tnds chủ sd lđ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
hiểm

2.4.1.Giới hạn trách nhiệm

Không giống như các loại bảo hiểm tài sản có số tiền bảo hiểm được xác định dựa trên giá trị thực tế của tài sản, hay như bảo hiểm con người có số tiền bảo hiểm phụ thuộc vào khả năng tài chính và nhu cầu của người được bảo hiểm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự có số tiền bảo hiểm không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu của người được bảo hiểm mà còn phụ thuộc vào phía công ty bảo hiểm mà cụ thể là công ty bảo hiểm luôn đặt ra hạn mức trách nhiệm. Với nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động cũng vậy, số tiền bảo hiểm chính là trách nhiệm bồi thường thay cho chủ doanh nghiệp mà công ty bảo hiểm chi trả cho người lao động khi không may gặp phải tại nạn lao dộng, bệnh nghề nghiệp thuộc phạm vi bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm lựa chọn sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện chi trả bồi thường bảo hiểm. Chẳng hạn khi người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp và có chi phí y tế phát sinh (bao gồm cả chi phí nằm viện), số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho tổn thất về chi phí y tế này sẽ được giới hạn theo số tiền bảo hiểm mà người tham gia bảo hiểm đã lựa chọn. Theo công văn 2152/PHH – 1995 của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam ban hành ngày 29/11/1995 thì phần trách nhiệm của công ty bảo hiểm có sáu mức như sau:

             Mức trách nhiệm 3.000 USD

             Mức từ 3.000 đến 5.000 USD

             Mức từ 5.000 đến 10.000 USD

             Mức từ 10.000 đến 20.000 USD

             Mức từ 20.000 đến 30.000 USD

             Mức trên 30.000 USD sẽ được thỏa thuận riêng

Giới hạn chi phí y tế gồm 4 mức như sau:

             Mức 1.000 USD

             Mức 3.000 USD

             Mức 5.000 USD

             Mức 10.000 USD

Bên cạnh đó, số tiền bảo hiểm còn là cơ sở để xác định mức phí mà người tham gia bảo hiểm phải đóng. Số tiền bảo hiểm mà người được bảo hiểm càng cao thì mức trách nhiệm của công ty bảo hiểm càng lớn.

2.4.2. Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm mà chủ sử dụng lao động phải nộp cho công ty bảo hiểm bao gồm hai phần chính là: Phí thuần và phụ phí

-                      Phí thuần:

Phí thuần của bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động về cơ bản dựa vào các yếu tố sau:

+/ Số tiền bảo hiểm nằm trong hạn mức trách nhiệm

+/ Xác suất rủi ro về tai nạn lao động nói chung

+/ Xác suất rủi ro về bệnh nghề nghiệp nói chung

+/ Căn cứ vào sự thỏa thuận giữa các bên

+/ Căn cứ vào yếu tố ngành nghề

Tuy vậy, hạn mức trách nhiệm của các công ty bảo hiểm thường được quy định theo một dải tần nhất định. Mỗi hạn mức trách nhiệm ứng với một mức phí khác nhau, để từ đó giúp chủ sử dụng lao động dễ dàng tham gia bảo hiểm. Đặc biệt, khi đồng tiền bị lạm phát, luật bảo hiểm có thể điều tiết theo hạn mức trách nhiệm cao hơn. Mặc dù phí thuần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng yếu tố ngành nghề vẫn được quan tâm hơn cả. Bởi vì chính mức độ khác nhau này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới xác suất xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Thông thường, các lao động làm việc trong các ngành nghề của nền kinh tế quốc dân được chia ra làm 4 loại chính:

+/ Loại I: Lao động gián tiếp (không liên quan đến quá trình sản xuất), làm việc chủ yếu ở văn phòng hoặc các công việc tương tự ít đi lại. Đó là giáo viên, nhân viên ngân hàng, bác sỹ, nhân viên văn phòng,…

