#3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

khổ tâm cô nghệ: thành ngữ Hán ngữ: chịu đựng vất vả, cực nhọc, một mình chịu khổ để đạt được tới chỗ mà người khác không có được.

diệc bộ diệc xu, trích trong "Trang Tử, Điền Tử Phương": 'phu tử bộ diệc bộ, phu tử xu diệc xu'. Có nghĩa là: thầy đi trò cũng đi, thầy chạy trò cũng chạy, ví với bản thân không có chủ đích riêng, hoặc là muốn lấy lòng người khác mà mọi việc đều nghe theo người khác.

Ấn đường hình chữ xuyên(川)

Nghi nan: Nghi vấn khó xử lý

Điểu thú tán đào: Chim thú tản ra chạy trốn

Lý trực khí tráng (tương đương "cây ngay không sợ chết đứng", "vàng thật không sợ lửa"): Lý lẽ ngay thẳng, khí thế to lớn cường tráng.

Phát quan: Một vạt dụng cài tóc của nam giới.

Dục cầu bất mãn: Muốn mà không thỏa mãn đực

xá: một cách gọi của nhà ở, nơi cư ngụ.

ngoại tộc: không cùng họ

giá trị liên thành: vô giá

vưu vật: thứ hiếm lạ, rất quý, chỉ người đẹp ít thấy.

Thủ chữ: Bộ thủ (部首) là một phần cơ bản của và cả dùng để sắp xếp những loại chữ vuông này. Trong chữ Hán từ thời xưa đến nay, các dạng chữ đều được gom thành từng nhóm theo bộ thủ thường căn cứ theo nghĩa. Dựa theo bộ thủ, việc tra cứu chữ Hán cũng dễ dàng hơn. Trong số hàng ngàn chữ Hán, tất cả đều phụ thuộc một trong hơn 200 bộ thủ.

Tôn Tẫn binh pháp: Tôn Tẫn binh pháp còn gọi là Tề Tôn Tẫn binh pháp, là một trong các quyển binh pháp nổi tiếng do , một danh tướng thời xưa viết. Tôn Tẫn binh pháp đôi khi còn gọi là Tôn tử binh pháp nhưng không phải là (do viết). (Ở đây Tôn nghĩa là họ Tôn, còn tử (子) nghĩa là bậc thầy như tử trong , ).

Bắt Bàng Quyên: nằm trong chương đầu tiên của "Tôn Tẫn binh pháp"

Bàng Quyên (: 庞涓; : Pang Juan, – /) là một nhân vật trong thời . Ông được biết tới thông qua những ghi chép về câu chuyện Bàng Quyên- trong sách cùng vai trò đại tướng trong hai trận chiến nổi tiếng thời Chiến Quốc là và trong đó trận thứ 2 là nơi Bàng Quyên đã tử trận dưới tay người bạn học cũ và là kẻ thù trêи chiến trường . 

Linh lung đầu tử an hồng đậu, nhập cốt tương tư tri bất tri?: Thời Đường, xúc xắc thường được làm bằng xương hay sừng động vật, người ta đục lỗ rồi nhét kín đậu đỏ ở bên trong để màu sắc thêm phần rõ nét, vì thế, từ trò chơi Trường hành dẫn đến con xúc xắc (đầu tử), trêи mặt xúc xắc có những chấm đỏ là hồng đậu nằm sâu tận trong xương cốt, biểu thị tương tư khắc cốt ghi tâm của ta với người, người có biết không?

Phượng quan hà bí: Lễ phục mão phượng, khăn quàng vai mặc trong lễ thành thân.

giờ Dần: từ 3-5h sáng

Lão khí hoành thu: cách nói chuyện, khí chất giống như người già.

bà tử: người đầy tớ đã già

Thất linh bát lạc: chỗ này chỗ kia, nằm rải rác.

họa bì: vẽ da hoặc vẽ vào da

man thiên quá hải: nghĩa là dối trời vượt biển, là kế thứ nhất trong bộ 36 kế binh pháp Tôn Tử.

vũ đao lộng thương: múa đao, diễn thương.

lao khổ công cao: chỉ người có công lao to lớn.

kim ốc tàng kiều: nhà vàng cất giấu người đẹp

tử điêu: còn gọi là chồn đen

thanh giả tự thanh: là người thanh bạch thanh cao không cần nói ra thì cũng vẫn là người thanh cao.

vò mẻ chẳng sợ nứt: không cần giữ gìn nữa, chuyện đã bị phá hỏng thì không cần để ý, cứ để mặc nó tiếp tục.

Dục cầu bất mãn: theo nghĩa đen tức là muốn mà không được thảo mãn, nghĩa bóng ám chỉ tình dục không được thỏa mãn.

Một trượng Trung Hoa = 3,33m

thủ túc: giống như tay và chân, chỉ tình anh em ruột thịt.

Vân đạm phong khinh: thờ ơ, lạnh nhạt, bình thản, không màng đến điều gì khác, tựa như gió thoảng mây trôi.

nhập mạc chi tân: khách thường xuyên, thường dùng trong nghề kỹ nữ/ những người có quan hệ thân cận.

lan hoa chỉ: ý nói ngón tay xếp thành hình hoa lan.

Tráp ba chân: là vật nữ nhân ngày xưa dùng để đựng đồ trang điểm, vương công quý tộc mới có thể có được đồ vật này

Tối bất tiết nhất cố thị tương tư: nghĩa là Tương tư tủi hổ riêng mình đắng cay, trích trong bài hát "Hồng Đậu Sinh Nam Quốc" của Đồng Lệ.

sa bàn: một mô hình thu nhỏ để tiện cho việc tìm hiểu, nghiên cứu.

