Xã hội học văn hóa - tv41a

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Vị trí và vai trò của văn hóa dưới sự phát triển của xã hội.

- Văn hóa vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển

1. Văn hóa là động lực.

a,  Hiện nay có 2 quan điểm: Văn hóa là nguồn gốc của sự phát triển và văn hóa là động lực của sự phát triển.

b. Nội dung văn hóa là động lực.

- Văn hóa là chất lượng nguồn nhân lực.

Xuất phát trên 2 quan điểm của Mác và Đảng.

+ Mác cho rằng sự khác nhau cơ bản của con người và động vật là con người cơ bản của xã hội. XH đó chính là văn hóa. Mác cho rằng con người là yếu tố quyết định

+ Quan điểm của Đảng: Đảng ta cũng luôn đặt con người ở vị trí trọng tâm của thời đại đặc biệt là đại hội VIII, Đảng ta đưa ra 5 giá trị văn hóa để tạo nên chất lượng nguồn nhân lực của người Việt Nam: trình độ học vấn, nghề nghiệp, đạo đức, sức khỏe, lý tưởng.

- Văn hóa là nền tảng tinh thần của XH.

 Văn hóa gần như là cái gốc của xã hội.

Văn hóa là quốc phong, gia đình thì lấy gia phong, cá nhân thì lấy đạo đức nhân cách.

2. Văn hóa là  mục tiêu: hướng tới nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

 Mục tiêu này là sự thống nhất 2 tính chất của nền văn hóa:

- Tính hiện đại ( tiên tiến): cái chung của thế giới.

- Tính truyền thống ( dân tộc): cái riêng của quốc gia.

a. Nền văn hóa tiên tiến?

Một nền văn hóa tiên tiến bao gồm 5 nội dung ( cũng là 5 mục tiêu chung của thế giới)

+ Khẳng định xây dựng 1 nền tảng đạo đức tinh thần vững chắc.

+ Nâng cao chất lượng sống cho người dân.

+ Mở rộng giao lưu trao đổi văn hóa.

+ Rút ngắn khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các nhóm xã hội, vùng miền và giữa các quốc gia.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng cho văn hóa.

b. Đậm đà bản sắc dân tộc.

Yếu tố quyết định sự khác nhau giữa các nền văn hóa:

- Do điều kiện lao động, sản xuất.

- Truyền thồng yêu nước và dựng nước.

- Do điều kiện địa lý sinh thái tự nhiên.

- Nhờ có sự giao lưu trao đổi văn hóa nên có nét tương đồng.

- Nhờ có ngôn ngữ.

* Nội dung văn hóa truyền thống tồn tại dưới 2 dạng: văn hóa vật thể và phi vật thể.

Vậy văn hóa là gì. Đây là 1 khái niệm rộng.

- Hiện nay có 5 nội dung nghiên cứu về văn hóa: giá trị chuẩn mực, văn hóa là tri thức, văn hóa là đạo đức nhân cách của con người, nói đến văn hóa là nói đến hoạt động sáng tạo hướng tới chân thiện mĩ mà Mác gọi là nền sản xuất tinh thần -> đó là văn hóa nghệ thuật, văn hóa là vật thể mà Mác gọi là thiên nhiên thứ 2 vì nó chứa đựng sức lao động của con người có ý nghĩa xã hội thì mới là đối tượng hóa.

Câu 2: Quan điểm cấu trúc, chức năng văn hóa.

Bất cứ 1 sự vật hiện tượng đều có cấu trúc.

Quan điểm cấu trúc - chức năng là 1 trong những quan điểm rất có ý nghĩa trong triết học cũng như XHH.

1. Theo triết học nhìn nhận sự vật như 1 chỉnh thể thống nhất  mà trong đó bao gồm các thành tố và mối liên hệ giữa nó để từ đấy chúng ta thấy được:

- vị trí và chức năng trong sự phát triển của tổng thể.

