4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Chương 4

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

4.1 QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ VÀ BẢN CHẤT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

4.1.1Về sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam

- Trong bài viết " Ba mươi năm hoạt động của Đảng" Hồ Chí Minh chỉ rõ: Chủ nghĩa Mác- Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930

4.1.2 Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam

-Khẳng định tính tất yếu phải có sự lãnh đạo phải có sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh viết: " Cách mạng trước hết cần phải có cái gì? trước hết phải có Đảng cách mạng để trong thì vận động, tổ chức dân chúng ngoài thì liên hệ với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững thì cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy."

- Hồ Chí Minh cho rằng chế độ thống trị tàn bạo của thực dân Pháp đã đẩy nhân dân ta đến cảnh ngộ " hấp hối, tử địa" , khiến cho nhân dân ta thấy rằng " muốn sống phải làm cách mạng, nhưng muốn làm cách mạng phải có Đảng lãnh đạo". Cho nên, theo Người sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam trước hết là vì sự sống còn của dân tộc, là để cứu dân, cứu nước.

4.1.3 Bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam

- Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân.

+ Về lý luận: Hồ Chí Minh chủ trương Đảng phải theo chủ nghĩa Mác- Lênin, là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân- là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng.

+ Về tổ chức: tổ chức và sinh hoạt theo những nguyên tắc Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân

-Tính dân tộc của Đảng được thể hiện trên 2 phương diện:

+ Đảng cộng sản Việt Nam đại diện và tiêu biểu cho lợi ích của toàn dân tộc, hoạt động của Đảng là đem lại lợi ích cho toàn dân tộc. Người viết: " Ngoài lợi ích của tổ quốc và nhân dân, Đảng ta không có lợi ích nào khác"

+ Đảng viên của Đảng bao gồm những người Việt Nam yêu nước, những người con ưu tú của dân tộc.

+ cơ sở xã hội của Đảng rất rộng lớn cả dân tộc bao gồm tất cả quốc dân, trừ bọn phản quốc và tham ô ra ngoài.

+ Thành phần xuất thân của Đảng viên rất đa dạng: công nhân, nông dân, tri thức, tiểu tư sản...

4.1.4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản cầm quyền

- Thế nào là Đảng cầm quyền? Trong "Di chúc", Hồ Chí Minh viết: Đảng cầm quyền là Đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong điều kiện Đẩng đã lãnh đạo nhân dân giành được quyền lực nhà nước và tiếp tục lãnh đạo bộ máy nhà nước hoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH.

- Người chỉ rõ mục đích, lý tưởng của Đảng cầm quyền " Những người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho CNXH hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên thế giới"

- Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của nhân dân: lãnh đạo phải bằng giáo dục, thuyết phục, nghĩa là phải làm cho dân tin, dân phục để dân theo; làm đầy tớ tức là tận tâm, tận lực phụng sự nhân dân " khổ trước thiên hạ, vui sau thiên hạ".

4.2 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG SẠCH VỮNG MẠNH

4..2.1 Xây dựng Đảng- quy luật tồn tại và phát triển của Đảng

- Với Người, xây dựng Đảng là một nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa lâu dài để Đảng hoàn thành vai trò chiến sĩ tiên phong trước giai cấp, dân tộc

- Tính tất yếu khách quan của công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng được Hồ Chí Minh lý giải theo những căn cứ sau:

+ Xây dựng Đảng trong mỗi thời kỳ để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của từng thời kỳ đó

+ Xây dựng chỉnh đốn Đảng trở thành nhu cầu tự hoàn thiện, tự làm trong sạch nhân cách của mỗi cán bộ đảng viên

+ Xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền càng phải làm thường xuyên hơn vì theo Người " Một dân tộc, một đảng và mỗi con người ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người mến yêu và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân."

4.2.2 Nội dung công tác xây dựng Đảng

a. Xây dựng Đảng về tư tưởng – lý luận

- Hồ Chí Minh khẳng định "Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng không có chủ nghĩa như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam"

a. Xây dựng Đảng về chính trị

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh xây dựng Đảng về chính trị có nhiều nội dung bao gồm: xây dựng đường lối chính trị; bảo vệ chính trị; xây dựng và thực hiện nghị quyết; củng cố lập trường chính trị, nâng cao bản lĩnh chính trị...

b. Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ

- Hồ Chí Minh khẳng định sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ tổ chức vì vậy phải xây dựng hệ thống tổ chức từ trung ương đến cơ sở thật chặt chẽ, có tính kỷ luật cao

- Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng

+ Tập trung dân chủ: là nguyên tắc cơ bản để xây dựng Đảng Cộng sản thành một tổ chức chiến đấu chặt chẽ, phát huy được sức mạnh của Đảng viên và của cả tổ chức Đảng

+ Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản.

+ Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc sinh hoạt hết sức quan trọng của Đảng, là quy luật phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Kỷ luật nghiêm minh, tự giác: Người rất coi trọng một kỷ luật nghiêm minh tự giác trong Đảng, coi đó là sức mạnh vô địch của Đảng

+ Đoàn kết thống nhất trong Đảng, Người nhắc nhở các đồng chí trong Đảng phải giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng như giữ gin con ngươi của mắt mình.

a. Xây dựng Đảng về đạo đức

- Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

KẾT LUẬN

Xây dựng và chỉnh đốn Đảng làm cho Đảng ta thật sự là đạo đức, là văn minh, tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc:

-Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước; xây dựng chỉnh đốn Đảng gắn với cải cách bộ máy hành chính.

- Những năm gần đây, Đảng ta có nhiều Nghị quyết về củng cố và tăng cường bộ máy nhà nước, đấu tranh chống các tệ làm suy giảm uy tín và hiệu lực của nhà nước. Tuy nhiên, yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, cửa quyền, trù dập, ức hiếp nhân dân...đòi hỏi ở Đảng ta một sự lãnh đạo tập trung hơn nữa, kế hoạch và biện pháp triệt để hơn nữa, như Chủ tịch Hồ chí Minh đã chỉ thị " Cuộc vận động này là một cuộc cách mạng nội bộ, một cuộc đấu tranh gay go giữa cái tốt và cái xấu cái cũ và cái mới, giữa đạo đức cách mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư với kẻ địch là tệ tham ô, lãng phí, quan liêu.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net