Phan 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


1. TRÍCH DẪN KINH PHẬT NÓI VỀ THỦ DÂM, TÀ DÂM

1.1. Kinh Phật nói về các hành vi tà dâm

* Giới dâm/Phạm Võng Bồ Tát giới bản kinh giảng ký

Nếu Phật tử tự mình dâm dục (a), bảo người dâm dục với tất cả phụ nữ (b), các loài cái, cho đến thiên nữ, thần nữ, quỷ nữ (c), cùng phi đạo mà hành dâm (d) dưới mọi hình thức: nhân dâm dục, duyên dâm dục, cách thức dâm dục, nghiệp dâm dục. Là Phật tử, đối với tất cả mọi đối tượng trên, không được cố ý dâm dục và phải có lòng hiếu thuận, cứu độ tất cả chúng sanh, đem pháp thanh tịnh răn dạy người. Trái lại, không có tâm từ bi, làm cho mọi người sanh việc dâm dục, không phân biệt súc sanh cho đến mẹ con, chị em trong lục thân cũng hành dâm (e). Phật tử này phạm Ba La Di tội (tội nặng nhất).

Chú thích:

(a) – Nghĩa là thủ dâm;
(b) – Nghĩa là khuyến khích, dụ dỗ người tự do tình dục, nhiều bạn tình, đa thê, đa phu, quan hệ ngoài hôn nhân, vô luân;
(c) – Nghĩa là tình dục dị loại, khác giống loài;
(d) – Nghĩa là quan hệ tình dục không kết hợp đúng nam căn với nữ căn (vd: qua đường miệng, hậu môn, dùng bộ phận sinh dục giả, v.v... ) và các hành vi tình dục trái lẽ tự nhiên khác;
(e) – Nghĩa là loạn luân;

Phạm một trong các điều trên cho đến tất cả mọi điều, dù chỉ ham muốn trong ý tưởng đều thuộc tà dâm.

* Kinh Ưu bà tắc giới

Nếu (quan hệ tình dục) không đúng lúc, không đúng chỗ, không phải (người nam với) người nữ, nếu có liên quan đến bản thân mình (a), đều gọi tà dâm. Nếu liên quan đến bản thân mình nhưng nghĩ đến những người khác (b) hoặc với người thuộc người khác nhưng nghĩ của mình (c) cũng gọi tà dâm.

Chú thích:

(a) – Nghĩa là dù quan hệ với vợ/chồng nhưng không đúng nơi, đúng chỗ phải phép là tà dâm, quan hệ với người cùng huyết thống hoặc có quan hệ họ hàng thân tộc là tà dâm.
(b) – Nghĩa là thủ dâm với chính mình nhưng tưởng tượng đến người khác, hành dục với vợ/chồng mình nhưng tưởng tượng là người khác, đồng sàng dị mộng là tà dâm.
(c) – Nghĩa là quan hệ với người không phải vợ/chồng mình nhưng nghĩ là vợ/chồng mình là tà dâm.

* Kinh Tăng chi bộ/Chương V – Năm pháp/XX. Phẩm Bà-La-Môn/(I) (191) Ví Dụ Con Chó

Có năm cựu Bà-la-môn pháp (a) này, này các Tỷ-kheo, nay được thấy giữa các con chó, không được thấy giữa các Bà-la-môn. Thế nào là năm?

– Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, các nam Bà-la-môn chỉ đi đến nữ Bà-la-môn, không đến phi nữ Bà-la-môn. Ngày nay, này các Tỷ-kheo, các nam Bà-la-môn đi đến Bà-la-môn đi đến nữ Bà-la-môn, cũng đi đến phi nữ Bà-la-môn (b). Ngày nay, này các Tỷ-kheo, các con chó đực chỉ đi đến con chó cái, không đi đến không phải con chó cái. Ðây là cựu Bà-la-môn pháp thứ nhất, này các Tỷ-kheo, nay chỉ được thấy giữa các loài chó, không thấy được giữa các Bà-la-môn.

– Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, các nam Bà-la-môn chỉ đi đến nữ Bà-la-môn trong thời có thể thụ thai, không có đi trong thời kỳ không thể thụ thai. Ngày nay, này các Tỷ-kheo, các nam Bà-la-môn đi đến nữ Bà-la-môn trong thời có thể thụ thai và cũng trong thời không thể thụ thai (c). Ngày nay, này các Tỷ-kheo, các con chó đực chỉ đi đến con chó cái trong thời có thể thụ thai, không đi đến trong thời kỳ không thể thụ thai. Ðây là cựu Bà-la-môn pháp thứ hai, này các Tỷ-kheo, nay chỉ được thấy giữa các loài chó, không thấy được giữa các Bà-la-môn.

– Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, các nam Bà-la-môn không mua, không bán nữ Bà-la-môn cộng trú trong tình tương ái, tiếp tục trong sự thuận hòa. Ngày nay, này các Tỷ-kheo, các nam Bà-la-môn mua và bán nữ Bà-la-môn, cộng trú trong tình tương ái, tiếp tục trong sự thuận hòa (d). Ngày nay, này các Tỷ-kheo, các con chó đực không mua, không bán con chó cái cộng trú trong tình tương ái, tiếp tục trong sự thuận hòa.

(...)

Chú thích:

(a) – Truyền thống, luật lệ cổ của các Bà-la-môn;
(b) – Nghĩa là các Bà-la-môn thời sau tà dâm, quan hệ đồng tính luyến ái, với cả nam và nữ.
(c) – Nghĩa là ban đầu nam Bà-la-môn chỉ quan hệ với nữ Bà-la-môn trong kỳ thụ thai, nhưng sau này họ quan hệ phi thời vì lòng dục đã nặng.
(d) – Nghĩa là các Bà-la-môn thời sau vô đạo, sẵn sàng mua bán, trao đổi cả vợ, thê thiếp với nhau.

Đức Phật so sánh để thấy các Bà-la-môn thời sau tà dâm vô đạo hơn cả súc sinh. Thói vô luân của các Bà-la-môn đó trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay.

* Kinh Phạm Võng

Phật dạy: Dù vì lợi dưỡng cũng đừng nên làm nghề mãi dâm, vì chẳng phải lối sanh sống chân chính (a).

(a) – Nghĩa là mua, bán dâm là việc tà dâm và phi pháp.

* Kinh Niết bàn

Tuy không chung đụng với người nữ nhưng Bồ tát thấy nam nữ theo nhau vẫn sinh lòng tham đắm, đó gọi là huỷ tịnh giới (a).

(a) – Nghĩa là mới khởi tham muốn luyến ái trong tâm đã phạm phải giới dâm.

* Kinh Đề vị

Phải kiêng kị trong những ngày như ba tháng trường trai trong năm, sáu ngày ăn chay trong tháng, dưới ánh sáng của trăng, sao, mặt trời và ngày Bát vương (a).

(a) – Chớ hành dâm phạm những điều trên, dù là giữa vợ chồng chính thống.

1.2. Kinh Phật nói về sự tai hại của dâm dục

* Một pháp bất hạnh/Phẩm giới dâm/Kinh Tăng nhất A Hàm

Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Ở trong chúng này, Ta không thấy một pháp nào đã thực hành rồi, đã thực hành nhiều rồi thành hạnh địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh; nếu sanh trong loài Người ở nhà gian dâm không có tịnh hạnh, bị người chê bai, thường bị phỉ báng. Thế nào là một pháp? Ðó là tà dâm.

Phật bảo các Tỳ-kheo:

– Nếu có người dâm dật vô độ, thích xâm phạm vợ người, liền đọa trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, nếu sanh trong loài Người, khuê môn dâm loạn. Thế nên các Tỳ-kheo thường nên chính ý, chớ khởi nghĩ dâm, cẩn thận chớ dâm người khác. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

* Kinh Tăng chi bộ/Chương I – Một pháp/Phẩm búng ngón tay/Đoạn 8

Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như phóng dật. Với người phóng dật, này các Tỷ-kheo, các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn tận.