- các mối liên hệ của nó với các hiện tượng và thành tố khác trong 1 chỉnh thế thống nhất để từ đấy có 1 cái nhìn đa dạng, nhiều chiều, biện chứng và thống nhất.

2. Văn hóa cũng có cấu trúc, quan điểm cấu trúc của văn hóa là 1 quan điểm rộng. Hiện nay có 4 quan điểm của cấu trúc văn hóa:

+ QD1: 1 người xã hội học người Pháp cho rằng cấu trúc của văn hóa có 4 thành tố: 

- giá trị chuẩn mực

- giá trị khoa học

- giá trị nghệ thuật

- giá trị tôn giáo

+QD2: Nhà XHH người Mĩ: VH gồm 4 thành tố

- giá trị chuẩn mực

- giao tiếp, ứng xử

- nghệ thuật

- tôn giáo

+ QD3: GS Trần Ngọc Thêm: 3 thành tố

- giao tiếp, ứng xử

- nhận thức

- cách thức tổ chức

+ QD4: Đảng, nhà nước ta: 2 thành tố

- VH vật chất

- VH tinh thần

Câu 3: Các lý thuyết nghiên cứu về văn hóa?

1. Lý thuyết tương đồng văn hóa: tập trung nghiên cứu các đường nét giống nhau trong quá trình giao lưu, hội nhập để tìm ra những nét tương đồng.

2. Lý thuyết hợp nhất văn hóa: nghiên cứu tính thống nhất trong văn hóa, sự đa dạng văn hóa bởi vì mỗi quốc gia có đa dân tộc, đa nền văn hóa -> vậy làm thế nào có sự thống nhất trong đa dạng -> đòi hỏi sự giải quyết giữa cái chung và cái riêng.

3. Lý thuyết tương đối về văn hóa: tập trung nghiên cứu tính tương đối trong văn hóa, VH có tính tương đối bởi vì VH được hình thành và phát triển gắn vào các điều kiện hết sức cụ thể.

4. Lý thuyết sinh thái học văn hóa: nghiên cứu văn hóa gắn liền với điều kiện địa lý tự nhiên/

5. Lý thuyết chức năng luận VH: tập trung nghiên cứu văn hóa gắn liền với vai trò - xã hội, bởi vì mỗi cá nhân đều có vị thế xã hội thì văn hóa chính là thước đo việc thực hiện chức năng ntn?

Câu 4: Xã hội học văn hóa là gì?

Đây là 1 chuyên ngành của XHH, ra đời muộn nhất nhưng lại là 1 trong những ngành KH mũi nhọn nhất hiện nay.

VHH là 1 ngành KH nghiên cứu về XH. 4 vấn đề mà XH học nghiên cứu về VH là thực trạng, nguyên nhân, xu hướng, giải pháp.

Vậy, nghiên cứu 1 vấn đề XH là khó vì nó chứa đựng nhiều nguyên nhân; chứa đựng sự thống nhất và mâu thuẫn của 2 mặt đối lập; vì nhận thức đánh giá 1 vấn đề XH nó còn phụ thuộc và chủ quan. Nhưng ở đây đòi hỏi phải có 1 chuẩn mực đạo đức, trở thành nguyên tắc trong nhận định, đánh giá.

4 nguyên tắc: đảm bảo tính khách quan, trung thực, chính xác, khoa học.

Vậy để nắm bắt được bản chất của 1 vấn đề xã hội  - văn hóa thì ta cần phải tiếp cận vấn đề đó ntn? Ta phải tiếp cận nó phát triển theo 2 bình diện: nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm.

-          N/c lý thuyết là chúng ta tiếp cận vấn đề nghiên cứu đó làm rõ vấn đề đó là cái gì? Tức là làm rõ các hệ thống khái niệm, làm rõ các lý thuyết trong nước và ngoài nước; triển khai, quán triệt quan điểm, đường lối.

