tnds chủ sd lđ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

1. Sự cần thiết và tác dụng của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động

Trong điều kiện kinh tế thị trường chủ sử dụng lao động thường phải chịu trách nhiệm về hàng loạt các vấn đề theo quy định của pháp luật như :

-                      Nộp thuế đầy đủ cho ngân sách nhà nước;

-                      Chịu trách nhiệm trước nhà nước về các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho các cá nhân và tổ chức khác trong xã hội;

-                      Chịu trách nhiệm trước người lao động về việc giải quyết việc làm, trả thù lao lao động và tình hình tai nạn rủi ro phát sinh bệnh nghề nghiệp liên quan đến người lao động;

-                      Chịu trách nhiệm trước nhà nước, pháp luật về một loạt các vấn đề khác có liên quan.

Trong những trách nhiệm nêu trên thì trách nhiệm đối với người lao động là lớn nhất và phức tạp nhất, bởi vì nó trực tiếp liên quan tới cuộc sống của người lao động và gia đình họ, liên quan đến công ăn việc làm, đến tai nạn rủi ro và bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra với họ. Những trách nhiệm nêu trên đôi khi làm cho chủ doanh nghiệp không những thiệt hại rất lớn về mặt tài chính mà còn làm sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, dây truyền sản xuất bị ngưng trệ. Do mức độ thiệt hại có thể là rất lớn nên hầu hết các nước trên thế giới đều thống nhất quy định chủ sử dụng lao động phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho một loạt các vấn đề có liên quan, trong đó có trách nhiệm đối với người lao động.

Mặc dù người lao động đã tham gia Bảo hiểm xã hội với chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nhưng Bảo hiểm xã hội chỉ chi trả phần nào khi người lao động bị tai nạn lao động làm mất hoặc giảm thu nhập, khoản trợ cấp này từ Bảo hiểm xã hội đôi khi là rất nhỏ, đặc biệt là so với mức trách nhiệm lẽ ra phải phát sinh nếu rủi ro về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp xảy ra do lỗi của chủ sử dụng lao động. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người lao động và gia đình họ nhất là những người lao động mới tham gia bảo hiểm xã hội. Vì thế trong thực tế, luật pháp thường yêu cầu chủ sử dụng lao động phải bồi thường thêm cho người lao động về những thiệt hại, tính mạng, sức khỏe của họ do tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp gây ra xuất phát từ lỗi của chủ sử dụng lao động. Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động với người lao động đã được triển khai ở nhiều nước.

Hiện nay, ở một số quốc gia chỉ chấp nhận một trong hai hình thức: bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với lao động hoặc chế độ Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp trong bảo hiểm xã hội, nhưng cũng có những quốc gia cũng tồn tại cả hai hình thức này.

2. Những nội dung cơ bản

2.1. Khái niệm

Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động là một thỏa thuận, qua đó chủ sử dụng lao động cam kết trả cho doanh nghiệp bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm, ngược lại, doanh nghiệp bảo hiểm cũng cam kết sẽ bồi thường một khoản tiền khi phát sinh trách nhiệm dân sự của người chủ sử dụng lao động đối với người lao động.

Bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động là một loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự, vì thế, nó mang đầy đủ những đặc điểm đặc trưng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự như:

-    Đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng;

Khác với các loại hình bảo hiểm khác, đối tượng của bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động nói riêng và của bảo hiểm trách nhiệm nói chung là phần trách nhiệm phát sinh của người tham gia bảo hiểm đối với người khác, và nó chỉ phát sinh khi có đủ ba điều kiện: Bên thứ ba ( người lao động ) phải có thiệt hại thực tế; Phải có hành vi trái pháp luật của người tham gia bảo hiểm ( chủ sử dụng lao động ); có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại của bên thứ ba và hành vi trái pháp luật nói trên.