+/ Loại II: Lao động không phải làm việc chủ yếu bằng chân tay nhưng mức độ rủi ro cao hơn nhóm I hoặc đòi hỏi phải đi lại nhiều, hoặc làm việc chân tay nhưng không thường xuyên và nhẹ như: Nhân viên siêu thị, cán bộ quản lý công trường,…

+/ Loại III: Lao động làm việc trong điều kiện khó khăn, hoặc chủ yếu là lao động chân tay như: thợ may, bác sỹ thú y, kỹ sư cơ khí, người lái ôtô, máy kéo,…

+/ Loại IV: Lao động trong điều kiện nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn như: thợ xây dựng trên cao, thợ mỏ, thợ lặn, thợ khoan dầu,…

Căn cứ vào 4 nhóm nghề này và số tiền bảo hiểm của từng mức trách nhiệm, công ty bảo hiểm lập sẵn thành biểu phí thống nhất. Biểu phí này tính bằng số tương đối hay còn gọi là tỷ lệ phí. Công văn 2152/PHH – 1995 của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam ban hành ngày 29/11/1995 có quy định rất rõ về tỷ lệ phí trong từng trường hợp như sau:

Bảng 1.2. Biểu phí thuần của bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động theo giới hạn trách nhiệm tại công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ từ năm 1995 đến nay.

Đơn vị: % trên Giới hạn trách nhiệm

Giới hạn trách nhiệm (USD)

Nhóm nghề nghiệp

I

II

III

IV

Dưới 3.000

0.12

0.135

0.16

0.18

3.000 - 5.000

0.13

0.15

0.175

0.23

5.000 - 10.000

0.25

0.27

0.32

0.45

10.000 - 20.000

0.35

0.42

0.47

0.60

20.000 - 30.000

0.415

0.50

0.58

0.72

Trên 30.000

Thỏa thuận riêng

Nguồn: Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam

Bảng 1.3. Biểu phí thuần của bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động theo giới hạn chi phí y tế tại công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ từ năm 1995 đến nay.

Đơn vị: USD

Giới hạn chi phí y tế

Nhóm nghề nghiệp

I

II

III

IV

1.000

15.00

18.50

22.50

30.00

3.000

24.00

27.00

31.00

42.00

5.000

30.50

35.00

41.00

54.00

10.000

800.00

110.00

125.00

150.00

Nguồn: Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam

Tuy nhiên, phí bảo hiểm được xác định không chỉ dựa trên 2 yếu tố giới hạn trách nhiệm và giới hạn chi phí mà còn phụ thuộc vào thời gian sử dụng lao động. Ta có bảng tỷ lệ phí bảo hiểm theo thời hạn sử dụng lao động như sau:

Bảng 1.4. Biểu phí thuần của bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động theo thời gian sử dụng lao động tại công ty bảo hiểm Bảo Việt Phú Thọ từ năm 1995 đến nay.

 

Thời gian sử dụng lao động

( tháng )

Tỷ lệ đóng

( % so với phí cả năm )

1

20

2

30

3

40

4

50

5

60

6

70

Từ 7 tháng trở lên

100

Nguồn: Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam

-           Phí thuần :   

Phí thuần được tính theo một công thức chung là:

F = S x T x L 

Trong đó:

                         F : Phí thuần

                         S : Số tiền bảo hiểm

                         T : Tỷ lệ phí tương ứng

                         L : Số lao động tham gia bảo hiểm

Trong trường hợp thời hạn sử dụng lao động của các lao động là khác nhau thì phí thuần sẽ được tính như sau:

F = Fd + Fn

Trong đó:

                         Fd : Phí thuần dài hạn

                         Fn : Phí thuần ngắn hạn

-                      Phụ phí :

Phần phụ phí hay còn gọi là phần phí chi quản lý. Phần phụ phí trong bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động được tính toán riêng và tách khỏi biểu phí. Khi các công ty bảo hiểm lần đầu kinh doanh nghiệp vụ này, kinh nghiệm chưa có, đặc biệt trong lúc tình trạng lạm phát ngày càng gia tăng thì nên tính thêm phần phụ phí để đảm bảo kinh doanh cho công ty.