VD: N/c vấn đề ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động TV hiện nay

-      N/c thực nghiệm tức là chúng ta tiếp cận vấn đề n/c để làm rõ vấn đề đó diễn ra ntn và tại sao? Tức là dùng các phương pháp của XHH để có thể định lượng, đo lường các vấn đề nghiên cứu.

XHH dùng 4 phương pháp để đo lương: p2 phân tích tài liệu có sẵn, quan sát, phỏng vấn, điều tra bảng hỏi.

Câu 5: Chức năng, nhiệm vụ của xã hội học văn hóa.

* Chức năng

 - Chức năng nhận thức.

+ Nó giúp chúng ta nhận biết được bản chất của các vấn đề văn hóa xung quanh ta để từ đó chúng ta có kiến thức hiểu biết chung về văn hóa.

+ Giúp chúng ta nhận biết xu hướng phát triển.

+ Giúp chúng ta có thể nhìn nhận, đánh giá các vấn đề văn hóa có tính khách quan khoa học tránh lối đánh giá có t/c chủ quan, vội vàng.

- Chức năng thực tiễn

+ Nó giúp chúng ta có 1 cơ sở khách quan khoa học thông qua việc thu thập các số liệu từ thực tiễn đưa ra được các kiến nghị, giải pháp để cải tạo thực tiễn.

- Chức năng tư tưởng:

+ Nó giúp chúng ta có thể định hướng, kim chỉ nam để chỉ đạo hoạt động thực tiễn, hoạt động khoa học.

+ Nó giúp ta có quan điểm, thế giới quan về các vấn đề văn hóa khoa học.

+ Chống lại tư tưởng lạc hậu, phản động.

 * Nhiệm vụ

- N/c lý thuyết: + xây dựng và phát triển hệ thống các khái niệm.

+ xây dựng và phát triển các lý thuyết trong nước và ngoài nước

+ quán triệt các quan điểm, đường lối của Đảng và nhà nước

- N/c thực nghiệm: + phải kiểm chứng lại lý thuyết

+ phát triển các kỹ năng, tay nghề n/c

+ phát hiện ra được những vấn đề mới

Câu 6: Một số đóng góp của 1 số nhà XHH tiền bối về văn hóa

* Ông A.Comte: Thuyết 3 gia đoạn

- Tại sao lại xây dựng lý thuyết này vì ông thấy xã hội vận động và phát triển đi lên từ thấp đến cao trải qua các thời kỳ là 1 quy luật tất yếu khách quan những yếu tố nào là yếu tố quan trọng nhất quy định quy luật này. Ông cho rằng nhận thức là yếu tố phát triển ( nó như là tri thức, kiến thức, chất xám trí tuệ là quyết định duy tâm.)

- Nội dung của học thuyết: dựa vào sự phát triển của nhận thức ông chia lịch sử xã hội ra làm 3 thời kỳ: 

+ thời kỳ 1: Ông gọi là thời kỳ ma thuật ( thời kỳ nguyên thủy - thời kỳ nhận thức của con người mông muội, dã man, con người cần các phép thuật tế thần, tế lễ.

+ thời kỳ 2: thời kỳ siêu hình

+ thời kỳ 3: thời kỳ khoa học ( chủ nghĩa tư bản - XHCN), văn hóa là khoa học tức là tri thức, trí thức.

* Ông M.Spenar: người xã hội học Anh: Thuyết cơ thể

- Tại sao ông lại xây dựng thuyết này: ông thấy xã hội như là cơ thể con người:

+ thứ nhất: nó chính là 1 chỉnh thể thống nhất và các bộ phận là mối liên hệ giữa chúng.

+ thứ hai: là 1 bộ phận suy yếu, ảnh hưởng đến bộ phận khác.

