Tiểu thuyết: Sống giữa hai thế giới - Tuổi thơ đi vội

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sống giữa hai thế giới

Tuổi thơ đi vội

Mẹ tính sai tuổi cho tôi, bố thì không quan tâm đến việc đó. Tôi thì không biết mình bao nhiêu tuổi. Chúng tôi cần tính tuổi để chuyển nhà từ thế giới này tới thế giới khác.

Và, đương nhiên sai sót này đã dẫn đến hậu quả khá nghiêm trọng. Tôi 8 tuổi, đáng nhẽ phải chờ đến hai năm nữa thì tôi mới được du hành không gian mà không lo bộ mặt bị biến dạng. Nói chung là xương thịt chưa đủ trưởng thành.

Tôi luôn tự ti bởi cái cằm chìa ra ngang với cái mũi nhọn hoắt và hếch lên. Tôi phải đeo niềng răng để cho bộ nhá của mình không mọc lung tung. Cũng may năm đó là mùa đông nên tôi đeo bao tay kín mít và đội mũ len nên đầu tôi vẫn tròn, tay tôi vẫn thon đẹp y như tay cái Vi nhà hàng xóm. Tôi hay sang đó chơi vì bố mẹ chiều chuộng tôi lắm. Đi chơi suốt ngày.

Thế đấy, tôi sẽ không bao giờ lớn lên thêm được nữa.

Lớn tuổi hơn một chút, tôi được về thăm cô giáo Thái ở trường cũ và bạn bè thì luôn chế nhạo vẻ ngoài hài hước của tôi. Và thế là tôi không về đó thêm một lần nữa, mặc dù rất là nhớ nhưng đến đó không ai đem lại cho tôi niềm vui thì đến làm gì. Cô giáo Thái cũng được đà véo cái mũi nhọn và hếch ấy của tôi rồi khen “đáng yêu quá!”.

Cả hai thế giới, tôi đều bị nhạo báng như thế.

Năm nay tôi lên lớp hai. Vì tôi học lại từ đầu ở thế giới sống. Như lúc đầu tôi nói, tôi hay sang nhà cái Vi chơi là vì cả năm tôi phải học lại những thứ mà mình đã biết, chán chết đi được. Tôi chơi là chủ yếu. Cái Vi không  chê mẫu mã của tôi vì chúng tôi ở gần nhà nhau, nhìn nhau khá là chai mặt rồi. Chúng tôi nghịch đủ kiểu, nào là lấy phấn son của mẹ đi phết đầy lên mặt, chẳng ra gì đâu nhưng cảm giác được làm đỏm dáng thật là tuyệt. Hay là trò may váy cho búp bê, là tuyệt nhất đó, chúng tôi góp tiền vào mua cả một tá búp bê to lẫn nhỏ rồi bắt đầu tìm những bộ quần áo cũ làm nguyên liệu để cắt may. Sau một thời gian thì tôi mới biết mấy trò này chỉ dành cho con gái chơi, nhưng chẳng sao cả, bạn thân của tôi vẫn nhất nhất là Vi.

Lớn tuổi hơn một chút. Mẹ bắt ở nhà học phép thuật nên tôi ít được chơi với Vi, và mẹ cũng không thích tôi chơi toàn trò con gái ấy, sau này tôi sẽ bị ảnh hưởng. Mẹ gửi tôi đến nhà bà nội và chuyển trường mới. Ở đó, bà sẽ nắn lại khuôn mặt cho tôi một cách kì công nhất có thể. Tôi thì thích khi lớn lên chừng mười sáu, mười bảy tuổi sẽ đi bệnh viện phẫu thuật chỉnh hình. Nhưng gia đình tôi không thích thế, mẹ nói tôi sẽ đau đớn vô cùng và bạn bè sẽ không biết tôi là ai nữa.

Thế là càng lớn tôi càng đẹp trai hơn.

