Phần 27 - 36 Hết

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

PHẦN 27

Nói về Bá Hi nhận lễ vật và lưu Văn Chủng ở lại trong dinh trại bày tiệc thiết đãi. Sáng hôm sau, Bá Hi đưa Văn Chủng vào yết kiến Phù Sai.

Bá Hi vào trước đem những tình ý Câu Tiễn sai Văn Chủng sang xin cầu hòa Phù Sai bừng bừng sắc mặt mà bảo rằng:

Nước Việt Trung Nguyên cùng ta có cái thù không đội trời chung khi nào ta lại cho hòa.

Bá Hi nói:

Đại Vương không nhớ lời của Tô Vũ khi xưa hay sao? Việt binh là việc nên dùng tạm, chớ không nên dùng lâu. Nước Việt Trung Nguyên dẫu đắc tội với ta, là do ta đem quân sang đánh Việt mới xảy ra cảnh thù không đội trời chung. Nay Việt Trung Nguyên tùng phục nước Ngô Ta. Vua Việt xin làm Tôi nước Ngô. Vợ Vua Việt xin làm thiếp nước Ngô. Bao nhiêu châu báu nước Việt đem dâng nộp cho nước Ngô ta cả. Nước Trung Nguyên chỉ xin ta một điều là để cho còn chỗ cúng tế mà thôi. Nếu Đại Vương không cho nước Việt Trung Nguyên hòa. Câu Tiễn phá vòng vây trốn chạy về kinh đô điều động quân binh đang trấn giữ phía Nam Việt Trung Nguyên thời càng bất lợi cho chúng ta thôn tính Việt Trung Nguyên. Chi bằng Ta với nước Việt hòa thời lợi biết dường nào. Đại Vương càng nổi tiếng là tha cho nước Việt. Danh tiếng lại càng lừng lẫy hơn nữa. Như vậy nước Ngô ta có cớ làm bá chủ được. Nếu cố sức mà diệt Câu Tiễn, buộc Câu Tiễn tìm cách trốn thoát khỏi Cối Kê trở về Kinh Đô điều động quân binh phía Nam Việt Trung Nguyên chống trả lại ta. Nếu chúng ta tiêu diệt được Câu Tiễn quân Ngô ta cũng phải trả cái giá không nhỏ. Dù cho giết được người ấy sao bằng thu phục nước ấy chả có phần lợi hơn ư.

Phù Sai hỏi:

Bây giờ văn Chủng ở đâu?

Bá Hi nói:

Hiện Đang đứng chờ bên ngoài.

Phù Sai cho triệu vào. Văn Chủng quỳ gối đi bằng đầu gối kéo lê kéo lết đến trước mặt Phù Sai. Lạy một hồi rồi nói những lời nói với Bá Hi hôm trước.

Phù Sai nói:

Vua ngươi xin làm tôi Ngô. Vậy thời Vua ngươi có chịu theo ta về Ngô không?

Văn Chủng sụp lạy tâu rằng:

Đã xin làm tôi Ngô, thời sống chết ở trong tay Vua Ngô, thế nào cũng xin vân lệnh.

Bá Hi nói với Phù Sai rằng:

Vợ Chồng Câu Tiễn đều tình nguyện xin về Ngô. Vậy thời nước Ngô ta dẫu tha cho Việt cũng chẳng khác gì chiếm được nước Việt. Đại Vương còn muốn chi nữa.

Phù Sai liền cho nước Việt Trung Nguyên giảng hòa. Có người sang hửu dinh báo tin cho Ngũ Viên biết. Ngũ Viên vội vàng vào yết kiến Phù Sai. Khi vào đến nơi thấy Bá Hi và Văn Chủng đã đứng ở bên cạnh Phù Sai.

Ngũ Viên hầm hầm nổi giận hỏi Phù Sai rằng:

Đại Vương đã cho nước Việt Trung Nguyên giảng hòa rồi ư?

Phù Sai nói:

Ta đã cho giảng hòa rồi.

Ngũ Viên khuyên can:

Không nên, không nên.

Văn Chủng hoảng sợ đứng lui xuống mấy bước để nghe Ngũ Viên nói hết.

