(CT) dàn ý pt bức tranh chân dung tinh thần tự họa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ BÀI: Phân tích bức chân dung của HCM qua bài thơ " Chiều tối"(Mộ)
I/ Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh
- Sơ qua về tập nhật kí trong tù( hoàn cảnh ra đời, có bao nhiêu bài thơ, các mảng nội dung chính và giá trị của tác phẩm)
- Dẫn dắt vào đề bài
II/ Thân bài:
a/ Qua bài thơ, người đọc đã cảm nhận được tâm hồn nghệ sĩ hết sức nhạy cảm và tinh tế của HCM.
- Điều đó thể hiện qua tâm tư, cảm xúc dễ rung động được đánh thức trong buổi chiều muộn.
- Thời gian khi chiều tàn vốn dĩ là lúc dễ khơi gợi nỗi niềm, nỗi tâm tư( buổi chiều là lúc nghỉ ngơi sum họp với gia đình, những người xa quê hay xa gia đình đều cảm thấy dễ dàng đánh thức xúc cảm của mình vào khoảng thời gian này)
- Với HCM- một người con xa tổ quốc quê hương lại càng khiến cho tâm hồn người dễ dàng bị rung động.
b/ Dù thân thể bị xiềng xích trong gông cùm, nhưng điều đó không thể ngăn cản một tâm hồn nghệ sĩ luôn hướng về thiên nhiên.
(Phân tích bức tranh thiên nhiên)

- Hồ Chí Minh cảm nhận được vẻ đẹp bức tranh TN êm đềm, tĩng lặng( h/ảnh chòm mây, cánh chim).
-Không chỉ quan sát thấy hình dáng bên ngoài, HCM còn có thể cảm nhận thấy thần thái bên trong của sự vật( phân tích từ" mỏi" và từ "mạn mạn")
- Chỉ có những tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm và dễ rung động trước cái đẹp mới có thể miêu tả một cách tinh tế đến như vậy.
c/ Qua bài thơ, người đọc còn cảm nhận được tinh thần bản lĩnh của người chiến sĩ cách mạng thời đại mới.
-Đó là tấm lòng nhân đạo bao la cao cả:
+Mặc dù đang trong hoàn cảnh khổ cực nhưng HCM vẫn gắn bó với đời, không hề thoát li khỏi thực tại.
+Tác giả bày tỏ nỗi quan tâm sâu sắc cho cuộc đời lam lũ vất vả của người nông dân lao động TQ.
-Đó chính là tinh thần lạc quan , niềm tin tưởng vào tương lai.
+ Thể hiện qua hướng cận động của bài thơ( mở đầu bằng ko gian âm u lạnh lẽo và kết thúc bài thơ bằng một hình ảnh đầy tươi sáng)
-Phân tích nhãn tự " Hồng"-> niềm tin, sự tin tưởng vào tương lai.
=> Một bài thơ nhưng đã thể hiện một cách trọn vẹn hai khía cạnh trong con người Bác, tưởng chừng đối lập mà lại hài hòa thống nhất, tạo nên một phong thái cách mạng.
III/ Kết bài.
- Khẳng định lại giá trị tác phẩm.
-Nêu cảm nhận của bản thân


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net