trithucnhanloai

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tri thức nhân loại - part 2 "Phạm Đức Hiệu" HVHC sưu tầm,tuyển chọn...11/12/2008

Đảo Sip thuộc châu Á hay châu Âu?

- Thuộc châu Á. Hòn đảo ở Địa Trung Hải này bị Thổ Nhĩ Kỳ và Hy lạp chiếm đóng mỗi bên một nửa (9250 km2 , 735000 dân)

• Lục địa nào được phát hiện gần đây nhất?

- Châu Úc. Người Anh đã tìm ra châu lục này thế kỷ thứ 17. Người Úc chủ yếu gốc Anh, họ sống ở những vùng ven biển trù phú còn sâu trong đất liền phần lớn là sa mạc.

• Quốc gia nào nhỏ nhất thế giới về diện tích?

- Toà thánh Vatican được thành lập năm 1929 chỉ rộng 0,44 km2 và có khoảng 1000 dân, nằm giữa thủ đô Roma của Italia.

• Thành phố châu Âu nào được gọi là thành phố vĩnh cửu?

- Thành phố Roma, thủ đô Italia, được xây dựng từ 750 tr. CN (còn gọi là La mã). Từ một thành phố nhỏ bé nó đã trở thành một vương quốc La mã khổng lồ chiểm miền bắc Phi, xung quanh Địa Trung Hải, và Nam Âu làm thuộc địa.

• Vĩ tuyến 38 chia bán đảo nào làm đôi và cho biết tên của hai quốc gia hình thành?

- Nó chia bán đảo Triều tiên năm 1945 thành Bắc Triều tiên và Hàn quốc.

• Đảo Korsika (Cooc) thuộc nước nào?

- Thuộc Pháp, đây là quê hương của Napoleon, người hùng ngự trị châu Âu thế kỷ 18.

• Cảng nào lớn nhất Đông Á?

- Cảng Thượng hải của Trung quốc.

• Hồ nội địa nào sâu nhất thế giới?

- Hồ Bai can, hồ nước ngọt của Nga gần biên giới Mông cổ, sâu 1700 m.

• Bạn hãy cho biết tên của ba đại dương!

Thái bình dương (180 triệu km2, Đại tây dương (106 triệu km2) Ấn độ dương (75 triệu km2)

• Đảo St. Helena nằm ở đâu?

- Nằm giữa Đại tây dương , khoảng 3000 km cách bờ biển phía tây của Angola. Napoleon bị đầy và chết ở đây.

• Người ta gọi vùng rừng vành đai Siberi là gì?

' Rừng Taiga. Thực vật ở đây chủ yếu là cây lá kim. Rừng này có kích thước rất lớn 4800km X 1000 km.

• Thành phố Venedig của Ý gồm bao nhiêu đảo?

- 118 đảo. Đó là một thành phố đặc biệt vì đường phố là kênh rạch sông ngòi , phương tiện giao thông là tàu thuyền chứ không phải ô tô.

• Năm 79 tr. CN thảm hoạ núi lửa và động đất đã phá huỷ hoàn toàn hai thành phố La mã. Tên hai thành phố ấy là gì?

'''- Pompeji và Herculaneum.

'• Tại sao người ta gọi dân da đỏ là Indianer?

- Columbus dẫn chiến thuyền đến Ấn độ để tìm châu báu, nhưng ông đã tìm ra một châu lục khác mà không biết. Ông vẫn đinh ninh đó là Ấn độ nên ông gọi thổ dân ở đó là Indianer (người Ấn).

• Tên của thành phố Köln thời La mã là gì?

- Colonia Agippina. Hồi đó Köln và Bonn bây giờ là thuộc địa của La mã. Năm 9 sau CN người Germanen đại thắng quân La mã và Köln được giải phóng từ đấy.

• Hãy kể tên 4 nước lớn nhất về diện tích!

- Liên bang Nga, Trung quốc, Canada, Brazil.

