# 49. Ráng chiều tà - tôi là bà nội Khang Hy (20-27)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 20: Con cá heo bơi qua bơi lại

Nghe nói cá heo có hai đại não sử dụng luân phiên, thế nên chẳng cần ngủ.

Một ngày nọ sau ba lần xuyên không, tôi tỉnh dậy bởi nụ hôn của chồng, nhận ra mình vẫn đang bị cảm và mình chỉ xuyên mất nửa giờ, tôi ôm chồng nức nở một hồi, suýt nữa khiến anh tưởng tình trạng bệnh xấu đi, định gọi xe cứu thương. Tôi hôn chặn miệng anh, sau đó khó tránh khỏi phải 'đốt lửa thổi cơm', kết quả là tôi đổ đầy mồ hôi khỏi bệnh, chồng lại ngã xuống thay thế, cũng xem như là có họa cùng chịu.

Từ đó, cứ cách một khoảng thời gian, tôi lại xuyên vào cơ thể Hiếu Trang, qua nửa tháng một tháng quay về, và ở thế giới này, tôi chỉ vừa ngủ xong một giấc. Lần nào cũng được nụ hôn của chồng đánh thức.

Thế là tôi quy định, dù về nhà trễ hay đi làm sớm cỡ nào, dù lúc đó tôi ngủ hay thức, chồng đều phải hôn tôi. Quan trọng nhất là trước khi thân mật phải xác nhận ám hiệu, sau khi tôi gọi anh là 'Phàm Phàm' thì mới được bắt đầu, tránh để bà già Hiếu Trang kia đục nước béo cò.

Tuy chồng chẳng hiểu mô tê gì nhưng vẫn vui vẻ làm theo. Tôi không dám kể sự thật cho anh, một là anh bận quá, hai là có nói cũng vô dụng, lại tăng thêm một người lo lắng.

Vài lần đầu xuyên không, tôi vẫn rất hoang mang, sau nắm bắt được quy luật thì lại xem nó như kỳ nghỉ của mình. Trước đây mệt vì việc nhà và con trai, luôn có cảm giác chán chường. Từ sau khi sống một hồn hai xác, mỗi lần về nhà lại đầy ắp nhiệt huyết, thấy việc nhà cũng chẳng mệt đến thế, con trai cũng không rắc rối như vậy, mà với chồng thì càng có vẻ 'tiểu biệt thắng tân hôn', khiến anh mê mẩn vài lần, trễ giờ làm việc.

Tôi bắt đầu nhận ra công dụng tuyệt diệu của việc xuyên không này, không dụ dỗ Huyền Diệp giết bà nữa.

Tôi chả thích thú gì với việc tra cứu sử nhà Thanh, một là có đọc cũng chẳng nhớ, hai là như xem phim vậy, nếu biết trước kết quả thì mất hay. Tôi chỉ căn cứ vào vài quyển sách về cung đình nhà Thanh mà hiểu biết đôi chút, thuận theo tự nhiên, đến đâu thì đến. Nếu xảy ra vấn đề thì cứ coi như ông trời tự gặt lấy.

Mỗi lần tôi xuyên đến, Huyền Diệp đều chỉ dùng một ánh mắt đã nhận ra, sau này bắt đầu xin tôi ở lại. Tôi bắt chước cậu ta phẩy phẩy tay, tặng kèm một cái nhún vai: "Ta cũng chẳng còn cách nào." Huyền Diệp rất thất vọng.

Huyền Diệp luôn thân thiết với tôi, cậu vẫn cho rằng nếu không có tôi, cậu không ngồi lên được ngai vàng này. Lại cũng vì tôi xuyên tới xuyên lui mà định hướng chính trị của Hiếu Trang thay đổi thất thường, đám đại thần vốn bám gót bà ta không bắt kịp tình hình, chỉ đành đầu quân vào phe hoàng đế, có vẻ ổn định hơn.

Trước giờ tôi không hứng thú gì với chính trị, và cũng do tôi quấy rối mà bà Hiếu Trang kia không đỡ nổi, buộc lòng phải an phận thủ thường hơn, không gây phiền phức cho Huyền Diệp nữa. Thế là Hiếu Trang dần rút chân ra khỏi vũ đài chính trị, Huyền Diệp nắm hết quyền hành.

