Juvia Lockser - Vũ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Juvia Lockser: Em tôi, em, Juvia.
Gray Fullbuster: Anh tôi, anh, Gray.
_______________________________________

Từ nhỏ Juvia Lockser đã được đặt cho một cái biệt danh là Vũ. Vì khi cô đi đến đâu, như một điều hiển nhiên bầu trời cứ xám xịt với từng hạt mưa ti tách.

Đó không phải trùng hợp hay gì cả, cũng không có chuyện cô gái nhỏ bé đi đến đâu cũng mang mưa theo đến đó mà là vì những người không có thiện ý với cô cứ buông những lời như dao cắt mũi tên về phía cô. Nói gương mặt cô ảm đạm, cứ như căm ghét bất kỳ ai nhìn cô hay lướt qua cô nên chả ai muốn đến bắt chuyện cho dù nó là một lý do vô lí.

Juvia vốn là một cô bé nhạy cảm và suy nghĩ nhiều, lần đầu nghe được mình mang đễn cơn mưa theo lời người ta đã vội vội vàng vàng đi tìm hỏi mẹ cách may những con búp bê cầu nắng và đặt ở trong phòng. Trong số những con búp bê cầu nắng, con đầu tiên là được mẹ may cho luôn được em mang theo bên mình và gọi nó là Meii.
Meii như một người bạn bên cạnh lắng nghe từng câu chuyện nhỏ, trông từng giọt nước mắt và những nỗi buồn lặng thầm của Juvia và không bao giờ đáp lại.
Hậu chia tay cha mẹ, em theo mẹ nhưng chẳng thể, may mắn Juvia vẫn có thể mang Meii theo, nhìn Meii sẽ cảm giác mẹ bên cạnh dù nó ít ỏi vô cùng.

Juvia POV:

"Ti tách ti tách"

Tôi cũng không biết nguyên do mình lẩm bẩm từng tiếng mưa rơi để làm gì đi nữa, tôi chỉ muốn một ngày nắng đổ như năm đó mà thôi.
Một năm tuổi thơ đẹp đẽ khi tôi chưa thấu thế nào là lãnh đạm vô tình, thế nào là thân ai nấy lo, lại thế nào mà sự nhẫn tâm của chính đồng loại với đồng loại. Tôi chưa bước vào cái "xã hội thu nhỏ" hay còn gọi với cái tên "ngôi nhà thứ hai".

Tôi chỉ như một con sâu bướm, vừa hóa kén còn non nớt vô cùng. Sự yếu đuối, non nớt ấy cần bao thời gian để có thể trở thành hồ điệp xinh đẹp màu sắc. Có lẽ "họ" rồi, còn tôi chưa, tôi vẫn ở trong cái kén chờ ngày được sải lên đôi cánh màu sắc mà bay.

Một ngày, mà hiện tại chẳng còn quan trọng.

(Họ ở đây mà Juvia nói ý chỉ những người đã trở thành bướm, sẽ chỉ lo những việc của chính bản thân mình và tránh né những sự việc không liên quan. Những người trầm lắng, như một con bướm bay mặc kệ những điều xung quanh.)

Tôi biết, một số người sẽ nghĩ cái biệt danh thứ hai tôi nói là đúng nhưng với tôi thì nó sai, rất sai.

"Xã hội thu nhỏ", phải, đây là cái đúng, vì nó có đầy đủ loại người.

_End Pov_

Thời vừa bước chân vào học cấp hai, thời tuổi thơ đẹp đẽ một lần thôi Juvia em tôi khấu đầu muốn trở lại.
Ngày mái tóc dài em tôi vẫn còn theo gió chiều dìu dắt dịu dàng. Ngày đôi mắt em tôi trong trẻo bất sầu, ngày má hồng và nụ cười em tôi rạng rỡ hết thảy.
Một thời đã qua, một thời đã chấm dứt.

Tuổi thơ đẹp đẽ bên người bạn năm đó của em khép lại ngay sau khi mái ấm nơi ngôi nhà thân thương đổ vỡ ở phiên tòa hôm đó.
Tiếng ai oán nén lại trong lòng được thay bằng từng hồi nức nở đau lòng của em tôi.

"Cha mẹ ơi, nghe con một chút được không...?"

Họ không nghe, không muốn nghe em tôi nói, họ chỉ muốn em tôi đi theo một trong hai, không muốn cho em tôi như xưa trọn vẹn mẹ cha.

Hai chữ "cạn tình" em tôi không thấu, cớ sau không vì em mà bên nhau? Cớ sao không vì em mà cho nhau cơ hội?