Babylon nằm ở đâu?

Bên bờ sông Euphrat phía nam thành phố Bat đa (Irak). Babylon có một thời văn minh vào loại bậc nhất thế giới , song song với các nền văn minh Ai cập cổ đại.

• Chim cánh cụt (Pinguin) sống ở đâu?

- Ở châu Nam cực, còn ở Bắc cực có gấu trắng.

• Brazil nói tiếng gì?

- Họ nói tiếng Bồ đào nha. Phần lớn các nước khác ở Nam Mỹ nói tiếng Tây ban nha.

• Nước nào nằm giữa Pháp và Tây ban nha?

- Nước Andora (DT: 453 km2, 65000 dân)

• Sông nào dài nhất châu Âu?

- Sông Volga của Nga, dài 3700 km, đổ ra biển Kaspie.

• Thành phố Istabul trước kia có tên là gì?

- Konstantinopel và Byzanz thời còn là thuộc địa của La mã. Thành phố này cũng là thủ đô của vương quốc Đông La mã. La mã hồi đó quá rộng lớn nên phải chi thành đông và tây La mã để chiến đấu chống quân Nguyên từ Mông cổ sang và quân Germanen từ phương bắc xuống.

• Khi mới thành lập, thành phố New York của Mỹ có tên là gì?

- New Amsterdam. Lúc đầu người Hà lan chiếm và đặt tên theo thủ đô của mẫu quốc. Sau này bị quân Anh chiếm lại và đổi thành New York.

• Đỉnh núi cao nhất dãy An pơ tên là gì?

- Đó là đỉnh Mont Blanc, cao 4007 m , nằm giữa biên giới Pháp và Ý.

• Đỉnh núi cao nhất thế giới tên là gì?

- Everest (Nepal) cao 8840 m trên dãy Himalaya. Người ta gọi vùng này là nóc nhà thế giới.

• Kinh tuyến gốc (kinh tuyến số 0) đi qua Greenwich. Địa danh này nằm ở đâu?

'- Nó là một quận của thủ đô Luân đôn.

• Nước nào có nhiều núi lửa nhất thế giới?

- Nước Ai xơ len (Island) giữa Đại tây dương. Phần lớn những ngọn núi là núi lửa. Ngoài ra ở đây còn có những mạch nước nóng phun lên từ lòng đất (Geysir). Người ta tận dụng nguồn nhiệt tự nhiên này để trông rau và sưởi ấm.

• Trước năm 1868, thủ đô Nhật tên là gì?

- Kyoto, từ 1868 chuyển về Tokyo.

• Biển nào mặn nhất thế giới?

- Biển Hồng hải (Rotes Meer) với hàm lượng muối 4%. Đặc biệt biển chết (Totes Meer) mặn gấp 10 lần nước ở Địa Trung Hải nên không sinh vật nào sống nổi (biển chết). Người không biết bơi vẫn nổi trên mặt nước. Người ta dùng bùn ướp muối hàng tỷ năm về trước để đắp lên cơ thể, chữa được một số bệnh.

• Châu lục nào nhỏ nhất thế giới?

- Châu Úc (9 triệu km2), châu Âu nhỏ thứ hai (10 triệu km2)

• Tỷ lệ đất liền chiếm bao nhiêu phần trăm bề mặt trái đất?

- Đất 30%, biển 70%

• Tên của con sông dài nhất thế giới là gì?

- Sông Nil ở châu Phi, dài 6600 km, bắt nguồn từ Trung phi và đổ ra Địa trung hải. Con sống này là món quà của thiên nhiên tặng cho Ai cập.

• Cho biết tên sa mạc lớn nhất thế giới!

'- Sa mạc Sahara ở miền bắc châu Phi (chiếm 174 diện tích châu Phi). Cứ khoảng 50 năm, sa mạc này lại tiến chừng 200 km xuống phía nam.

• Bán đảo nào lớn nhất thế giới?