Nghiệp vụ bảo hiểm này cũng được ký kết từng năm, chủ sử dụng lao động sau khi nộp phí sẽ được bảo hiểm cho trách nhiệm của mình đối với người lao động. Tuy nhiên, trong năm đó, số lượng lao động có sự thay đổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu tăng, chủ sử dụng lao động phải nộp phí theo số người tăng đó theo số tháng còn lại trong năm mà hợp đồng ký kết. Còn nếu số lượng lao động giảm thì công ty bảo hiểm sẽ hoàn phí tính theo số tháng hợp đồng bảo hiểm đã ký. Quá trình hoàn phí sẽ được tiến hành như sau:

Nếu do phía công ty bảo hiểm đề nghị hủy hợp đồng, công ty bảo hiểm sẽ phải hoàn lại 100% phí bảo hiểm tương ứng với thời hạn còn hiệu lực của hợp đồng.

                      Phí bảo hiểm x ( 365 ngày – thời gian đã tham gia bảo hiểm)

Phí hoàn lại  =    -----------------------------------------------------------------------

365 ngày

Còn nếu do phía khách hàng đề nghị hủy hợp đồng thì công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại 80% phí bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng

               Phí bảo hiểm x ( 365 ngày – thời gian đã tham gia bảo hiểm) x 80%

 Phí hoàn lại  =    --------------------------------------------------------------------------------

                                                        365 ngày

2.5. Giám định và bồi thường tổn thất

Mối quan hệ hai bên hợp đồng là chủ sử dụng lao động và công ty bảo hiểm. Khi chủ sử dụng lao động chuyển khiếu nại cho công ty bảo hiểm phải bao gồm các giấy tờ sau:

-                      Đơn bảo hiểm

-                      Giấy thanh toán phí bảo hiểm

-                      Biên bản xác minh tai nạn

-                      Y bạ và hồ sơ điều trị bệnh nhân gồm: phiếu thanh toán viện phí, bệnh án, phiếu theo dõi điều trị nội trú, giấy tờ xác định thu nhập, phiếu thanh toán điều trị ngoại trú,…

-                      Biên bản xác nhận của y bác sỹ về thương tật

-                      Giấy báo tử ( nếu có )

-                      Giấy chứng nhận quyền thừa kế hợp pháp

Sau khi nhận được những giấy tờ này công ty bảo hiểm xem xét tính hợp lệ và xác minh vấn đề nghi vấn, nếu không có gì vướng mắc sẽ thanh toán bồi thường. Nếu có tranh chấp thì chủ sử dụng lao động phải thông báo cho công ty bảo hiểm xem xét giải quyết. Sau khi lập đủ các chứng từ cần thiết, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành các thủ tục xét trả tiền bồi thường. Theo điều 107 Luật lao động Việt Nam thì chủ sử dụng lao động phải có trách nhiệm trước hết về toàn bộ chi phí cấp cứu, viện phí. Số tiền bồi thường được xác định theo từng trường hợp như sau:

-                      Trường hợp chết hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn ( từ 81% trở lên):

Trong trường hợp không có lỗi của người lao động, bồi thường ít nhất là 30 tháng lương nhưng không vượt quá số tiền bảo hiểm mà người sử dụng lao động đã chọn. Còn trong trường hợp do lỗi của người lao động thì công ty bảo hiểm bồi thường ít nhất là 12 tháng lương nhưng không vượt quá 50% số tiền bảo hiểm mà người chủ sử dụng lao động đã chọn

Ví dụ: Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm cho 1 công nhân B với mức trách nhiệm theo mục này là 5000 USD ( mức lương của công nhân B là 100 USD/ tháng ). Khi công nhân B bị chết do tai nạn lao động, Chủ sử dụng lao động sẽ bồi thường cho thân nhân của công nhân B là 30 tháng lương ( 3000 USD ) , vì thế, mặc dù giới hạn trách nhiệm là 5000 USD nhưng công ty cũng chỉ trả cho chủ sử dụng lao động 3000 USD. Nhưng nếu chủ sử dụng lao động bồi thương đủ 5000 USD thì công ty bảo hiểm cũng phải bồi thường cho chủ sử dụng lao động là 5000 USD.

