với quá trình nền kinh tế quốc dân chuyển sang sử dụng cơ chế thị trường và chính sách mở cửa nhằm đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế , đẩy tới một bước sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hoá .

   Bên cạnh những tiến bộ và thành tựu to lớn đã đạt được trong 10 năm qua , cơ chế thị trường và chính sách mở cửa cũng đã và đang làm cho chúng ta phải đối mặt với nhiều hiện tượng đáng lo ngại trong đời sống văn hoá của đất nước :

   Tâm lý sùng bái hàng hoá , sùng báI tiền tệ , chỉ coi trọng các tiện nghi vật chất đơn thuần mà xem thường các giá trị văn hóa nảy sinh trong một bộ phận dân cư . Bệnh sùng ngoại , chạy theo lối sống tiêu thụ của phương Tây lây lan trong không ít người , nhất là trong lớp trẻ . Các sách báo , tranh ảnh , băng nhạc , băng hình có nội dung kích động dâm ô , bạo lực nhập lậu ồ ạt gây tác động xấu đến nhiều thuần phong mỹ tục của dân tộc , v.v...

2 . Giải pháp :

   Để đấu tranh đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực kể trên , làm lành mạnh hoá đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc , bên cạnh luật pháp và các chính sách kinh tế - xã hội khác , việc chấn hưng nền văn hoá dân tộc để làm cơ sở định hướng cho việc mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế của nước ta ngày nay được xem là giải pháp cơ bản , có ý nghĩa chiến lược lâu dài .

   Những bài học kinh nghiệm ngàn đời của cha ông ta trong quá trình giao lưu văn hoá với thế giơí trước đây cần được nghiên cứu sâu sắc , toàn diện hơn để khai thác , vận dụng để phát triển sáng tạo trong điều kiện mới ngày nay . Làm được như vậy , chúng ta có thể vững tin và chủ động tăng cường giao lưu văn hoá với các nước trên cơ sở biết mình , biết người một cách thực tế khách quan . Cần biết cả chỗ mạnh , chỗ yếu của mình và của người , qua đó mà lựa chọn , tiếp thu các yếu tố nhân bản , hợp lý , khoa học , tiến bộ của văn hoá thế giới - cả phương Đông và phương Tây - để làm phong phú thêm bản sắc văn hoá dân tộc , xem đó là nhân tố cực kỳ quan trọng thức dậy các tiềm năng , phát huy mọi nguồn cảm hứng sáng tạo , làm nên những giá trị vật chất và tinh thần mới trong quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước .

   Chúng ta không tự hãm mình trong tính riêng biệt văn hoá , khước từ giao lưu , trao đổi , đối thoại với bên ngoài . Đồng thời , chúng ta cũng kiên quyết phản đối sự tiếp nhận xô bồ mọi thứ gọi là “ tân kỳ” của văn hoá ngoại lai mà không phân biệt hay dở , tốt xấu để đi đến chỗ mất gốc , lai căng và cuối cùng khó tránh khỏi sẽ bị đồng hóa , bị hoà tan chứ không phải hội nhập với nền văn minh nhân loại .

   Trong kinh tế , sự đa dạng của phân công mới làm nảy sinh tính tất yếu của giao lưu , hợp tác giữa các quốc gia . Trong văn hoá lại càng như vậy . Do đó chỉ có trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc và cốt cách riêng của văn hoá Việt Nam - nghĩa là tính độc đáo của nó trong quá trình vươn tới sự hoàn thiện con người theo hướng Chân - Thiện - Mỹ , thì văn hoá dân tộc mới có sức nặng trong tiếp xúc , đối thoại với các nền văn hoá khác , nhất là mới có những cái đáng giá để góp vào kho tạng văn hoá phong phú , đa dạng của nhân loại .

   Thực hiện được như thế , thì chắc chắn công cuộc đổi mới toàn diện đất nước của chúng ta , trong đó có đổi mới về giao lưu văn hoá với thế giới sẽ gặt hái được nhiều hoa thơm quả ngọt vì mục tiêu dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng , văn minh .