* Kinh Tăng chi bộ/Chương III – Ba pháp/Các uế nhiễm

Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có năm uế nhiễm này của tâm, do các uế nhiễm ấy, tâm bị uế nhiễm, không nhu nhuyến, không dễ sử dụng, không sáng chói, bị bể vụn, không chơn chánh định tĩnh để đoạn diệt các lậu hoặc. Thế nào là năm?

Tham dục, sân, hôn trầm thụy miên, trạo hối, nghi. Có năm uế nhiễm này của tâm, này các Tỷ-kheo, do năm uế nhiễm ấy, tâm bị uế nhiễm không được nhu nhuyến, không dễ sử dụng, không sáng chói, bị bể vụn, không chơn chánh, định tĩnh để đoạn diệt các lậu hoặc.

* Kinh tăng chi bộ/Chương III – Ba pháp/Phần VI – Phẩm các Bà-la-môn/54.Vị cư sĩ Bà-la-môn

Rồi một Bà-la-môn du sĩ đi đến; Thế Tôn, sau khi đến, ... Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn du sĩ bạch Thế Tôn:
– Pháp là thiết thực hiện tại, thưa Tôn giả Gotama, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng
thượng, được người trí tự mình giác hiểu?
Đức Phật đáp lời:
– Bị tham ái làm say đắm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu. Tham ái được đoạn trừ thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
– Bị tham ái làm say đắm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, vị ấy làm ác hạnh về thân ... ác hạnh về lời nói, ác hạnh về ý. Tham ái được đoạn trừ, vị ấy không làm ác hạnh về thân ... ác hạnh về lời nói ... , ác hạnh về ý.
– Bị tham ái làm say đắm, này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, vị ấy không như thật rõ biết lợi ích của mình, không như thật rõ biết lo của người, không như thật rõ biết lợi ích của cả hai. Tham ái được đoạn trừ, vị ấy như thật rõ biết lợi ích của mình, như thật rõ biết lo của người, như thật rõ biết lợi ích của cả hai.
– Như vậy, này Bà-la-môn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu. Tương tự với sân và si.

* Kinh tăng chi bộ/Chương III – Ba pháp/Phần VI – Phẩm các Bà-la-môn/56.Người giàu có

Rồi một Bà-la-môn giàu có lớn đi đến Thế Tôn, ... Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn giàu có lớn bạch Thế Tôn:
– Con có nghe, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn thuở xưa, các trưởng lão lớn tuổi, bậc thầy của các bậc Thầy nói rằng: "Thuở xưa, thế giới này quá sung mãn, với người, – người ta nghĩ như một vực sâu không có sóng, các làng, các thị trấn, các kinh thành quá gần để một con gà trống có thể bước từ chỗ này qua chỗ kia." Do nhân gì, thưa Tôn giả Gotama, do duyên gì, ngày nay loài người lại bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế, các làng trở thành không phải làng, các thị trấn trở thành không phải thị trấn, các thành phố trở thành không phải thành phố, các quốc độ trở thành không phải quốc độ?
Thế tôn trả lời:
– Ngày nay, này Bà-la-môn, loài người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, và bị ác tham chinh phục, bị tà kiến chi phối. Vì bị tham ái phi pháp làm cho say đắm, vì bị ác tham chinh phục, vì bị tà kiến chi phối, chúng cầm gươm sắc bén sát hại lẫn nhau. Do vậy, nhiều người mạng chung. Ðây là nhân, này Bà- la-môn, đây là duyên, ngày nay loài người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế ... các quốc độ trở thành không quốc độ.
– Lại nữa, này Bà-la-môn, ngày nay, các loài người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm ... bị các tà kiến chi phối. Vì bị tham ái phi pháp làm cho say đắm ... vì bị tà kiến chi phối, trời không mưa xuống đều đặn. Vì vậy, bữa ăn khó tìm, mùa màng hư mất, trắng xóa với côn trùng, chỉ còn lại cọng dẹp. Do vậy, nhiều người mạng chung. Ðây là nhân, này Bà-la-môn, đây là duyên, vì sao ngày nay loài người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế ... các quốc độ trở thành không phải quốc độ.
-Lại nữa, này Bà-la-môn, ngày nay, các loài người bị tham ái phi pháp làm cho say đắm ... bị các tà kiến chi phối. Vì bị tham ái phi pháp làm cho say đắm ... vì bị các tà kiến chi phối, các loài Yakkha (Dạ-xoa) thả ra các loài phi nhân dữ tợn. Vì vậy, nhiều người mệnh chung. Ðây là nhân, này Bà-la-môn, đây là duyên, ngày nay loài người bị tiêu diệt, bị giảm thiểu trông rõ như thế ... các quốc độ trở thành không phải quốc độ.
Bà-la-môn giàu có lớn nói:
– Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! ... Tôn giả Gotama hãy nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng.