- Bán đảo A rập. Trên bán đảo này có các nước A rập xê út, Jemen, Oman, CH A rập thống nhất, Cô oét)

• Đường xích đạo dài bao nhiêu?

- Đường xích đạo dài khoảng 40.000 km chia trái đất thành bắc bán cầu và nam bán cầu.

• Băng đảo có diện tích bao nhiêu?

- 2175600 km2. Đảo này thuộc Đan mạch, quanh năm tuyết phủ. Nơi đây xuất hiện núi băng, trượt xuống biển gây nguy hiểm cho tàu thuyền (Titanic là một ví dụ)

• Thành phố nào nằm giữa hai lục địa?

- Thành phố Istanbul của Thổ nhĩ kỳ nằm giữa châu Á và châu Âu. Hai lục địa được nối với nhau bằng những chiếc cầu qua eo biển chỉ rộng khoảng 150m.

• Sông nào có lượng nước nhiều nhất thế giới?

- Sông Amazonas ở Nam Mỹ, nó cũng là con sông rộng nhất thế giới, có những chỗ đến 300 km.

• Sri Lanka trước kia có tên là gì?

- Ceylon. Đó là một đảo ở vịnh Băng ga len (Ấn độ dương).

• Mũi cực nam của Argentina tên là gì?

- Đất lửa. Người ta gọi nơi này là tận cùng của thế giới. Phía đông là quần đảo Falkland (Anh)

nơi xảy ra chiến sự tranh chấp 1982 giữa Anh và Argentina. Trên đảo có 2000 dân, bà Thủ tướng Anh Thatcher đã gửi 5000 thuỷ quân lục chiến để lấy lại đảo.

• Sa mạc Victoria nằm ở đâu?

- Nằm ở miền nam nước Úc.

• Washington nằm bên bở sông nào?

'- Sông Potomac

• Quảng trường Wenzel nằm ở thành phố nào?

'- Thành phố Praha của Tiệp khắc. Đây là quảng trường biểu tượng của thủ đô.

• Thành phố nào có Cung điện mùa đông?

- Thành phố St. Petersburg ( Leningrad xưa kia). Tên St. Petersburg được công nhận sau khi Liên xô sụp đổ.

'• Capitol có ở thành phố nào?

- Ở Roma (Italia) và Washington (Mỹ)

• Thành phố nào lớn nhất nước Úc?

- Sydney, thành phố tuyệt đẹp bên bờ biển.

• Sông Themse đổ ra biển nào?

'- Biển bắc (Nordsee), sông này chảy qua Luân đôn.

• Diện tích bề mặt trái đất bao nhiêu?

- 510 triệu km2

• Hồ nước ngọt lớn nhất thế giới có tên là gì?

- Lake Superior ở bắc Mỹ (biên giới Canada và Mỹ)

• Tên của rặng núi cao nhất Nam Mỹ là gì?

'- Rặng Anden chạy dọc bở biển Thái bình dương từ Trung Mỹ đến Đất lửa.

• Hãy cho biết tên con sông dài nhất châu Á!

- Sông Trường giang ở Trung quốc.

• Hãy cho biết tên con sông dài nhất bắc Mỹ!

'- Sông Mississippi ở Mỹ.

• Tên của sa mạc lớn nhất châu Á là gì?

'- Sa mạc Go bi ở Mông cổ.

• Tên của đỉnh núi nổi tiếng ở Hy lạp là gì?

- Đỉnh Olymp, Người Hy lạp cổ đại coi đây là chỗ ở của các vị thần.

Vì sao hoa huệ chỉ ngát hương về đêm?

Chỉ đêm xuống hoặc những hôm trời mưa, hoa huệ mới toả hương ngào ngạt. Đó là do đặc tính nó toả mùi thơm theo độ ẩm không khí.