"Cha mẹ ơi... sao chẳng nghĩ về thời gian cha mẹ bên nhau đã từng kể cho con nghe lúc nhỏ? Cha mẹ từng yêu thương nhau như vậy mà!"

Đổi lại hỉ nộ em tôi là sự trầm tĩnh lạnh lẽo của cả căn phòng, thoáng thấy những ánh mắt thương hại ấy chỉ khiến em càng ghét bỏ hơn chính mình.

Và rồi, em tôi theo cha đến Tokyo sinh sống và làm việc cùng học tập.
Juvia chia tay những người bạn thân thiết, rời xa người mẹ chẳng thể lo nổi một đồng kinh tế huống gì đến việc mang em theo nuôi dưỡng?

Nước mắt của mẹ rơi, lã chã trên đôi gò má hồng hào luyến tiếc nhìn cha dắt tay em đi ngày một xa khuất.

"Mẹ ơi..."

Mặc cho tha thiết tiếng gọi, cha bế em lên xe chạy về Tokyo với gương mặt lãnh đạm không cảm xúc.

Vừa chuyển trường vài ba hôm, có lẽ vì mấy nguyên do nên em lại bị căm ghét bởi những con người kia.

Tuổi niên thiếu lúc chín lúc chưa, lúc trẻ con lại khi người lớn, một lần nổi loạn để mai này kể lại cùng cười thật tươi em tôi chẳng được trải nghiệm.
Ngày phiên tòa lạnh lẽo gọi mẹ (lại) theo cha, điều em tôi nghĩ đến với sự non nớt tuổi 12, em tôi muốn nhảy xuống biển.

Chẳng lời từ biệt người bạn năm đó, em rời đi ngay sau khi phiên tòa kết thúc cùng với cha. Bước chân vào một thế giới xa lạ khác hẳn vùng đất yên bình có mái ấm năm xưa em tôi từng sống.

Con người nơi đây sao mà lạnh lùng, họ chỉ lo việc mình chẳng màn đến người khác.

***

Ông lão vô gia cư trong tiết trời rét buốt, thô thiển mảnh áo vải sờn mỏng manh co ro một góc giữa dòng người nhìn thẳng bước đi.
Chẳng thể nghĩ ngợi, em tôi chạy đến:

"Ông ơi... sao ông không về nhà?"

Em tôi hỏi.

Ông lão co ro lạnh giá quay đầu nhìn em, không giấu được đôi bàn tay đã chai sạn không có bao tay giữ ấm run rẩy trong tiết trời.
Đôi mắt ông híp lại nhìn rõ, gương mặt phúc hậu già nua bị bụi đất làm bẩn. Có thể hiểu, ông đã ở bên ngoài rất lâu.

"Trời, trời lạnh... về- nhà... đi cô bé"

Ông lão nói trong sự run rẩy và trắng bệch của đôi môi khô nứt nẻ.

"Sao ông không về nhà vậy ông ơi? Cha nói tuyết rơi lạnh lắm..."

Ông lão cười hiền với em tôi, muốn đưa tay xoa đầu em nhưng rồi vì ngại bẩn cho em mà rụt lại.

"Nếu... có nhà, con gái ông sẽ chịu dắt cháu ngoại về chơi với ông rồi..."

Ông lão với giọng nói trầm khàn ấm cúng, Juvia nhìn ông, đau lòng thay cho một ông lão đã có con gái cùng đứa cháu mà lại phải vô gia cư... Con gái của ông ấy sao có thể làm như vậy chứ!?

Ông lão trầm giọng nói tiếp, giọng ông trầm lại phần ấm áp trong thời tiết hôm nay.

"Cháu của ông, con bé... chắc nhỏ hơn cháu vài tuổi." - Mắt ông lão buồn thêm:

"Ông không gặp nó lâu rồi. Lúc trước, còn bà nó ở với ông, ông có mua cho nó mấy cái váy... Ngặt nổi nó lớn từng ngày, ông không nhớ rõ nó cao bao nhiêu, lớn bao nhiêu nên cứ mỗi năm mỗi mua nhưng chỉ được một cái là mặc vừa cho ông xem vào... hai năm trước."

Đôi bàn tay nhỏ bé với chiếc găng tay hồng chạm vào gò má lạnh giá của ông lão.
Ông lão mở to mắt, nhìn bàn tay trên gò má lạnh của mình với đôi mắt buồn đó của cô bé chỉ sợ tay cô bé bị bẩn, ông muốn nhích ra... Nhưng cảm giác này đã từ rất lâu rồi ông chẳng được cảm nhận.
Đôi mắt hiền từ của ông lão cay nhòe, uất ức tuổi hờn của ông phơi bày từ từng giọt nước mắt rơi xuống.