Vào mỗi buổi sáng, bà luôn nhìn khuôn mặt nứt nẻ của tôi rồi cười. Còn tôi luôn mong muốn thời gian chữa trị này càng mau hết càng tốt, nó làm da dẻ tôi rạn nứt và nóng rực. dù rửa mặt kĩ đến thế nào rồi, tắm táp cả tiếng đồng hồ rồi nhưng khi đang ngán ngẩm ngồi nghe giảng trong lớp, tôi vẫn cạy ra được những lớp vảy nến bám trên tai hay gãi gãi ở đầu là nó két đầy vào móng tay. Cũng may không ai chê tôi ở bửn.

Tự dưng một đêm bà nội lôi tôi dậy và nhét tôi vào một cái hộp giấy rồi chuyển tôi đi đâu đó. Tôi cứ nằm lăn ra ngủ trong hộp. Hai hôm trước bà đã nói với tôi là sẽ gửi tôi đến một bệnh viện, hình như là học viện Y Học Nhân Dạng thì phải. Nhưng khi người ta bóc hộp giấy ra thì lại giật mình hét lên khiến tôi tỉnh giấc.

-A….! có một thằng nhóc!

-Nó còn sống không đồng chí Phong?

Hai chú quân nhân bế tôi ra khỏi chiếc hộp và kiểm tra sức khỏe cho tôi. Tôi bị gửi nhầm đến học viện Y Học Quân Đội Nhân Dân. Bà muốn tôi được lớn thêm ở học viện chuyên về nhân dạng, nhưng tôi đã tới được một nơi toàn là lính. Đọc xong dòng địa chỉ “Nơi đến: Học viện Y Học Quân Đội Nhân Dạng” là tôi hiểu rồi.

Tôi được đưa tới một phòng trong kí túc xá, nơi có hai cái giường, một cái đã có chủ và cái còn lại chắc chắn giành cho một anh lính khác và tôi sẽ phải ở đây.

Chú bộ đội bắt tôi mặc đồng phục, cái bộ nhỏ hơn một cỡ, nhìn cun cũn làm sao, rồi đưa tôi vào một lớp học. Giới thiệu tôi với thầy giáo và các bạn dõng dạc:

-Xin giới thiệu với thầy Lam và các bạn, đây là một học sinh bị gửi nhầm và tôi quyết định không gửi cậu ấy tới học viện Y Học Nhân Dạng nữa.

Tôi hoàn toàn bị động và lạ lẫm với tất cả. Không biết ở cái học viện này, tôi có được kéo dài ra như mong muốn không. Chú bộ đội đưa tôi ngồi cùng một anh bạn khá to, cũng chừng 16, 17 tuổi rồi chứ ít. Tôi ngồi thụt nút với cái bàn cao cỡn màu xanh bẹ chuối, ngơ ngác nhìn mọi thứ. Cả lớp im lặng đến ngay cả tiếng gãi ngứa cũng không sột soạt như bọn trẻ con cùng tuổi tôi hay gãi.

Nghe xong bài học chiến lược dàn quân, tôi chẳng hiểu gì hết. Nó khác hoàn toàn trò cảnh sát bắt cướp mà tôi hay chơi với các bạn trong lớp. Tôi về phòng và tìm mãi không thấy quần áo của mình đâu, chứ mặc mấy bộ cộc cỡn quá, tôi e rằng tâm trí mình sẽ điên lắm. Rồi tôi không thèm tìm đồ nữa, cứ thế nhảy ra khỏi bờ rào và rơi xuống bầu trời đầy mây bay qua bay lại kia. Tôi đã rất thích học trong một trường trên mây như nơi này đó. Hồi học tiểu học thì chỉ ở nơi lụp xụp dưới đất thôi.

-Hự!

Tôi đã nằm bẹp trên tấm lưới lẫn trong những đám mây và còi báo động vang lên, tôi bị bắt trở lại ngôi trường giành cho người lớn này. Sao bà lại có thể viết nhầm địa chỉ được chứ, tôi thừa nhận là bà có hơi lẫn cẫn một chút, nhưng bà đã hại tôi rồi, nếu tôi không liên lạc được với ai, tôi sẽ phải đi nghĩa vụ tám năm hoặc là phải tham gia một cuộc chiến nào đó ở thế giới nào đó và vì một mục đích nào đó. Tôi không thể nói đây là nhà tù, nhưng chính xác là nơi này đang giam giữ tôi. Mục đích là gì nhỉ?