-                      Trường hợp thương tật bộ phận vĩnh viễn :

Thương tật bộ phận vĩnh viễn quy định trong đơn được hiểu là thương tật bộ phận vĩnh viễn từ 80% trở xuống. Trường hợp này sẽ được bồi thường theo các tỷ lệ quy định cho từng trường hợp thương tật và nguyên tắc bồi thường đã được nêu trong bảng tỷ lệ thương tật quy định trong từng đơn bảo hiểm.

Trường hợp người lao động bị nhiều thương tật bộ phận tổng cộng vượt quá 80%, công ty bảo hiểm sẽ xem xét giải quyết bồi thường như đối với trường hợp thương tật toàn bộ vĩnh viễn.

-                      Trường hợp thương tật bộ phận vĩnh viễn dưới 5% hoặc mất khả năng lao động tạm thời

Trong trường hợp này, người lao động sẽ chỉ được chi trả các chi phí y tế và lương trong thời gian điều trị.

Bên cạnh những khoản tiền bồi thường nhận được ở trên, người lao động còn nhận được công ty bảo hiểm thanh toán các chi phí y tế và tiền lương theo ngày điều trị. Những khoản chi trả này được tính toán như sau:

-                      Chi phí y tế:

Việc thanh toán các chi phí y tế được dựa trên cơ sở hóa đơn, chứng từ y tế phát sinh, bao gồm cả các hóa đơn thuốc do điều trị ngoại trú, song không được vượt quá giới hạn chi phí y tế mà chủ sử dụng lao động đã lựa chọn và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm. Chi phí y tế được trả độc lập với số tiền bảo hiểm do chết, thương  tật vĩnh viễn và tiền lương trong thời gian điều trị.

Ví dụ: lại lấy ví dụ giống như trên nhưng giả sử trước khi công nhân B chết đã có thời gian điều trị tại bệnh viện và đơn vị tham gia có quyền lợi về chi phí y tế với mức giới hạn là 3000 USD. Chi phí thực tế hợp lý cho việc cấp cứu và điều trị của công nhân B trước khi chết là 1500 USD. Trường hợp này, chi phí thực tế hợp lý thấp hơn mức giới hạn trách nhiệm nên chúng ta xét bồi thường cho chủ sử dụng lao động toàn bộ chi phí nói trên là 1500 USD.

-                      Tiền lương theo ngày điều trị:

Quyền lợi bảo hiểm này hoàn toàn độc lập với số tiền bảo hiểm trường hợp chết, thương tật vĩnh viễn và chi phí y tế. Trong trường hợp người lao động gặp sự cố thuộc trách nhiệm bảo hiểm phải nghỉ việc để điều trị (bao gồm cả điều trị nội trú), công ty bảo hiểm sẽ bồi thường trên cơ sở 100% mức lương thuần thực tế hàng tháng của người lao động tại thời điểm xảy ra sự cố. Giới hạn thời gian bồi thường tối đa phụ thuộc vào thời gian chủ sử dụng lao động đã lựa chọn khi tham gia bảo hiểm. Số tiền bồi thường cho 1 ngày (bao gồm cả thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ) sẽ được tính như sau:

                             Lương thuần hàng tháng (trừ tiền làm thêm, thưởng và bồi dưỡng)

Lương 1 ngày =  --------------------------------------------------------------------------------

