tt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1. Cách mạng GPDT cần được tiến hành chủ động sáng tạo và có khả năng dành được thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc là một sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh?

- Đây là luận điểm quan trọng , chẳng những thể hiện sự vận dụng sáng tạo mà còn là một bước phát triển chủ nghĩa Mac – Lenin của Hồ Chí Minh

+Mac – Ăngghen chưa có điều kiện bàn nhiều về cách mạng GPDT, các ông mới tập trung bàn về thắng lợi của CMVS. Cho rằng CMVS ở chính quốc là cần thiết và cần được thực hiện trước.

+Năm 1919, Quốc tế Cộng sản ra đời dã chú ý tới CMGPDT, nhưng còn đánh giá thấp vai trò của nó và cho rằng thắng lợi của CM thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của CMVS ở chính quốc. Ngay tuyên ngôn thành lập Quốc tế Cộng sản có viết : “ Công nhân và nông dân không những ở An Nam, Angieri, Bengan mà cả ở Ba tư hay Acmenia chỉ có thể dành được độc lập khi mà công nhân ở các nước Anh và Pháp lật đổ được Lôiit Gioocgiơ và Clêmăngxô, giành chính quyền nhà nước vào tay mình”

+ Theo HCM,cách mạng GPDT cần được tiến hành chủ động sáng tạo và có khả năng dành được thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc

- Cơ sở đưa ra luận điểm của HCM:

+HCM đã vận dụng nguyên lí mà C.Mác đưa ra trong “Điều lệ “ của Hội Liên hiệp Công nhân Quốc tế :” Việc giải phóng giai cấp công nhân phải do chính giai cấp công nhân dành lấy”. Vào năm 1925, khi nói với các dân tộc thuộc địa, một lần nữa Nguyễn Ái Quốc khẳng định : “ Vận dụng công thức của C.Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em.”

+HCM nhận thấy sự tồn tại và phát triển của CNTB là dựa trên sự bóc lột giai cấp vô sản ở chính quốc và nhân dân các dân tộc thuộc địa vì vậy cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc phải kết hợp chặt chẽ với cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc thuộc địa thì mới tiêu diệt hoàn toàn được CNTB. Hơn nữa, theo đánh giá của HCM trong giai đoạn ĐQCN, sự tồn tại và phát triển của CNTB chủ yếu tồn tại dựa vào sự bóc lột nhân dân các dân tộc thuộc địa vì vậy cuộc CMVS ở chính quốc trước thì chẳng khác nào đánh rắn ở đằng đuôi.

-Theo HCM, CMGPDT thuộc địa có sức bật thuận lợi hơn ở chính quốc là vì:

+ Chính sách khai thác thuộc địa hết sức tàn bạo của CNĐQ làm mâu thuần giữa nhân dân thuộc địa và CNĐQ ngày càng gay gắt vì vậy mà tiềm năng cách mạng của các dân tộc bị áp bức là rất to lớn.

+Tinh thần yêu nước và chủ nghĩa dân tộc chân chính của các dân tộc thuộc địa là một sức mạnh tiềm ẩn của CMGPDT. Sức mạnh đó nếu được chủ nghĩa Mac – Lê nin giác ngộ và soi đường thì CMGPDT ở các nước thuộc địa sẽ có sức bật lớn và có khả năng chủ động cao so với CMVS ở chính quốc.

+ Thuộc địa là khâu yếu của CNTB nên CMGPDT ở các nước thuộc địa sẽ dễ dàng dành chính quyền hơn.

>>> Đây là luận điểm có ý nghĩa thực tiễn to lớn giúp CMGPDT ở Việt Nam không thụ động, ỷ lại, chờ sự giúp đỡ từ bên ngoài, mà luôn phát huy tính độc lập,  tự chủ,  tự cường, “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Nhờ đó mà CMGPDT tại Việt Nam giành được thắng lợi.

Góp phần định hướng cho phòng trào GPDT ở các nước khác trên Thế giới trong thời kì đó.

 Câu 2. Các nguyên tắc xây dựng đạo đức theo tư tưởng HCM?( Quan điểm về những nguyên tắc xd đạo đức mới) 

- Rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời:

+ HCM chỉ rõ: việc rèn luyện, tu dưỡng bền bỉ suốt đời phải như công việc rửa mặt hàng ngày. Bác viết: “Đạo đức CM ko phải trên trời xa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bên bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sang, vàng càng luyện càng trong”

+ tu dưỡng, rèn luyện để giữ vững đạo đức CM cũng như phải trường kỳ, gian khổ. Theo bác, bồi dưỡng tư tưởng mơi để đánh thắng tư tưởng cũ ko phải là một việc dễ dàng nhưng dù khó khăn gian khổ nếu quyết tâm thì nhất định thành công

+Bác nhấn mạnh: cái ác luôn ẩn nấp trong mỗi người>>>Vì vậy, ko đc xao nhãng việc tu dưỡng, mà phải rèn luyện suốt đời, bền bỉ. Đặc biệt, trong thời kỳ hòa bình, khi con người đã có ít quyền hạn, nếu ko có ý thức sâu sắc điều này dễ bị tha hóa, biến chất

+Đạo đức CM là nhằm giải phóng và đem lại hạnh phúc, tự do cho con người, đó là đạo đức của những con người được giải phóng. >>>Vì vậy tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn, trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm và trách nhiệm của mỗi người

- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương người tốt việc tốt

+ HCM chỉ rx : đ/v mỗi ng lời nói phải đi đôi với việc làm thì hiệu quả mới mang lại thiết thực, hoặc nói mà ko làm, nói 1 đằng làm 1 nẻo sẽ ko hiệu quả phản tác dụng

+Cần chống thói đạo đức giả, mị dân, dùng lời nói để đỡ chân tay, luôn dối trá lừa lọc

+ HCM cho rằng 1 tấm gương sống có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền. Vì vậy cần xd những tấm gương người tốt việc tốt, đây là việc làm rất quan trọng nhưng nêu gương đạo đức cũng phải chú trọng tính chất phổ biến vững chắc của toàn XH

- Xây đi đôi với chống:

+ HCM cho rằng trong đảng và mỗi con ng ko phải “người ng đều tốt, việc việc đều hay”, mà mỗi ng đều có cái thiện và cái ác ở trong long. Mặt # trong cuộc đ\tr Cm kẻ thù luôn tìm cách chống phá vì vậy phải kiên quyết đ\tr chống lại cái xấu cái ác, bồi dưỡng và phát triển cái thiện cái tốt đẹp cho XH

+Xây là giáo dục phẩm chất đạo đức mới nhưng phải chú ý phù hợp với lứa tuổi ngành nghề với g\c trong từng môi trường # nhau, chú ý tới từng gđ từng nv CM.

+chống là xử lý nghiêm là nhằm xây, đi liền với xây và muốn xây thì phải chống trong đó xây là nv chủ yếu lâu dài

+ Xây dựng đạo đức có nhiều cách làm nhưng trước hết mỗi ng phải có ý thức tự giác, trau dồi đạo đức CM, đồng thời phải tạo thành ptr quần chúng rộng rãi.

Câu 3. Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của con ngườivà chiến lược “trồng người”.

a.  Quan điểm HCM về vai trò của con người

- Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công sự nghiệp CM

+Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết nhân dân

+ Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất, tinh thần

+Lực lượng chính của mọi phong trào CM

- Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cuộc CM, phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người

+ Mọi hoạt động đấu tranh CM nhằm mục tiêu nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành

+Trong từng giai đoạn CM khác nhau, mục tiêu nhiệm vụ khác nhau nhưng mục tiêu giải phóng con người luôn được HCM xác định là mục tiêu xuyên suốt mọi thời kì CM

+Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người

+Con người là động lực của CM được nhìn nhận trên phạm vi cả nước, toàn thể đồng bào. Ở đây không phải mọi con người là động lực, mà phải là những con người được giác ngộ và tổ chức, có trí tuệ, bản lĩnh, văn hóa, đạo đức

+ Con người là chủ thể của mọi quá trình cải biến CM, trong quan điểm của HCM chính là nhân dân-nếu ko có nhân thì CP ko đủ lực lượng, cũng như sự nghiệp xây dựng CNXH chỉ có thể thực hiện được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu quần chúng nhân dân

+ Giữa con người-mục tiêu và con người-động lực có quan hệ biện chứng với nhau. Càng chăm lo cho con người-mục tiêu tốt bao nhiêu thì sẽ tạo thành con người-động lực tốt bấy nhiêu. Ngược lại tăng cường được sức mạnh của con người-động lực thì sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu CM

Người yêu cầu:

+ Sống gần dân, với dân, giữa lòng dân, hiểu rõ dân tình, dân ý, dân tâm

+Trong mọi hoạt động thực tiễn, việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh

+Có niềm tin vững chắc vào trí tuệ, bản lĩnh của con người, có khả năng tự giải phóng của chính bản thân con người

+Kiên quyết khắc phục các trở lực

b. Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”

-Trồng người là yêu cầu vừa khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng

+Con người phải đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Nó vừa nằm trong chiến lược phát triển KT - XH của đất nước, vừa nằm trong chiến lược giáo dục và đào tạo

+Sự nghiệp cách mạng trong mọi thời kì đều liên quan mật thiết đến sự nghiệp “trồng người”. Xây dựng CNXH nhiệm vụ chiến lược cơ bản lâu dài nó liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ “trước hết cần có những con người XHCN”

- Muốn xây dựng CNXH trước hết cần có những con người XHCN

+Ngay từ đầu phải đặt nhiệm vụ xây dựng con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho những con người mới XHCN, làm gương lôi cuốn xã hội

+Con người mới XHCN có 2 mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Một: kế thừa giá trị tốt đẹp của con người truyền thống. Hai:hình thành những phẩm chất mới: có tư tưởng XHCN, có đạo đức XHCN, có bản lĩnh và trí tuệ để làm chủ, có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng

- Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, là một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển KT-XH

+ Trong chiến lược phát triển KT-XH, con người được xem là trọng tâm và chiến lược “trồng người” phải được xem là một bộ phận của chiến lược phát triển KT-XH

+ Phải thấy đây là nhiệm vụ thường trực, là nhiệm vụ của toàn xã hội, cần nhiều biện pháp, không phải một sớm một chiều

+Giáo dục đào tạo là biện pháp quan trọng nhất cho nên nội dung, phương pháp giáo dục phải toàn diện cả về đức – trí – thể - mỹ, giáo dục và đào tạo phải đi trước một bước

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net