Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. TÓM TẮT :

Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis – viêm bao gan liên quan với nhiễm khuẩn đường sinh dục – xảy ra trên 1/4 bệnh nhân bị bệnh viêm vùng chậu (pelvic inflammatory disease PID). Triệu chứng điển hình là cơn đau nhói như trong viêm màng phổi bắt đầu ở hạ sườn phải, thường đi kèm với các dấu hiệu viêm vòi tử cung, có thể bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý phổ biến khác như viêm túi mật hoặc viêm thận bể thận.

Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis – một tình trạng viêm bao gan liên kết nhiễm trùng vùng chậu – đặt ra một thách thức lớn trong chẩn đoán lâm sàng, đặc biệt là khi bệnh nhân có triệu chứng đau hạ sườn phải chiếm ưu thế, gây nhầm lẫn với các bệnh túi mật cấp tính. Bài viết này bàn về nguyên nhân, bệnh sinh, chẩn đoán và điều trị của hội chứng này.

II. NHỮNG ĐIỂM CHÍNH :

Tác nhân chính gây nên hội chứng Fitz-Hugh-Curtis được cho là do Neisseria gonorrhoeae và Chlamydia trachomatis

Sinh bệnh học của hội chứng Fitz-Hugh-Curtis vẫn chưa được hiểu rõ. Nó có thể là kết quả của sự nhiễm khuẩn trực tiếp, từ đường máu hoặc bạch huyết của bao gan và các cấu trúc liên quan, hoặc do một phản ứng miễn dịch quá mức đối với C trachomatis.

Tỷ lệ mắc khoảng từ 4% đến 14% ở bệnh nhân nữ bị PID, nhưng có thể lên đến 27% ở thanh thiếu niên bị PID do các cấu trúc giải phẫu chưa trưởng thành đầy đủ nên dễ bị nhiễm trùng hơn.

Chẩn đoán xác định thường có sau khi loại bỏ các nguyên nhân khác gây đau hạ sườn phải và cô lập các tác nhân gây bệnh. Điều này có thể khó khăn nếu bệnh nhân không có dấu hiệu viêm vòi tử cung.

III. LỊCH SỬ :

Mối liên quan với bệnh lậu :

– Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis được mô tả lần đầu tiên vào năm 1920 bởi Carlos Stajano, người đầu tiên ghi nhận lại sự dính của bao gan vào thành bụng trước ở những bệnh nhân bị nhiễm lậu cầu và có triệu chứng đau ¼ trên phải của bụng.

– Trong những năm 1930, Thomas Fitz-Hugh và Arthur Curtis cũng mô tả hội chứng và cho thấy sự liên hệ giữa các cơn đau cấp hạ sườn phải và sau khi nhiễm trùng vùng chậu và hiện tượng dính bao gan gan, kèm với hình ảnh “dây đàn violon” (“violin string”) được tìm thấy ở bệnh nhân nữ đã bị viêm vòi trứng trước đó. Curtis mô tả nhiều vài trường hợp dính rất điển hình giữa gan và thành bụng ở những bệnh nhân bị bệnh lậu và ghi nhận rằng sự dính tương tự không tìm thấy trong những nguyên nhân gây viêm phúc mạc khác, điều đó cho thấy đây một hội chứng duy nhất. Fitz-Hugh cho rằng Neisseria gonorrhoeae là nguyên nhân sau khi ông tìm thấy song cầu gram âm trên phết tế bào gan gan ở những bệnh nhân có hội chứng

Kể từ đó, việc chẩn đoán hội chứng Fitz-Hugh-Curtis đã được phổ biến rộng rãi trên lâm sàng, dựa trên bệnh sử và khám thực thể và cấy mầm bệnh dương tính. Từ khi được biết đến nhiều hơn, hội chứng Fitz-Hugh-Curtis bắt đầu được chẩn đoán thường xuyên hơn khi phẫu thuật thăm dò các bệnh lý khác như vô sinh hoặc viêm túi mật giả. Phẫu thuật nội soi ra đời giúp tăng khả năng phát hiện hội chứng và là một trong những lựa chọn khi việc cắt dính là cần thiết nhằm làm giảm triệu chứng của bệnh nhân.