Nghĩ lại thì bà Hiếu Trang thật kia đáng thương quá, lúc đầu mạnh mẽ biết bao, là một người phụ nữ có tham vọng biết bao! Chỉ vì tôi xuyên tới lui mãi mà bà ta phí mất biết bao nhiêu ngày, biến thành một người nghi thần nghi quỷ, ngày ngày trốn trong Phật đường thắp hương, cầu Phật phù hộ. Chỉ đến khi tôi xuyên đến mới ra ngoài ngắm ánh sáng, cũng may cho tôi, bà ta không bị thiếu canxi.

Tôi cũng không đếm kỹ mình xuyên bao nhiêu lần, dưới đây dùng chữ cái tiếng Anh thay thế, kể sơ tình hình.

Lần xuyên A, Dận Nhưng vừa ra đời không lâu, vì mẹ của nó (Lan Hi) chết vì khó sinh, Huyền Diệp rất đau lòng nên có vài pha 'giận chó đánh Dận Nhưng', cho rằng nó hại chết Lan Hi. Tôi xót cậu bé vừa lọt lòng đã mất mẹ, nó cũng không lớn hơn con trai tôi là mấy, thế là tôi chăm sóc nó thật chu đáo. Bấy giờ Huyền Diệp mới quan tâm đến nó. Có một ngày tôi nhỡ miệng gọi Dận Nhưng là thái tử, Huyền Diệp nghe xong lại tưởng đấy là mong muốn của tôi, sau lại vì lấy lòng tôi mà lập nó làm thái tử.

Lần B, Huyền Diệp đang muốn lập hậu lần nữa, có hai ứng cử nhân, một là Nạp Lan Minh Tuệ, một là Vãn Thúy. Vừa khéo tôi xuyên đến, Huyền Diệp bèn xin ý kiến của tôi. Hai người này đều ổn, nhưng Minh Tuệ là em họ Vô Trần, tốt xấu gì tôi cũng là chị dâu cách một kiếp của nó nên hơi thiên vị tý xíu, thế là chọn Vãn Thúy.

Bấy giờ Minh Tuệ rất tủi thân, hơi có ý trách móc tôi. Tôi cũng oan mà, chẳng phải chỉ muốn tốt cho nó thôi sao? Huyền Diệp là một cao thủ 'khắc hậu', hoàng hậu của cậu ta luôn chết yểu. Đến khi cậu mất, mẹ của Tứ Tứ 'mẫu dĩ tử quý'(1), được lập làm hoàng hậu cũng chẳng thoát nổi cái mạng 'khắc hậu' kia, lại chết sớm.

(1): mẹ sang nhờ con.

Ầy, khó làm người tốt ghê!

Lần C, tôi tìm một bà mẹ nuôi cho Tứ Tứ. Đông Thủy Hàn là hoàng quý phi của Huyền Diệp, cũng là em họ của cậu ta. Có lẽ là do họ hàng gần, cô ta mang thai vài lần đều không giữ được, Huyền Diệp bảo cô chọn một trong số những hoàng tử của phi tần có phẩm cấp thấp hơn để nuôi. Cô ta lại hay nịnh bợ tôi, tôi cũng thuận nước đẩy thuyền mà bảo cô chọn Tứ Tứ.

Tiếc rằng tôi lại toi công, cô ta không có số hưởng phúc. Sau này tôi mới biết cô ta chết vào hôm sau khi được phong làm hoàng hậu, Huyền Diệp đúng là có số 'khắc hậu' mà! Lúc đó Hiếu Trang qua đời rồi, nếu không tôi đã ngăn cản.

Song vì vậy mà địa vị của Tứ Tứ cao hơn, được Huyền Diệp đích thân dạy dỗ, trong đám anh em của nó, cũng chỉ có Dận Nhưng có đặc quyền này. Sau này nó có thể ngồi lên ngôi vua, chẳng thể bảo rằng không có công lao cũng tôi được. (Tứ gia đảng nhớ cộng điểm cho tôi)

Lần D, một ngày nọ, Huyền Diệp bảo rằng muốn tặng tôi một bất ngờ lớn, sau đó, tôi thấy lão hòa thượng kia, đúng là bất ngờ lớn thật, câu đầu tiên phọt ra khỏi miệng tôi là: "Ông vẫn chưa chết hả?" Sắc mặt lão ta không dễ nhìn cho lắm, nhưng ngại vì Huyền Diệp đứng cạnh đó nên cũng hành lễ chào tôi một cái.