Với các loài hoa nở ban ngày, khi ánh nắng chiếu xuống, nhiệt độ trên cánh hoa sẽ tăng lên, khiến tinh dầu thơm trong cánh hoa thoát ra nhiều.

Hoa huệ thì khác, cấu tạo cánh hoa của nó khá đặc biệt: nếu trời càng nắng to và hanh khô, bạn sẽ chẳng ngửi thấy mùi gì cả trừ phi gí sát mũi vào bông hoa. Ngược lại, nếu không khí có độ ẩm càng cao, những lỗ trao đổi khí trên cánh hoa tự động mở to để tinh dầu thơm thoát ra ngoài. Ban đêm, không còn ánh Mặt trời, độ ẩm không khí tăng cao hơn ban ngày nhờ vậy hoa huệ bắt đầu mở các túi thơm của mình. Đêm càng về khuya, mùi hoa càng đậm.

Những hôm trời mưa, độ ẩm không khí cũng cao hơn lúc bình thường, khi đó hoa cũng rất thơm. Có lẽ vì đa phần chúng ta cảm nhận được mùi thơm của nó về đêm và lúc trời mưa, nên còn gọi nó là dạ lai hương hoặc vũ lai hương.

Tại sao thỉnh thoảng mình hà mã lại "chảy máu"?

Hà mã tuy là động vật cạn, nhưng đại bộ phận thời gian của nó ngâm mình dưới nước, chỉ thỉnh thoảng mới lên cạn tìm thức ăn mà thôi. Điều kỳ lạ là khi đó, trên lớp da nhẵn bóng của nó, đôi khi xuất hiện "máu" đỏ, thậm chí có lúc toàn thân trở nên đỏ thẫm.

Thì ra, da của hà mã rất dày, rất sáng, nhưng không có tuyến mồ hôi - khác với loài người thông qua việc toát mồ hôi để hạ thấp thân nhiệt và làm cho da ẩm ướt, mát mẻ. Khi hà mã ngâm trong nước, việc thiếu tuyến mồ hôi không gây ảnh hưởng gì với nó. Nhưng khi lên cạn, lớp da thiếu nước bị khô đi, và có nguy cơ nứt ra. Lúc này hà mã phải sử dụng đến biện pháp tự tiết "máu" để làm ướt cơ thể.

Thực tế chất màu đỏ này không phải là máu mà là một loại thể dịch đặc biệt màu đỏ, được da tiết ra. Tác dụng của nó giống như sơn bôi lên bề mặt dụng cụ trong nhà, có thể bảo vệ được da, ngăn chặn sự khô nứt trên cơ thể.

Vì sao ếch nuốt mồi lại chớp mắt?

Mỗi lần nuốt mồi, ít nhất ếch phải chớp mắt một lần. Nếu côn trùng mà nó chén tương đối lớn thì số lần chớp mắt càng nhiều hơn cho đến khi thức ăn nuốt vào trong mới thôi.

Tại sao vậy? Khi bắt mổi, lưỡi ếch thò ra khỏi miệng và dính chặt vào con vật, sau đó nó cuộn miếng mồi đưa vào trong và nuốt chửng. Do con mồi không được nhai nên khi vào đến cổ họng rất khó trôi xuống bụng. Phải có một lực đẩy vào trong mới làm miếng mồi trượt xuống được và lực đẩy đó là động tác chớp mắt của ếch.

Phía dưới khoang mắt của ếch không có xương, tròng mắt gần giống hình tròn, phía ngoài có mí trên và mí dưới cùng lớp màng nháy có thể hoạt động được. Tròng mắt và cổ họng của chúng chỉ cách nhau một lớp màng nên khi cơ mắt co lại, mắt hơi nhô vào phía trong họng làm nảy sinh áp lực giúp cổ họng nuốt trôi thức ăn. Do vậy mới sinh ra hiện tượng chớp mắt khi nuốt mồi của ếch.

Côn trùng có mũi và tai hay không?

