bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

  Tố Hữu được xem là “lá cờ đầu” trong phong trào thơ Cách mạng Việt Nam với những tác phẩm lưu mãi với thời gian. Thơ ông viết về chính trị nhưng không khô khan, mà ngược lại, dễ đi sâu vào lòng người bởi tình cảm và giọng văn trữ tình truyền cảm. “Việt Bắc” được sáng tác trong hoàn cảnh chia ly tiễn biệt giữa quân và dân tại căn cứ địa Việt Bắc sau kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được xem như lời tâm tình chan chứa nỗi niềm của Tố Hữu đối với mảnh đất anh hùng này. Đặc biệt, người đọc chắc hẳn sẽ không quên bức tranh tứ bình bằng thơ tuyệt đẹp trong “Việt Bắc”.
  Xuyên suốt bài thơ “Việt Bắc” là dòng tâm tư, tình cảm chan chứa và sâu lắng của Tố Hữu dành cho quân và dân từng tham gia trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Người đọc sẽ bắt gặp những hình ảnh gần gũi, đời sống bình dị, cả những con người chân chất Việt bắc qua lời thơ Tố Hữu. Phải có một tình cảm da diết, phải là người “nặng” tình thì Tố Hữu mới thổi hồn vào từng câu đối đáp bằng thơ lục bát nhuần nhuyễn như vậy.
  Có thể nói rằng điểm sáng của cả bài thơ toát lên từ bức tranh tứ bình tuyệt đẹp của núi rừng Việt Bắc qua giọng thơ trầm bổng của Tố Hữu. Người đọc sẽ được chìm đắm trong khung cảnh hữu tình, nên thơ của “xứ Tiên” này.
  Khổ thơ được mở đầu bằng câu đối đáp nhẹ nhàng giữa “ta” – “mình”:
  "Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người"
Ở đầu đoạn thơ: “Ta về, mình có nhớ ta” giống như lời đưa đẩy trong lối hát dao duyên của ca dao, dân ca:
  Ta về, mình có nhớ chăng
Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười.
Đó là câu hỏi tu từ có tác dụng khơi gợi và liên kết các nỗi nhớ với nhau một cách khéo léo, nhuần nhị:“Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”.“Hoa”là biểu tượng của thiên nhiên Việt Bắc tươi đẹp. Trong tâm tưởng người ra đi in đậm cảnh sắc tươi xanh, tràn đầy sức sống của vùng đất mình đã gắn bó suốt một thời gian dài. Nhớ “hoa” cũng chính là nhớ “người”. Và từ đó, chủ đề của đoạn thơ đã được giới thiệu. Đó là hoa cùng người Việt Bắc.
  Trong tám câu thơ tiếp theo, tác giả vẽ lên bằng ngôn ngữ thơ ca một bộ tranh tứ bình về thiên nhiên Việt Bắc. Tranh tứ bình là một trong những loại hình rất phổ biến trong nghệ thuật trung đại. Nó thường là một bộ tranh gồm bốn bức mô tả bốn mặt của một đối tượng nào đấy. Mỗi bức tranh có một nét đẹp riêng. Ngòi bút tạo hình của nhà thơ đã đạt tới mức độ“thi trung hữu họa”. Bút pháp miêu tả nhất quán: câu lục dùng để tả cảnh, câu bát dùng để vẽ người.
  Đầu tiên là một hình ảnh có tính khái quát, trong đó Việt Bắc hiện lên như một miền quê thật lặng lẽ:
  "Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng".

Màu “hoa chuối đỏ tươi” nổi bật trên sắc xanh của núi rừng. Nhà thơ đã khéo léo dùng sự tương phản giữa hai gam màu nóng và lạnh. Đó là màu “đỏ” và “xanh” để làm sáng lên cảnh rừng già, gợi lên cảm giác ấm áp. Những bông “hoa chuối” đột ngột bừng lên như những ngọn lửa của rừng ấm áp, tin yêu đã làm giảm bớt đi vẻ u tịch của cảnh vật, núi rừng hoang vu. Vẻ đẹp của màu sắc, hoa lá, ánh sáng, hương hoa hòa quyện với vẻ đẹp của con người.