Chlamydia cũng có sự liên quan :

– Trong nhiều năm, N. gonorrhoeae được cho là nguyên nhân duy nhất gây ra hội chứng Fitz-Hugh-Curtis. Tuy nhiên vào năm 1978, Muller-Schoop et al lần đầu tiên chứng minh chứng huyết thanh của 9 trên 11 bệnh nhân nhiễm trùng cấp tính C. trachomatis, những người đã trải qua phẫu thuật nội soi nhằm đánh giá viêm phúc mạc, 6 người trong số họ cũng bị viêm bao gan. Những người còn lại cũng được ghi nhận viêm bao gan tương tự.

– C. Trachomatis được thử nghiệm nuôi cấy từ cổ tử cung, ống dẫn trứng, và đã có một vài bệnh nhân được ghi nhận có tình trạng viêm bao gan. Hầu hết các nhà khoa học thời bấy giờ tin rằng C trachomatis là thủ phạm thật sự hơn là N gonorrhoeae vì đó là lời giải thích hợp lý nhất cho hầu hết các trường hợp nuôi cấy âm tính trước khi nhiễm trùng C. trachomatis được công nhận có thể lây truyền qua đường tình dục.

IV. TỈ LỆ MẮC BỆNH :

– Ước tính tỷ lệ mắc hội chứng Fitz-Hugh-Curtis dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán được sử dụng, vì đôi khi bệnh nhân không có triệu chứng đau nhưng nội soi ổ bụng dễ dàng thấy sự viêm bao gan, trong khi các bệnh nhân bị bệnh viêm vùng chậu (PID) và đau ¼ trên phải khi nội soi không có dấu hiệu viêm bao gan.

– Chỉ sử dụng tiêu chuẩn lâm sàng, Semchyshyn (12) tìm thấy viêm bao gan trong 12% bệnh nhân bị PID. Onsrud sử dụng tiêu chuẩn nội soi và cho kết quả một tỷ lệ tương tự (13,8%). Trong nghiên cứu này, sau khi xem xét tất cả các trường hợp PID trong các khoa phụ khoa của một bệnh viện trong 2 năm, 37% bệnh nhân có bằng chứng nội soi của PID và viêm bao gan không có những triệu chứng đau ¼ trên phải. Tỷ lệ viêm bao gan phát hiện khi nội soi ổ bụng ở phụ nữ đã trải qua phẫu thuật đặt vòng tránh thai tử cung (intrauterine contraceptive device – IUD) trong vòng 6 tuần trước đó cao hơn so với những người đã đặt trong một thời gian dài hơn.

– Những nhà nghiên cứu khác đã tìm thấy một tỉ lệ thấp hơn của hội chứng Fitz-Hugh-Curtis. Trong một nghiên cứu ở Thụy Điển từ năm 1978 đến 1982, Paavonen et al tìm thấy viêm bao gan chiếm 4% trong tổng số 322 phụ nữ có bằng chứng nội soi của PID. Wang et al báo cáo rằng chỉ có 17 (3,8%) trong 442 phụ nữ bị PID có bằng chứng lâm sàng của hội chứng Fitz-Hugh-Curtis.

Tỉ lệ cao hơn ở thanh thiếu niên :

– Trái với báo cáo trên, Litt và Cohen tìm thấy bằng chứng lâm sàng của viêm bao gan (đau ¼ trên phải hoặc tăng men gan) của 37 (27%) trong 137 thanh thiếu niên bị viêm cổ tử cung. Tỷ lệ cao trong nghiên cứu phần nào đó được giải thích là do đặc điểm giải phẫu đường niệu dục của thanh thiếu niên tạo điều kiện cho sự tiến triển của viêm cổ tử cung dẫn đến viêm vùng chậu , từ đó có thể dẫn đến hội chứng Fitz-Hugh-Curtis.