Mùa xuân là mùa hoa đào nở rộ, trăm hoa đua nở, chim bướm bay lượn, ong hút mật, rất nhiều côn trùng đang tìm mật truyền phấn trong các bụi hoa quả là một cảnh tượng đầy tất bật. Ong mật và bướm có thể ngửi thấy mùi thơm của các loại hoa quả, lẽ nào lại nói là chúng cũng có "mũi"?

Rõ ràng là côn trùng có "mũi". Nếu bạn bắt các loại côn trùng rồi quan sát tỉ mỉ một chút, bạn sẽ phát hiện ra trên đầu của chúng đều có hai chiếc râu. Nhưng râu của mỗi loại côn trùng lại khác nhau: Có loại râu nhỏ và dài, có loại râu lại có rất nhiều nhánh trông như hai chiếc bàn chải; Có loại râu lại rất ngắn, bên dưới nhọn, bên trên bành to ra, hai chiếc râu như hai chiếc chuỳ ngắn. Ngoài ra, ở phía dưới miệng của côn trùng còn có 4 chiếc râu bé và ngắn. Đừng thấy hình dạng của xúc tua và râu khác hoàn toàn với mũi của động vật bậc cao mà coi thường chúng, chúng cũng có tác dụng ngửi mùi vị như chiếc mũi. Bởi vì bề mặt của xúc tua và những chiếc rây có rất nhiều lỗ nhỏ, bên trong các lỗ nhỏ có chứa các tế bào có thể cảm nhận được mùi vị. Khi côn trùng gặp phải không khí có mang theo mùi vị, nó sẽ phân biệt được mùi vị nhờ vào cấu tạo đặc biệt này.

"Chiếc mũi" đặc biệt này vô cùng quan trọng đối với nhiều loại côn trùng. Ngoài ong mật và bướm ra, còn có rất nhiều côn trùng đều lợi dụng xúc giác để tìm kiếm thức ăn hay tìm đối tượng giao phối nhằm phát triển đời sau. Loài kiến mà mọi người quen thuộc có thể dựa vào khứu giác để phân biệt bạn của mình. Nếu đặt vài con kiến ở tổ này vào trong một tổ kiến khác, do mùi vị của hai bên khác nhau nên những chú kiến ngoại lai này sẽ bị cắn chết ngay. Do có cơ quan khứu giác nên côn trùng cũng có thể né tránh các mùi vị mà nó không thích.

Dựa vào đặc tính côn trùng có thể ngửi thấy mùi vị, con người chế tạo ra rất nhiều dược phẩm có mùi thơm. Trong đó có một số dược phẩm có thể dụ dỗ côn trùng đến sau đó sẽ bắt và giết chúng; Một số khác có thể xua đuổi côn trùng, bảo vệ cho con người và vật khỏi bị chúng gây hại, ví dụ như hương đuổi muỗi...

Không chỉ có thể ngửi được mùi vị, côn trùng còn có thể phân biệt âm thanh. Bởi vì trên cơ thể chúng có một số bộ phận có tác dụng giống như chiếc tai vậy. "Tai" của côn trùng rất kỳ lạ, hơn nữa chúng lại có vị trí khác nhau. Tai châu chấu mọc ở hai bên trái phải đốt thứ nhất dưới bụng, mỗi bên một chiếc, mặt ngoài có vết nứt giống như hình nửa Mặt trăng, có thể nhìn thấy rất dễ. "Tai" kiến mọc trên hai chiếc râu ở phần đầu, trong đốt thứ hai của mỗi chiếc râu đều có cơ quan tiếp thu âm thanh. Tai của loài rết lại mọc ở đốt thứ hai của cặp chi trước. Còn tai của con thiêu thân vừa mọc ở phần ngực vừa mọc ở phần bụng.