30 ngày

Ví dụ: Đơn vị tham gia bảo hiểm bồi thường cho người lao động C, mức lương   150 USD/tháng, giới hạn trách nhiệm 6 tháng lương. Trong thời gian bảo hiểm, công nhân C bị tai nạn lao động phải nghỉ việc để điều trị thời gian 45 ngày. Số tiền bồi thường cho chủ sử dụng lao động trong trường hợp này được tính như sau:

STBT = 45 ngày x 150 USD/tháng : 30 ngày = 225 USD

Chú ý: trường hợp này nếu công nhân C phải nghỉ việc để điều trị 7 tháng, chúng ta chỉ thanh toán tiền lương trong thời gian điều trị tối đa là 6 tháng theo giới hạn chủ sử dụng lao động đã lựa chọn tham gia.

2.6. Hợp đồng bảo hiểm

*/ Khái niệm và đặc điểm:

Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó, bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phái trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Cũng giống như các loại hợp đồng bảo hiểm khác, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động cũng có các tính chất như:

-                      Là hợp đồng song vụ, mở sẵn

Các bên ký kết hợp đồng đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau, quyền của bên này sẽ là nghĩa vụ của bên kia. Các quyền và nghĩa vụ này đề được quy định và thể hiện rõ ở các điều khoản bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm, như là đã mở sẵn. Bên tham gia bảo hiểm sau khi xem xét thấy phù hợp với nhu cầu của mình thì ký kết và ngược lại.

-                      Mang tính tương thuận

Việc ký kết hợp đồng dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiện, nội dung hợp đồng chủ yếu đều do công ty bảo hiểm soạn thảo sau khi được cơ quan quản lý phê duyệt, người tham gia bảo hiểm sẽ tự do lựa chọn cho phù hợp với yêu cầu của mình.

-                      Là hợp đồng có bồi thường

Quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên tham gia hợp đồng thể hiện mối quan hệ tiền tệ rất rõ nét, tức là người tham gia bảo hiểm phải trả tiền bằng cách nộp phí bảo hiểm mới được đảm bảo có quyền lợi kinh tế từ công ty bảo hiểm.

-                      Là loại hợp đồng may rủi

Tại thời điểm ký hợp đồng, sự kiện bảo hiểm là rủi ro tồn tại ở trạng thái tương lai, không ai biết được nó có xảy ra hay không. Nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra, người thụ hưởng sẽ được công ty bảo hiểm chi trả bồi thường, còn nếu sự kiện bảo hiểm không xảy ra thì công ty bảo hiểm sẽ không phải chi trả bồi thường. Vì thế, không thể xác định được hiệu quả khi ký kết hợp đồng.

Ngoài các đặc điểm chung trên, hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động còn có những đặc điểm đặc trưng sau:

-                      Trong thời hạn hợp đồng, công ty bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm khi người lao động bị thiệt hại và yêu cầu người chủ sử dụng lao động bồi thường.

-                      Hợp đồng bảo hiểm này chỉ giới hạn trong phạm vi trách nhiệm bồi thường về mặt kinh tế, không chịu các trách nhiệm khác của người chủ sử dụng lao động trước pháp luật như: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự,…

-                      Hợp đồng bảo hiểm này không thể quy định về số tiền bảo hiểm, mà chỉ quy định về hạn mức trách nhiệm bồi thường tối đa của công ty bảo hiểm.

*/ Nội dung của hợp đồng:

Nội dung của một hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động bao gồm:

-                      Tên và địa chỉ của doanh nghiệp tham gia bảo hiểm

-                      Ngành nghề hoạt động

-                      Giới hạn trách nhiệm cho một người lao động

-                      Phạm vi bảo hiểm

-                      Rủi ro loại trừ

-                      Phí bảo hiểm

-                      Thời hạn bảo hiểm

-                      Ngày ký kết hợp đồng

-                      Chữ ký của các bên

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net