trọng tiềntrọng cầu Keynes.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 Ø  Giống nhau:Cả 2 đều lấy đối tượng nghiên cứu là nền kinh tế thị trường TBCN, đều áp dụng phương pháp kinh tế vĩ mô, coi trọng vai trò kinh tế nhà nước và các công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế.Họ đều chủ trương làm tăng mức cung tiền tệ hàng năm theo một tỉ lệ nhất định.

Mục tiêu của cả 2 lí thuyết đều hướng vào tạo sự ổn định và thúc đẩy tăng trưởng sản lượng nền kinh tế TBCN

Ø  Khác nhau:

Trường phái trọng tiền Friedman:

+Về sản lượng nền kinh tế: -Cung tiền tệ là nhân tố quyết định sự gia tăng sản lượng của nền kinh tế.  

              - Nếu sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng thì nên tăng cung tiền.Nếu sản lượng thực tế mà lớn hơn sản lượng tiềm năng thì không nên tăng cung tiền

              -Chính sách tài chính chỉ liên quan đến phân phổi thu nhập quốc dân cho quốc phòng và hàng hóa công cộng, còn các biến số kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào cung tiền tệ

+Về cầu tiền.

- Cầu tiền có tính ổn định cao.

-Cầu tiền là nhân tố ngoại sinh.

Cầu tiền không phụ thuộc vào lãi suất mà chỉ phụ thuộc vào thu nhập.

-Cầu tiền không phải là nhân tố hoạt động của quá trình sản xuất

+ Về ứng xử của người tiêu dùng.:

Khi có khoản thu nhập ổn định chắc chắn thì mức tăng tiêu dùng cao hơn mức tăng thu nhập, tiết kiệm chỉ là số dư ra của tiêu dùng và phụ thuộc vào khoản thu nhập tức thời.

+Về lạm phát thất nghiệp:Lạm phát là căn bênh nan giải của nền kt.

Thất nghiệp là hiện tượng bình thường trên thị trường.

Tính chất k ổn định của lạm phát là một nhân tố mất ổn định chung, ảnh hưởng đến giá cả và sinh ra thất nghiệp.

+Về cơ chế điều tiết kinh tế:Ủng hộ và bảo vệ quan điểm tự do kinh doanh dựa vào thị trường, đề nghị nhà nước không nên can thiệp nhiều mà chỉ giới hạn ở việc điều chỉnh mức cung tiền tệ

Trường phái trọng cầu Keynes

+Về sản lượng nền kinh tế. -Tổng cầu quyết định tổng cung và thúc đẩy tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế

-Chủ trương tăng cung tiền tệ là để giảm lãi suất, kích thích đầu tư và qua đó tăng tổng cầu => tăng trưởng sản lượng nền kinh tế.

-Chính sách tài chính có ảnh hưởng quan trọng đến các biến số kinh tế vĩ mô.

+Về cầu tiền.-Cầu tiền không có tính ổn định

-Cầu tiền là nhân tố nội sinh.Nó phụ thuộc vào lãi suất và tâm lí thích sử dụng tiền mặt hay các nhân tố khác.

-Cầu tiền là nhân tố quyết định tái sản xuất.

+Về ứng xử của người tiêu dùng.Tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập nhưng tăng chậm hơn thu nhập (dC < dR) vì khuynh hướng gia tăng tiết kiệm.

+Về lạm phát thất nghiệp:Thất nghiệp là nhân tố gây bất ổn định cho nền kinh tế vì thế khuyến khích mọi hoạt động có thể mở rộng việc làm, chống thất nghiệp.

Lạm phát là phương tiện chống thất nghiệp.

+Về cơ chế điều tiết kinh tế: Đánh giá cao vai trò của nhà nước, bỏ qua vai trò của cơ chế thị trường

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net