-                      Trách nhiệm phát sinh được xác định trên cơ sở thiệt hại thực tế của người thứ ba và mức độ lỗi của người mua bảo hiểm;

Khi xảy ra sự cố bảo hiểm, mức độ thiệt hại do trách nhiệm pháp lý phát sinh bao nhiêu là hoàn toàn do sự phán xử của tòa án. Và trách nhiệm pháp lý của người tham gia bảo hiểm thông thường được tính dựa trên mức độ lỗi của từng bên. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có những trường hợp mà tòa án sẽ không căn cứ vào mức độ lỗi để phán xử mà căn cứ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp

-    Thường được thực hiện dưới hình thức bắt buộc;

Do bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động là một loại hình bảo hiểm có tính xã hội rất cao. Với cùng một rủi ro có thể sẽ có rất nhiều người bị thiệt hại, điều này có ảnh hưởng vô cùng lớn tới sự ổn định của người chủ sử dụng lao động, người lao động nói riêng và tới sự ổn định của toàn xã hội nói chung. Vì thế, nhiều quốc gia trên thế giới đã đua ra quy định bắt buộc những người chủ doanh nhiệp phải mua bảo hiểm này cho người lao động mà mình sử dụng.

-    Mức bồi thường của công ty bảo hiểm có thể được giới hạn bởi mức trách nhiệm đã được thỏa thuận trước trong hợp đồng.

Khi các công ty bảo hiểm đề cập tới vấn đề này, đã có hai quan điểm được đưa ra:

+/ Quan điểm thứ nhất: Phải áp dụng giới hạn trách nhiệm

Khi rủi ro xảy ra, mức độ thiệt hại của người lao động đôi khi là rất lớn, bản thân các công ty bảo hiểm cũng không lường trước được. Hơn nữa, khi rủi ro xảy ra liên quan đến sức khỏe tính mạng của con người thì không ai có thể lượng hóa được bằng tiền mặt một cách chuẩn xác vì tính mạng, sức khỏe và tâm lý của con người là vô giá. Bên cạnh đó, giới hạn trách nhiệm còn giúp các công ty bảo hiểm ổn định được tài chính, xác định phí bảo hiểm được chính xác để từ đó mới có kế hoạch lập dự toán chi tiêu, đảm bảo ổn định kinh doanh. Đặc biệt, giới hạn trách nhiệm còn góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cá nhân, doanh nghiệp. Vì những lý do trên cho nên việc giới hạn trách nhiệm trong bảo hiểm trách nhiệm là rất cần thiết và được hầu hết các công ty bảo hiểm trên thế giới áp dụng.

+/ Quan điểm thứ hai: Không cần áp dụng giới hạn trách nhiệm

Có thể nói, mọi người tham gia bảo hiểm trách nhiệm hầu hết đều với mong muốn có thể yên tâm khi mình bị phát sinh trách nhiệm dân sự. Nhưng nếu đặt ra giới hạn trách nhiệm thì sự yên tâm này sẽ không được tuyệt đối, và người tham gia bảo hiểm sẽ vẫn phải lo lắng cho trường hợp mình bị phát sinh trách nhiệm cao hơn.

Quan điểm này được rất ít người đồng tình. Nhưng trên thực tế vẫn có một số công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm không giới hạn đối với một số nghiệp vụ mà khả năng tổn thất lớn ít xảy ra. 

2.2. Đối tượng bảo hiểm và đối tượng tham gia

Trong nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động, đối tượng bảo hiểm là phần trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động đối với người lao động khi có tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp xảy ra đối với người lao động dẫn đến thương tật hoặc tử vong.

Trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động là trách nhiệm bồi thường cho những hậu quả bằng tiền theo quy định của Luật lao động hoặc phán quyết của tòa. Thông thường, để khiếu nại trách nhiệm của chủ sử dụng lao động, người ta thường dựa vào 3 cơ sở pháp lý sau:

-                      Do lỗi bất cẩn của chủ sử dụng lao động, cụ thể khi chủ sử dụng lao động không cẩn trọng trong việc tuyển lựa nhân viên có đủ năng lực và họ không chú ý đến việc sử dụng và bảo quản các thiết bị nhà xưởng hợp lý hay tạo ra được một môi trường lao động an toàn.

-                      Chủ sử dụng lao động vi phạm trách nhiệm theo luật định do không thực hiện đúng các văn bản pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động dẫn đến xảy ra tai nạn cho người lao động trong quá trình làm việc.