Trần ai lạc định: Bụi trần đã rơi xuống. Ý nói mọi chuyện đã định, đã đến hồi kết thúc

Cận thủy lâu đài tiên đắc nguyệt: câu đầy đủ là "cận thủy lâu đài tiên đắc nguyệt, hướng dương hoa mộc tảo phùng xuân" ý của câu thành ngữ này là chỉ lâu đài gần bờ nước sẽ được ánh trăng chiếu sáng trước tiên, thường dùng để ví với việc ở gần thì được ưu tiên.

Ngọc Hòa Điền hay còn gọi là ngọc bích Tân Cương. Có màu  trắng, xanh lục, đen, vàng. Đa số là đơn sắc, số ít là tạp sắc. Chất ngọc trong đục. Trong đó ngọc Hòa Điền trắng là nổi tiếng nhất.

Thiên kiều bách mị: Xinh đẹp tuyệt trần, tựa như tiên.

liễu ám hoa minh: câu đầy đủ là "Sơn trùng thủy phục nghi vô lộ, Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn" trích trong bài "Du Sơn Tây Thôn" của Lục Du, nghĩa là núi đã cùng nước đã tận, ngỡ là đã cùng đường rồi, không ngờ phía trước lại có liễu xanh om hoa rực rỡ đưa ta đến một thôn làng khác.

Vân Mộng đại trạch: đầm lầy lớn Vân Mộng (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc)

Cố phán sinh tư: trích trong "Tặng tú tài nhập quân kỳ 09" của Kê Khanh, chỉ tư sắc của một người, hình dung vẻ mặt sinh động, tư thái động lòng người. Gần nghĩa với "cố phán rực rỡ", "cố phán sinh huy".

Long đài đầu: hay còn gọi là "Rồng ngẩng đầu" , lễ hội Trung Hòa, diễn ra vào ngày thứ hai của tháng Hai âm lịch.

lão thiên gia: ông trời

Họa quốc ương dân: hại nước hại dân.

Long dương chi phích: là câu ghép nói về hai điển tích "Đoạn tụ chi phích*" và "Long dương chi hảo*"

Đoạn tụ chi phích: điển tích này được bắt nguồn từ mối tình "đoạn tụ" giữa Hán Ai Đế và Đổng Hiền. Đổng Hiền là nhân vật chính trong câu chuyện "tình yêu cắt áo" của Hán Ai Đế rất nổi tiếng. Ai Đế vì Đổng Hiền đã cam tâm tình nguyện bỏ đi không ít những người đẹp trong hoàng cung để sủng ái một mình ông ta, thậm chí còn muốn đem giang sơn nhường lại cho ông ta. Mối tình giữa họ trở thành hình mẫu cho những người đồng tính luyến ái ở đời sau. Theo sử sách còn ghi chép lại, Đổng Hiền không chỉ có khuôn mặt giống mỹ nữ mà từ ngôn ngữ cử chỉ đều giống phụ nữ, "tính tình dịu dàng", "giỏi quyến rũ". Vì vậy Ai Đế ngày càng súng ái Đổng Hiền hơn. Có một lần ngủ trưa, Đổng Hiền gối lên cánh tay áo của Ai Đế mà ngủ. Ai Đế muốn quay người nhưng cũng không muốn làm tỉnh giấc của Đổng Hiền nên lấy kiếm cắt đứt cánh tay áo của mình. Người đời sau gọi mối tình đồng tính là "mối tình cắt tay áo" cũng là có nguồn gốc là điển cố này.

Long dương chi hảo: Thời Chiến quốc có Long Dương Quân là một cậu học trò vô cùng khôi ngô tuấn tú. Anh ta được Ngụy vương say mê vô cùng, đồng sàng cộng chẩm (ăn cùng ngủ cùng), rất được sủng ái. Một ngày hai người cùng đi thuyền câu cá, Long Dương Quân câu được hơn mười con cá,cá cắn câu ngày càng nhiều, thế nhưng nước mắt lại rơi, Nguỵ vương thấy vậy liền hỏi có chuyện gì, Long Dương Quân nói: "Khi đại vương câu được con cá lớn, trong lòng sẽ rất vui vẻ. Thế nhưng lưỡi câu rất nhanh chóng sẽ được thả xuống nước để tìm con cá to hơn, còn con cá vừa câu được sẽ bị vứt đi mà không được ngó ngàng tới nữa. Thần không dám liên tưởng đến, như nay thần có thể được sự sủng ái của đại vương, có được một địa vị hiển hách trong triều đình, thần dân thấy thế, đều rất kính trọng thần, nhưng khắp trời đất này, người dung mạo tuấn tú nhiều không đếm xuể, bên ngoài người ta đồn đại rằng thần sở dĩ được đại vương sủng ái, là vì dung mạo của mình. Thần tự lo lắng rằng mình cũng giống như con cá vừa bị mắc câu, sợ ngày mình bị bỏ đi không còn xa nữa, như thế thần làm sao mà không khóc được?"Sau đó Ngụy vương ra một sắc lệnh trong cả nước rằng: Từ nay về sau nếu có người bàn luận mỹ nhân, nếu bị phát hiện sẽ bị giết mà không cần định tội. Câu thành ngữ "Long Dương chi hảo" cũng bắt nguồn từ đây.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net