Ngũ Viên can rằng:

Trời đem nước Việt Trung Nguyên cho nước Ngô đây là cơ hội duy nhất mà chúng ta có được. Việt Trung Nguyên tiếp giáp với nước Ngô ta. Hai bên đã có hiềm thù từ lâu trải qua nhiều đời. Nếu Ngô không diệt được Việt. Thời Việt cũng diệt Ngô. Kìa như Tần, Tấn dẫu ta đánh được mà đất của họ ta không thể ở được. Xe của họ ta không thể đi được vì các nước Phương Bắc đều là Trấn chư hầu của Nhà Chu nếu chúng ta lấy đi đất Tấn, đất Tần, thời Nhà Chu sẽ không để yên cho ta. Còn nước Việt Trung Nguyên lại khác, Cha con Việt Vương Doãn Thường là quân nội loạn nổi lên cướp Bắc Văn Lang trở thành nước Việt Trung Nguyên. Không còn quyền quản lý của nhà nước Văn Lang nữa, ai giành lấy được thời thuộc quyền của người đó. Đất Việt Trung Nguyên sẽ là đất của nước Ngô ta đó là cái lợi của xã tắc không thể bỏ. Huống chi Việt Trung Nguyên là kẻ thù lớn với Ngô ta. Ta không diệt Việt chiếm lấy đất Việt thời lời thề trước sân còn có giá trị gì?

Phù Sai nín lặng không biết nói thế nào, chỉ đưa mắt nhìn Bá Hi.

Bá Hi nói:

Quan tướng quốc nói thế là lầm. Nếu bảo Ngô Việt ở về mặt thủy tất phải diệt nhau. Thì Tần – Tấn – Tề – Lỗ cùng ở đất liền mặt bộ. Có lẽ cũng diệt nhau hay sao? Nếu bảo Việt là kẻ thù lớn của Tiên Vương nước Ngô không thể tha được. Vậy thì quan tướng quốc thù Sở biết dường. Mà sao không diệt Sở, lại cho Sở hòa làm gì. Nay vợ chồng Câu Tiễn điều tình nguyện về Ngô. Nếu đem so với Sở chỉ nộp một công tử Thắng, thời lại càng không giống nhau nữa. Tướng quốc làm điều trung hậu mà muốn cho Đại Vương mang tiếng khắc bạc, trung thần có bao giờ như thế.

Phù Sai nghe xong lấy làm mừng mà bảo Ngũ Viên rằng:

Bá Hi nói phải, tướng quốc hãy lui về, đợi khi nước Việt cống tiến, ta sẽ chia tặng cho nhà ngươi.

Ngũ Viên sầm sắc mặt lại thở dài mà than rằng:

Tiếc thay. Ta không nghe lời Bị Ly mà lại cùng với đứa gian thần đồng sự.

Ngũ Viên căm tức không thôi, mồm cứ lẩm bẩm, khi lui ra ngoài, bảo quan đại phu là Vương Tôn Hùng rằng:

Nước Việt nuôi dân trong mười năm, lại dạy dân trong mười năm nữa chẳng qua chỉ chỉ hai mươi năm, thời cung điện nước Ngô sụp đổ tan tành.

Vương Tôn Hùng cũng chưa lấy làm tin lắm. Ngũ Viên nuốt giận mà trở về hữu dinh. Phù Sai cho Văn Chủng về báo với Câu Tiễn những gì vua Ngô đã hứa.

Câu Tiễn tuy nghe vua Ngô Phù Sai cho giảng hòa nhưng mạng mình đều nằm trong tay vua Ngô thở dài mãi không thôi.

Văn Chủng nói:

Vua Thành Thang bị trói ở Hạ Đài. Vua Văn Vương bị tù ở Dữu Lý. Tùng Nhĩ nước Tấn bỏ chạy đến Địch. Tiểu Bạch nước Tề bỏ chạy đến Cử. Nhưng kết cuộc cuối cùng đều làm Vương làm Bá. Cứ xem việc trước mà rút kinh nghiệm việc sau, biết đâu thế nầy chẳng là phúc.

Câu Tiễn nghe xong lời an ủi của Văn Chủng liền tỉnh táo lại. Câu Tiễn lại sai Văn Chủng sang tạ ơn.

Phù Sai hỏi:

Bao giờ thời vợ chồng vua Việt theo ta sang Ngô?