-                      Căn cứ vào trách nhiệm thay thế, biểu hiện của nó là do chủ sử dụng lao động không áp dụng đúng quy trình quy phạm hoặc các biện pháp thay thế quy trình quy phạm khi cần thiết. Trong trường hợp này, trách nhiệm của chủ sử dung lao động phát sinh một cách gián tiếp, vì thực tế đây không phải lỗi của chính người sử dụng lao động. Chính vì vậy, lúc này đối tượng bảo hiểm chỉ xuất hiện khi trách nhiệm của chủ lao động được chứng minh.

Theo nghị định 233/HĐBT ngày 23/06/1990 và thông tư 19/TT/LĐTBXH ngày31/12/1990 Nhà nước quy định các đối tượng sau phải tham gia:

-                      Các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài

-                      Các doanh nghiệp liên doanh

-                      Các tổ chức, công ty trong nước tuyển chọn lao động Việt Nam để cung cấp cho các doanh nghiệp nước ngoài

-                      Các tổ chức nước ngoài đang đóng tại Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế có sử dụng 10 lao động trở lên

Sau đó 7 năm, vào năm 1997, đứng trước bối cảnh thu hút đầu tư nước ngoài để phục hồi nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng Châu Á năm 1997, Nhà nước ta đã sửa đổi quy định trên, thay vì bắt buộc, giờ là khuyến khích tham gia.

Trong nghiệp vụ bảo hiểm này, người được hưởng quyền lợi là những người lao động gặp sự cố bảo hiểm. Như vậy, người tham gia bảo hiểm và người hưởng quyền lợi bảo hiểm là hoàn toàn khác nhau, cần phải giải thích cụ thể khi ký kết hợp đồng.

2.3.Phạm vi bảo hiểm

Trong quá trình lao động, người lao động có thể gặp phải rất nhiều rủi ro với mức độ thiệt hại có thể là nhỏ hoặc cũng có thể là rất lớn. Nhưng không phải rủi ro nào xảy ra cũng thuộc trách nhiệm của chủ sử dụng lao động, vì thế, công ty bảo biểm cũng không bảo hiểm cho tất cả các rủi ro mà người lao động gặp phải trong quá trình lao động.

Những rủi ro người lao động có thể gặp phải được chia ra là: Rủi ro được bảo hiểm và rủi ro loại trừ.

●     Rủi ro được bảo hiểm:

Rủi ro được bảo hiểm được chia làm hai nhóm chính sau:

-    Thứ nhất là: Tai nạn lao động

Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ một bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Tuy nhiên, theo Luật hiện hành của Việt Nam, loại rủi ro này được khống chế như sau :

+/ Về không gian, tai nạn phải xảy ra trong địa phận của cơ quan doanh nghiệp hoặc ngoài địa phận của cơ quan doanh nghiệp khi người lao động đang tiến hành công việc theo chức năng nhiệm vụ;

+/ Về thời gian, tai nạn phải xảy ra trong thời gian làm việc, chuẩn bị hoặc thu dọn dụng cụ, máy móc trước và sau khi làm việc, thực hiện các nhu cầu cần thiết như: nghỉ giải lao, ăn cơm giữa ca, ăn bồi dưỡng, tắm rửa chân tay, ... (với điều kiện là vào những địa điểm và thời gian hợp lý);

+/ Tai nạn xảy ra với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở vào thời gian và địa điểm hợp lý (trên tuyến đường đi và về thường xuyên hàng ngày);

+/ Tai nạn do những nguyên nhân khách quan như thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động.

Tai nạn thương tật thường xảy ra là rất phổ biến, đặc biệt là trong những thời gian thời vụ, hay giai đoạn cạnh tranh quyết liệt, chủ sử dụng lao động tham gia bảo hiểm trách nhiệm còn phải cam kết bồi thường cho người lao động cả những tổn hại về tinh thần sau khi họ bị tai nạn thương tật.