Tôi nắm bắt cơ hội, hỏi ngay vấn đề mà tôi lẩn quẩn biết bao lần: "Sao tôi vẫn xuyên đến đây thế? Chẳng phải nợ của tôi và Vô Trần đều dời đến kiếp sau rồi ư?"

Lão ta dè chừng Huyền Diệp, lẩn tránh không muốn đáp, cuối cùng Huyền Diệp miễn tội, lão mới tiết lộ sự thật. Tên trọc táo bón này!

Sau đó tôi được biết, kiếp trước tôi là con của Đổng Ngạc Phi (Ôi người mẹ kiếp trước đáng thương của tôi, nếu biết sớm thì lúc đó tôi đã đối xử với bà tốt hơn một chút), vốn 'tôi' phải làm hoàng đế hai mươi năm, sau bị Huyền Diệp cướp ngôi, nhưng do Hiếu Trang nhúng tay vào nên 'tôi' chết yểu, lại chuyển kiếp thành tôi.

Huyền Diệp nợ tôi hai mươi năm vinh hoa phú quý. Vốn tôi sẽ được hưởng thụ hết ở lần xuyên đầu tiên, song vì tôi nhảy Trường Thành dạo ấy, trật tự bị thay đổi, thế là bây giờ tôi không ngừng xuyên tới lui, cho đến khi cộng đủ hai mươi năm.

Cũng bởi vậy mà bà già Hiếu Trang kia hời những hai mươi năm tuổi thọ, lẽ ra năm mươi lăm tuổi đã phải chết, nhưng để làm vật dẫn cho tôi mà được sống đến bảy mươi lăm tuổi, những nỗi sợ mà bà ta đang phải chịu đựng cũng là một phần của sự trừng phạt.

Cái món nợ loạn tùng phèo này, tôi từng là em trai Huyền Diệp, giờ lại trở thành bà nội cậu, cậu từng nhận mình là một chiếc lá trong khu rừng là tôi, vậy rốt cuộc tôi là cái gì của cậu?

Còn nữa, sao ở đây nhiều người thiếu nợ tôi vậy? Tôi có nên cho vay nặng lãi không? Cũng đã thành tay đòi nợ cừ khôi rồi còn gì.

Tôi hỏi tiếp rằng có khi nào Hiếu Trang lại xuyên vào cơ thể tôi không, lão hòa thượng đáp không, hai tháng trước là do bên trên sai sót. Bấy giờ tôi mới thả lỏng người. Mẹ nó, có oan không cơ chứ? Những năm tháng tinh khôi trong trẻo của tôi ơi! Hu hu... Tôi có thể tố cáo ông trời tội không làm tròn nhiệm vụ không?

Tính ra thì, kiếp trước tôi chết yểu đem lại hạnh phúc cho không ít người đâu: Huyền Diệp từ một tên cướp ngôi thành thiên cổ minh quân; Hiếu Trang sống thọ hơn; Vô Trần và tôi khỏi phải đồng tính luyến ái, bằng không thì ai công ai thụ đây? Ít nhiều gì thì cũng sẽ xấu hổ khi 'hành sự' chứ? (BL, GL đừng hiểu lầm, tuy tôi dị tính, nhưng không kì thị đồng tính đâu nhé!)

Sau khi gặp lão hòa thượng, tôi bắt đầu an tâm làm người phi hành thời gian. Ánh mắt nhìn tôi của Huyền Diệp luôn chứa các loại cảm giác phức tạp như áy náy, cảm kích v.v..., ngày càng đối tốt với tôi, có thể nói rằng là trăm thuận nghìn vâng, chỉ trừ việc không chịu gọi tôi là Hoàng tổ mẫu nữa.

Có một ngày, tôi lại đòi quyền lợi của mình, Huyền Diệp đáp một câu: "Tính ra thì, tỷ nên gọi ta là ca ca đấy."

Suýt nữa tôi đã ói ngay tại chỗ cho cậu ta thưởng thức. Tôi chỏ thẳng vào mặt của Hiếu Trang, hỏi rằng: "Cậu bảo ta, ta trong bộ dáng này, gọi cậu là ca ca? Ọe!"