+ thứ ba: bộ phận nào cũng quan trọng nhưng bộ phận nào quan trọng nhất 

- Nội dung của thuyết: Ông có 2 lĩnh vực quan trọng nhất là luật phát và tôn giáo, ông cho đất như là trái tim của xã hội mà dựa trên đó các lính vực # mới phát triển 1 cách bền vững và ổn định ( XHH duy tâm). Đạo đức suy cho cùng có 2 cái quan trọng là đạo luật -> sống và làm việc theo pháp luật và đạo lý - sống theo tâm linh, tín ngưỡng. Xã hội có 2 luật quan trọng nhấy là luật hành băn ( hữu hình - pháp luật) và luật thành văn ( vô hình - tôn giáo)

- Theo quan điển của ông vh là các quy tắc, quy định thành văn và bất thành văn để điều chỉnh hành động, hành vi quan hệ xh.

* M.Weber nhà xã hội học Đức: Ông có 2 đóng góp lớn là thuyết phân tầng xh.

- Tại sao lại có thuyết này: vì nó có quy luật khách quan, có tính quy luật thời sự. Là động lực thúc đẩy XH phát triển.

- Nội dung:

+ thế nào là phân tầng: là sự phân chia từ thấp đến cao

+ tạo sao lại phân tầng: dò tài sản bao gồm sở hữu và đầu tư

+ uy tín xã hội được xh thừa nhận và khâm phục: trình đồ học vấn - học vấn nâng cao thì uy tín càng lớn.

Trong 2 yếu tố tài sản và uy tín thì yếu tố uy tín là yếu tố quy định -> văn hóa chính là uy tín xã hội => chính là động lực để quy định sự phân tầng xã hội.

- Thuyết hành động xã hội:

+ Nó duy trì sự sống tồn tại, nó phản ánh lối sống vh của 1 con người, hành động của chúng ta là hành động có ý thức điều khiển kiểm soát hành động, hành vi.

+ Nội dung: Ông phân ra 4 nhóm hành động

Văn hóa theo ông là quy tắc, quy định của xã hội để điều tiết, hạnh động hành vi của cá nhân -> nếu như XH là 1 cố máy thì vh như là các chốt điều khiển cỗ mát này.

Cây 7: Giá trị chuẩn mực của văn hóa?

* Ý nghĩa của nó đối với đời sống xã hội:

- Nghị quyết TW coi giá trị chuẩn mực là cốt lõi của VH

- Nó giúp cho chúng ta thẩm định đánh giá phải - trái, đúng - sai, thiện - ác, tốt - xấu, cái j nên làm - cái j không nên làm.

- Nó là cái chốt để điều chỉnh hành động, hành vi của các nhân điều chỉnh các quan hệ xh.

Nó tạo nên đường nét vh

- Nó như chất keo, chất kết dính để liên kết các cá nhân thành 1 tập thể, 1 cộng đồng dân tộc.

- Nó tạo nên đạo đức nhân cách con người.

* Khái niệm chung:

- Đây là giá trị ý thức mà chúng ta phải làm.

- Nó như quy tắc quy định xh mà bắt buộc chúng ta phải quân thủ.

* Giá trị: là tiêu chuẩn chung của hành động; là điều mong muốn ( kể cả vật chất và tinh thần)

- Các khái niệm liên quan và giá trị

- Hệ giá trị: là các giá trị được xếp theo 1 chủ đề

- Giá trị chuẩn mực: các giá trị cốt lõi

- Thang giá trị: các giá trị được sắp xếp theo giá trị ưu tiên

- Định hướng giá trị: là sự lựa chọn giá trị, đánh giá.

* Phân loại giá trị: giá trị vật chất, sinh học, đạo đức, thẩm mĩ tâm linh.

* Giá trị biểu hiện trong đ/s XH ntn?

2 mặt không gian và thời gian.

- Không gian: có những giá trị nó mang t/c chung cho toàn nhân loại bất cứ ai ở bất cứ quốc gia nào cũng đều có mong muốn giống nhau. Chính cái đất tạo nên văn hóa nhân loại, vh quốc tế. Có giá trị nó lại là cái riêng của mỗi vùng, mỗi miền trong 1 quốc gia để nó tạo nên các phong tục tập quán # nhau giữa các vùng miền trong 1 quốc gia.

