Câu 4: biện chứng giữa " nguyên nhân" " kết quả " .. Ý nghĩa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 4: Mối quan hệ biện chứng giữa " nguyên nhân" " kết quả " .. Ý nghĩa phương pháp luận của nó với nhận thực và hoạt động thực tiễn

Viết lúc 5:18 chiều 31/08/2010 Sửa Xoá

- Nguyên nhân là phạm trù triết họcchỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau. Còn kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.

Chẳng hạn, không phải nguồn điện là nguyên nhân làm bóng đèn phát sáng mà chỉ là tương tác của dòng điện với dây dẫn (trong trường hợp này, với dây tóc của bóng đèn) mới thực sự là nguyên nhân làm cho bóng đèn phát sáng. Hay cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là nguyên nhân đưa đến kết quả là cuộc cách mạng vô sản nổ ra.

Không nên hiểu nguyên nhân, kết quả nằm ở hai sự vật hoàn toàn khác nhau. chẳng hạn cho dòng điện là nguyên nhân của ánh sáng đèn; giai cấp vô sản là nguyên nhân của cuộc cách mạng vô sản... Nếu hiểu nguyên nhân và kết quả như vậy sẽ dẫn đến chỗ cho rằng nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng nào đấy luôn nằm ngoài sự vật, hiện tượng đó và cuối cùng nhất định sẽ phải thừa nhận rằng nguyên nhân của thế giới vật chất nằm ngoài thế giới vật chất, tức nằm ở thế giới tinh thần.

Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ và nguyên nhân với điều kiện. Nguyên cớ và điều kiện không sinh ra kết quả, mặc dù nó xuất hiện cùng với nguyên nhân.

- Tính chất của mối liên hệ nhân - quả: phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến và tính tất yếu.

Tính khách quan thể hiện ở chỗ: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Dù con người biết hay không biết, thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định.

Tính phổ biến thể hiện ở chỗ: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ có điều nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi. Tính tất yếu thể hiện ở chỗ: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. Tuy nhiên trong thực tế không thể có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau. Do vậy tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả thực tế phải được hiểu là: nguyên nhân tác động trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau báy nhiêu.

- Giữa nguyên nhân và kết quả có quan hệ biện chứng với nhau.

Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện.

tuy nhiên không phải hiện tượng nào nối tíêp nhau về mặt thời gian cuãng là quan hệ nhân quả. ví dụ như ngày kế đêm, mùa hè kế tiếp mùa xuân... cái quan hệ nhân quả phân biệt với quan hệ kế tiếp là là ở chỗ nguyên nhân và kết quả có quan hệ sản sinh ra nhau.

Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân:kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân. sự ảnh hưởng đó thể hiện theo hai hướng: thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân

Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau: điểu này có nghĩa là sự vật, hiện tượng nào trong mối quan hệ này là nguyên nhân và trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại.

- Những biểu hiện của việc vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và thực tiễn:

Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến nghĩa là không có sự vật và hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhưng không phải con người nhận thức nay được mọi nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ đầu óc của con người, tách rời thế giới hiện thực. Điều này chúng ta thấy rõ nhất trong quá trình xác minh tội phạm của bất kỳ một quốc gia nào.

Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đó cần tìm trong những sự kiện, những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện và điều này thể hiện rõ nét qua quá trình điều tra của các cơ quan CA.

Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vai trò khách nhau đối với việc hình thành kết quả. vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải loại bỏ các nguyên nhân thứ yếu để tìm ra nguyên nhân cơ bản, chủ yếu; nguyên nhân bên trong nguyên nhân bên ngoài; nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan... Đồng thời phải nắn được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt động (điều tra, xác minh) và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.

Do kết quả có tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy, trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải khai thức, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tức dụng nhằm đạt mục dích.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net