Tôi khóc nhè trong phòng cả tiếng, đến nỗi anh lính cùng phòng phải trằn trọc mãi mới ngủ thiếp đi. Tiếng chuông vang lên là anh ý vục dậy nhanh như chớp, sỏ giày, đội mũ và không quên ngoảnh sang hỏi tôi:

-Cậu không đi học à? Đừng có khóc như trẻ con nữa?

Vốn dĩ tôi là trẻ con mà. Có một sự nhầm lẫn sắp gây chết người ở đây.

Tôi khóc được gần hai tiếng thì mệt quá và lăn ra ngủ, khi tỉnh dậy thì mình đã nằm gọn trong một cột đầy dung dịch nhớt nhớt, lan vào phổi tôi. Lúc lúc cơ thở tôi lại đau nhói lên rồi thôi. Cái cột bó sát làm tôi không nhúc nhích hay ngọ ngoạy nhìn xung quanh được. trước mặt tôi là phòng thí nghiệm vắng ngắt và đầy máy móc.

Thi thoảng lại có một anh mặc áo choàng trắng vào quan sát, đo đạc cơ thể tôi rồi ghi chép. Đến lần thứ 8 thì ánh mắt tôi đã nhìn ngang với đầu anh. Tôi cao lên nhanh trông thấy luôn. Nhưng dù sao thì tôi cũng chỉ là một thằng nhóc, trí óc đâu có được như thanh niên.

Bà nội bảo bao giờ tôi cao bằng bà thì phép thuật dịch chuyển tức thời sẽ có công hiệu. Để tôi thử xem, nhưng phải chờ mặc quần áo xong cái đã. Việc gì cũng phải bình tĩnh, bố tôi bảo thế. Giờ thì tôi cao hơn bà nội là điều chắc chắn. Trông tôi to cao và nhất là cái bụng năm múi đẹp quá đi mất. Tự dưng tôi thấy mình yêu nghĩa vụ này đến thế. Đúng là năm múi thật, tôi vén cái áo lót màu trắng lên để đếm lại và bụng tôi hơn bụng bố tôi một múi cơ bắp, sao tôi thấy thích thú cái chuyện gì thế này. Thoát khỏi đây cái đã, tôi giơ tay ra và năm đầu ngón tay tạo ra năm tia phép thuật màu xanh da trời, sau cùng nó tụ thành một quả cầu trong lòng bàn tay, tôi ném xuông nền nhà và nó bẹp thành một vũng màu lớn trước mặt, tôi nhảy xuống, thế là tôi sẽ bẻ gãy được một chặng đường thẳng đủ dài để chốn khỏi đây. Nhưng sao tôi lại mắc vào cái lớp lưới lẫn trong đám mây và còi báo động lại vang lên, tôi bị lôi về phòng và tôi lại khóc lóc đúng bản tính của trẻ con với cái bộ dạng một anh thanh niên và cái giọng khóc khàn khàn đến là buồn cười.

Chú bộ đội mà tôi gặp đầu tiền nhìn rồi lắc đầu ngán ngẩm, tôi được trả về với bà nội ngày sau đó.

Bà nhận ra tôi với cái mặt non choèn choẹt quen thuộc mà bà nhào nặn cả năm trời. Tôi cứ ngồi ngẩn ngơ trong phòng khách. Trên đường về tôi đã nghĩ “về rồi thì mình đi học trường nào đây? Với bội dạng này thì học lớp bốn làm sao được”.

Tôi về nhà thăm bố mẹ và lúc nào cũng nằm ỳ trong phòng. Nhìn Vi chơi một mình qua cửa sổ mà tôi thấy tiếc tuổi thơ quá đi.

Tuổi thơ của tôi là thế đó, học đi học lại mấy lớp cấp một, chơi búp bê với cô bạn hàng xóm mà không bị chế nhạo và chìm trong cột dung dịch để lớn lên, hết.