V. BỆNH HỌC HỘI CHỨNG FITZ – HUGH – CURTIS :

Bệnh học hội chứng Fitz-Hugh-Curtis vẫn chưa được hiểu rõ. Một vài cơ chế đã được nghĩ đến là

Nhiễm trùng gan trực tiếp :

Vi khuẩn gây viêm bao gan di chuyển từ vùng sinh dục thông qua các ống dẫn trứng đến đại tràng và đến bao gan.

Tuy nhiên, hội chứng Fitz-Hugh-Curtis đã được báo cáo ở nam giới , do đó phải có một cơ chế khác nhiễm khuẩn trực tiếp tồn tại.

Nhiễm trùng qua đường máu :

Vi khuẩn có thể đi từ xương chậu đến gan qua máu? Lý thuyết này được hỗ trợ bởi báo cáo một trường hợp cho thấy tổn thương khu trú trong gan của một bệnh nhân với hội chứng Fitz-Hugh-Curtis. Tuy nhiên, không có bằng chứng để hỗ trợ giả thuyết này trong hầu hết các trường hợp.

Nhiễm qua đường bạch huyết :

Có phần hợp lý do vi khuẩn có thể lây lan từ xương chậu đến bao gan thông qua hệ thống bạch huyết, và cơ chế này có thể giải thích lý do tại sao hầu hết các bệnh nhân có hội chứng Fitz-Hugh-Curtis không có bằng chứng của nhiễm trùng trong ổ bụng hoặc nhiễm trùng máu. Tuy nhiên, không có bằng chứng giải phẫu kết nối hệ thống bạch huyết vùng chậu và vùng dưới hoành

Phản ứng quá mẫn :

Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis có thể là kết quả của phản ứng quá mẫn đối với C trachomatis. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự tăng cao hơn nồng độ bình thường trong của immunoglobulin G (IgG) kháng thể chống Chlamydia ở những bệnh nhân bị viêm bao gan và viêm vòi trứng hơn ở những bệnh nhân chỉ bị viêm vòi trứng.

VI. CHẨN ĐOÁN :

Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis rất khó để chẩn đoán, do triệu chứng cơ năng và thực thể tương tự nhiều bệnh lý khác (Bảng 1). Hội chứng thường bị nhầm lẫn với viêm túi mật cấp tính, đặc biệt là trong các trường hợp đau hạ sườn phải rõ rệt hơn các triệu chứng vùng chậu

Viêm bao gan chỉ có thể được chẩn đoán sau khác gây đau ¼ trên phải bằng cách trực thám sát gan bằng phẫu thuật nội soi hoặc mở bụng. Tuy nhiên, nếu theo một trình tự hỏi bệnh sử và khám thực thể đúng đắn, chẩn đoán có thể được xác định cách loại trừ các nguyên nhân khác

Triệu chứng cơ năng :

– Các triệu chứng của PID cấp tính hoặc bán cấp : Sốt, đau bụng, khí hư gần như luôn luôn có

– Đau hạ sườn phải. Cơn đau nhói khu trú ở hạ sườn phải, thường có liên quan đến tình trạng viêm mặt dưới cơ hoành. Cơn đau có thể quy chiếu lên vai phải hoặc mặt trong cánh tay phải, có thể kèm theo tình trạng buồn nôn, nôn, nấc, sốt ớn lạnh, đổ mồ hôi ban đêm, đau đầu, và có cảm giác bứt rứt, khó chịu. Vận động làm tăng cơn đau. Cơn đau thường đi kèm với đau bụng dưới, hiếm khi xảy ra độc lập.

Triệu chứng thực thể :

Khám thực thể, bệnh nhân có cơn đau cường độ vừa hoặc dữ dội ở hạ sườn phải, có thể có đề kháng.