Tai nạn lao động có thể phân loại thành tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng và tai nạn lao động nhẹ. Pháp luật sẽ có quy định cụ thể về việc những trường hợp chấn thương nào được coi là chấn thương nặng do tai nạn lao động. Thực tế cho thấy, thương tật do tai nạn lao động rất phổ biến. Đây chính là nguồn gây nguy hiểm chính cho người lao động, đặc biệt là ở các ngành có công việc mang tính chất nguy hiểm như: xây dựng, khai thác khoáng sản, làm việc ở giàn khoan, thợ cơ khí, phi hành đoàn, người đóng thế,…

-    Thứ hai là: Bệnh nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp là những bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Bệnh nghề nghiệp là bệnh đặc trưng của một nghề nào đó, do yếu tố độc hại trong nghề đó thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động và gây bệnh.

Đứng từ góc độ nguyên nhân gây bệnh có thể chia bệnh nghề nghiệp thành những loại sau:

+/ Bệnh do bụi:

Có rất nhiều loại bụi nguy hiểm như: Mạt gỗ, bụi rơm, bụi bông, bụi than, bụi silic,… gây ra các bệnh về phổi và đường hô hấp như: Bệnh bụi phổi, bệnh hen xuyễn,… Đặc biệt, người bị nhiễm bụi ximăng có thể dẫn tới tử vong.

+/ Bệnh do hóa chất:

Các hóa chất độc hại có thể gây nên bệnh nghề nghiệp như: Chì và các hợp chất chì, Benzen và các đồng đẳng của Benzen, Thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân, Mangan và các hợp chất của Mangan,…Các chất hóa học này có thể gây ra các căn bệnh như: Ung thư, viêm da,…

+/ Bệnh do yếu tố vật lý:

Hiện nay, ở Việt Nam, Bộ Y Tế và Bộ Lao động Thương binh Xã hội cùng nhau thống nhất ban hành danh mục bênh nghề nghiệp bao gồm 25 bệnh sau khi tham khảo ý kiến từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đại diện của người lao động.

 

 


Bảng 1.1. Danh mục bệnh nghề nghiệp hiện nay ở Việt Nam

 

Nhóm I:

Các bệnh bụi phổi và viên phế quản

1.1.  Bệnh bụi phổi-Silic nghề nghiệp

1.2.  Bệnh bụi phổi Amiăng

1.3.  Bệnh bụi phổi bông

1.4.  Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp

1.5.  Bệnh hen phế quản nghề nghiệp

Nhóm II:

Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp

2.1. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì

2.2. Bệnh nhiễm độc Benzen và các đồng đẳng của Benzen

2.3. Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân

2.4. Bệnh nhiễm độc Mangan và các hợp chất của Mangan

2.5. Bệnh nhiễm độc TNT

2.6. Bệnh nhiễm độc Asen và các chất Asen nghề nghiệp

2.7. Nhiễm độc chất Nicotin nghề nghiệp

2.8. Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp

2.9. Nhiễm độc Cacbonmonoxit nghề nghiệp

Nhóm III:

Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý

3.1. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ

3.2. Bệnh điếc do tiếng ồn

3.3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp

3.4. Bệnh giảm áp mãn tính nghề nghiệp

Nhóm IV:

Các bệnh da nghề nghiệp

4.1. Bệnh sạm da nghề nghiệp

4.2. Bênh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc

4.3. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp

4.4. Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp

Nhóm V:

Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp

5.1. Bệnh lao nghề nghiệp

5.2. Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp

5.3. Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp

Nguồn: Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH của liên Bộ y tế - Lao động, Thương binh & Xã hội và Quyết định số 27/2006/QĐ-BYT của Bộ y tế

 Khi nhưng rủi ro này xảy ra, công ty bảo  hiểm sẽ chi trả các chi phí y tế (bao gồm các chi phí nằm viện) theo hạn mức trách nhiệm do chủ sử dụng lao động lựa chọn; Lương thuần đầy đủ hàng tháng trong thời gian điều trị y tế (theo giới hạn bảo hiểm mà chủ sử dụng lao động lựa chọn); Trong trường hợp chết hoặc thương tật toàn bộ và vĩnh viễn (từ 81% trở lên) sẽ được bồi thường 30 tháng lương (hoặc nhiều hơn tùy theo lựa chọn của chủ sử dụng lao động); Còn trong trường hợp thương tật bộ phận và vĩnh viễn thì được bồi thường theo tỷ lệ thương tật quy định.

