1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lê Hữu Trác (1720-1791), hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, quê ở Hưng Yên. Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh giỏi mà còn soạn sách vở và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học. ông còn là một nhà văn nhà thơ lớn, trước tác của ông được tập hợp trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển. Đây là những dòng lưu bút ghi lại cảm xúc hết sức chân thành của tác giả trong những lúc lặn lội đi chữa bệnh ở các miền quê xa. Qua ngòi bút khá chân thực, tác giả đã phản ánh cuộc sống xa hoa của tầng lớp vua chúa phong kiến đồng thời kín đáo bày tỏ thái độ thờ ơ, coi thường danh lợi qua đoạn Vào Trịnh phủ. Từ đó, ta cũng nhận thây một nhân cách cao thượng trong con người của danh y Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác. Chính điều đó đã khơi gợi cho chúng ta suy nghĩ về vai trò của người thầy thuốc trong xh xưa và nay.

Mở đầu cho tác phẩm người đọc có thể thấy được bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý nơi phủ chúa. Từ cảnh bên ngoài “đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương…Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan đi lại như mắc cửi” đến con đường vào phủ cũng phải qua “mấy lần cửa”. Vào tới nội cung thì cảnh tượng càng thêm lộng lẫy xa hoa: trướng gấm, màn là, võng điều, sập thếp vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít... Dường như ở đây người hầu và vật dụng xen nhau, ngỡ như che kín tất cả, không hở một chút không gian nào. Rồi đến những nghi thức, cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa thì thật rườm rà, lớp lang, khuôn phép:ra vào phủ phải có thẻ, quy tắc quỳ lạy... thể hiện rõ quyền uy tột bậc của nhà chúa, người đứng sau vua nhưng cưỡi đầu trăm họ. Mọi việc, mọi vật cứ từng lớp, từng lớp hiện lên qua cái nhìn và sự ghi chép chân thực của tác giả, đằng sau bức tranh ấy là những cảm xúc rất chân tình của Lê Hữu Trác, tác giả nhìn mọi sự với một thái độ rất khách quan, ông bày tỏ nhận xét: “Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”, trước cảnh ấy, tác giả đã vịnh một bài thơ tả hết cái sang trọng, vương giả nơi phủ chúa, trong bài thơ Lê Hữu Trác đã phải thốt lên: “Cả trời Nam sang nhất là đây”. Không chỉ ngạc nhiên trước quang cảnh, nghi thức sinh hoạt nơi đây mà ông còn sững sờ khi được mời ăn sáng : “mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bây giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia”.

Kể về sự hoa lệ với giọng ngỡ ngàng nhưng tác giả tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ vật chất này khi mà cảnh quá lộng lẫy, xinh tươi còn người thì “héo hon, già cỗi”, trước sức khoẻ của chúa nhỏ ông bày tỏ lo ngại về căn bệnh : “ Vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”, quả là ốm yếu, èo uột, trong rỗng ngoài trướng. Đặc biệt khi dự định cắt thuốc trị bệnh cho thế tử, tâm trạng Lê Hữu Trác diễn biến khá phức tạp:lúc đầu ông định dùng thuốc chữa đúng bệnh nhưng lại sợ bệnh mau giảm, chúa tin dùng giữ lại ắt sẽ bị công danh ràng buộc, còn nếu dùng thứ thuốc vô thưởng vô phạt thì trái với y đức y tâm của người thầy thuốc. Hai ý nghĩ mâu thuẫn, giằng co trong con người tác giả, cuối cùng chính lương tâm, phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã thắng, ông gạt ý nguyện riêng và lấy việc cứu người làm mục đích. Điều đó càng chứng tỏ Lê Hữu Trác là một người thầy thuốc giàu kinh nghiệm, có kiến thức sâu rộng, bên cạnh tài năng ông còn là một người thầy giàu y đức, y tâm không màng danh lợi, luôn làm tròn sứ mệnh của người thầy thuốc, luôn muốn xa lánh chốn phồn hoa xa xỉ để có thể “sống gần nhân dân, gắn bó với xóm làng, quê hương bình dị”, xứng đáng với danh Lương y như từ mẫu.