Kiểm tra vùng chậu có thể phát hiện tiết dịch âm đạo bất thường, ấn đau cổ tử cung, hoặc đau phần phụ trước đây. Những phát hiện này gợi ý PID.

VII. XÁC ĐỊNH TÁC NHÂN GÂY BỆNH :

Xét nghiệm sinh học phân tử :

Xét nghiệm nhân lên chất liệu di truyền như phản ứng chuỗi ligase (LCR – Ligase Chain Reaction)

Thử nghiệm khuếch đại acid nucleic có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, hứa hẹn chẩn đoán cả N gonorrhoeae và C trachomatis.

Xét nghiệm huyết thanh học có giá trị trong chẩn đoán.

VIII. HÌNH ẢNH HỌC : Giúp loại trừ các nguyên nhân khác

X quang ngực và bụng loại trừ viêm phổi hoặc có hơi tụ dưới cơ hoành.Siêu âm nghiêng về đánh giá túi mật và gan, có thể loại trừ viêm túi mật, sỏi mật, và các nguyên nhân phổ biến khác đau hạ sườn phải. Ngoài ra còn giúp đánh giá áp xe buồng trứng hoặc phát hiện khác phù hợp với PID. Những hình ảnh điển hình của viêm bao gan trên siêu âm trong hội chứng Fitz-Hugh-Curtis:

– Dinerman et al mô một trẻ vị thành niên bị PID không đáp ứng với điều trị thông thường, khi siêu âm thấy dịch tụ ở khoang gan thận và ở rốn lách.

– Romo và Clarke mô tả một bệnh nhân có hội chứng Fitz-Hugh-Curtis thấy dịch ở bụng và xương chậu, nhìn thấy ở cả siêu âm và chụp điện toán cắt lớp.

– Van Dongen mô tả hai bệnh nhân mà bụng chướng, và dính giữa bao gan và thành bụng thấy rõ trên siêu âm

Chụp điện toán cắt lớp : tăng tương phản của bao gan hỗ trợ trong chẩn đoán.
IX. XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG :

Nồng độ men gan bình thường hoặc chỉ hơi tăng giúp loại trừ bệnh viêm gan. Litt và Cohen, vào năm 1978, trích dẫn một tỷ lệ cao không đặc hiệu sự tăng nồng độ transaminase ở những bệnh nhân có hội chứng Fitz-Hugh-CurtisTốc độ lắng hồng cầu (ESR) có các bằng chứng mâu thuẫn trong việc sử dụng nó để chẩn đoán hội chứng Fitz-Hugh-Curtis. Đã có báo cáo một số trường hợp ESRs cao ở những bệnh nhân bị hội chứng Fitz-Hugh-Curtis, nhưng các nghiên cứu lớn hơn không cho thấy một sự liên hệ chặt chẽ nào. Miettinen at al đã chứng minh rằng sự tăng ESR có thể giúp phân biệt bệnh PID nhẹ và nặng, nhưng trong nghiên cứu này, chỉ có 5 bệnh nhân mắc bệnh viêm bao ganBạch cầu bình thường hoặc tăng cao

X. THẢO LUẬN VÀ ĐÚC KẾT KINH NGHIỆM : Việc chẩn đoán hội chứng Fitz – Hugh – Curtis :

Cung cấp một cơ hội trong giáo dụcBàn luận về vấn đề tình dục an toànNhắc nhở các bác sĩ ghi nhận những bệnh khác liên quan đến tình dục, bao gồm cả nhiễm HIV

Lược dịch từ : http://ccjm.org/content/71/3/233.full.pdf

Tiếp

 Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis (FHCS: Fitz-Hugh-Curtis Syndrome) là một biến chứng hiếm gặp của bệnh lý viêm nhiễm vùng tiểu khung (PID: pelvic inflammatory disease) gây nên viêm quanh gan (perihepatitis) và có thể dẫn đến dính bao gan với phúc mạc. Hội chứng này được đặt theo tên của hai bác sĩ Thomas Fitz-Hugh Jr và Arthur Hale Curtis - những người đầu tiên mô tả độc lập về hội chứng này vào năm 1930 và 1934.