* Kinh Tăng chi bộ/Chương V – Năm pháp/Phần V/55

Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một sắc nào khác lại khả ái như vậy, đẹp đẽ như vậy, mê ly như vậy, trói buộc như vậy, say sưa như vậy, chướng ngại như vậy cho sự đạt đến an ổn khỏi các khổ ách, tức là, này các Tỷ-kheo, sắc đẹp của nữ nhân. Và này các Tỷ-kheo, loài hữu tình nào ái nhiễm, tham luyến, tham đắm, say đắm, say mê, sắc đẹp của nữ nhân, chúng sẽ sầu ưu lâu dài, vì bị rơi vào uy lực nữ sắc.

Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một tiếng nào khác... một hương nào khác... một vị nào khác... một xúc nào khác lại khả ái như vậy, đẹp đẽ như vậy, mê ly như vậy, trói buộc như vậy, say sưa như vậy, chướng ngại như vậy cho sự đạt đến an ổn khỏi các khổ ách, tức là, này các Tỷ-kheo, cảm xúc của nữ nhân. Và này các Tỷ-kheo, loài hữu tình nào ái nhiễm, tham luyến, tham đắm, say đắm, say mê cảm xúc nữ nhân, chúng sẽ bị sầu ưu lâu dài, vì bị rơi vào uy lực của nữ xúc. Nữ nhân, khi đang đi, sẽ đứng lại để chinh phục tâm người đàn ông; khi đứng, khi ngồi, khi nằm, khi cười, khi nói, khi hát, khi khóc, khi bất tỉnh, khi chết, sẽ đứng lại để chinh phục tâm người đàn ông.

Này các Tỷ-kheo, nếu có ai nói rằng: "Là bẫy mồi toàn diện của Màra", thời người ấy đã nói một cách chơn chánh về nữ nhân, thật là "một bẫy mồi hoàn toàn của Màra (Ma vương)". Thế Tôn đọc kệ:

Hãy nói chuyện với người,
Có kiếm ở trong tay,
Nói chuyện với ác quỷ,
Hay ngồi thật gần kề.
Con rắn có nọc độc,
Bị cắn liền mệnh chung,
Nhưng chớ có một mình,
Nói chuyện với nữ nhân.
Thất niệm, họ trói lại,
Với nhìn, với nụ cười,
Với xiêm áo hở hang,
Với lời nói ngọt lịm,
Người ấy vẫn không thỏa,
Bất tỉnh bị mệnh chung.
Năm dục, các thứ ấy,
Ðược thấy trong nữ sắc
Sắc, thanh, hương, vị, xúc,
Hấp dẫn và đẹp ý.
Bị thác nước dục vọng,
Tràn ngập và cuốn trôi,
Kẻ ngu si vô trí,
Không liễu tri các dục.
Loài người khi mạng chung,
Sanh thú hữu, phi hữu,
Họ phải bị dẫn đầu,
Trong nhiều kiếp luân hồi.
Ai liễu tri các dục,
Sở hành không sợ hãi,
Họ đến bờ bên kia,
Ðạt được lậu hoặc tận.

