vtro hcm thanh lap Dang

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Làm rõ vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam ?

Ngày 3 – 2 – 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam. Sự ra đời của Đảng đáp ứng nhu cầu bức thiết của dân tộc, cũng đồng thời là kết quả hoạt động tích cực từ 20 năm trước của một con người ưu tú: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng có thể khái quát một số ý như sau:

1. Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam: con đường cách mạng vô sản – mở tiền đề cho việc thành lập Đảng cộng sản.

Chứng minh:

- Nói về hoàn cảnh gia đình, nước mất nhà tan… => chàng trai Nguyễn Tất Thành đã sớm có lòng yêu nước. 5/6/1911, ra đi tìm đường cứu nước

- Khái quát các hoạt động khác từ 1911 – 1919

- 6/1919, gửi yêu sách 8 điểm

- 7/1920, đọc “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin =>Từ đó tin theo Lênin, đứng về phía Quốc tế 3.

- 12/1920, tại ĐH của Đảng XH Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế 3 và sáng lập Đảng cộng sản Pháp. =>Người trở thành người cộng sản đầu tiên, từ chủ nghĩa yêu nước -> chủ nghĩa cộng sản

Nguyễn Ái Quốc khẳng định: bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất là CN Mác – Lênin, con đường cách mạng VN không có con đường nào khác là con đường cm vô sản.

2. Sau khi tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc tích cực chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của một chính đảng vô sản ở VN (tự tìm sự kiện chứng minh)

2.1 Chuẩn bị về chính trị – tư tưởng: truyền bá CN Mác – Lênin về trong nước: qua sách báo, Hội Liên hiệp dân tộc thuộc địa, lớp huấn luyện….vv

2.2 Chuẩn bị về tổ chức: thành lập Hội VN cách mạng Thanh niên (6/1925), đào tạo cán bộ

3. Năm 1930, NAQ trực tiếp chủ trì Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng và soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. (tự tìm sự kiện chứng minh)

a.Sự chuẩn bị về mặt chính trị:

Do cmạng thuộc địa không được sự quan tâm đúng mức của Quốc tế cộng sản nên Người đi sâu nghiên cứu, tham gia vào các diễn đàn, viết báo... để tuyên truyền về vấn đề thuộc địa, cmạng thuộc địa.

-Cuối năm 1917, giữa lúc c.tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, Người trở lại Pháp. Tại đây Người lao vào cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp, tham gia Đảng xã hội Pháp, lập ra Hội những Người Việt Nam yêu nước với tờ báo Việt Nam hồn để tuyên truyền giáo dục Việt kiều ở Pháp

-Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút cho báo "Người cùng khổ", viết nhiều bài đăng trên Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp, Đời sống công nhân của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp.

-Năm1923,NAQ rờiPhápđiMatxcova để tham dự Hội nghị Quốc tế nông dân, đồng thời trực tiếp học

1

tập nghiên cứu kinh nghiệm C mạng Tháng Mười và chủ nghĩa Lênin. Người viết bài cho báo Sự thật của Đảng Cộng Sản Liên Xô và tạp chí Thư tín quốc tế của Quốc tế Cộng Sản.

- Năm1924, Người tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng Sản và các đại hội của Quốc tế công hội, Quốc tế Phụ nữ, Quốc tế Thanh niên...

b. Sự chuẩn bị về mặt tổ chức

- Năm 1921, nhờ sự giúp đỡ của Đảng Cộng Sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sĩ cách mạng ở nhiều nước thuộc địa của Pháp lập ra Hội liên hiệp thuộc địa nhằm tập hợp tất cả những người ở thuộc địa sống trên đất Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân

- Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu. Tại đây, Người cùng các nhà cách mạng Trung Quốc, Thái Lan, Ấn độ... thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức. Việc làm này đã nêu bật tầm quan trọng vấn đề đkết d.tộc trên toàn thế giới.

-Tháng6-1925,

2

Người sáng lập HộiVN cáchmạng Thanh niên hạt nhân là Cộng sản đoàn. Cơ quan tuyên truyền của Hội là tuần báo Thanh niên. Đây là một bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.

-Từ năm1925-927, Người mở nhiều lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, đào tạo một đội ngũ cán bộ cho cách mạng Việt Nam.

c.Sự chuẩn bị về mặt tư tưởng

Được thể hiện thông qua hai tác phẩm Đường Kách Mệnh (1925) và Bản án chế độ thực dân Pháp(1927). Hai tác phẩm đã:

- Vạch trần tội ác của chủ nghĩa thực dân đế quốc và khẳng định chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù. Từ đó thức tỉnh tinh thần đấu tranh trong quần chúng nhân dân.

-Người khẳng định chỉ có cách mạng vô sản là cách mạng triệt để vì quyền lợi của đa số

- Người chỉ ra mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng vô sản ở thuộc địa và ở chính quốc

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#dlcm