Văn Chủng nói:

Chúa Công tôi đội ơn Đại Vương xá cho, định trở về Kinh Đô thu xếp những ngọc lụa, trai gái để sang cống xin Đại Vương tạm khoan thời hạn cho. Dẫu Chúa công tôi đem lòng bất tín thời cũng chẳng trốn được búa rìu sấm sét của Đại Vương vì Đại Vương đang ở cách Kinh Đô có bao xa chỉ cần hơn ngày đường thời Kinh Đô Việt Trung Nguyên tan tành mây khói.

Phù Sai nghe cũng hữu lý liền thuận cho. Ước định đến trung tuần tháng năm thời vợ chồng vua Việt phải sang Ngô. Lại sai Văn Tôn Hùng theo Văn Chủng thúc vua Việt mau mau khởi trình. Còn quan Thái Tể là Bá Hi thời đóng một vạn quân ở Ngô Sơn để chờ Vua Việt. Nếu Vua Việt sai hẹn không sang thời sẽ khởi binh tiêu diệt nước Việt Trung Nguyên. Phù Sai sau đó mấy ngày thời kéo đại quân về nước.

Câu Tiễn nghe vua Ngô cho người thúc dục mau sang cầu cống làm nô lệ nước Ngô thời hai hàng nước mắt chảy ròng ròng.

Văn Chủng nói:

Kỳ hạn đã gần đến nơi Chúa Công mau mau trở về Kinh Đô để thu xếp việc nước, chứ thương khóc làm gì.

Câu Tiễn gạt nước mắt trở về Kinh Đô trông thấy chợ búa làng xóm vẫn như cũ, mà trai tráng dân chúng thời tiêu điều thời lấy làm hổ thẹn. Việt Vương Câu Tiễn mời Vương Tôn Hùng nghĩ ở Công Quán rồi thu xép vàng ngọc châu báu mười mấy xe. Lại chọn mỹ nữ xinh đẹp trong nước được ba trăm năm mươi người. Định đem ba trăm người nạp cho Phù Sai, còn năm mươi người nạp cho Bá Hi.

Nói về quân Văn Lang do Hùng Lạc Vương tổng chỉ huy ba đạo quân ở ba chuyến tuyến Tây Bắc Trung Văn Lang tiến đánh ra Bắc, Trung Trung Bắc Văn Lang tiến đánh ra Bắc, Đông Bắc Trung Văn Lang tiến đánh ra Bắc.

Đạo quân Tây Bắc Trung Văn Lang từ Âu Tây Châu Lê Mạnh Càn thống lĩnh đại quân tiến đánh Uất Lang Việt Châu.

Đạo quân Đông Bắc Trung Văn Lang từ Quang Hải Châu Văn Bá, Kỳ Duyên thống lĩnh đại quân tiến đánh Lạc Trung Giao Châu.

Đạo quân Trung bắc Văn Lang từ Bạch Lang Châu, Văn Trội thống lĩnh đại quân tiến đánh doanh trại núi Bà Lộc điền Đức Châu.

Nói về Triệu Công qua đời Triệu Côi lên thay thế chức Trung quân Nguyên soái, cùng Triệu Chi thống lĩnh đại quân ra sức chống trả quân Văn Lang tiến ra Bắc đánh chiếm nhiều quận, huyện cũng như tiến đánh Uất Lang Việt Châu.

Cũng cùng lúc ấy. Triệu Quân lên thay thế Triệu Phàn chức Thượng Quân Nguyên soái, cùng Triệu Hàn, Triệu Anh thống lĩnh quân binh chống lại quân Văn Lang trong tình thế vô cùng nguy cập. Phạm Đổ Chinh khi ấy cũng đã già con là Phạm Thụ lên nắm quyền chỉ huy chức Tân quân Nguyên soái cùng Trường Lê, Võ Bị giao chiến với Văn Trội thắng bại chưa phân rõ thuộc về ai.

Được tin báo là Việt Vương Câu Tiễn bị Ngô đánh bại tuy cầu hòa nhưng vợ chồng Việt Vương Câu Tiễn phải sang Ngô làm con tin. Triệu Côi, Triệu Quân, Phạm Thụ vô cùng kinh hãi cấp tốc trở về Kinh Đô Việt Trung Nguyên can gián không nên qua Ngô.