Khả năng nghe của côn trùng rất đặc biệt. Khả năng phân biệt tần suất âm thanh cũng rất tốt. Nếu số lần ngừng lại của âm thanh trong một giây tương đối nhiều thì tai người sẽ không nghe thấy, chỉ cảm giác như có một luồng âm thanh liên tục. Nhưng rất nhiều loài côn trùng lại có thể phân biệt rất rõ sự thay đổi tần suất vài chục lần trong một giây. Không chỉ vậy, các nhà nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra có rất nhiều loài côn trùng có thể nghe thấy siêu thanh, có loài thậm chí còn có thể nghe thấy siêu thanh rung 200.000 lần/s

Tai của côn trùng chủ yếu được dùng để tìm "bạn đời". Chẳng hạn như một con côn trùng cái đang cô đơn sẽ dễ dàng tìm thấy chỗ ở của một con đực bằng âm thanh đặc biệt mà nó phát ra để thực hiện các hoạt động giao phối. Tai cũng có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ bản thân. Giống như rất nhiều con thiêu thân có thể nghe thấy âm thanh của loài dơi. (Âm thanh này gọi là sóng siêu âm, tai người không nghe thấy được) giúp cho chúng có thể nhanh chóng rời xa khu vực nguy hiểm và khỏi bị rơi vào miệng dơi.

Có động vật nào một mắt không?

Không có loài nào trong số các động vật có vú, chim, động vật lưỡng cư hoặc bò sát tự nhiên có một mắt. Những loài cá dẹt như cá bơn được cho là chỉ có một bên mắt, kỳ thực có hai. Một mắt nhập vào mắt kia, bên trái hoặc bên phải.

Tuy vậy, vẫn có một vài loài độc nhãn trong thế giới động vật không xương sống. Trong số đó có một số loài "bọ nước" mà thực chất là các loài tôm cua.

Một loài bọ nước một mắt, được đặt một cái tên rất phù hợp là cyclops, là cư dân quen thuộc ở lớp cặn ao hồ nơi nước tù đọng. Nó có những cái mắt kép, giống như ở ruồi, nhưng mỗi con chỉ có một con mắt mà thôi.

Động vật sa mạc tồn tại như thế nào?

Động vật muốn tồn tại trong sa mạc thì phải có ít nhất hai khả năng. Một là khả năng đi lại, bởi vì đất cát bất cứ lúc nào cũng có thể chôn vùi chúng; hai là khả năng trữ nước, vì khi rời khỏi nước thì bất kỳ sinh vật nào cũng chỉ còn con đường chết.

Về cả hai phương diện trên thì loài thằn lằn có thể coi là một điển hình sống mãnh liệt: Phần trước tứ chi của chúng mở ra thành màng lớn, chống đỡ cho cơ thể đi lại thoải mái trên cát. Khi màn đếm buông xuống, lớp sương mù bao phủ, cơ thể và mắt của thằn lằn liền dùng khả năng tối đa để tập hợp những giọt sương. Ngoài ra cái lưỡi dài của nó còn có thể liếm sương trước mắt rất linh hoạt và khéo léo, giống như cái gạt nước trên ôtô vậy.

Về phương thức vận động, rắn lao "nhập gia tuỳ tục" bằng một kiểu di chuyển không giống ai: Để ngăn chặn bị các hạt cát chôn vùi bất cứ lúc nào, nó cong người sang trái, phải hết mức để tăng diện tích tiếp xúc với đất cát, và hình thành nên thói quen vận động nghiêng.

Về khả năng trữ nước, thằn lằn đuôi vểnh có những đặc điểm để thu gom các giọt nước tối đa. Mỗi khi sương xuống, nó lại bò lên đỉnh cồn cát, quay lưng về phía có sương từ biển thổi tới, đuôi của nó vểnh lên cao, làm cho thân của nó nghiêng sang một bên, khi sương mù gặp cơ thể lạnh buốt của con vật thì sẽ ngưng tụ thành những giọt nước, chạy men theo lưng trượt vào miệng thằn lằn.