Cậu ta gật đầu tỏ vẻ đương nhiên phải thế: "Kiếp trước của tỷ vốn là đệ đệ ta!"

"Ai là đệ đệ cậu?" Tôi đạp một cái: "Cậu cứ đưa cho ta một bát cháo, để ta tựa vào tường mà húp, sau lại tự xem đồng hồ là được."

Huyền Diệp chẳng rõ ra làm sao, hỏi tôi: "Có ý gì?"

Tôi tức giận đáp: "Là đê tiện, vô sỉ, hạ lưu đến cực điểm chứ gì!"(2)

(2): tóm lại đó là một câu chửi ẩn dụ, cũng bởi vì ẩn quá mà mình soi không ra vế đầu, chỉ biết vế sau "xem đồng hồ" và "đến cực điểm" nó tương ứng với nhau thôi, vì "đến cực điểm" đồng âm với "mấy giờ rồi".

Huyền Diệp cười ha hả, cười xong đã bùi ngùi nói: "Nếu ta và tỷ lớn lên bên nhau, ta chắc chắn sẽ bảo vệ tỷ thật tốt, tuyệt không soán vị như Hư Vân đại sư đã rằng."

Tôi bĩu môi không tin: "Dù gì cũng là chuyện cũ một đi không trở lại, đương nhiên cậu sẽ vui vẻ buông lời hoa mỹ. Mà cậu không biết câu 'Quýt mọc ở Hoài Nam là quýt, quýt mọc ở Hoài Bắc là quất' à? Nếu ta lớn lên giữa chốn thâm cung quỷ quái này, chẳng biết sẽ trở thành dạng người gì nữa. Chúng ta có thể sẽ gọi đệ xưng huynh, cung kính ngoài mặt, sau lưng nhau lại đầy bóng đao ánh kiếm. Cứ nghĩ đến việc cả đời phải trùm mặt nạ mà sống, ôi!" Tôi rùng mình một cái, "Dẹp đi thì hơn, ta thà chết sớm đầu thai sớm."

Huyền Diệp buồn bã: "Đúng nhỉ, cả đời trùm mặt nạ, chẳng biết ai thật lòng, ai giả dối. Giữa phụ mẫu huynh đệ cũng phải dè chừng sớm hôm, thảo nào người đời thường bảo vô tình nhất là nhà đế vương, chẳng trách tỷ không muốn ở lại."

Tôi khinh bỉ: "Xùy xùy xùy, thủy tiên chả nở hoa đâu, cậu trùm mặt nạ tỏi diễn kịch làm gì(3)? Bây giờ cậu là duy ngã độc tôn, có vô tình cũng là cậu vô tình, ai dám không lấy lòng cậu?"

(3): thủy tiên là tên gọi nhóm cây thân hành cứng, tỏi cũng thuộc họ hành, tóm lại, ý của Thanh Thanh là "Không ai cảm động đâu, đừng ra vẻ nữa." đại loại thế...

Huyền Diệp tủi thân đáp: "Tỷ có lấy lòng ta đâu."

Tôi lại đạp cho một cái: "Ta biết đòi nợ, thích đánh đấm, giỏi gây rắc rối, chỉ chả biết cái gì gọi là lấy lòng. Mau tới hậu cung của cậu mà hưởng thụ sự lấy lòng của đám vợ lớn vợ bé kia đi, bà đây không tiếp, tới nhà Phúc Toàn chơi mạt chược đây!"...

Có điều, cũng do Sở Y Phàm quá nuông chiều, độ trưởng thành của tôi có xu hướng 'năm nay hai mươi, năm sau mười tám'. Còn Huyền Diệp, bởi địa vị đặc thù vốn có mà lòng dạ ngày càng thâm trầm. Thực ra nếu tôi không khoác cái mặt già nua này thì gọi cậu ta một tiếng ông nội cũng chả ngại, e là đến cả ông nội tôi cũng chẳng lão luyện được như cậu.

Tôi cứ vậy xuyên tới xuyên lui, một năm ở hiện đại bằng sáu năm cổ đại, tổng cộng tôi đã ở quá khứ ba năm. Căn cứ vào tỉ số phân chia, có một nửa số ngày còn lại của Hiếu Trang thuộc về tôi, bây giờ tôi vẫn phải ở cổ đại thêm ba năm nữa mới kết nợ với Huyền Diệp được.