Từ đoạn trích ta có thể thấy được nhân cách sáng ngời của bậc danh y Lê Hữu Trác, ông không chỉ để lại cho hậu thế di sản quý giá về y học mà còn trao tặng cho tất cả các y bác sĩ ngày nay những bài học về y đức y tâm sao cho xưng đáng với trọng trách “bảo vệ sinh mạng con người”. Ta có thể khẳng định, vai trò của người thày thuốc cả trong xh xưa và nay, đều là vô cùng quan trọng và ko thể thay đổi. Điển hình như bác sĩ trẻ Nguyễn Hà Phương, Bí thư Đoàn bệnh viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh, tác giả đề tài "Đặc điểm giải phẫu bệnh và hóa mô miễn dịch trong ung thư biểu mô tuyến của phổi" đã mang lại hiệu quả kinh tế cho cả bệnh viện đặc biệt là khoa giải phẫu bệnh. Công trình này đã giúp các bác sĩ lựa chọn có hiệu quả các dấu ấn hóa mô miễn dịch trong ung thư biểu mô tuyến của phổi, rút ngắn thời gian chẩn đoán và tiết kiệm chi phí xét nghiệm cho bệnh nhân. Còn với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Phan Minh Hoàng, Bí thư đoàn bệnh viện Quận 2, người có sáng kiến "Đánh giá tác dụng điều trị của tấm vật liệu tương đương trung bì trên vết bỏng nhiệt thực nghiệm" đã giúp bệnh nhân mau lành vết thương, giảm hơn một nữa thời gian điều trị vết thương do bị bỏng, tiết kiệm chi phí điều trị. Bên cạnh đó, anh còn là một bác sĩ trẻ luôn nhiệt huyết với các chuyến công tác thiện nguyện. Bởi vậy mới khẳng định, vai trò của ng thâyg thc, hay rộng hơn là ngành y là có một ko hai. Việt Nam là một trong 10 quốc gia đi đầu trên thế giới trong việc thực hiện đúng lộ trình các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), nhất là năm mục tiêu liên quan đến y tế, bao gồm: giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em; giảm tử vong trẻ em; giảm tử vong bà mẹ; phòng, chống HIV, sốt rét và các bệnh khác; bảo vệ môi trường bền vững, trong đó có nước sạch và vệ sinh. Hiện nay, các loại thuốc kháng sinh, giảm đau, hạ sốt… đang là những mặt hàng phổ biến củangành dược, ngoài ra, những bác sĩ của cta đã chungbtay nghiệm cứu ngày đêm, để cho ra đời các nhóm thuốc mới như tim mạch, tiểu đường, tâm-thần kinh đã được sản xuất và đang tiêu thụ rộng rãi trên thị trường và đang từng bước đáp ứng được quá trình trị liệu trong khám chữa bệnh của ngành y nước nhà. So với các nước phát triển khác Việt Nam chưa phải là nước có nền công nghiệp dược phát triển mạnh nhưng ta vẫn tiến tới sẽ thực hiện các chương trình trọng điểm y dược quốc gia và đưa ra một số loại vắc-xin mới. Chính nhờ những thành tựu của ngành y nói chung, những thầy thc nói riêng mà giá trị của cuộc sống được đề cao hơn, tạo tiền đề cho xa hồi phát triển.

Nhưng tuy vậy, vẫn còn đó những bác sĩ vì vòng xoay “ muốn có nhiều cơm, nhiều áo, nhiều gạo, nhiều tiền” mà dẫm đạp lên “y đức”. Khi văn hoá “phong bì” của bệnh nhân, cơ sở khám bệnh phân chia “dịch vụ” và “bảo hiểm” thì càng nảy sinh sự đối xử thiếu công tâm của người thầy thuốc. Đặc biệt đối với những bệnh nhân của gia đình nghèo hay khám bảo hiểm ta sẽ thấy được thái độ “phân biệt đối xử” của những con người luôn được tin là “mẹ hiền thiên hạ”. Cứ bước vào bệnh viện ta sẽ thấy ngay những điều này, không khó để thấy cảnh bác sĩ, nhân viên y tế có thái độ đối xử thiếu lịch sự, thậm chí quát mắng bệnh nhân, kể cả đối với người già. Đó là chỉ bàn đến thái độ, còn nhân cách thì ngày càng “mục ruỗng” không sao tả được khi mà các y bác sĩ khoác lên vai màu áo trắng của thiên thần nhưng lại có những hành động giống như “ thần chết”, xin lấy một ví dụ không xa xôi đó là sự việc bác sĩ thẩm mỹ viện Nguyễn Mạnh Tường làm chết người rồi vứt xác xuống sông Hồng để phi tang gây rúng động dư luận trong thời gian vừa qua. Nhiều người bàng hoàng, sửng sốt trước y đức, lương tâm của vị bác sĩ trước hành động quá tàn nhẫn, mất nhân tính.

Không thể phủ nhậnnhững đóng góp to lớn của ngành y nói chung và các thầy thuốc nói riêng. Xã hội ta ngày nay vẫn còn những tấm gương thầy thuốc giữ trọn y đức và rất đáng biểu dương, khen thưởng để nêu gương sáng cho các đồng nghiệp. Tuy nhiên, đứng giữa lựa chọn công danh và y đức, liệu tất cả các thầy thuốc đều giữ đc lòng mình sáng như gương?
Với tấm lòng lương y như từ mẫu cứu người không phân biệt sang hèn, đẳng cấp, Lê Hữu Trác đã làm đúng tâm đức của một thầy thuốc. Tấm lòng ấy đáng sđược ca ngợi. Khi y đức của người thầy thuốc chưa thực sự được thấm nhuần thì nạn nhân không ai khác chính là những người nghèo không may mắc bệnh. Cần lắm những nhân cách cao đẹp như lương y Lê Hữu Trác không vì danh lợi, không vì ý nguyện riêng mà làm tổn thương đến những người “mệnh khổ” ! Là một người thầy thuốc, trước hết Lê Hữu Trác luôn đề cao y đức, đó chính là tấm lòng nhân ái, độ lượng, cứu vớt những người gặp chuyện không may trong cuộc sống mà không màng danh lợi. Ngày nay, khi y học ngày càng phát triển, đội ngũ y bác sĩ ngày càng có điều kiện được học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Chính vì vậy, vai trò, giá trị của người thầy thuốc được đặt lên cao hơn bao giờ hết. Và Thực tế cũng không bi quan đêna vậy. Vẫn còn có rất nhiều thầy thuốc biết thông cảm với nỗi đau của người bệnh, coi “trị bệnh cứu người” là mục tiêu theo đuổi trong suốt cuộc đời hành nghề y!

Có thể nói, qua VPCT, ta nhận thấy một tấm gương sáng ngời về y đức, một nhân cách cao thượng với những bài học sâu sắc của LHT mà các y bác sĩ trong xã hội ngày nay còn cần phải cố gắng nỗ lực hơn nữa để xứng đáng với danh hiệu cao quý mà nhân dân ta trao tặng “Lương y như từ mẫu", cùng với đó là vai trò quan trọng không thể phủ nhận của lương y trong cả xã hội xưa và nay.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#vân