- Thế giới luôn vận động và biển đổi, nó phải điều chỉnh nếu không nó bộc lộ cái mặt trái.

* Chuẩn mực: là các trách nhiệm, nhiệm vụ mà mỗi cá nhân phải thực hiện ở 1 vị thế xh nhất định. Sự khác nhau giữa các giá trị và chuẩn mực.

* Giá trị: + mang tính chung cho mọi người ai cũng giống ai.

+ là trìu tượng khó nhận biết

+ là cái khó thay đổi

+  nó biểu hiện trong đ/s xh và ntn, thông qua 4 nguyên tắc: tập quán ( không bắt buộc), phong tục ( khuôn mẫu), luật pháp, điều cấm kị, tối kị

* Chuẩn mực: 

+ cái riêng găn với con người cụ thể

+ cụ thể, dễ dàng nhận biết

+ rất dễ thay đổi.

Xu hướng n/c giá trị chuẩn mực hiện nay.

+ nền tảng đạo đức xã hội

+ chất lượng nguồn nhân lực

+ định hướng giá trị ( trong thanh niên)

+ n/c vh hiện đại - kết hợp truyên thống

Câu 8: Văn hóa nghệ thuật?

* Ý nghĩa

Mỗi con người sinh ra từ bào thai mẹ có 5 khả năng: nhận thức, giao tiếp tốt, sáng tạo, định hướng giá trị, văn hóa nghệ thuật ( nhận thức thẩm mĩ )

Vai trò: VHNT soi đường, định hướng.

* Khái niệm: - Góc độ XH học tập trung trong 2 vấn đề: coi nó là 1 quá trình sx đặc biệt từ khâu sx đến khâu tiêu dùng; như là 1 loại hình nghệ thuật.

* Chức năng: chức năng nhận thức; giáo dục; định hướng giá trị; giải trí; giao tiếp

* Cách tiếp cận n/c: 2 cách

c1: nhìn nó như 1 quá trình sx đặc biệt tập trung vào 4 vấn đề: nhóm nghệ sĩ - chủ thể sáng tạp, coi họ như 1 nhóm nghề nghiệp; tác phẩm; công chúng nt; quản lý vh - nt.

- Nhóm tác giả: số lượng và chất lượng

+ lượng: = tỉ trọng % trong dân số lao động cả nước . Thứ nhất trong các ngành nghề, thứ 2 trong các thành phần kinh tế.

= cơ cấu nhân khẩu bao gồm: cơ cấu tuổi, cơ cấu giới tính, cơ cấu gia đình, cơ cấu nơi cư trú

+ chất: trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp, đạo đức lối sống, sức khỏe, mức sống thu nhập.

- Tác phẩm nghệ thuật: Nội dung và hình thức.

- Công chúng NT:

Phải nhiền cứu:

+ họ là ai?: học vấn, tuổi, giới tính, mức sống thu nhập, nơi cư trú.

+ nhu cầu VHNT:

= nhu cầu VHNT tại nhà ( xem tv tại nhà), nơi công cộng.

= nhu cầu VHNT giao tiếp tại nhà, công cộng.

= nhu cầu nâng cao kiến thức, sự hiểu biết ( CLB)

= nhu cầu du lịch ( picnic, thể thao)

+ thỏa mãn nhu cầu này ntn?

= tính tích cực: nâng cao khả năng...