Mùa xuân, gia đình ba người của tôi về miền nam. Bấy giờ con trai đã được một tuổi rưỡi. Vì tôi là con gái mà mẹ chẳng thể nào ngóc đầu lên được giữa các bà chị em dâu, giờ thấy con trai tôi thì cưng chết được, mà mấy người anh họ của tôi chỉ có sinh được mỗi con gái thôi (nhà tôi có gen một-bông-hoa à?). Khi ấy mẹ vừa nghỉ hưu, vừa lúc rảnh rang chán chê, thế là mẹ giữ rịt lấy con tôi như giữ huân chương chiến công vậy.

Có lẽ cả tôi và Sở Y Phàm đều là bậc ba mẹ máu lạnh, giả bộ níu kéo một chốc đã bỏ cuộc. Trên chuyến tàu về lại Bắc Kinh, Sở Y Phàm ôm tôi thở ngắn than dài: "Cuối cùng vợ đã là của riêng anh." Tôi trưng vẻ mặt 'mẹ hiền' ra mắng anh hồi lâu, nhưng thực tế thì tôi cũng thở phào nhẹ nhõm, sau này có thể ngủ thẳng đến lúc tự thức giấc rồi.

Thời gian rảnh nhiều hơn, tôi bắt đầu lo lắng cho sức khỏe trước mắt.

Tuy thần kinh của tôi kiên cường dẻo dai, nhưng thường xuyên đổi nhân cách cũng sẽ để lại di chứng.

Lúc còn dưới quê, ngày ba mươi tết cúng tổ, ba mẹ đang dập đầu thắp nhang, tôi đứng bên cạnh suýt nữa đã buột miệng "Miễn lễ". Mà người xung quanh cũng bảo tôi hay ra vẻ ta đây, thích hưởng thụ. Tôi tự kiểm điểm lại mình, đúng là vậy thật, cũng tại Sở Y Phàm mờ mắt mù quáng nuông chiều và nghe lời tôi.

Còn Huyền Diệp hử, hầy! Tôi chả biết phải nói làm sao nữa?

Lần thứ E xuyên không, tôi và Huyền Diệp dạo ngự hoa viên ngắm mẫu đơn, khóe mắt thoáng thấy một bóng hình. Ủa? Tôi kinh ngạc, ngoắc gọi thám giám hầu hạ, "Đưa cô nương kia đến đây cho ta."

Lát sau, một cô gái ngây thơ rụt rè đứng trước mặt tôi, cúi người hành lễ: "Thái hoàng thái hậu cát tường." Tôi nâng cằm cô ta lên, "Cười xem." Cô ta nặn ra một nụ cười khó coi hơn cả khóc. Không đúng, "Chu môi lên, không, bớt trề một tý, đúng rồi." Tôi nhòm trên ngó dưới, xét trái duyệt phải. Cô ta bối rối đứng nghiêm tại chỗ, run lập cập.

Tôi bùi ngùi thở dài, phát phất tay, "Thôi, ngươi lui ra đi."

Tôi chẳng còn tâm trạng ngắm hoa nữa.

—– Phân cách —–

Viết vài dòng tiết lộ chương sau để dụ dỗ nào. Các bạn đoán xem cô gái ấy là ai?

Bộ truyện này lấy ý tưởng từ Liêu Trai cố sự (hoặc Duyệt Vi thảo đường bút ký?). Kể rằng có một người hiếm muộn, sau này, thầy bói tiết lộ rằng: "Kiếp trước cậu không nợ ai, cũng chẳng ai nợ cậu, sao mà có con được?"

Thế là mới lòi ra nhiều mối nợ tới vậy. Mà kể ra, kiếp trước chắc Huyền Diệp làm nghề cho vay nặng lãi? Hoặc trước khi chết vẫn ngập ngụa nợ nần? Nên mới có nhiều con tới vậy.

---

Chương 21: Chiếc hộp Pandora

Tôi chẳng còn tâm trạng ngắm hoa, ủ rũ quay về Từ Ninh cung, Huyền Diệp ù ù cạc cạc theo sau tôi.

Đến Từ Ninh cung, chiếu theo lệ thường mà trong phòng chỉ còn mỗi bọn tôi.

Huyền Diệp hỏi: "Tỷ sao vậy?" (Sau nhiều lần tranh cãi, cả hai bỏ cả kính ngữ.)