Khi ấy nơi Kinh Đô Vương Tôn Hùng giục giã luôn mãi, triều thần ai nấy đều ứa nước mắt, cùng lúc ấy Triệu Côi, Triệu Quân, Phạm Thụ cũng vừa về tới nơi can gián là Chúa Công không nên qua Ngô.

Việt Vương Câu tiễn khóc ròng nói:

Nếu bổn Vương không qua Ngô thời biết làm sao? Khi quân Văn Lang tấn công dồn dập. Nếu Việt Trung Nguyên bị quân Văn Lang chiếm lại được thời chúng ta cũng hiểu rõ chuyện gì sẽ xảy ra. Có thể nói là chấm hết. Còn Ta sang làm con tin Ngô còn có hy vọng Nước Việt Trung Nguyên ta còn có ngày hưng thịnh trở lại, ta đã quyết định rồi các Khanh không nên khuyên can ta nữa hãy dốc sức mà chiến đấu với quân Văn Lang. Và chờ ta trở về nước rồi sẽ tính.

Triều Thần càng nghe càng khóc.

Văn Chủng nói:

Ngày Xưa vua Thang bị giam ở Hạ Đài, Văn Vương bị giam ở Dữu Lý, mà về sau làm nên được nghiệp Vương. Tề Hoàn Công phải chạy sang nước Cử, Tấn Văn Công phải chạy sang nước Dịch mà sau làm nên nghiệp Bá. Xem thế thời biết cái cảnh khổ sở, chính là trời mở đường cho đấng Vương Bá đó. Chúa Công cứ vững lòng tin mà theo ý trời. Triều Thần tin nơi Chúa Công, nước Việt Trung Nguyên ta có ngày hưng thịnh được, can chi mà lo sợ tổn thương ý chí của mình.

Ngay ngày hôm ấy Câu Tiễn làm lễ tế nhà tôn miếu, Vương Tôn Hùng đi trước một ngày. Câu Tiễn và Phu Nhân đi sau. Triều Thần đưa tiễn đến bến sông Chích Giang. Phạm Lãi sắp thuyền ở Cố Lăng và bày một tiệc rượu đưa tiễn. Văn Chủng cũng dâng chén rượu chúc cho Câu Tiễn. Câu Tiễn ngẩng mặt lên trời mà thở dài cầm lấy chén rượu mà rơi nước mắt, chẳng nói gì cả.

Phạm Lãi nói:

Các bậc Thánh Hiền đời xưa cũng thường gặp những cảnh khổ não, những điều sỉ nhục không thể chịu được, có phải là chỉ một Chúa Công thôi đâu.

Câu Tiễn nói:

Ngày xưa vua Nghiêu dùng hiền thần là Thuấn và Vũ mà thiên hạ được yên bình, dẫu có thủy tai, cũng không hại người lắm. Nay ta phải bỏ Việt sang Ngô, giao vận mệnh đất nước Việt Trung Nguyên cho các quan đại phu, các quan đại phu nghĩ sao cho khỏi phụ lòng ta trông cậy.

Phạm Lãi bảo với triều thần rằng:

Tôi thiết tưởng vua phải lo thời bề tôi nhục. Vua phải nhục thời bề tôi nên chết. Nay Chúa Công phải lo về nỗi bỏ nước, phải nhục về nỗi sang Ngô. Bọn ta đây há lại chẳng không có một kẻ hào kiệt vì Chúa Công chia buồn hay sao?

Các quan đại phu đồng thanh đáp rằng:

Ai cũng là tôi con tùy ý Chúa Công sai khiến.

Câu Tiễn nói:

Các quan đại phu còn có lòng thương ta thì xin cứ tự nói chính mình, để xem ai có thể đi theo ta, ai có thể ở nhà mà giữ nước được?

Văn Chủng nói:

Ở nhà để xem xét công việc trong nước thời Phạm Lãi không bằng tôi. Nhưng đi theo Chúa Công mà lâm cơ ứng biến thời tôi không bằng Phạm Lãi.

Phạm Lãi nói:

Văn Chủng xét mình đã rõ lắm. Chúa Công nên đem việc nước mà giao cho Văn Chủng. Còn như việc nhẫn nhục mà theo Chúa Công để nghĩ cách báo thù thời tôi không dám từ chối.