= có hại

= tiêu cực

+ các thiết chết thỏa mãn nhu cầu nt

+ xu hướng biến đổi của VHNT

- Quản lý VH - NT

+ tại sao lại phải quản lý. Nếu như quản lý tốt: phát huy được năng lực lao động của người nghệ sĩ, hạn chế tiêu cực, định hướng hoạt động vh nt đi đúng hướng với n~ lợi ích của XH, đảm bảo sự công băng cho phân phối VHNT

+ Nội dung quản lý VHNT:

2 vấn đề: quản lý toàn bộ quá trình sx, sáng tác; quản lý tiêu dùng vh ( là mqh giữa sx và tiêu dùng)

+ Cách tiếp cận n/c VHNT

Quản lý VHNT dựa trên các chính sách VH:

= chính sách vh được coi là cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động quản lý VH

= đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước

= chính sách bao gồm 4 thể chế và đây là 4 đk quyết định cho sự thành công của quản lý VH: pháp luật ( pháp chế), tổ chức bộ máy nhà nước, tỉ trọng ngân sách. quy hoạch phát triển

Nhìn nó như 1 loại hình NT: 7 vấn đề:

= vị trí vai trò của từng loại hình

= thực trạng - nguyên nhân

= kiến nghị giải pháp 

Câu 9: Lối sống

* Ý nghĩa:

- Vào 1958, k/n lối sống đã bị xóa bỏ trong XH học VH của các nước phát triển, bởi vì người ta cho rằng lối sống là VH.

- Riêng VN, coi lối sống là 1 vấn đề quan trọng VH và sự nghiệp xây dựng XH.

* Khái niệm: ( 1 khái niệm rộng)

Hiện nay có 2 quan điểm, nghĩa rộng và hẹp.

- Rộng: là toàn bộ các hoạt động sống, phương thức sống của các nhóm XH, cộng đồng XH vào từng thời điểm lịch sử cụ thể.

- Hẹp: Lối sống là các khuôn mẫu XH, hành vi ứng xử ( gần như nếu sống)

* Cách tiếp cận n/c

3 cách: - Coi nhu hoạt động sống: 5 lĩnh vực: lao động - sx, chính trị - xh, văn hóa GD, giao tiếp, vui chơi giải trí.

- N/c lối sống gắn liền với đặc trưng XH ( là ai) học vấn, nghề nghiệp, tuổi, giới tính, nơi cư trú.

- N/c lối sống như 1 chỉnh thế thống nhất, trong đó bao gồm 5 thành tố: nếp sống, mức sống, lẽ sống, cách sống, chất lượng sống.

Câu 10: Biểu tượng? 

* Ý nghĩa của nó trong đ/s xh:

- Có cỡ khoảng 220 quốc gia, sự # nhau cơ bản nhất giữa các quốc gia nằm ở ngôn ngữ, biểu tượng.

- Trong c/s có những cái chúng ta không tri giác được do vậy phải dùng vật trung gian để chúng ta tri giác những thứ k tri giác được

- Sự đa dạng của vh nó thể hiện trong tg biểu tượng

* Khái niệm: Bất cứ 1 đồ vật hay 1 sự vật, hiện tượng có ý nghĩa xh được xh chia sẽ gọi là biểu tượng.

- dùng hình này để tỏ nghĩa nọ

- các ngôn ngữ của bất khả tri giác ( k nắm bắt được, sờ được)

* Đặc điểm: 

+ vận động biến đổi

+ nó mang tính dân tộc, tính vùng, tính địa phương

+ nó mang nhiều ý nghĩa

* Phân loại

+ biểu hiện: n~ biểu tượng dễ nhận biết

+ biểu trưng: dùng trong quốc tế, quốc ca, quốc huy

+ phù hiệu: chức trách XH

+ nhãn hiệu: dùng trong sx, kinh tế

+ dấu hiệu: dùng trong gia thông

- Toàn bộ di tích, lịch sử, di tích văn hóa

- Ngôn ngữ là sự phát triển cao nhất của biểu tượng ( câu nói Angghen: suy cho cùng con ng' có 2 cái cao quý nhất là ngôn ngữ là lđ): n2 viết, n2 cử chỉ, n2 nói.

- Những vấn đề đặt ra hiện nay, giữ gìn và phát huy các giá trị vh

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net