Phạm vi bảo hiểm trên được xây dựng trên cơ sở pháp lý thuộc Bộ luật Lao động số 35L/CTN ngày 05/07/1994 của Nhà nước Việt Nam quy định về trách nhiệm của chủ sử dụng lao động đối với người lao động trong trường hợp người lao động bị tai nạn hoặc bị bệnh nghề nghiệp xảy ra trong quá trình lao động sản xuất. Các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam rất quan tâm tới trách nhiệm pháp lý theo bộ luật này. Đây là cơ sở  thuận lợi để cho các công ty bảo hiểm có thể khai thác và vận động khách hàng tham gia.

     Rủi ro loại trừ:

Có nhưng rủi ro mà hầu hết các công ty bảo hiểm đều từ chối bảo hiểm. đó là những rủi ro như:

-                      Trách nhiệm của người được bảo hiểm theo một thỏa thuận ngoài trách nhiệm quy định trong Luật Lao động.

-                      Trách nhiệm của người được bảo hiểm đối với người lao động thuộc chủ thầu độc lập do người được bảo hiểm sử dụng.

-                      Bất kỳ người lao động nào làm thuê cho người được bảo hiểm mà không phải là công nhân theo nghĩa của Luật pháp quy định

-                      Khoản tiền mà người được bảo hiểm được phép đòi từ bất kỳ bên nào nhưng không có thỏa thuận giữa người được bảo hiểm và bên đó.

-                      Bất kỳ thương tật nào do tai nạn hoặc bệnh tật được quy là do chiến tranh, hành động ngoại xâm, xâm lược, thái độ thù địch, hoạt động chiến tranh (dù có tuyên bố hay không), nội chiến, nổi loạn, nổi dậy, cách mạng, khởi nghĩa hoặc quân sự hay cướp chính quyền.

-                      Bất kỳ trách nhiệm nào dù trực tiếp hay gián tiếp bị gây ra bởi hoặc được quy cho hay phát sinh từ :

+/ Nguyên liệu vũ khí hạt nhân;

+/ Ion hóa bức xạ hoặc nhiễm chất phóng xạ của hạt nhân hoặc chất thải hạt nhân do đốt cháy hạt nhân và vì mục đích của điểm loại trừ  này việc đốt cháy hạt nhân bao gồm cả quá trình tự phân hạt nhân.

-                      Bất kỳ thương tật nào của người lao động do tai nạn nếu chứng minh được rằng tai nạn gây ra cho người lao động do ảnh hưởng trực tiếp của rượu hoặc thuốc phiện gây ra mà không được bác sỹ kê đơn, trừ khi người được bảo hiểm chịu trách nhiệm theo quy định của Pháp Luật.

-                      Mất khả năng lao động hoặc chết do cố ý gây thương tích hoặc cố ý làm thương tật trầm trọng thêm.

-                      Tai nạn, thương tật, bệnh nghề nghiệp xảy ra ngoài phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

-                      Bất kỳ trách nhiệm nào có tính chất trực tiếp hay gián tiếp gây ra hoặc quy cho là phát sinh từ sản xuất, cung cấp, xử lý hay chế biến khoáng chất Amiăng hoặc các sản phẩm có liên quan đến chất Amiăng.

-                      Thương tật của người lao động phát sinh từ đánh lộn, trừ trường hợp do phải bảo vệ tính mạng của bản thân.

Với phạm vi bảo hiểm như trên, một mặt, công ty bảo hiểm có thể quản lý được khả năng các rủi ro có thể xảy ra qua đó đưa ra các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất và quản trị rủi ro sẽ hiệu quả hơn, mặt khác, việc đưa ra những điểm loại trừ cũng góp phần nâng cao ý thức của chủ sử dụng lao động cũng như người lao động.

2.4. Giới hạn trách nhiệm và phí bảo

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net