* Kinh Tăng chi bộ/Chương V – Năm Pháp/ (VIII) (178) Các Vua

– Các Thầy nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, các Thầy có thấy hay có nghe như sau không: "Người này đoạn tận tà hạnh trong các dục, từ bỏ tà hạnh trong các dục. Rồi các vua bắt người ấy, do nhân từ bỏ tà hạnh trong các dục, sát hại, hay bắt trói, hay tẩn xuất, hay làm gì người ấy tùy theo ý muốn"?

– Thưa không, bạch Thế Tôn.

– Lành thay, này các Tỷ-kheo! Ta cũng không thấy, cũng không nghe như sau: "Người này đoạn tận tà hạnh trong các dục, từ bỏ tà hạnh trong các dục. Rồi các vua bắt người ấy, do nhân từ bỏ tà hạnh trong các dục, sát hại hay bắt trói, hay tẩn xuất, hay làm gì người ấy tùy theo ý muốn!" Nhưng nếu có người nói về ác nghiệp của người ấy như sau: "Người này có tà hạnh với những người đàn bà của người khác, với những thiếu nữ của người khác. Rồi các vua bắt người ấy, do nhân tà hạnh trong các dục, sát hại hay bắt trói, hay tẩn xuất, hay làm gì người ấy tùy theo ý muốn". Các Thầy có thấy như vậy, hay có nghe như vậy chăng?

– Bạch Thế Tôn, chúng con có thấy và có nghe như vậy. Và sẽ được nghe như vậy nữa.

* Kinh Tăng chi bộ/Chương V – Năm pháp/ (IX) (229) Rắn Ðen

– Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong con rắn đen. Thế nào là năm? Không thanh thịnh, hôi thúi, sợ hãi rụt rè, đáng sợ hãi, làm hại bạn. Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong con rắn đen. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong nữ nhân. Thế nào là năm? Không thanh thịnh, hôi thúi, sợ hãi rụt rè, đáng sợ hãi, làm hại bạn. Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong nữ nhân.

– Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong con rắn đen. Thế nào là năm? Phẫn nộ, hiềm hận, có nọc đọc, lưỡi chia hai, làm hại bạn. Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong con rắn đen. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong nữ nhân. Thế nào là năm? Phẫn nộ, hiềm hận, có nọc độ, lưỡi chia hai, làm hại bạn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, nọc đọc của nữ nhân là như sau: Này các Tỷ-kheo, nữ nhân phần lớn hay tham đắm. Ở đây, này các Tỷ-kheo, lưỡi chia hai của nữ nhân là như sau: Này các Tỷ-kheo, nữ nhân phần lớn nói hai lưỡi. Ở đây, này các Tỷ-kheo, nữ nhân làm hại bạn như sau: Này các Tỷ-kheo, nữ nhân phần lớn ngoại tình! Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong nữ nhân.

* Kinh Nhật Minh Bồ Tát

Phàm phu trọng sắc dục, đành chịu làm tôi mọi, trọn đời chạy rong theo, bị đủ điều khổ sở.

* Kinh Đại bảo tích

Ta xem trong hàng nghìn thế giới, oán kết lớn nhất đó là các thứ ham muốn về thê thiếp, sắc dục. Vì họ bị những thứ sắc dục đó ràng buộc. Trong các pháp lành, nó là thứ gây trở ngại thứ nhất.

* Kinh Bồ Tát Tạng

Trong khi gần ái dục, không tội ác nào chẳng tạo tác; đến khi thọ quả báo của ái dục, không thống khổ nào chẳng lãnh thọ.

* Kinh Bát sư

Những người tà dâm khi xâm phạm người phụ nữ/đàn ông, hoặc bị chồng/vợ người kia bắt bớ, khi bị tai ương, làm liên luỵ đến cả dòng tộc. Hoặc bị quan lại bắt trói, dùng những đòn hiểm để tra tấn. Khi chết lần lượt chịu khổ trong địa ngục, súc sinh. Nếu được sinh lại làm người thì gia đình dâm loạn. Vì ta thấy như thế, nên không dám dâm dục nữa.