Tôi mặc đồ lính đi lang thang trong siêu thị để mua quần áo. Nhưng tôi to và cao quá, những một mét chín mươi cơ. Bộ dạng tôi lúc này thật là ngớ ngẩn và khờ khạo, đơn giản vì tôi không đủ thông thái để sống với hình hài một anh chàng thanh niên. Tôi mua vài bộ rằn ri trong cửa hàng quân trang, vì những bộ đồ ở đây thường nhập khẩu ở nước ngoài với những kích cỡ rất ổn so với hình hài tôi. Sau đó thì bố tôi hiểu rằng tôi thích đi lính và luôn giữ kỉ niệm làm tương lai mình. Ha ha!

Bố đích thân dạy tôi học hành, đương nhiên rồi, đến lúc này mà bố còn thờ ơ với tôi thì tôi sẽ nhờ mẹ dạy, và bố sẽ chẳng có cơ hội mà quan tâm, gần gũi với con trai nữa.

Còn Vi, tôi đã biết phải làm gì với bạn ấy. Tôi mang một hộp quà chứa con búp bê to nhất mà tôi tìm được sang và cố gắng nói dối thật giống:

-Em là Vi à? Bạn Huân nhờ anh tặng cho em một món quà. Em cầm lấy này!

-Em cảm ơn anh!

Sao lúc này tâm trí tôi hỗn loạn quá. Chỉ là một món quà thôi mà sao cảm xúc của tôi khác quá nhỉ? Thôi kệ đi, chắc là một thứ tình cảm nào đó của thanh niên.

-Anh cao và đẹp trai quá!

-Ừm, chắc là  thế.

-Anh chẳng giống bạn Huân chút nào cả.

-Ừm, chắc là thế.

-Bạn ấy xấu xí và nhìn hài hước lắm.

-Hả?

Tôi hốt hoảng, nhịp tim đập nhanh và mạnh hơn. Mặc dù tôi đã có một chút hiểu biết để không chấp vặt chuyện này, nhưng bạn Vi nói  ra làm tôi có một chút chạnh lòng. Bạn thân lại nói xấu sau lưng. Thôi, có khi chỉ là cảm nhận thật lòng của một cô bạn nhỏ không biết nói dối. Cũng vô ý khen tôi đẹp trai nữa mà, thích ghê.

Đẹp trai, xinh gái là điều mà rất nhiều người mơ  ước, ở đâu cũng thế thôi. Mĩ quan là quan trọng nhất, kể cả những phép thuật, chúng đều lung linh hết thảy.

Vì đầu óc tôi non nơn nớt nên học cái gì là in sâu vào đầu cái đó. Và bố tôi thì lúc nào cũng muốn định hướng tôi tới nghĩa vụ làm lính, thi thoảng tôi nghĩ đến điều đó mà tủm tỉm cười. Bố dậy tôi tất cả phép thuật mang tính sát thương và trị thương mà bố biết. Bố tôi chỉ đi nghĩa vụ quân sự có hai năm thôi mà biết nhiều quá, tôi nghi là không phải thế. Những lần họp phụ huynh năm lớp 1, lớp 2 đầu tiên của tôi ở thế giới chết, bố luôn kể với bố của bạn Tấn ngồi cạnh về những chuyện trinh chiến ở nơi nào xa lắm và chẳng thèm để ý đến những lời cô giáo đang khen tôi rất là nhiều. Thấy cả phòng họp hoan hô tán dương tôi thì bố mới vỗ tay lẹt đẹt hưởng ứng như vô thức, thật là… chán quá. Bố làm tôi không biết giấu mặt đi đâu, nhìn sang bạn Tấn cũng đang phị mặt ra, chán nản. Lớn rồi còn nói chuyện riêng trong lớp…

Hai hôm nữa là tôi đi cùng bố để dự phiên tòa phúc thẩm tội phạm. Bố chỉ ngồi dự thôi, nhưng tôi cũng được ngồi ké ở ghế khách mời danh dự ngay sát đội công an và nhìn rõ tên tội phạm đang được xích tay trên bàn cùng mấy tên khác đang chờ được phúc thẩm. Dù phiên tòa hớp dẫn là thế nhưng tôi vẫn tò mò với chức danh của bố mình nhiều hơn và sao bố lại đưa tôi đến đây nhỉ? Hay là muốn giáo dục tôi không được phép phạm tội? Chắc là thế, nhìn tên tử tù đang khóc lóc nói lời cuối, nom tội nghiệp và hiền lành ghê. Hắn ngoan ngoãn như một đứa trẻ con và công an đưa hắn đi chịu án chết. Tôi thấy lòng mình hả dạ, chả biết vì sao mình lại nhập tâm vào phiên tòa thế.