  Giữa khung cảnh ấy, hình ảnh con người tuy nhỏ bé nhưng vẫn sinh động, không bị chìm đi. Ánh nắng chiếu lấp lánh trên cao vào con dao người đi rừng giắt ngang lưng khiến con người trở thành điểm sáng di động và là trung tâm của bức tranh. Tác giả quan sát thật tinh tế. Thiên nhiên không che lấp mà thực sự làm nền cho vẻ đẹp của con người lao động.
Khác với màu sắc ấm áp của bức tranh thứ nhất, bức tranh thứ hai chuyển sang một gam màu lạnh:
  "Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang".
Đọc hai câu thơ này, người đọc dường như mường tượng ra khung cảnh mùa xuân nơi núi rừng thật hiền hòa, dịu êm, ấm áp. Màu trắng của mơ gợi lên một bức tranh nên thơ trên cái nền dịu nhẹ của màu sắc. Hoa mơ được xem là loài hoa báo hiệumùa xuân ở Tây bắc, cứ vào độ xuân thì, chúng ta sẽ bắt gặp treenn nhữngcon đườngmàu sắc ấy. Mùa xuân Tây Bắc, Tố Hữu nhớ đến hình ảnh “người đan nón” với động tác “chuốt từng sợi giang” thật gần gũi. Động từ “chuốt” được dùng rất khéo và tinh tế khi diễn tả về hành động chuốt giang mềm mại,tỉ mỉ của người đan nón. Phải thật sâu sắc và am hiểu thì Tố Hữu mới nhận ra được điều này. Chữ “chuốt” như thổi hồn vào bức tranh mùa xuân ở Việt Bắc, tạo nên sự hòa hợp thiên nhiên và con người.
  Tiếp đến là bức tranh về mùa hạ với âm thanh dịu dàng của tiếng ve:
  "Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình".
Có thể nói đây là những câu thơ hay nhất trong tả cảnh mùa hè trong thơca Việt Nam. Bởi nó xôn xao tiếng nói của cả màu sắc lẫn âm thanh. Ở đây ta bắt gặp một sự độc đáo của tác giả, một nét mới trong thơ Tố Hữu để lại ấn tượng cho độc giả bởi câu thơ: “Ve kêu rừng phách đổ vàng”. Tiếng ve kêu đâu chỉ một, hai hay vài con mà là cả một rừng ve đậm đặc giống như sắc trắng của rừng mơ. Cái âm thanh vang rền của tiếng ve làm cho màu vàng của rừng phách như rung chuyển, rung lên thành tiếng. Màu“vàng”của rừng phách dường như cũng nhuộm vàng cả tiếng ve. Chữ “kêu”, chữ “đổ” thể hiện thật tài tình không khí rạo rực và màu sắc nồng nàn rất đặc trưng của mùa hạ. Giữa khu rừng mùa hè, bất chợt gặp hình ảnh “cô em gái hái măng một mình” khơi gợi trong lòng người ra đi một nỗi nhớ ngọt ngào, sâu lắng.
  Bức tranh mùa thu êm dịu, trong sáng được vẽ nên bằng những đường nét mảnh mai, tinh tế, thấm đượm cảm xúc trữ tình, gợi ra một trường liên tưởng mênh mông cho người đọc:
  "Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung".
Cảnh vật Việt Bắc về đêm với bầu trời cao rộng, ánh trăng thu mát dịu tỏa chiếu khắp núi rừng, tạo nên khung cảnh thanh bình, yên ả. Bỗng “tiếng hát ân tình thủy chung” của một cô gái nào đó cất lên nghe thật tha thiết, cứ ngân nga vang vọng mãi trong tình yêu và nỗi nhớ của người đi. Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với vẻ đẹp muôn màu, muôn sắc trong sự thay đổi của các mùa.
  Thiên nhiên luôn gắn bó với con người cần lao. Cuộc kháng chiến, sản xuất và đánh giặc gian khổ, hiểm nguy song vẫn không thiếu những nét thanh bình êm ả.
  Qua đoạn thơ, Tố Hữu đã thể hiện nỗi nhớ trân thành, tha thiết, cũng là niềm tự hào, biết ơn đối với quê hương Việt Bắc.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#park-suri