* Kinh Tứ thập nhị chương

Người bị những thứ ruộng nhà, ao hồ và sắc dục trói buộc còn khổ hơn cả bị nhốt trong lao tù. Trong lao tù còn có ngày được thả, nhưng bị vợ con trói buộc thì không còn hi vọng ngày thoát ra.

* Kinh Bồ Tát quở sắc dục

Hành giả từ bỏ dục, nếu lại nhớ sắc tình, cũng như từ địa ngục, thoát ra lại nhảy vào, như người điên đã tỉnh, lại muốn trở lại cuồng, bệnh vừa được chữa lành, lại mong mình phát bệnh.

* Kinh Đạo hạnh Bát nhã

Người tại gia gặp phụ nữ thì lòng họ không vui vẻ, thường lo lắng. Giống như có người đi trong đầm hoang, sợ giặc cướp bóc (giặc sắc dục cướp mất giới hạnh thanh tịnh và công đức).

* Kinh Thủ Lăng Nghiêm/Tứ chủng minh hối/Đoạn dâm

Đức Phật bảo tôn giả A-nan:

– Ông dạy người đời tu pháp Tam-ma-đề, trước hết phải đoạn cái dâm trong tự tâm. Ấy gọi là lời dạy bảo rõ ràng thanh tịnh, quyết định thứ nhất của các đức Như-lai Tiên-Phật Thế-tôn. Vậy nên ông A-nan, nếu không đoạn lòng dâm mà tu thiền định, thì cũng như nấu cát, nấu đá muốn cho thành cơm, dầu trải qua trăm nghìn kiếp cũng chỉ gọi là cát nóng, đá nóng, vì cớ sao? Vì đó là giống cát, giống đá, không phải là bản nhân của cơm vậy. Ông đem thân dâm cầu diệu quả của Phật, dầu được diệu ngộ, cũng chỉ là gốc dâm, cỗi gốc đã thành dâm, thì phải trôi lăn trong tam đồ, chắc không ra khỏi, còn đường nào tu chứng Niết-bàn Như-lai. Chắc phải khiến cho thân tâm đều đoạn hết giống dâm, cho đến tính đoạn cũng không còn nữa, thì mới trông mong chứng quả Bồ-đề của Phật. Như lời tôi nói đây, gọi là lời nói của Phật; không như lời nói đó, tức là lời nói của ma Ba-tuần."

* Kinh Đại tát giả Ni kiền tử sở thuyết/Phẩm 7 – Hỏi về tội lỗi

Nhà vua hỏi đức Phật:

– Thưa Thế Tôn, những Năng vũ Bà La Môn kia có tội lỗi gì?

Phật đáp:

– Đại vương! Những người Bà La Môn này thường nhiều dâm dục, thích chiếm đoạt vợ người khác. Những người thông tuệ không nên xâm phạm vợ người khác. Vì sao? Vì chiếm đoạt vợ người khác thì đời hiện tại và tương lai phải chịu rất nhiều đau khổ và bị rất nhiều trời người mắng trách.

Rồi Phật đọc kệ rằng:

Vợ mình không biết đủ; Ưa gần vợ người khác
Là người không biết đủ; Thường bị đời oán trách.
Đời hiện tại, vị lai; Chịu khổ và đánh đập;
Xả thân vào địa ngục; Chịu khổ đau mãi mãi.

* Kinh Bảo Tích

Vua Ưu Đà Diên thưa Phật rằng: Con bị đàn bà lừa dối hãm hại, thưa Thế Tôn! Con cho rằng người đàn đó rất thâm độc. Xin Ngài trừ khử.

Đức Phật bảo vua rằng: Đại vương muốn hỏi tội người đàn bà thì trước phải hỏi tội kẻ trượng phu đã. Trượng phu có 4 điều lỗi nên bị đàn bà dối gạt:

– Vì say mê buông lung, chẳng biết gần gũi Sa môn để lãnh thọ giới pháp thanh tịnh mà tu phước nghiệp; kẻ đã thọ giáo pháp của Ta cũng chẳng tin cho vững, ưa các thứ tà ác là: nữ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net