Kết thúc phiên tòa, bố tôi đi lên phía vị thẩm phán quyền năng và nói nhỏ vài câu gì đó sau đó thì ông cụ với râu tóc bạc phơ ấy rướm đầu nhìn tôi làm bộ râu ông rung rung thoát ra thứ ánh sáng bạc phếch. Tôi bối rối, không dám nhìn thẳng vào khuôn mặt trịnh trọng của cụ.

Hai người lại nói chuyện một lúc lâu cho đến khi phiên tòa tiếp theo được làm việc. tôi phải chứng kiến ba lần tòa tuyên án mới được ra ngoài ngắn nghía khuôn viên trước cửa tòa án. Thấy hãi với những bản án lắm.

Chúng tôi ăn bữa trưa ở một nhà hàng kiểu cũ với những cái bát gốm đỏ nâu không được tráng men, khăn trải bàn thì bằng lụa khiến khách hàng nào cũng không nỡ làm rơi vãi thức ăn ra bàn.

Cụ Ki rất hay nhìn tôi và tôi thì rất hay lúng túng khi cụ nhìn. Rồi tự nhiên cụ hỏi:

-Cháu 11 tuổi rồi à?

Tôi nuốt nốt miếng cơm rồi trả lời:

-Vâng ạ!

Rồi tôi  lại ăn… mặc cho cụ và bố tôi nói chuyện về luật pháp với nhau rồi khi ngó đến mâm cơm mới thấy tôi đã ăn sạch bách, lâu lắm rồi tôi không được ăn một bữa ngon như thế này. Bố gọi thêm vài món và tôi thì xấu hổ chuồn nhanh ra bàn uống nước, tán gẫu với chị nhân viên xinh xắn. Đúng là thanh niên có khác... tôi tán gái…

Cụ Ki dạy tôi phép biến hình để tôi có thể tha hồ đi học với hình hài tự nghĩ ra. Nhưng tôi phải có đủ sức khỏe để còn duy trì phép thuật cả ngày mà không lòi bộ mặt và hình dáng thật ra. Khó lắm nhưng tôi cũng không phải hạng tầm thường, ăn nhiều và tôi tập thể dục điều độ lắm. Tôi còn luôn tranh máy tập thể hình của bố ở trên tầng thượng của ngôi nhà. Nhà tôi ba tầng trang hoàng lộng lẫy ghê gớm, chuyện biến ra tiền tương ứng với chuyện có gì được nấy của mẹ. Và mẹ thích mua gì thì mua, cho ai tiền thì cho. Cuộc “chiến” giữa hai bố con làm mẹ phải mua thêm đồ đạc để cả nhà đủ điều kiện hơn. Mẹ thật nhạy bén, nhất là việc dậy thì của tôi, nhưng tôi không thích mẹ quan tâm quá như thế. Con trai mà, ngại chết đi được.

Không biết thanh niên đúng tuổi như thế nào chứ riêng tôi thì thấy bản thân mình lạ lắm. Tôi có nên kể ra không nhỉ, chẳng có gì nhiều, chì là xin mẹ thêm tiền mua quần áo lót hay là nhờ mẹ giặt tấm ga trải giường vì tôi lỡ làm nó liên quan đến giấc mơ “ướt”.

Đi học thì khác, tôi học trong ngôi trường mà cụ Ki đứng lớp. Trường Học viện công an không gian.