Phạm Lãi nói xong thời lần lượt đến các quan đại phu tỏ bày ý kiến.

Quan Thái Tể là Khổ Thành nói:

Tuyên bố mệnh lệnh để tỏ đức tính của nhà vua, và quyết đoán những việc khó khăn, khiến cho dân biết yên phận, đó là việc của tôi.

Quan Hành Nhân là Duệ Dung nói:

Đi sứ các nước chư hầu, ứng đối không đến nổi chịu nhục đó là việc của tôi.

Quan Tư Trực là Hạc Tiến nói:

Vua có điều gì trái lẽ, xin hết can ngăn, dẫu kẻ thân thích nhà vua cũng không vị nể đó là việc của tôi.

Quan Tư Mã là chư Kế Dĩnh nói:

Bày trận đánh giặc dẫu tên, đao, giáo, mác trùng trùng cũng không bao giờ chịu lui, vẫn một lòng cố tiến, đó là việc của tôi.

Quan Tư Nông là Cao Như nói:

Dốc lòng khuyên dân cố chăm chỉ làm ăn, nghĩ cách tiết kiệm, đó là việc của tôi.

Quan Thái Sử là Kế Nghê nói:

Xét trên thiên văn, dưới rõ địa lý, để dò biết sự cát, hung, đó là việc của tôi.

Các nguyên soái như Triệu Côi, Triệu Quân, Phạm Thụ nói:

Dẫu cho bỏ mạng ngoài trận địa cũng quyết ngăn chặn quân Văn Lang tiến ra bắc đó là bổn phận của các nguyên soái chúng tôi.

Câu Tiễn nói:

Ta dẫu phải sang làm tù ở nước Ngô, nhưng đã có các quan đại phu, cùng các nguyên soái thống lĩnh quân binh chống trả lại quân Văn Lang, chăm lo dân chúng dốc lòng cố sứ vì nước nhà, thời ta còn lo gì nữa.

Câu Tiễn từ biệt triều thần cùng Phạm Lãi sang Ngô. Vua tôi tiễn biệt nhau ai nấy đều ràn rụa nước mắt. Câu Tiễn ngửa mặt lên trời mà than rằng: Cái chết ai không sợ, nhưng ta đây nghĩ đến cái chết mà trong lòng không sợ chút nào.

Nói xong xuống thuyền đi ngay triều thần sụp lạy ở trên bờ sông. Câu Tiễn cũng không ngoảnh lại. Câu Tiễn cùng Phu Nhân vịn mạn thuyền mà khóc. Vương Phu Nhân chợt trông thấy đàn Ô Thước đang nhặt tôm ở ven sông bay đi lượn lại có ý thỏa thích, làm cảm mà làm bài hát rằng:

Đàn chim ( hề ) bay cao

Vẫy vùng ( hề ) đường mây

Thân thiếp ( hề ) vô tội

Trách trời ( hề ) độc thay

Hây hẩy ( hề ) gió mây

Trở về ( hề ) bao ngày

Lòng đau ( hề ) như cắt

Nước mắt ( hề ) vơi đầy

Câu Tiễn nghe thấy Phu Nhân than vãn như vậy thời trong lòng đau như cắt, nhưng muốn cho Phu Nhân vui lòng cũng gượng cười mà nói rằng:

Lông cánh của ta cũng đã đủ rồi, tất cũng có ngày bay cao, lo gì điều ấy.

* * *

PHẦN 28

Câu Tiễn đã đi đến địa giới nước Ngô, sai Phạm Lãi vào yết kiến quan Thái Tuế là nước Ngô là Bá Hi ở Ngô Sơn và dâng vàng lụa, trai, gái.

Bá Hi không thấy Văn Chủng liền hỏi:

Văn Chủng đâu sao không thấy đến?

Phạm Lãi nói:

Văn Chủng còn phải giữ nước cho Chúa Công, nên không đến được.