FHCS xảy ra chủ yếu ở nữ giới, thông thường hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có PID (chiếm 4-14%), tuy nhiên cũng gặp ở phụ nữ không có PID và một số ít trường hợp được báo cáo xảy ở nam giới.

Nguyên nhân chủ yếu là do Chlamydia trachomatis và vi khuẩn lậu cầu (Neisseriae gonorrheae).

Lâm sàng khởi phát đau đột ngột vùng hạ sườn phải, đau tăng khi có sự gia tăng áp lực ổ bụng: hít sâu, ho, cười, hắt hơi; hoặc khi thay đổi tư thế. Tình trạng đau có thể lan lên vai phải, mặt trong cánh tay phải, và đau tăng khi vận động. Một số trường hợp có thể có sốt, rét run, ra mồ hôi trộm, buồn nôn và nôn; hoặc đau đầu, nấc và khó chịu. Các triệu chứng chủ yếu do viêm bao gan gây nên, trong khi các triệu chứng do viêm nhiễm vùng tiểu khung thường mờ nhạt, một số trường hợp có thể có ra khí hư.

Xét nghiệm máu có bạch cầu bình thường hoặc tăng, máu lắng thường tăng.

Vi sinh: Bệnh phẩm từ dịch cổ tử cung, âm đạo, dịch quanh gan; cấy hoặc làm PCR có thể tìm thấy sự hiện diện của lậu cầu, Chlamydia trachomatis.

Siêu âm: có thể thấy một số hình ảnh viêm phần phụ như ứ dịch, ứ mủ vòi trứng, áp xe vòi trứng...

Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng có tiêm thuốc cản quang: Là một phương pháp có giá trị cao trong chẩn đoán với các biểu hiện dày bao gan, dày phúc mạc khu trú, ngấm thuốc mạnh sau tiêm; đọng dịch ở cạnh rãnh đại tràng phải, dịch tiểu khung; hoặc các hình ảnh viêm phần phụ: ứ nước, ứ mủ vòi trứng, áp xe vòi trứng, buồng trứng...

Nội soi ổ bụng có thể được tiến hành khi chưa xác định được chẩn đoán: có thể thấy hình ảnh “dây đàn violon” (violon string) do các sợi xơ dính giữa bao gan với phúc mạc. 

Chẩn đoán phân biệt FHCS với viêm ruột thừa cấp, viêm túi mật cấp, loét dạ dày...
Điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh, giảm đau.

Nhân một trường hợp chẩn đoán và điều trị bệnh nhân Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis

Hoàng Bùi Hải*, Bùi Văn Lệnh**, Ngô Đức Hùng*, Lê Tuấn Linh** 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 

Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis (FHC) là biến chứng hiếm của viêm nhiễm vùng tiểu khung biểu hiện bằng đau hạ sườn phải do viêm quanh gan [2], [3]. Về lâm sàng, biểu hiện đau bụng hạ sườn phải do viêm quanh gan dễ bị bỏ sót và chẩn đoán nhầm nhất là trong điều kiện cấp cứu. Điều trị không kịp thời có thể để lại di chứng đau mạn tính, tắc ruột do dính, vô sinh khi có viêm vòi trứng…[2] 

Y văn thế giới đã mô tả một số trường hợp điển hình với phác đồ điều trị linh hoạt. Semchyshyn nghiên cứu thấy có 12% viêm bao gan ở các bệnh nhân có viêm vùng tiểu khung. Onsrud sử dụng soi ổ bụng là tiêu chuẩn vàng đã ghi nhận tỷ lệ này là 13,8%. Hội chứng này hay gặp ở phụ nữ trong vòng 6 tuần đầu đặt dụng cụ tử cung. Tại Thụy Điển từ 1978 đến 1982, Paavonen và cs, nghiên cứu trên 322 phụ nữ có viêm tiểu vùng khung được soi ổ bụng phát hiện tỷ lệ viêm bao gan là 4%. Wang và cộng sự báo cáo có 17 bệnh nhân trong nghiên cứu 442 phụ nữ có viêm tiểu khung (tỷ lệ 3,8%). 