Tôi chỉ dự thính thôi, sau giờ học, cụ Ki sẽ tận dụng thời gian để dạy tôi phép biến hình. Tôi tiếp thu nhanh lắm, cả bài học trong giờ chính khóa cũng được tôi nhanh lẹ nắm bắt. Trong giờ học biến hình, cụ Ki còn giành cho tôi tám phút để hướng dẫn cụ thể. Phép thuật này rất quan trọng đối với công an và cảnh sát viên. Mà hình như trong trường sân khấu điện ảnh cũng được đưa vào giảng dạy thì phải, nhưng có lẽ bố tôi không quen ai bên đó và ông ấy thì luôn nghĩ rằng tôi thích làm lính hoặc đại loại là cái gì đó nghiêm túc với những nội qui khắt khe nhất… Điện thoại cũng bị quản sinh thu lại, tất nhiên là tôi không dùng mấy cái máy như thế rồi, chỉ là những anh cùng phòng vi phạm thôi. Họ rất sợ bị phạt đeo bao lô nặng muốn gãy lưng để đi hành quân. Anh cùng phòng tên Duy còn ngán ngẩm khi mùa nóng đến chảy mỡ ra như thế mà vẫn phải sỏ tất với giầy cả ngày, phép thuật chống hôi chân cũng được dịp mà mất hiệu lực, trong phòng thi thoảng mùi giầy lại thoảng qua mũi, khó chịu.

Tôi ăn không được no, nửa đêm là cái bụng lại kêu xèo xèo như than vãn. Tôi rủ anh Duy đi ăn nhưng anh ấy nhát lắm. Mà đi ở cổng tức thời thì làm sao ai biết và lại ở đây cũng không được canh gác, phòng vệ nghiêm ngặt như mấy trường trên mây.

Tôi không dại gì ném cánh cửa xuống nền nhà như đêm hôm trước, tôi sẽ đi thằng vào tâm hành tinh và phủ đầy một lớp dung nham vàng khè, gần giống lúc mà bà nội chữa trị khuôn mặt cho tôi. Tôi ném lên tường và sẽ dẫn tới đâu đó, giá mà phép thuật đủ mạnh để tôi tự dẫn lối cho mình, như vậy thì không lo lắng là bên kia cánh cửa là nơi nào. Cứ vận hành theo cách của trẻ con thôi.

Nhà hàng đối diện cổng trường có món cơm rang ngon tuyệt và tôi đã ăn rất nhiều, đến nỗi số tiền mang theo trong túi không đủ trả, mặt tôi nhăn lại, giá mà mẹ tôi ở đây, tôi sẽ trả đủ và còn tặng thêm một chút nữa. Cứ phải xa nhà mới biết người dân phải kiếm tiền cực khổ đến thế nào, chắt chịu từng đồng một.

Tôi kể một chút về mẹ tôi, bà là thủ kho bạc nhà nước, ai muốn gửi tiền thì cứ đưa đến và kí lên tờ phiếu được biến ra từ bàn tay, nhân đôi lên và hai bên cùng giữ. Mẹ tôi cũng là người bất khả xâm phạm, chẳng ai có thể bắt bà làm cái này, theo luật kia, không khủng bố được, cướp tiền thì lại càng không bao giờ có, ai đóng giả bố tôi hay là tôi thì sẽ xin được một chút tiền từ mẹ, nhưng hiếm lắm. Phép thuật biến hình cũng chỉ có công an, cảnh sát hay diễn viên mới được phép sử dụng, họ có phẩm chất tốt và diễn viên thường giàu có lắm, không làm mấy cái chuyện mất mặt ấy đâu.

Cụ Ki đến giả tiền. Sáng hôm sau tôi phải khoác ba lô hành quân cũng những người bị phạt vì đủ loại tội vặt vãnh vi phạm nội quy trong trường, nào là dùng điện thoại, đánh nhau, làm hỏng quân trang, không học bài cũ,… tùy vào mức độ mà khoác ba lô nặng hay nhẹ, nhưng tất cả đều phải hành quân những 50 cây số đường rừng.

Anh hay đi cùng tôi tên Vĩnh Khoa, nói chung thì ai cũng có thẻ tên nên tôi chẳng phải hỏi mà chỉ cần nhìn cũng biết. Anh thấy tôi đi có vẻ thư thái, nhàn nhã thì nảy sinh ý muốn đổi ba lô, cứ ve vãn bắt chuyện cùng và làm con đường chúng tôi đi thêm vui hơn. Nhưng có lẽ vì tôi khỏe chứ không phải vì ba lô của tôi nhẹ đâu.