Tôi rầu rĩ trườn dài lên bàn, nghĩ mãi không thông: "Biểu cảm hung hãn hơn tẹo thì đấy rõ ràng là gương mặt của ta, môi chu thêm một tẹo thì y hệt miệng của ta rồi."

Huyền Diệp đứng cạnh chen vào: "Tỷ trông giống như thế?"

Tôi đảo mắt sang nhìn cậu ta: "Giống thế thì sao? Tốt xấu gì vẫn là thanh niên, ít ra cũng đẹp hơn mỹ nhân già òm."

Huyền Diệp chìm trong đăm chiêu, còn tôi vẫn tiếp tục trút giận: "Chẳng công bằng chút nào, cái xác ấy rõ ràng là được chuẩn bị riêng cho ta cơ mà, tại sao ta lại không thể xuyên vào đấy?"

Huyền Diệp đứng cạnh thì thào: "Đúng vậy, sao không xuyên vào đấy nhỉ?"

Tôi thấy cậu ta còn rầu rĩ hơn cả mình thì đạp một phát, "Ê, ta mới là người trong cuộc, cậu ở ngoài biết gì mà than ngắn thở dài chứ?"(1)

(1): nguyên văn: Ta mới là người ăn phải củ cải mặn, cậu chê nhạt chê đậm cái gì?

Huyền Diệp không đáp, chỉ nhìn tôi bằng ánh mắt khó hiểu, sau đó bỏ đi.

Chả hiểu ra làm sao!

Ở thời hiện đại, công việc của tôi bỗng dưng khởi sắc ngoài dự đoán.

Trong một lần tình cờ, tôi và chồng đến nhà một người bạn chơi, anh chàng ấy là một người thích sưu tầm đồ cổ, hôm ấy anh ta lấy một quyển sổ ra khoe với chúng tôi, bảo rằng đó là bản do chính tay Khang Hy chấp bút. Tôi lật xem, đấy là quyển sổ chúc thọ năm mươi chín tuổi của Hiếu Trang, cũng vào lần đầu tiên tôi xuyên không.

Người xưa thường bảo "làm chín không làm mười"(2), buổi lễ ấy được tổ chức rất linh đình, tôi vẫn nhớ mãi. Sau này có lần chơi mạt chược, tôi lấy quyển sổ này kê chân bàn, Huyền Diệp có vẻ hơi bị sốc.

(2): số chín (九) đồng âm với lâu dài (久), và người ta thường cho rằng 10 là số tròn, là vẹn toàn, là đỉnh điểm, sẽ dễ bị tổn hao, thế nên thường người ta chỉ tổ chức lễ thọ năm 59, 69, 79 tuổi, v.v... cho người già thôi.

Nét chữ được bắt chước rất giống, nội dung cũng không thay đổi gì nhiều, có điều thiếu mất dấu chân bàn, tôi khăng khăng đấy là đồ giả, bấy giờ anh bạn kia mới thay đổi sắc mặt, có vẻ không vui. Chồng biết những gì tôi đã trải qua, thế là nghiêng về phe tôi. Kết quả là chúng tôi cụt hứng ra về.

Tôi và chồng thở dài, người có tâm lại bị nhầm là lòng lang dạ sói. Vài ngày sau, anh bạn kia bất thình lình khiêm cung nhận lỗi, bảo rằng mình đã nhờ chuyên gia giám định mới biết đấy đúng là đồ giả, đoạn đưa tôi đến gặp vị chuyên gia kia.

Sau đó, họ phát hiện ra rằng tôi rất nhạy với văn kiện thời Khang Hy, phương diện khác thì chẳng có gì đặc biệt, nhưng tôi lại tinh thông chữ Mãn và chữ Mông, là nguồn lực to lớn cho sự nghiệp nghiên cứu sử nhà Thanh. Thế là, tôi trở thành một nhân viên thuộc phòng nghiên cứu khoa học Thanh sử.