Tại Việt nam, chưa thấy y văn nào đề cập đến hội chứng Fitz-Hugh-Curtis. Chúng tôi xin giới thiệu một trường hợp được chẩn đoán và điều trị thành công tại bệnh viện Đại học Y Hà nội 

II. GIỚI THIỆU BỆNH ÁN 

Bệnh nhân nữ 23 tuổi. Tiền sử không có gì đặc biệt (không tiền sử bệnh nội ngoại khoa, không tiền sử chấn thương); đã có quan hệ tình dục, chưa có con.

Diễn biến bệnh từ hai ngày trước khi vào viện với đau HCP và HSP, đau tăng khi hít vào, khi nói to, khi cử động…, kèm theo sốt. Bệnh nhân đã vào bệnh viện tuyến cơ sở và đã được chỉ định phẫu thuật với chẩn đoán Viêm ruột thừa cấp nhưng gia đình chưa đồng ý và xin chuyển bệnh nhân tới bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Khám, bệnh nhân tỉnh, có hội chứng nhiễm trùng, sốt 37,5oC. Có phản ứng hố chậu phải và rung gan đau. Xét nghiệm máu: Bạch cầu (7,3G/l, với tỷ lệ BC đa nhân trung tính 66%), CRP: 9,38 máu lắng giờ đầu: 100 mm và giờ thứ hai 120 mm); GOT: 31; GPT: 17 UI/l. Siêu âm bụng không phát hiện gì bất thường, Xquang phổi bình thường. Tổng phân tích nước tiểu có 500 bạch cầu/ml, xét nghiệm huyết thanh Chlamydia ELISA IgG dương tính, RPR giang mai âm tính, khám phụ khoa bình thường, soi dịch âm đạo tìm lậu cầu (-). 

Chụp CLVT ổ bụng có tiêm thuốc cản quang phát hiện: vòi trứng hai bên thành dầy, ứ dịch, dịch không trong, dày bao gan và ngấm thuốc sau tiêm, nhu mô gan, đường mật, túi mật không thấy hình ảnh bất thường. Phúc mạc thành bụng phải dày, dày khu trú mạc treo vùng dưới gan, đại tràng và ruột thừa không to, có dịch không đáng kể ổ bụng. Bệnh nhân được chẩn đoán Hội chứng FHC/viêm vòi trứng ứ nước. Bệnh nhân được dùng thuốc theo phác đồ CDC [2] . Bao gồm các thuốc Ceftriaxone (Rocephin) 250 mg tiêm bắp liều duy nhất kết hợp với Doxycycline 100 mg uống 2 viên/ngày chia hai và Metronidazole 250 mg uống 4 viên/ngày chia hai liên tiếp trong vòng 14 ngày. Kèm thêm dùng thuốc giảm đau Ultracet (tramadol + paracetamol) 37,5 mg uống 3 viên/ngày. Kết quả bệnh nhân đỡ đau hơn, tình trạng nhiễm trùng giảm đi, sau 4 ngày bệnh nhân ra viện. Sau 2 tuần dùng thuốc bệnh nhân được đến khám lại, chỉ còn cảm giác tức nhẹ vùng hạ sườn phải. Chụp CLVT bụng có thuốc cản quang kiểm tra (lần 2) với kết quả: các dấu hiệu ở bao gan và phúc mạc đã hết, xét nghiệm máu lắng giảm xuống 28 mm giờ thứ nhất và 60 mm giờ thứ hai. Sau sáu tuần máu lắng về bình thường. 