"Ông muốn gặp cháu của ông... Sao bà nó bỏ tôi đi như vậy! Hức... Sao con lại không muốn cha gặp cháu ngoại của cha... Hức..."

Trước khi rời đi, Juvia lấy cái bánh bao mình vừa mua ban nãy tang trường cho ông lão. Ông nhận lấy, rồi lại bẻ nó làm đôi đưa lại cho em. Bảo em không ngại bẩn, có thể ăn với ông một bữa không?

Juvia muốn ông lão vui, cũng muốn tâm tư uất ức ông được giải bày nên không ngại gì lập tức ngồi lại với ông.
Ông lão vừa ăn, nước mắt vừa rơi.

Em tôi lúc ấy, tâm tình vốn nặng nề hậu ly hôn của cha mẹ càng nặng nề hơn. Dòng người đi qua đi lại bên ông lão có rất nhiều, nhưng người nào cũng nhìn thẳng... Em thấu ông lão vô gia cư đói đến mức nào, song ông ấy vẫn sẵn sàng một cái bánh bẻ làm đôi cho em thì cớ sao, những con người đó lại tiếc đến một lời thăm hỏi...?
Phải chăng đúng như những gì người bạn đó của em nói đúng.

Người bạn đau thương với số mệnh kém vận may.

Năm đó, Juvia vừa tám tuổi đã từng hỏi người bạn thân thiết cũng là duy nhất của mình:

"Gajeel à, tại sao mọi người đều thích cuộc sống ở đây hơn ở các thành phố? Chẳng phải ở thành phố tiện lợi hơn rất nhiều sao?"

Người bạn Gajeel, một cậu nhóc khá đáng thương khi cha mẹ đều mất và chỉ sống với người bà đã già yếu của mình. Gajeel không thích nói chuyện nhiều với những người trong vùng quê em từng sống. Cụ thể, chỉ nói chuyện và chơi cùng với Juvia.

Gajeel có thể làm được nhiều việc, bẩm sinh cậu ta đã mạnh mẽ học gì hiểu đó nhưng gia đình lại không dư dả, hay còn có thể nói là phần thiếu thốn bữa đói bữa no... Tám tuổi Gajeel một thân chạy những công việc cậu được thuê như giữ nhà, sửa xe hay khiêng vác một số thùng vật dụng có phần hơn sức.

Nhìn vào đáy mắt sắc chàm trong ngần ngây ngô, đôi mắt cậu ta lúc nào cũng sầu rượi và thâm quầng vì thiếu ngủ. Người cậu gầy, nhưng xương lại cứng. Cậu ta đáp với giọng đều:

"Tự nhiên cậu đi ngoài đường rồi lăn ra ngất xĩu, cậu nằm ở đó từ trưa tới chiều thì cũng chẳng ai thèm giúp cậu."

"Tệ như vậy sao!?"

Juvia Lockser tròn mắt. Gajeel nhìn em, cười nói:

"Đúng rồi! Vậy nên đừng có đến thành phố! Ở lại đây chơi với tôi thì sống lâu hơn đó!"

Gajeel cười khà khà, trêu chọc khiến cho em tôi lúc ấy càng tròn mắt ngỡ ngàng hơn. Chốc sao, em tôi như đã quyết tâm thật sắc:

"Phải! Tớ hứa chỉ ở đây chơi với Gajeel! Không đến thành phố!"

Tiếng cười vọng vang khắp cánh đồng lúa vàng của hai đứa trẻ mỗi bên mỗi số phận.

Và rồi, một khắc hồi ức năm xưa vỡ tan trên con đường ti tách mưa rơi vai gầy em tôi lặng lẽ bước.

"Tớ hứa sẽ ở lại với cậu, nhưng Gajeel, tớ thất hứa với cậu rồi."

Em tôi bước đi, khẽ dừng chân nhìn qua nơi năm xưa em từng gặp ông lão. Sau lần gặp đầu, ngày sau tuyết rơi kín đường ông lão vẫn ở đó. Ông ở đó cho tới khi mặt báo đứa tin:

"Bản tin khu phố Z Tokyo
Một ông lão vô gia cư đã chết cống tại phố Z ngày x tháng x năm x. Thời gian mất được xác định là khoảng 1h30 đêm y tháng x."

Ông ơi, lúc đó em chỉ mới cho ông được nửa cái bánh thôi mà...?





Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net