ggghhh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nhan đề của bài thơ là Tràng giang có nghĩa sống là sông dài. Tràng giang với phép điệp "ang", một âm mở ngợi lên hình ảnh một con sông không chỉ là trường giang mà còn là một đại giang. Tràng giang là một từ Hán Việt cổ điển nên cũng kín đáo gợi hình ảnh con sông cổ kính lâu đời. Dòng "tràng giang" vì vậy không chỉ có chiều dài, chiều rộng địa lý mà còn có cả chiều sâu của thời gian lịch sử. Ý nghĩa của nhan đề bài thơ càng được tô đậm hơn qua lời đề từ của tác phẩm: "Bâng khuân trời rộng nhớ sông dài", cả dòng thơ đã bộc lộ nỗi niềm tâm trạng của con người khi đối diện trước không gian bao la rộng lớn, đó là "nỗi khắc khoải không gian", "nỗi sầu nhân thế", "nỗi buồn nhân sinh" mà các thế hệ đương thời như Huy Cận không thoát ra được.

"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại, sâu trăm ngả
Củi một cành khô, lạc mấy dòng"

Tràng giang mở ra bằng hình tượng dòng sông mặt nước với những vận động nhẹ nhàng của dòng nước. Mỗi gợn sóng lăn tăn như một nỗi "buồn điệp điệp" triền miên không dứt, như đang mở rộng khắp bề mặt tràng giang. Nỗi buồn tự nó khởi phát từ lòng tràng giang và cứ thể lan tỏa ra mọi hướng. Câu thơ kín đáo gợi nhớ lời ca dao xưa: "Qua cầu ngả nón trông cầu/ Sóng bao nhiêu gợn, dạ em sầu bấy nhiêu". Bức tranh sông nước như ấm áp hơn khi có dấu vết của cuộc sống con người, đó là hình ảnh một con thuyền xuyên mái chèo nhẹ nhàng trôi theo dòng nước. Khung cảnh yên bình khi chính sự vận động của con thuyền cũng không gấp gáp, tất cả cứ chuyển động tạo thành những đường thẳng song song chạy mãi về phía chân trời. Hai câu thơ thấp thoáng âm hưởng đường thi.

"Vô biên, lạc mộc tiêu tiêu hạ/ Bất tận tràng giang cổn cổn lai". 
"Ngàn cây bát ngát lá rụng xào xạc
Dòng sông rằng rặc nước cuồn cuộn trôi".

Cũng là đối nhưng Đỗ Phủ viết theo lối đối chọi còn Huy Cận chỉ dùng tương xứng cốt tạo nên cái dư ba lan tỏa cả bề rộng và dài của không gian. Song khổ thơ bốn câu mà câu nào cũng ngợi nên nỗi buồn, sầu: sóng lan tỏa vỗ nhịp trên mặt sông tạo nên nỗi sầu, con thuyền nhỏ bé lướt trên mặt sông rộng lớn bao la càng tạo nên sự nhỏ bé khiến dấu vết cuộc sống con người cũng không ngợi lên sự ấm áp trong lòng tác giả. Huống chi thuyền và nước không có sự tương đồng khi "thuyền về nước lại" khiến lòng người khởi phát mối sâu trăm ngả". Lời thơ khéo léo sử dụng phép tiểu đối: "thuyền về - nước lại" diễn tả sự chia lia, ngược hướng, nghịch cảnh giữa thuyền và nước. Có cái gì đang chia lìa giữa những sự vật vốn gắn bó chặt chẽ với nhau. Con thuyền kia ngược dòng trôi về đâu? Khao khát đồng cảm biết bao giờ mới có được nếu cảnh với cảnh chẳng giao hòa, gần gũi mà trái lại đang tiềm ẩn sự chia li gợi buồn. Dấu vết cuộc sống con người càng nhỏ bé và mơ hồ trên mênh mang sóng nước khiến tâm hồn thi nhân phải thảng thốt cố kiếm tiềm một sự tương giao khác nhưng hình như càng rõi theo thì càng thấy lạc lõng. Con thuyền lênh đênh chỉ ngược hướng với dòng nước nhưng một cành củi khô trôi dạt trên mặt Tràng giang lại bị xé ra nhiều hướng khác nhau ở câu thơ cuối qua thủ pháp đối lập triệt để: "Một cành khô">< "lạc mấy dòng". Số từ "một" gợi cái đơn lẻ, đơn chiếc giữa "mấy dòng" làm nổi bật sự đơn độc, lẻ loi. Hình ảnh thơ hiện đại và gợi nhiều liên tưởng về những số kiếp lênh đênh lạc loài, trôi dạt giữa dòng đời muôn lối.

Tóm lại, ở khổ một lời thơ sử dụng nhiều từ láy cùng thủ pháp tương phản đối lập vốn được dùng nhiều trong văn học lãng mạn để mở ra một không gian bao la rộng lớn mà ở đó, sự vật có vận động nhưng là vận động vào sự lư lạc, chia lìa, xa cách. Khoảng cách càng xa thì sự cô đơn trống trải của dòng người càng lớn, mối buồn, sầu càng được trải rộng và con người không thể bù đắp nổi. 

Như vậy, có thể nói hình ảnh con sông nước càng cô đơn trống trải bao nhiêu thì dòng đời, dòng nước càng khiến nó tách rời và trở nên lẻ loi. Qua khổ thơ một, thủ pháp nghệ thuật cổ điển và lãng mạn được Huy Cận lột tả rất rõ nét để thấy được hình ảnh cánh bèo trôi dạt và hai bên bờ chạy nối nhau không dứt. Cảnh đẹp nhưng hoàn toàn thiếu vắng dấu vết của con người khiến bài thơ buồn sầu hơn. Vì thế, nhà thơ cũng khát khao có được những hình ảnh, dấu vết của con người để vừa tạo nên cái “sống” cho bài thơ vừa mang đến một ý nghĩa thiết thực hơn bao giờ hết. Giữa cái nhỏ bé của muôn loài thì cành củi khô chính là hiện hữu cho con người lúc bấy giờ.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net