A. Trước điều trị B. Sau điều trị 2 tuần 
Hình 1. CT ổ bụng có tiêm thuốc cản quang trước và sau điều trị 2 tuần, tại Bệnh viện ĐHY Hà Nội 

III. BÀN LUẬN 

1. Lịch sử:

Hội chứng đau do viêm phúc mạc bụng trên kết hợp với tiền sử hoặc viêm vùng tiểu khung do lậu cầu được mô tả lần đầu tiên năm 1920. Đến năm 1930 Arthur Curtis mô tả hiện tượng dính “dây đàn violon” giữa mặt gan và thành bụng trước ở những bệnh nhân có bằng chứng viêm vòi trứng hoặc tiền sử viêm vòi trứng. Năm 1934 Thomas Fitz-Hugh khi tham gia phẫu thuật một trường hợp nghi ngờ viêm túi mật, đã tìm thấy hiện tượng viêm phúc mạc mặt trước gan và bề mặt phúc mạc lân cận, khi nhớ đến ca lâm sàng của Curtis ông đã tìm thấy lậu cầu từ dịch viêm phúc mạc dẫn lưu, nhưng không thấy từ dịch cổ tử cung và niệu đạo. Sau đó Fitz-Hugh đã tìm thấy lậu cầu qua thăm khám tiểu khung của 2 phụ nữ khác có cùng triệu chứng. Cả 3 trường hợp trên đều khỏi bệnh hoàn toàn chỉ với nghỉ ngơi tại giường [3]. Còn Chlamydia thì sao? Cho đến tận năm 1978 các nhà lâm sàng vẫn cho rằng lậu cầu là nguyên nhân duy nhất của hội chứng FHC. Nhưng từ 1978, Muller-Schoop và cộng sự lần đầu tiên tìm thấy bằng chứng về miễn dịch ở bệnh nhân nhiễm Chlamydia trachomatis ở 9/11 bệnh nhân được chẩn đoán viêm phúc mạc trên nội soi ổ bụng, trong đó có 6 bệnh nhân viêm quanh gan. C trachomatis cũng được tìm thấy từ dịch cổ tử cung, vòi trứng và một số trường hợp từ bao gan nếu có viêm bao gan. Hầu hết các chuyên gia tin rằng C trachomatis là thủ phạm hơn là lậu cầu, điều này có vẻ hợp lý giải thích cho những trường hợp trước đây lậu cầu âm tính cho đến khi C trachomatis được phát hiện như một bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. [2]

Năm 1946, Malcolm Stanley miêu tả một cách đầy đủ về hội chứng này: điển hình bệnh nhân có biểu hiện rối loạn sinh dục tiết niệu như ra máu âm đạo, ra khí hư, tiểu khó hoặc đau bụng mơ hồ vùng hạ vị xuất hiện trước bắt đầu đau bụng hạ sườn phải vài tuần. Chấn thương có thể là yếu tố khởi phát. Khởi phát đau thường rầm rộ với đau chói ở hạ sườn phải thường lan lên vai và đến mặt trong cánh tay. Đau thường tăng lên khi hít vào, khi ho, khi cười, hoặc khi thay đổi tư thế thân người. Đau có thể xuất hiện bên trái hoặc cả hai bên mạng sườn hoặc thay đổi luân phiên lúc bên này lúc bên kia. Đôi khi đau lên cung sườn hai bên vùng nối hoặc lan ra sau. Nấc, nôn, rét run, sốt, vã mồ hôi, đau đầu cũng có thể gặp. Hoặc có thể có tiếng cọ màng tim khi nghe ở thành ngực trước vùng nối. Thường không có gan lách to. Nếu thăm khám tiểu khung có thể thấy các dấu hiệu bất thường. Khí hư trắng, đục nhưng cũng có thể hoàn toàn bình thường, nuôi cấy vi khuẩn bình thường. Men gan có thể tăng nhẹ. Máu lắng tăng [2], [3] .

Đường vào kinh điển của nhiễm khuẩn ở phụ nữ được nghĩ đến do vi khuẩn xâm nhập

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#mihi