C / KẾT THÚC VẤN ĐỀ

   Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI , qua đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII , Đảng Cộng Sản Việt Nam , đã đề ta và thực hiện một đường lối đổi mới toàn diện để đạt được mục tiêu “ Dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng và văn minh” . Mục tiêu ấy là kết hợp cả mấy nhân tố kinh tế , xã hội và văn hoá trong quá trình phát triển . Tương lai của văn hoá Việt Nam , phải được đặt trong quá trình ấy , mà xem xét .

   Đường lối đổi mới của Đảng ta đã khẳng định cơ chế thị trường đang là đIều kiện và phương tiện cho sự phát triển của đất nước . Thực tế , cơ chế này đã đem lại những thành tựu to lớn và còn tiếp tục mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển kinh tế . Thế nhưng , mặt trái của nó cho ta thấy nhiều hiện tượng tiêu cực không thể xem thường , nhất là trên góc độ nhìn văn hoá học .

   Mặt khác , từ quan đIểm chiến lược , kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại , việc mở rộng quan hệ với bên ngoài là tất yếu . Trong thời đại ngày nay , không có một dân tộc nào có thể tách rời , sống biệt lập với thế giới . Riêng với văn hoá , tiến bộ của khoa học công nghệ thông tin lại càng đặt ra việc phát triển văn hoá không thể tách rời với văn hoá thế giới . Hằng số của văn hoá Việt Nam là mở cửa đón nhận truyền thống văn hoá bốn phương , tiếp nhận cái tốt , cái thích hợp , loại bỏ cái xấu , không thích hợp . Vì thế , nếu mất bản sắc dân tộc thì cũng mất văn hoá , và khi mất văn hoá thì cũng mất dân tộc .

   Mục tiêu của chúng ta là xây dựng một nền văn hoá tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc . Đó là vấn đề đáng quan tâm trong thời đại hiện nay của nước ta .Để hiểu rõ hơn về tính cấp thiết và tất yếu của việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc , đồng thời cũng để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở , em đã chọn đề tài này nghiên cứu . Qua nghiên cứu đề tài này , ta có thể hiểu rõ hơn về vấn đề bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở của nước ta trong thời kỳ này .

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO :

01. Những vấn đề văn hoá Việt Nam hiện đại – Nhà xuất bản Giáo dục – Tác giả : Lê Quang Trang  - Nguyễn Trọng Hoàn .

02. C. Mác và Ph. Ăngghen. Toàn tập – NXB Chính trị quốc gia , Hà Nội –1995.

03. Văn kiện Đại hội VIII Chính trị quốc gia – 1996.

04. Cơ sở văn hoá Việt Nam – Nhà xuất bản giáo dục – 1999 – Tác giả :Trần Quốc Vượng ( Chủ biên ) – Tô Ngọc Thanh – Nguyễn Chí Bền – Lâm Mỹ Dung – Trần Thuý Anh .

MỤC LỤC

Tên đề mụcTrang

A/ . Đặt vấn đề02

B / . GiảI quyết vấn đề04

     Chương I. Quan niệm về bản sắc văn hoá dân tộc trong04

thời kỳ nền kinh tế mở .

        I /. Bản sắc văn hoá dân tộc là gì ?                                               04

        II /. Bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ nền kinh tế mở .        05

     Chương II: Tại sao phải đưa ra vấn đề giữ gìn bản sắc                    08

 văn hoá dân tộc trong thời kỳ nền kinh tế mở .

        I /. Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hoá Việt Nam08

         tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc .

        II /. Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc .                        12

      Chương III : Bản sắc dân tộc trong quá trình phát triển của          14

        đất nước.

        I /. Vai trò của bản sắc văn hoá dân tộc trong nền kinh tế14

           thị trường 

        II /. Phát huy nội lực văn hóa trong quá trình phát triển .            16

        III /. Toàn cầu hoá và bản sắc văn hoá dân tộc .                          19

      Chương IV : Một số giải pháp nhằm phát huy bản sắc văn           20

hóa dân tộc trong thời kỳ phát triển .

        I /. Một số giải pháp trước mắt để xây dựng một nền văn hóa     20

         tiên tiến , đậm đà bản sắc dân tộc .

        II /. Biện pháp khắc phục những mặt tiêu cực trong đời sống      21

         văn hoá xã hội của đất nước .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net