Sở trường của tôi là phân biệt bút tích thật của Khang Hy, bí quyết là sau lần xuyên không nọ, tôi tặng Huyền Diệp một chiếc nhẫn bằng ngọc xanh, bề mặt khắc nổi vài nốt tròn nhỏ theo quy luật, tôi yêu cầu cậu mỗi lần viết xong một thứ gì đó thì phải bôi mực đặc biệt lên, rồi đóng dấu ở bất kỳ chỗ nào. Chẳng biết đây có phải là con dấu chống hàng giả đầu tiên hay không? Những thứ cậu ta viết trước đó cũng đã được tôi lần lượt đóng dấu bổ sung. Mỗi lần, tôi chỉ cần tìm dấu hiệu nọ là đã có thể phân biệt thật giả.

Về phần dấu hiệu đó ra làm sao ấy hử? Đây là bí mật nghề nghiệp, tôi sẽ không tiết lộ.

Sau này, tôi cũng tặng tiểu Tứ một cái nhẫn cùng loại, tiếc rằng nó không quý tôi như Huyền Diệp, nên không làm theo. Vì vậy, mảng công việc của tôi chỉ hạn chế ở thời Khang Hy.

Một ngày nọ, tôi và Thường Ninh quây lại tán gẫu, kể đến đoạn buồn cười, cả hai bò lăn ra rũ rượi.

Bấy giờ, Huyền Diệp đi vào, vừa thấy bộ dạng này của bọn tôi đã nghiêm mặt: "Còn ra thể thống gì?"

Bọn tôi chả rõ đầu cua tai nheo, có làm cái quái gì đâu? Chẳng nhẽ là do tôi nhoài lên người Thường Ninh à? Tôi vẫn luôn như thế, từ lúc nó còn nhỏ cho đến giờ mà?

Bên này Huyền Diệp bắt đầu đùng đùng giận dữ quở trách Thường Ninh, bảo nó chẳng nên công cán gì, chỉ chơi bời lêu lổng, vân vân. Tôi đứng cạnh đấy, định nói đỡ vài câu cho Thường Ninh thì ánh mắt hung ác của Huyền Diệp lia đến, tôi lại hèn nhát lùi về.

Khinh bỉ bản thân mình quá đi, tuy tôi quen thói càn rỡ, nhưng nếu Huyền Diệp thực sự ra oai, cảm giác sợ hãi ăn sâu bén rễ trước đây sẽ lại nhảy ra. Cái chính là bây giờ tôi chưa muốn chết.

Cuối cùng, Thường Ninh ảo não rời đi. Sau này, nó đã ngộ ra rằng tôi chỉ là một con hổ giấy, đại ca thực sự là một người khác.

Trong phòng chỉ còn tôi và Huyền Diệp. Cậu ta hãy còn phụng phịu, nói: "Tỷ nằm bò lên người nó như thế thì thành cái dáng gì?"

Tôi khó hiểu: "Trước đây chẳng phải thường xuyên vậy à? Thành cái dáng gì? Dáng bà cháu tình thương mến thương chứ gì!"

Cậu ta điên tiết đế thêm một câu: "Tỷ có phải Hoàng tổ mẫu thật sự đâu."

Cái đệt, cậu không chịu gọi tôi là Hoàng tổ mẫu đã đành, giờ lại muốn xách động người khác là thế nào? Cậu không nể mặt Phật thì cũng phải nể mặt già chứ. Chắc tôi cũng vui vẻ lắm đấy? Tôi đây trẻ đẹp như hoa như ngọc nai lưng ra làm bà nội người ta, nhận lại vài tiếng xưng hô thì đắt lắm à?

Tôi nộ khí xung thiên, cậu ta vẫn tiếp tục: "Hành vi của tỷ khác vị Hoàng tổ mẫu kia một trời một vực, không sợ kẻ khác sinh nghi ư?"

Tới bây giờ cậu mới giác ngộ ra chuyện đó hả? Tôi đã thế này năm sáu năm nay, nếu nghi ngờ thì đã nghi ngờ từ lâu rồi.

Tôi bướng bỉnh đáp: "Ai dám nghi ngờ ta? Cái vị Hoàng tổ mẫu kia của cậu chui lủi trốn tránh suốt ngày, người mà kẻ khác nhìn thấy đều là ta, có nghi thì cũng phải nghi vị kia. Mà Thường Ninh cũng bảo rồi đấy thôi, ta là vị Hoàng tổ mẫu thú vị nhất trần đời, nó rất thích người như ta!"

Cậu chua xót than: "Đúng nhỉ, từ nhỏ bọn tỷ đã rất thân với

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net