Bá Hi theo Phạm Lãi đến gặp mặt Câu Tiễn. Câu Tiễn cảm tạ cái ơn giúp cho. Bá Hi hứa với Câu Tiễn thế nào cũng lập mưu cho Câu Tiễn trở về nước Việt Trung Nguyên. Câu Tiễn nghe Bá Hi hứa như vậy cũng thấy hơi yên lòng. Bá Hi cho quân giải Câu Tiễn về Ngô đưa vào nạp Phù Sai. Câu Tiễn trần vai áo. Sụp lạy ở dưới thềm, Câu Tiễn Phu Nhân cũng theo vào. Phạm Lãi đêm cái đơn kê khai các vật quý và mỹ nữ dâng lên Phù Sai.

Câu Tiễn sụp lạy hai lạy mà kêu rằng:

Tôi tới nhà vua Việt Trung Nguyên ở miền Đông Hải là Câu Tiễn vì không tự lượng sức mình để đến nổi đắc tội với Đại Vương. Nay Đại Vương xá tội lại cho được sang đây hầu hạ, nếu Đại Vương thương tình mà tha cho tội chết thời lấy làm đội ơn vô cùng.

Phù Sai nói:

Nếu ta nghĩ đến cái thù Tiên Vương ngày xưa thời không thể nào tha cho nhà ngươi được.

Câu Tiễn lại lạy mà kêu rằng:

Tội tôi thật đáng chết xin Đại Vương thương lại cho.

Bấy giờ Ngũ Viên đứng bên cạnh vua Ngô mắt trợn trừng quắc ra lửa, tiếng vang như sấm nói với Câu Tiễn rằng:

Con chim bay ở trên mây xanh, ta còn giương cung ra bắn huống chi nay nó lại đậu ở trước sân.

Câu Tiễn vốn là người nham hiểm, bây giờ như con cá nằm trong hũ, sống chết ở trong tay kẻ nhà bếp. Vậy nên nịnh hót van lạy để cầu khỏi chết, một mai đắc chí, khác nào như con Hổ về núi, con cá Kình ra biển, còn làm gì được.

Phù Sai nói:

Ta nghe nói người đã hàng phục mà mình còn giết thì họa đến ba đời. Ta không phải vì yêu Vua Việt mà không giết, nhưng sợ trái với Đạo Trời.

Bá Hi nói:

Quan tướng quốc chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt một lúc, mà không hiểu cái lợi yên nước về sau. Đại Vương suy xét nói thế, thật quả là một bậc nhân giả quân Vương.

Ngũ Viên thấy Phù Sai tin lời dụ nịnh của Bá Hi, không theo lời can của mình, thời căm tức mà lui ra. Phù Sai nhận lễ vật của Câu Tiễn, rồi sai Vương Tôn Hùng làm một cái nhà đá ở bên cạnh Hạp Lư, giam vợ chồng Câu Tiễn ở đấy lột áo mão đi mà cho mặt cho mặt quần áo xấu thậm tệ của những dân đen cho ăn cơm hẩm hôi thiêu lúc đói lúc no khốn khổ. Bắt chăng ngựa làm đủ những điều cực nhọc.

Bá Hi vì nhận quá nhiều của đút lót nên cho người bí mật đêm thực phẩm ăn no đến cho vợ chồng Câu Tiễn. Mỗi khi Phù Sai đi chơi lại bắt Câu Tiễn cầm roi ngựa đi chân đất ở trước xe cho quân binh dân chúng xem.

Dân chúng nước Ngô đều trỏ vào Câu Tiễn mà bảo nhau rằng: Người nô lệ kia rách rưới cầm roi chăng ngựa đi trước ngựa Đại Vương chính là vua Việt Trung Nguyên đấy thê thảm quá nhục nhã quá đáng đời cho cái tội không tự lượng sức của mình. Nếu như tôi thà chết quách còn hơn là sống không ra sống, chết không ra chết.

Câu Tiễn chỉ cúi đầu mà đi. Câu Tiễn ở nhà đá được hai năm. Phạm Lãi sớm tối hầu hạ, không rời một bước luôn khuyên Câu Tiễn cố mà luồn cúi nhịn nhục. Một hôm Phù Sai triệu Câu Tiễn vào yết kiến. Câu Tiễn sụp lạy. Phạm Lãi đứng ở phía sau.