Cứ cách 5 cây số là chúng tôi được nghỉ chân một chút. Uống nước hay là ngồi ngắt lá cây quạt. Thế nào ý chứ, có phải lính đâu mà hành quân nhỉ? Trung cấp công an cũng phải đi xuyên rừng, chán chết đi được.

-Bạn Hoàng Huân, đổi ba lô nhé, thầy không biết đâu!

Tôi cười rồi lắc đầu. Một phần cũng vì quy định, phần vì ba lô tôi chắc chắn nặng hơn. Tôi thì thầm vào tai anh Vĩnh Khoa:

-Anh cứ ném vào bụi, ai mà biết.

Nói rồi tôi xách thử ba lô của anh, nó nhẹ hơn ba lô của tôi rất nhiều, tất nhiên là thế rồi. Tôi bỏ ba lô của mình ra và đếm lại, nhận thấy rằng từ 12 thanh thép nhân lên thành không đếm nổi, chắc là 30 thanh.

Cuộc hành trình lại tiếp tục. Nhanh thật, chúng tôi đã đi được 15 cây số và nghỉ chân lần thứ ba.

Tôi khoác ba lô, vừa đứng dậy thì “roạc…”, “leng keng... leng keng…”. Một quai ba lô đã đứt ra. Thấy giám thị nhìn thấy và kiểm tra.

-Em vi phạm nội qui gì vậy?

Thấy lo lắng hỏi. Tôi lúng túng nhìn các anh đi cùng rồi trả lời:

-Dạ thưa thầy, em chốn trường đi ăn đêm.

Thầy nhìn những người khác rồi trợn mắt quát:

-Của ai thì lấy về đi, các trò không thấy cái ba lô đứt cả quai rồi à?

Mỗi người lấy vài thanh thép và đút vào ba lô của mình, những năm anh liền rồi họ ghi danh vào một tờ giấy nhỏ của thầy giám thị. Tôi nhăn nhở cười rồi nói:

-Em cảm ơn nhé, em sẽ khoác hộ mỗi người một chặng đường.

-Trò nói gì thế, các bạn của trò cố nhét thêm vào ba lô ấy cơ mà.

Thầy giám thị chỉ vào cái ba lô đứt quai của tôi và vẻ mặt thầy thì nghiêm nghị lắm lắm.

Tôi nhận ra, nhưng không sao. Có vẻ như tôi vẫn luôn khỏe chán. Chuyến hành trình lại tiếp túc và tôi thì không phải khoác ba lô nữa, thầy giám thị đi cùng khiến tôi phát chán bởi sự im lặng của mọi người. Thầy cũng khoác một cái khá nặng. Mà sao tôi không kể chuyện khác nhỉ, xoay quanh mấy thứ này làm gì?

Cánh rừng nhiệt đới lắm sậu, bọ, giun, vắt, đỉa,.. và chúng tôi phải ăn mặc kín như bưng, nóng và mệt. Tôi thấy đói vô cùng, tôi trêu lũ khỉ trên cây và được chúng ném cho mấy quả rười chín vàng ươm và thơm phức mà tôi đâu có dám ăn, sợ đau bụng lắm. Tay tôi đang bửn nhèm thế kia cơ mà, mẹ bảo ăn uống phải đảm bảo, không thì thôi, làm sao ai để mình chết đói được.

Hồi còn nhỏ, tôi hay lên đồi ngoại thành cùng mấy đứa bạn, mút mật hoa chuông vàng hay là ăn quả ấu, quả rười rất ngon và ăn no luôn. Trên đường tôi hành quân thì không có loài hoa hình chuông ấy, cũng không có loại quả ấu hình trái tim lúc chín màu hồng thơm ngon và đẹp, bị dân bản địa khai thác rồi hay sao đó.

Trời nóng, bộ áo quần bảo hộ đi rừng này làm cơ thể tôi hơi khó chịu. Tôi vạch ra xem và thấy ngực đỏ rộp, nứt nẻ y như lúc tôi bị nhuốn dung nham trong tâm của hành tinh, lúc lúc lại nổ xịt hơi dạng huyền phù y như những chú cảnh sát không gian hệ lửa vậy. Tôi giấu mọi người về chuyện này, chả hay ho gì mà nói ra cả, tự thú nhận

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

Ẩn QC