Không chỉ dừng lại ở những đặc điểm này, động vật sa mạc mỗi con đều có một phương pháp tồn tại riêng, chẳng hạn có loài chuyên sống phụ thuộc vào thực vật. Một số thường ngày giấu mình trong các hang cát, khi mưa sương xuống thì lập tức bò lên mặt đất, sử dụng toàn thân để hứng sương.

Động vật sa mạc tồn tại như thế nào?

Động vật muốn tồn tại trong sa mạc thì phải có ít nhất hai khả năng. Một là khả năng đi lại, bởi vì đất cát bất cứ lúc nào cũng có thể chôn vùi chúng; hai là khả năng trữ nước, vì khi rời khỏi nước thì bất kỳ sinh vật nào cũng chỉ còn con đường chết.

Về cả hai phương diện trên thì loài thằn lằn có thể coi là một điển hình sống mãnh liệt: Phần trước tứ chi của chúng mở ra thành màng lớn, chống đỡ cho cơ thể đi lại thoải mái trên cát. Khi màn đếm buông xuống, lớp sương mù bao phủ, cơ thể và mắt của thằn lằn liền dùng khả năng tối đa để tập hợp những giọt sương. Ngoài ra cái lưỡi dài của nó còn có thể liếm sương trước mắt rất linh hoạt và khéo léo, giống như cái gạt nước trên ôtô vậy.

Về phương thức vận động, rắn lao "nhập gia tuỳ tục" bằng một kiểu di chuyển không giống ai: Để ngăn chặn bị các hạt cát chôn vùi bất cứ lúc nào, nó cong người sang trái, phải hết mức để tăng diện tích tiếp xúc với đất cát, và hình thành nên thói quen vận động nghiêng.

Về khả năng trữ nước, thằn lằn đuôi vểnh có những đặc điểm để thu gom các giọt nước tối đa. Mỗi khi sương xuống, nó lại bò lên đỉnh cồn cát, quay lưng về phía có sương từ biển thổi tới, đuôi của nó vểnh lên cao, làm cho thân của nó nghiêng sang một bên, khi sương mù gặp cơ thể lạnh buốt của con vật thì sẽ ngưng tụ thành những giọt nước, chạy men theo lưng trượt vào miệng thằn lằn.

Không chỉ dừng lại ở những đặc điểm này, động vật sa mạc mỗi con đều có một phương pháp tồn tại riêng, chẳng hạn có loài chuyên sống phụ thuộc vào thực vật. Một số thường ngày giấu mình trong các hang cát, khi mưa sương xuống thì lập tức bò lên mặt đất, sử dụng toàn thân để hứng sương.

Làm thế nào mà loài nhện có thể giăng lưới giữa hai cây có khoảng cách khá xa?

Khi bạn nhìn thấy giữa những cây hai bên bờ suối hoặc giữa hai góc nhà cách nhau rất xa có chăng đầy mạng nhện, bạn sẽ nghĩ đến một câu hỏi sau: Nhện không biết bơi, cũng không biết bay, vậy làm thế nào mà nó có thể chăng chiếc "võng lưới không trung" này.

Thực ra, các đầu nhỏ trong bụng nhện có vài chiếc "máy dệt", tơ nhện được nhả ra từ chính những lỗ nhỏ của chiếc máy dệt này. Thành phần của tơ nhện là protein, giống với tơ tằm, khi vừa mới nhả ra, tơ này vẫn còn là "nhựa cao su" dính. Khi nó tiếp xúc với không khí sẽ lập tức trở nên cứng hơn và thành sợi tơ.

Cũng giống như con người phải đi qua cầu để sang bờ sông bên kia, nếu loài nhện muốn sang bờ bên kia, nó sẽ bắc một "sợi dây trời" để bò qua.

Việc bắc dây trời rất thú vị. Bắt đầu từ điểm đặt chân, nhện sẽ nhả ra rất nhiều sợi tơ dài đủ để sang bờ bên kia, thế là những sợi tơ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net