Phù Sai bảo Phạm Lãi rằng:

Ta nghe nói gái khôn không lấy chồng ở nơi cửa nhà tan nát, danh hiền không làm quan ở một nước diệt vong. Nay Câu Tiễn vô đạo, nước đã sắp diệt, vua tôi đều làm nô bộc, bị giam cầm ở trong nhà tù chẳng cũng đã nhục lắm rồi. Ta muốn tha tội cho nhà ngươi, nếu nhà ngươi biết đổi lỗi, bỏ Việt theo Ngô thời ta sẽ trọng dụng nhà ngươi đó là bỏ ưu hoạn mà lấy phú quý. Nhà ngươi nghĩ thế nào?

Bấy giờ Câu Tiễn đang quỳ phục dưới đất mà khóc, chỉ sợ Phạm Lãi theo Ngô mất.

Phạm Lãi sụp lạy mà tâu với Phù Sai rằng:

Kẻ đã mất nước, không dám nói hay, tướng đã thua trận không dám nói mạnh. Tôi là kẻ bất trung bất tín ở nước Việt, không biết giúp Chúa Công tôi làm điều thiện, để đến nổi đắc tội với Đại Vương. May mà Đại Vương không giết, cho vua tôi được gần nhau, để vào hầu hạ Đại Vương, thế là tôi đã được mãn nguyện lắm rồi còn đâu dám mong phú quý.

Phù Sai nói:

Nhà ngươi đã không chịu đổi ý thời lại cứ về nhà đá sống trong tù ngục.

Phạm Lãi nói:

Xin vâng mệnh.

Phù Sai đứng dậy trở về cung. Câu Tiễn và Phạm Lãi trở về nhà đá sống trong cảnh ngục tù. Câu Tiễn ăn mặc tồi tàn, làm việc suốt ngày, cắt cỏ nuôi ngựa. Câu Tiễn Phu Nhân cũng ăn mặc tồi tàn rách rưới, đi gánh nước để quét dọn phân ngựa. Còn Phạm Lại thời đi kiếm củi để nấu củ pha lẫn ít gạo mà ăn sống qua ngày. Vợ Chồng Câu Tiễn cũng như Phạm Lãi mặt mũi gầy gò chẳng khá gì những người dân đen đói khổ.

Phù Sai trong suốt thời gian giam giữ Câu Tiễn, Phạm Lãi cho người theo dõi thấy vua tôi nước Việt cực khổ lao động suốt ngày mà không đủ no, áo quần rách rưới cũng không thấy buồn rầu chút nào mới cho là đồ vô chí hằng chi bại dưới tay ta cũng phải, người như thế mà làm nên trò trống gì. Phù Sai không cần bận tâm nghĩ đến nữa.

Một hôm Phù Sai lên Cô Tô đài trông thấy vợ chồng Câu Tiễn ngồi ở cạnh đống phân ngựa chẳng khác gì dân đen tầm thường, Phạm Lãi cầm chổi quét rác đứng hầu một bên.

Mới ngoảnh lại bảo Bá Hi rằng:

Câu Tiễn tuy là vua một nước, nhưng là đồ vô chí không có chí Hùng Bá, cũng là người tầm thường. Phạm Lãi chẳng qua là kẻ học trò. Nhưng không bỏ khi vua hoạn nạn, mà còn giữ được lễ vua tôi ta rất có lòng kính trọng.

Bá Hi nói:

Chẳng những đáng kính phục, thực cũng đáng thương.

Phù Sai nói:

Bắc Văn Lang Việt Trung Nguyên có lòng trung hiếu quật cường là do truyền thống con Rồng cháu Tiên ung đúc tạo nên, nên rất khó đánh chiếm hàn phục được. Nhưng theo ta thấy thời không đúng sự thật. Câu Tiễn là vua một nước đứng đầu dân chúng triều thần, cũng chỉ là kẻ tham sống sợ chết cúi đầu lạy dạ khiếp sợ trước oai linh của nước Ngô Ta. Cũng như lời quan Thái Tế nói. Ta đây nghĩ cũng thương tình nếu hắn biết lỗi thời có nên tha không?

Bá Hi nói:

Đại Vương mở lượng hải hà mà thương kẻ cùng khốn gia ân cho Vua Việt chắc là Vua Việt cũng biết đền ơn. Xin Đại Vương phải tự quyết đoán.

Phù Sai

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net